Sau khi Hoàng Anh Kiệt bày cách cho Ebisu dẫn đám cướp biển chạy thoát, và chúng gây ra một sự tàn phá không hề nhẹ cho huyện Sơn Hải, Lý Sử A thề sẽ đi truy lùng, tiêu diệt bọn chúng. Nhưng muốn truy bắt bọn cướp biển, ông ta sẽ phải kéo theo một lượng lớn quân, mà nếu thế an ninh huyện Sơn Hải sẽ bị đe dọa.
- Thưa ngài, cậu Lý Tuấn có tới gặp ngài!
- Gọi nó vào đi!
Trong khi Lý Sử A bị phê bình thậm tệ do việc để xổng lũ cướp biển, thì Lý Tuấn, con trai ông ta được khen ngợi khi chỉ cầm 30 lính trẻ mà giữ chân, gây thiệt hại nặng cho lũ cướp biển. Có thể nói Lý Tuấn đã phần nào khiến Lý Sử A không bị trách phạt thêm: hạ chức, đuổi việc, phạt lương,… Vì thế, nghe tên thằng con, Lý Sử A cũng dịu đi phần nào.
- Có chuyện gì thế?- Vốn quen thói quân đội nói chuyện, Lý Sử A dù khá hài lòng về thằng con, nói năng vẫn cộc lốc.
- Thưa cha, con muốn nói về việc lập một lực lượng dân binh.
- Dân binh? Mày lấy cái ý tưởng chó chết này ở đâu vậy.
- Do thằng Hoàng Anh Kiệt ở làng Hồng Bàng đề nghị.
- Cái thằng nhóc thông minh mà kể với tao ư. Thế nó nói cái gì mà mày dám đề nghị thế này với tao.
- Nó nói ông sắp đi tìm diệt bọn cướp, nhưng nếu ông đi thì e rằng an ninh của toàn huyện bị đe dọa, chi bằng tôi đư ra đề nghị lập một đội dân binh, mỗi làng 30- 50 đứa trai tráng, huấn luyện sơ qua. Ông đi truy bọn cướp thì nhiều nhất mang 60- 70 thằng đi theo, tôi cầm 30 người còn lại, 15 người của tôi, thêm đám dân binh kia là thừa sức rồi.
- Mày muốn thay tao nhanh tới thế sao?
- Đúng vậy, tôi muốn!
- Thế thì được thôi, tao sẽ cho mày 6 tháng, ráng mà huấn luyện đám “ dân binh” cho tốt, không được thì liệu cái thần hồn. Nhưng mà mấy ngày nữa cứ ăn chơi cho thỏa, tao còn bận gặp mấy người để mà cái việc này được thông qua.
Được ông già thông qua kiến nghị, Lý Tuấn vui vẻ tổ chức một trận nhậu nhẹt trong quán ăn mà làng Hồng Bàng mở. Trong bữa nhậu, hắn cũng nói cho người phụ trách liên lạc giữa hắn và làng Hồng Bàng, đồng thời cũng là người đảm nhiệm công tác giám sát tài chính ở quán ăn- Đỗ Bá Tuấn là Lý Sử A- bố hắn đã đồng ý. Đỗ Bá Tuần liên tục cảm ơn, đồng thời hi vọng hắn nể mặt mà cho phép họ được chiêu đãi hắn ta. Được cả danh và lợi, Lý Tuấn vui vẻ tiếp nhận.
Sau cuộc gặp với Lý Tuấn, Lý Sử A không vội nói với các đồng liêu, trái lại ông ta đi tìm Hoàng Anh Kiệt. Nguyên nhân là vì ông ta vốn có kinh nghiệm quan trường một chút, nên dù tính tình bỗ bã, trái lại vẫn đủ tinh tế để thấy được rằng kẻ có lợi ở đây e rằng chính là Hoàng Anh Kiệt. Và ông ta muốn gặp mặt Kiệt để suy đoán xem món lợi này lớn tới đâu, từ đó kiếm chác một chút.
- Ngài Sử A, hoan nghênh ngài tới làng Hồng Bàng! Con gió nào đưa ngài tới đây thế?
- Nhóc Kiệt, năm tháng sương gió đánh cướp biển có phần làm ta hơi mờ mắt chút ít, nhưng đầu óc ta vẫn có sự tỉnh táo nhất định, và ta tin hai ta hiểu tại sao ta lại tới đây!
- Ha ha, trong trường hợp đó, cháu nghĩ ta nên vào nhà cháu làm cốc bia chứ!
- Bia làng Hồng Bàng nguyên chất, nghe hay đấy chứ!
Lý Sử A đi ngang qua làng Hồng Bàng, lúc này đang được tái xây dựng lại, nhân công làm việc chăm chỉ vô cùng. Nhìn sơ qua, khí thế làm việc thực sự tưng bừng, hơn nữa không chỉ đơn thuần dùng sức người làm việc, mà còn có rất nhiều những thiết bị là có thể khiến một người nhấc những thứ nặng nề lên cực nhanh ( hệ thống ròng rọc),hoặc dùng những cái xe chở hàng đống đất chỉ với một cái bánh mà đi băng băng ( xe rùa),và vô số thứ là kỳ khác. Nhân số đông, việc thì lắm nhưng không hề có sự lộn xộn ở đây bởi có một sự chỉ huy rất hiệu quả. Những người đeo dải băng đỏ ở tay cũng đang làm việc, nhưng đôi khi tạm dừng để chỉ dẫn người khác làm việc, hò hét chỉ huy,...
- Mấy tên nào đeo băng tay đỏ thế?
- À, đó là lực lượng cán bộ! Đảm nhiệm vài trò giám sát, đốc thúc công việc. Nhiều người đến quá, không phải hoàn toàn là dân Hồng Bàng nên lắm khi vẫn có sai sót hoặc lười biếng.
- Các cậu thuê được đâu ra lắm người thế?
- Dân làng Thụi đó, họ mất làng, không như chúng tôi lần trước còn biết chôn giấu của cải, họ giờ đây chả còn gì, nên hầu hết thành dân ngụ cư ở làng tôi luôn.
- Nếu thế, thì làng cậu phải tính một suất hay hai suất đây!- Lý Sử A cười
- Cái này thì tùy chú thôi, chứ dân chúng tôi các chú bảo sao nghe vậy hết.- Kiệt cười đáp lại
- Vậy ta vào vấn đề chính, vì lý do gì mà muốn bọn ta tập quân sự vậy.
- Làng Hồng Bàng không sớm thì muộn cũng giàu lên, cháu và toàn thể dân làng đều e sợ có kẻ nhắm tới, chúng sẽ tìm cách bắt bọn cháu phải chia sẻ lợi ích, thậm chí nhiều kẻ không muốn làm và vẫn muốn có ăn. Nếu bọn cháu đồng ý thì lợi nhuận mất đi, mà không đồng ý thì bị phá, bọn nó có thể làm nhiều trò bẩn thỉu như cho bọn lưu manh tới phá quán, cho kẻ cướp cướp hàng, thuê cướp biển phá làng,… nên bọn tôi muốn có một lực lượng đủ khả năng để ứng phó. Nhưng tất nhiên, tự ý lập tư binh là phạm pháp, tội như tạo phản, trong làng cháu không ai muốn bị chém đầu thị chúng.
- Nếu đã vậy, chỉ làng Hồng Bàng cũng được thôi mà. Nhóc muốn gì khi để toàn bộ huyện Sơn Hải này tham gia huấn luyện chứ
- Có qua có lại mới toại lòng nhau, làng Hồng Bàng sẽ dùng hết mọi cách thúc đẩy việc này, nhưng do Lý Tuấn đã giúp bọn cháu lấy cớ, bọn cháu ngại gì không giúp cậu ấy kiếm chức quan tốt hơn chứ. Giờ cháu thấy nếu như chú đã tới đây, nghe cháu nói thì cháu cũng nói thẳng luôn, làng Hồng Bàng bọn cháu nhất định phải có tư binh để tự vệ, vì tài sản bọn cháu làm ra chỉ càng ngày càng nhiều, kẻ nhắm vào chúng chỉ càng ngày càng lắm.
- Không sợ trong đó có ta hay sao?
- Sợ chứ, nên thấy ông chú tới là vội ra gặp gỡ liền à. Bọn cháu hi vọng chúng ta có thể chung một chiến tuyến. Chú là người cầm quân, hơn nữa cháu thấy tham vọng chính trị hay tiền tài của chú không quá cao, lại không quá thiếu tầm nhìn, vì chú biết thỏa hiệp, nên cháu mong ta có thể hợp tác toàn diện.
- Cơ sở hợp tác là gì?
- Chính là tiền đồ của Lý Tuấn. Con người không ai qua được sinh, lão, bệnh, tử. Chú từng nói mình trải nhiều sương gió, mắt mũi kèm nhèm, cháu thấy e rằng chú còn đau xương đau khớp do chiến đấu nữa phải không? Càng già những người lính càng chịu nhiều thương tổn do các trận chiến hồi trẻ, chú nay đã 40, tức là chú sẽ sớm vì không đủ sức khỏe mà giữ chức này lâu nữa. Bình thường, Lý Tuấn ở tuổi này chưa đủ năng lực để thay chú trong một hai năm tới. Nhưng hiện tại, với chiến công cậu ấy có, lý lịch rất sáng. Nếu bây giờ cậu ấy đi làm việc huấn luyện quân sự thế này, lý lịch càng chói thêm, thì khả năng được thay thế chú sớm, thậm chí cậu ấy được đề cử khi chú chưa về hưu là cao. Mà cậu ấy tiếp thu quyền lực càng nhanh không phải càng tốt sao, chú còn có chức có quyền, mọi việc còn dễ an bài, đợi khi chú đã phải rời chức, người đi trà lạnh, làm gì còn dễ dàng thế được.
- Được, ta đồng ý phương án này, nhưng ở trên huyện…- Lý Sử A ngẫm một lúc liền đồng ý, lý lẽ Kiệt được ra đã thuyết phục được ông ta.
- Cháu hi vọng chú có thể dẫn tiến dùm vài ông chú ở làng cháu lên gặp mấy vị quan ở trên kia, đồng thời cũng nói dùm mấy lời nhé.
Hiện nay, trên huyện, làng Hồng Bàng đã gần như nắm chắc hai nhân vật là: Huyện lệnh Triều Văn Cốc và Huyện thừa Mạc Văn Hành. Chỉ có Huyện doãn Lý Bá Nhi và Huyện úy Trương Văn Cần là chưa rõ cách thuyết phục. Tất nhiên, trong trường hợp cần thiết, ba người Lý Sử A, Triều Văn Cốc, Mạc Văn Hành là đủ.
Huyện lệnh Triều Văn Cốc vừa bị đám cướp biển tát một cái rõ đau, chắc chắn ông ta sẽ đồng ý cho Lý Sử A truy kích chúng, nếu Lý Sử A đi truy kích, an ninh quân sự cũng phần nào ảnh hưởng, nên để Lý Tuấn luyện binh chút chút cũng hợp lý. Hơn nữa, việc làng Thụi bị hủy hoại cũng làm nguồn thu thuế của huyện Sơn Hải giảm một phần không nhỏ, ông ta không có cớ không đồng ý để tăng cường năng lực hoạt động tự vệ các làng.
Huyện thừa Mạc Văn Hành thì hiện giờ đang ăn lương của họ Hoàng tới 70% rồi. Một Huyện thừa như Mạc Văn Hành vốn dĩ không có cơ hội làm lâu tới bây giờ, nhưng từ khi họ Hoàng và làng Hồng Bàng bắt đầu làm ăn trên huyện thị, đã thông qua Mạc Văn Hành để kiếm vài thứ giấy tờ cần thiết. Mạc Văn Hành khi đó thấy mình cũng sắp về hưu ( Huyện thừa ở huyện thị Sơn Hải cứ nửa năm có có án tham nhũng về hưu),định tạo chút quan hệ với làng Hồng Bàng, nên thoải mái một chút với họ. Hoàng Anh Kiệt thấy vậy, đề nghị hợp tác, nói với ngài Huyện lệnh để Mạc Văn Hành làm thêm chút thời gian. Huyện lệnh Triều Văn Cốc khi trước có ý định gây khó dễ cho làng Hồng Bàng, thấy làng Hồng Bàng nổi lên không cản được thì quay ra đấu dịu, đồng ý kéo dài ký hạn làm việc của Mạc Văn Hành. Từ đó Mạc Văn Hành xoay ra hỗ trợ các ngành kinh doanh của làng Hồng Bàng và họ Hoàng: chỉ dẫn các thủ tục, đi trước với các phe phái, đứng ra mở các cuộc gặp mặt để mở quan hệ giúp,...
Tiến Lý Sử A đi xong, Kiệt cùng với mấy người lớn trong họ và trong làng tới gặp đại diện của hai làng Triêm và Nhâm. Họ đã ở đây được mấy hôm, gặp Kiệt để bàn bạc về những ý tưởng mà Kiệt đưa ra. Ý kiến của Kiệt, là cậu đề nghị hai làng kia cùng dâng thư đề nghị cho Lý Tuấn tập huấn quân sự cho thanh niên các làng, nếu không cũng phải tập trung cho 3 làng phía nam ( làng Thụi đã bị phá hủy, không thể gây dựng lại, nên tự xóa sổ). Đồng thời, trong cuộc tập huấn, Kiệt sẽ vẫn là Chính ủy như với lính Hồng Bàng.
- Mọi người nghĩ chín chưa?
- Nhóc Kiệt, ta không phủ định nhóc rất thông minh, nhưng tự lập tư binh thì không phải chuyện đùa.
- Đó không phải tư binh, đó là quân dự bị động viên thuộc quyền quản lý của Lý Tuấn, con trai Hành quân vệ úy Lý Sử A, anh hùng trong cuộc chiến chống cướp biển. Do lũ cướp biển đã chạy thoát, ngài Lý Sử A quyết tâm truy quét, nên huyện Sơn Hải chắc chắn thiếu người phòng vệ.
- Ngài Lý Sử A đồng tình với kế này rồi ư?
- Các chú cứ gửi thư đề nghị, chuyện này chắc chắn được thông qua rồi!
- Vậy nhóc còn giữ lời hứa chứ?
- Làng Hồng Bàng hiện đang trải qua quá trình chữa trị, không rảnh tay kiếm tiền, nhưng ý tưởng kiếm tiền thì bọn tôi rất nhiều, bán cho các chú một ít cũng không sao! Hơn nữa, 4 làng chúng ta trước đây cùng tiến cùng lùi mới có thể tranh được lợi lớn, mất làng Thụi, 3 làng chúng ta càng phải thêm liên kết chứ.
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải. Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]