Lập thu, cái nóng bức của mùa hè dần biến mất. Tuy có nói nắng gắt cuối thu, nhưng ở Bắc Cương, thời tiết sau khi lập thu, đã bắt đầu chuyển lạnh. Trời chưa lập thu, Công Thúc Liêu cuối cùng cũng không trụ được với cái cô đơn thê lương trong bầu không khí xác xơ tiêu điều của mùa thu, đãtrút hơi thở cuối cùng ở thành Cù Diễn. Lưu Khám vội vàng về Cù Diễn, dự đám tang Công Thúc Liêu. Không chỉ có Lưu Khám, cả bọn Thiệp Gian, Mông Tật, Lý Thành cũng lũ lượt kéo về tham dự. Còn Thúc Tôn Thông, cuối tháng sáu đã đến Quảng Võ thành. Theo ông đếnđó còn có mười mấy nho sinh ẩn sĩ. Trong đó nổi tiếng hơn cả, là bốn vịhiền tài sớm đã ẩn cư trong núi Thương Sơn. Đông viên công Đường Bỉnh, Lục Lý tiên sinh Chu Thuật, khởi lý Quý Ngô Thực, hạ hoàng công Thôi Nghiễm.... Bốn người này đều đã qua tuổi thất tuần, ở cái tuổi này tinh thần bạcnhược, nói năng có mức độ, học vấn có thể nói là uyên thâm. Bách tính Quan Trung gọi bốn người này là “Thương Sơn Tứ hạo”! Lúc Lưu Khám nghe Thúc Tôn Thông giới thiệu cũng không khỏi kinh ngạc.Cái danh “Thương Sơn Tứ hạo” này hắn đã từng nghe qua. Trong lịch sử,Lưu Bang đã từng định thay đổi thái tử, thế là Lữ Trĩ liền sai con traimình là Lưu Doanh đi mời Thương Sơn Tứ hạo xuống núi, thoáng cái đã dậptắt ý định phế bỏ Thái Tử của Lưu Bang. Lưu Bang nói: - Đến cả bọn họ mà Thái tử cũng mời được xuống núi, đủ thấy đã đủ lông đủ cánh, chuyện phế lập không cần nhắc lại nữa. Bởi vậy có thể thấy, tên tuổi của Thương Sơn Tứ hạo lúc đó. Nhưng lúc Lưu Khám nghe Thúc Tôn Thông giới thiệu: - Bốn vị này từng là Bác sĩ của triều Tần. Sau vì chuyện đốt sách, phẫn nộ rời khỏi Hàm Dương, trốn vào Thương Sơn ẩn cư. Ta phải tốn bao côngsức, bốn người họ vốn không muốn xuống núi. Nhưng sau khi nghe nói người muốn vời họ là Đường vương, liền lập tức đồng ý. Hơn nữa còn liên lạcvới rất nhiều quan viên của Lão Tần, cùng đến đây nương tựa...Vươngthượng, ngài bây giờ quả là có danh tiếng. Lưu Khám rất rõrằng, cái “danh” mà Thúc Tôn Thông nói, là chỉ danh tiếng hắn đã phátminh ra giấy Trình Công, sáng tạo ra kiểu chữ lệ. Văn sĩ cuối đời Tần tất cả đều có chí khí cao ngạo theo kiểu nho sĩ thời tam quốc, sẽ không cúi đầu trước cường quyền. Sở dĩ không nói gì mà tìm đến đây nương tựa, chắc hẳn là nhằm vào cáitiếng tăm của công trình giấy và kiểu chữ lệ này để lại. Dù sao thì sựra đời của loại giấy mỏng và kiểu chữ lệ này, cũng có lợi cho việc mởrộng văn hóa. Thương Sơn tứ hạo chịu về đây, cũng đã chứng minh rằng đối với kẻ sĩ thiên hạ Lưu Khám cũng rất có thanh danh. Quan trọng hơn là,mười mấy quan viên nho sinh mà bốn người mời đến, cũng giải quyết xongcảnh túng quẫn nhân thủ của Lưu Khám. Thúc Tôn Thông theo Lưu Khám cùng tới thành Cù Diễn, tham dự lễ tang Công Thúc Liêu. Công Thúc Liêu cả đời không con không cái, vì thế Lưu Khám sai Lưu Tầnlấy thân phận đệ tử, làm con trai nối dõi Công Thúc Liêu. Lúc đưa tang Công Thúc Liêu, huynh đệ Lưu Khám Lưu Cự đích thân khiêng quan tài; Lưu Tần cầm cờ; Tư Mã Hỉ dẫn đường; Thiệp Gian, Mông Tật, Lý Thành đốt giấy để tang. Trên suốt con đường từ thành Cù Diễn lên núi Hàng Kim. Đây cũng là nguyện vọng của Công Thúc Liêu: Ông hi vọng mình có thểđược an táng ở Hàng Kim Sơn, từ trên cao ngắm nhìn vùng Cửu Nguyên baolao. Tóm lại là, đám táng của Công Thúc Liêu, cực kì long trọng. Sau khi mai táng xong cho Công Thúc Liêu, Lưu Khám hạ chiếu, sai ngườixây dựng lăng Đường vương trên núi Hàng Kim. Đây cũng là một tập tục của cái thời đại này, bắt đầu từ ngày leo lên vương vị, lại phải chuẩn bịxây lăng. Chỉ là Lưu Khám cảm thấy không thật cát lợi, cứ viện cớ khôngcó chỗ thích hợp để thoái thác. Vốn dĩ, mai táng ở Quan Trung là lựachọn tuyệt vời nhất. Nhưng Lưu Khám lại cảm thấy, núi Hàng Kim này cũngkhông tệ. Nói theo phong thủy, Hàng Kim là chỗ long qui, lại có song long uốn lượn. Phía bắc là con sông lớn cuồn cuộn, khó tránh được có Chiêu VươngTrường Thành. Song long uốn lượn, là thuộc về bảo địa của phongthủy.....Lưu Khám không thực sự am hiểu về phong thủy, nhưng cảm thấynếu sau này thực sự có thể an táng trên núi Hàng Kim, bầu bạn với ngườitài, bảo vệ biên cương, cũng coi như một lựa chọn không tồi... Thế là, tiếp theo việc xây Đường vương lăng trên Hàng Kim sơn, Vương lăng Vương thái hậu, cũng được xác định. Khám lão phu nhân nói: - Nếu Ngô Vương đã nguyện an táng trên Hàng Kim sơn, ai gia cũng muốnan táng trên Hàng Kim sơn, ngày đêm bầu bạn với Vương nhi, âu cũng làchuyện tốt. Đây không phải là lời nguyền, mà chỉ là một lễ pháp. Lăng của Vương thái hậu và lăng của Đường vương, cũng là do phụ thâncủa Lưu Khám, sớm đã tử trận ở lăng Lưu Phu Vương đơn phụ, hợp hai làmmột. Thi thể Lưu Phu sớm đã hóa thành bộ xương khô, không còn dấu vết. Vì thế đã cho sửa sang quần áo và di vật, đem hạ táng trước,đợi sau này hợp táng cùng Vương thái hậu. Việc xác định lăng Đường vương, cũng có nghĩa là Đường quốc Lưu thị đã hoàn toàn chiếm vững vùng biên cương phía bắc. Lưu Khám chỉ lưu lại Hàng Kim sơn bảy ngày, rồi lại vội vàng rời đi.... Lưu Tần được sắc lập làm vương tử Tây Đường ở lại, tiếp tục thủ lăngcho Công Thúc Liêu. Theo luật cổ, Lưu Tần phải ở đây thủ lăng đủ một năm mới có thể rời khỏi. Để không trì hoãn việc học của Lưu Tần, Thúc TônThông đề nghị mời Thương Sơn Tứ hạo làm thầy dạy cho Lưu Tần, dạy họcngay tại Hàng Kim sơn. Tất cả những gì Lưu Tần học được trước đây, hầu hết đều lấy Công Thúc Liêu làm chủ, tịnh tu nho pháp. Xét về năng lực, Lưu Tần đã kế thừa toàn bộ y bát của Công Thúc Liêu,học được cái thuật; mà năng lực của Thương Sơn tứ hạo thì không thể sánh được với Công Thúc Liêu, nhưng về phương diện học vấn thì, lại cao minh hơn Công Thúc Liêu, huyền nho tịnh tu, truyền thụ học vấn cho Lưu Tần,cũng là chuyển từ thuật thành đạo. Thuật là mưu lược, vận dụng... Đạo, lại là nói nguyên tắc lớn, phương hướng lớn. Thời Tiên Tần gọi là “thuật đạo”, không phải là phương thức thần tiênmà hậu thế nói, mà là những nguyên tắc và pháp quy vận dụng. Nếu luận về học vấn, Lưu Khám bây giờ còn không sánh được với Lưu Tần. Nhưng hắn rất vui mừng, vì Lưu Tần có thể học được những nguyên tắc vàphương pháp mưu lược này, đối với tương lai của Lưu Tần mà nói, đây làmột lần bổ sung quan trọng không còn nghi ngờ gì nữa. Thương Sơn tứ hạo cũng vô cùng vui mừng có thể dạy bảo cho Lưu Tần. Dù sao thì Lưu Tần cũng là Vương tử Tây Đường, sau này sẽ trở thành Tây Đường vương, thậm chí có thể trở thành Đế vương thiên hạ. Có thể có được một học sinh như vậy, điều này rõ ràng là vô cùng có lợicho việc mở rộng học thuật của họ sau này. Theo một phương diện khác thì đây cũng là sự coi trọng của Lưu Khám với bọn họ. Lưu Khám bắt buộc phải quay về Quảng Võ thành, bởi vì ở đó còn có rất nhiều việc đang chờ hắn về giải quyết. Sựỏa đi của Công Thúc Liêu, đối với hắn mà nói, cảm giác lạc lõng và bi thương nhiều hơn là đến từ sự mất mát một người tham mưu, một người phụ tá tốt. Mà cảm giác bi thương này không giống cảm giác thương tâm xuấtphát từ trái tim như Lưu Tần. Dù sao thì, Công Thúc Liêu cũng là thầycủa Lưu Khám suốt ba năm nay. Lục Giả sau một tháng cố gắng cuối cùng cũng đã trở về! Y đã mang về hai tin.... - Vương thượng, Hàm Dương đã công nhận sự lập lại của Tây Đường quốc. Với thông tin này, Lưu Khám lại không quá ngạc nhiên. Trong mắt hắn, Triệu Cao đã quấy đế quốc đại Tần to lớn thành bộ dạngsứt đầu mẻ trán như bây giờ. Trước kia, hắn mượn cớ chuyện Công Tử Anhcướp binh quyền của Chương Hàm, sau đó đưa hai mươi vạn quân Tần quay về Quan Trung, cố thủ cố thủ cửa ngõ tứ phương. Thật không ngờ, Chương Hàm hành động còn dứt khoát hơn, trực tiếp đầu hàng....Như vậy, vùng QuanTrung này, còn có thể còn được bao nhiêu binh mã đây? Lưu Khám cẩn thận tính toán. Đại doanh Lam Điền, trú đóng mười vạn Đô Úy quân. E rằng đây là số quân sĩ cuối cùng trong tay Triệu Cao, còn một vạnTrung Úy quân trong thành Hàm Dương, cơ hồ có thể bỏ qua. Trung Úy quân của Hàm Dương đã không còn là Trung Úy quân năm đó cùng Lưu Khám đi theo hộ giá nữa rồi. Đám Trung Úy quân năm đó sau khi cùng Chương Hàm đánh tan đại quânTrương Sở bên bờ sông Vị Thủy, gần như tất cả đều đã xuất quan, chinhchiến ở Sơn Đông. Hai năm nay, một vạn Trung Úy quân cơ bản cũng chẳngcòn lại mấy người....ba bốn nghìn? Có lẽ đến cả ba bốn nghìn cũng khôngcòn nữa. Trung Úy quân rời khỏi Quan Trung, điều đó cũng có nghĩa là Hàm Dương bắt buộc phải gây dựng lại Trung Úy quân. Mà Trung Úy quân mới thành lập, bất luận là theo sức chiến đấu hay quân sư rèn luyện hằng ngày mà nói, hoàn toàn không thể so sánh được vớiTrung Úy quân trước kia được. Được rồi, lại tính đến đám quân lính tản mạn linh tinh ở Quan Trung, e rằng cũng chẳng quá hai mươi vạn người. với sức hai mươi vạn người này, mà đòi bảo vệ được Quan Trungsao? Chỉ sợ khó khăn nặng nề....nếu đổi một người, ví dụ như Lý Tư, cólẽ còn có thể bảo vệ được, nhưng Triệu Cao thì sợ là không ổn. Đây chính là sự chênh lệch về năng lực! Lưu Khám lúc này lập lại Đường quốc, thỉnh cầu nương tựa, không đến lượt Triệu Cao phản đối. Hắn cười mỉm : - Chắc hẳn tên hoạn quan đó nhất định sẽ đưa ra yêu cầu gì đó. Lục Giả cũng không khỏi bật cười: - Vương thượng đoán không sai, tên hoạn quan đó quả thực có đưa ra yêucầu. Hắn muốn vương thượng xuất binh từ Nhạn Môn, đoạt lại vùng TháiNguyên. - Vậy ngươi trả lời sao? - Thần đương nhiên không đồng ý rồi.... Lục Giả nói: - Vương thượng bây giờ nên lấy việc mau chóng tiếp nhận binh mã mới vàba quận Yến Triệu làm chủ. Nếu Vương thượng xuất binh vào lúc này, tấtsẽ khiến cho chư hầu Sơn Đông cảnh giác. Thứ nhất, Vương thượng vừa lậplại Đường quốc, uy danh đương thịnh; thứ hai, Vương thượng chính làThiên mệnh. Vì thế, việc cấp bách bây giờ không phải là xuấtbinh, mà cần phải cố thủ Nhạn Môn, tu sửa ba quận Yến Triệu, đồng thờiphân hóa chư hầu. Lưu Khám gật đầu, ý bảo nói tiếp đi. - Tên Trần Dư vô tài vô đức kia chẳng qua chỉ là có cái danh lập lạiTriệu vương, không đáng lo ngại; Tư Mã Ngang có tài vô đức, tuy có thầnphục Sở, nhưng lại qua lại giữa Sở với Triệu. Nhưng biết có người, rấtcó dã tâm, nếu lợi dụng hắn, sẽ khiến cho Tư Mã Ngang và Sở trở mặt vớinhau. Tề vương Điền Vinh có được đất Tam Tề, lại là đất của tề vương Điền Đam, thuộc vương thất tông thân, không hợp với Hạng Thị. Mà đại tướng Bành Việt dưới trướng Tề vương lại có giao tình với Vươngthượng, lại thêm Vương tử kết nghĩa với con trai hắn, sao không thỉnhcầu liên minh với Tam Tề? Lại là kế xa thân gần đánh, lại là thuật tung hoàng ngang dọc.... Nhưng mấy mưu kế cũ rích này, thường có hiệu quả phi thường. Lưu Khám suy nghĩ một lát: - Liên kết với Tam Tề âu cũng là một diệu kế, chỉ qua bây giờ thời cơ còn chưa chín muồi, phải nắm bắt hai việc phía trước. Ngươi không đồng ý xuất binh Nhạn Môn, tên Triệu Cao đó nói thế nào? Lục Giả nói: - Gã hoạn quan đó thấy kế đuổi hổ nuốt sói này không thực hiện được,thế là lại đưa ra, để Vương thượng dẫn quân vào thành, trợ giúp QuanTrung phòng ngự chư hầu. - Vào thành? Lưu Khám khẽ giật mình, nhíu mày lại. - Lão Lục, ngươi cho rằng ta có nên vào thành không? Lục Giả trước tiên là nhẹ nhàng gật đầu, sau đó lại lắc đầu. - Đại vương đương nhiên phải vào thành. Tầm quan trọng của Quan Trung,Đại vương chắc chắn phải biết rõ, Giả đương nhiên cũng không cần nhiềulời. Có được Quan Trung là có được thiên hạ, Công Thúc tiên sinh chắchẳn cũng đã nhắc chuyện này với người.
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải. Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]