Chương trước
Chương sau
Thời niên thiếu Thừa tướng vào cung làm thư đồng, nói là thư đồng nhưng thật ra là đồng môn học tập, cũng không thuộc về riêng hoàng tử nào. Vì tổ phụ là lão Thừa tướng nên không trở thành công cụ để các hoàng tử làm nhục như bao thư đồng khác.
Nhiều lúc thái phó chướng mắt thái độ của các hoàng tử nhưng không thể công khai đánh chửi hoàng tử, vì vậy liền bắt thư đồng của hoàng tử trả bài, nếu không thuộc bài sẽ bị khẽ tay.
Mười mấy hoàng tử kia tất nhiên là thích ganh đua so sánh, nếu thư đồng của mình bị quở trách cũng sẽ muối mặt, cảm thấy thư đồng làm mình mất thể diện.
Thư đồng của Thập Tam hoàng tử tên Thành Hoàn, là thần đồng nổi danh Thanh Châu được triệu vào cung làm thư đồng cho hoàng tử.
Gia cảnh chẳng có gì đặc biệt, thậm chí trước đây còn rất nghèo khó.
Thập Tam hoàng tử lại là kẻ phách lối ngang ngược nhất trong đám hoàng tử, ỷ có mẫu phi được sủng ái nên gặp ai cũng bắt nạt, coi trời bằng vung.
Nhiều lần thái phó khuyên bảo không có tác dụng nên bắt Thành Hoàn trả bài. Thành Hoàn là thần đồng nên đã học thì sẽ không quên, vì vậy chưa từng bị quở trách, cũng trở thành lý do để Thập Tam hoàng tử khoe khoang với người khác.
Có ngày Thành Hoàn bị bệnh nên trả bài thiếu một chữ. Cuối cùng bị thái phó tìm cớ khẽ tay mười cái đến nỗi rướm máu.
Sau khi tan học định về thì lại bị Thập Tam hoàng tử lôi ra sau hòn non bộ, bị đè xuống đất ăn đầy bùn sình.
Đá mắng mấy chục cái vẫn chưa hả giận, còn nhét đá cuội vào miệng hắn.
Thập Tam hoàng tử tha hồ đánh chửi, "Xem ngươi còn dám quên bài nữa không! Cái đồ miệng thối!"
Lý Kinh Ngọc thu dọn sách vở xong không thấy Thành Hoàn đâu, vốn định giúp hắn bôi thuốc lên vết thương trên tay, còn muốn đưa sách "Thi Linh Diệu" đem từ nhà tới cho Thành Hoàn, hôm qua Thành Hoàn nghe xong còn rất vui mừng.
Sao giờ lại đi nhanh như vậy?
Lý Kinh Ngọc thấy không ổn nên hỏi cung nhân xem Thành Hoàn đi đâu.
Cung nhân chỉ ra sau hòn non bộ, "Hình như bị Thập Tam hoàng tử lôi đi rồi."
Cung nhân có lòng tốt nhắc nhở Lý Kinh Ngọc đừng nên để ý. Lý Kinh Ngọc nghe xong lại xông tới đó.
Đi đến hòn non bộ liền nghe thấy tiếng đánh chửi và tiếng kêu la không ngừng. Lý Kinh Ngọc rẽ vào xem, Thành Hoàn đang ôm đầu bị Thập Tam hoàng tử đá túi bụi.
Lý Kinh Ngọc hét, "Dừng tay!"
Thừa dịp Thập Tam hoàng tử sửng sốt, y túm Thành Hoàn ra sau lưng rồi nghiêm nghị nói, "Chuyện hôm nay ta nhất định sẽ nói với tổ phụ."
Ngoại trừ Thái tử thì Thập Tam hoàng tử chưa từng bị ai uy hiếp, hắn hung tợn chỉ vào mũi Lý Kinh Ngọc mắng, "Nô tài ngươi có mẹ sinh mà không có mẹ dạy lại dám uy hiếp ta à!"
Lý Kinh Ngọc hừ lạnh một tiếng, "Sao bằng Thập Tam hoàng tử được." Cũng là có mẹ sinh mà không có mẹ dạy.
Thập Tam hoàng tử đang muốn đánh Lý Kinh Ngọc thì bên cạnh lại vọng tới giọng Thập Thất hoàng tử hỏi một cung nhân, "Lý Kinh Ngọc ở đâu?"
Thập Thất hoàng tử và Thái tử cùng do Hoàng hậu sinh ra nên đương nhiên Thập Tam hoàng tử không dám chọc.
Hắn đành chỉ vào mũi Lý Kinh Ngọc gầm gừ, "Lần sau ngươi đừng có chạy đấy!" Nói xong mình bỏ chạy trước.
Từ trước đến nay Thập Thất hoàng tử chính trực ngay thẳng, lúc Lý Kinh Ngọc chạy tới đây đã nhờ cung nhân đi tìm hắn.
Quay đầu nhìn lại Thành Hoàn bị đánh cho mặt mũi bầm dập, trong miệng ọe ra bùn sình, ôm Lý Kinh Ngọc khóc nức nở, Lý Kinh Ngọc cực kỳ đau lòng, chỉ muốn đạp Thập Tam hoàng tử mấy cước.
Thập Thất hoàng tử tìm được Lý Kinh Ngọc, thấy bộ dạng này của Thành Hoàn liền hỏi nguyên do.
Thành Hoàn là thư đồng, không cùng ăn cùng ở với Thập Tam hoàng tử nên cũng đỡ hơn chút. Thập Thất hoàng tử vỗ lưng Thành Hoàn nói, "Sau này hắn làm nhục ngươi thì cứ đến tìm ta."
Còn không quên dặn dò Lý Kinh Ngọc, "Cả ngươi cũng vậy."
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.