Chương trước
Chương sau
Tôi là một người may mắn!
Sống trong một thế giới đây biến động, với những cuộc khủng hoảng, chết chóc và thở than, tôi thấy mình thật may mắn khi hàng ngày được gặp gỡ với rất nhiều cá nhân trên khắp thế giới. Họ là những người đã dùng cuộc sống của mình đề chứng minh rằng thế giới quanh ta vẫn thật đáng quý, đáng yêu.
Giữa lúc chúng ta phải nghe quá nhiều những vụ bê bối của các doanh nghiệp và tình trạng suy đồi đạo đức trong kinh doanh, tôi thấy mình thật may mắn khi quen biết nhiều nhà lãnh đạo cấp quốc gia, chủ tịch các tập đoàn và các tư vấn viên đạo đức, liêm chính.
Sống trong thế kỷ khi mà tội ác, chiến tranh, thiên tai và dịch bệnh luôn rình rập, đe dọa, tôi cảm thấy mình thật may mắn khi được làm việc cùng các nhà hành pháp, các chuyên gia trong lĩnh vực quân sự, các nhà lãnh đạo, các giáo sư bác sĩ sẵn lòng cống hiến cho mọi người.
Sống trong thời đại khi mà tình phụ tử và mối ràng buộc gia đình đang bị đe dọa nghiêm trọng, tôi cảm thấy mình thật may mắn khi biết những người cha tận tụy, những người mẹ bao dung đang từng ngày từng đêm nỗ lực hết sức mình cho sự lớn khôn cả vé thể chất lẫn tâm hồn của con cái.
Và trong một kỷ nguyên nơi trường học và giới trẻ tồn tại đáy những tệ nạn xã hội, tôi cảm thấy mình thật may mắn khi được gần gũi những giáo viên nhiệt tâm, những thanh niên tài năng, tất cả đều giàu có cả về tri thức và tấm lòng, hàng ngày họ vẫn đang miệt mài tạo nên sự thay đổi - theo một cách riêng.
Quả thực, tôi cảm thấy mình may mắn khi có cơ hội gặp gỡ những con người như thế trên mọi nẻo đời. Chính họ đã mang đến cho tôi niém tin rằng ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này vẫn luôn hiện diện những con người giàu lòng nhân hậu, không ngừng dấn thân, cống hiến cho đời. Họ chính là nguổn cảm hứng bất tận của tôi. Và tôi đang muốn truyén nguổn cảm hứng đó đến bạn qua tập sách này.
Mà rất có thể, bạn cũng là một người trong số họ.
- STEPHEN R. COVEY
Lễ vật thách cưới
Khi được tôn trọng, người ta thường cảm thấy tự tin hơn để bộc lộ những tiềm năng chưa được khai phá trong con người mình.
- Stephen Covey
Trong chuyến đi tới Kiniwata, một hòn đảo ở Thái Bình Dương, tôi đã mang theo mình một cuốn sổ nhỏ đề ghi lại những sự kiện đáng nhớ. Khi trở về, cuốn sổ đầy ắp những mô tả sinh động về hệ thực vật và động vật cùng những phong tục và phục trang của người dân bản địa. Nhưng ghi chú khiến tôi thích thú nhất chính là: “John Lingo đã trao tám con bò cho cha của Sarita”. Tôi không cần phải viết nhiều về việc này, nhưng chỉ cần bắt gặp bất cứ một hành động coi thường hay ghẻ lạnh nào của người vợ đối với chồng hoặc ngược lại, là câu chuyện ấy liền hiển hiện trước mắt tôi. Những lúc như thế, tôi chỉ muốn hét lên với họ: “Này, hãy nhìn Johnny Lingo đi! Nếu các người biết tại sao Johnny trả tám con bò cho vợ của anh ấy thì các người sẽ không làm như vậy!”.
Johnny Lingo không phải là tên thật của chàng thanh niên đó. Nhưng đó là cái tên mà Shenkin - người quản lý khu nhà nghỉ ở Kiniwata, đã gọi anh ta. Shenkin quê ở Chicago và thường có thói quen Mỹ hóa tên của người dân trên hòn đảo này. Tôi biết đến Johnny nhờ sự giới thiệu của nhiều người với nhiều mối quan hệ khác nhau. Nếu tôi muốn nghỉ ngơi một vài ngày trên hòn đảo láng giềng ở Nurabandi thì Johnny Lingo có thể đưa tôi tới đó. Nếu tôi muốn câu cá thì anh ta có thể chỉ cho tôi nơi nào câu trúng nhất. Nếu tôi kiếm được ngọc trai thì anh ta có thể giới thiệu cho tôi những người mua tốt nhất. Người dân ở Kiniwata đều nói tốt về Johnny Lingo. Tuy nhiên khi nói, họ thường kèm theo một nụ cười mỉm, và tôi hiểu trong nụ cười ấy chứa đựng một sự giễu cợt.
- Hãy để Johnny Lingo giúp cậu tìm thứ cậu muốn và hãy để cậu ấy mặc cả giúp. Johnny luôn biết cách thương lượng. - Shenkin khuyên tôi.
- Johnny Lingo! - Một cậu bé nhắc tên anh ra rồi phá lên cười.
- Thế nghĩa là thế nào? Ai cũng chỉ tôi tới Johnny Lingo nhưng rồi họ lại cười phá lên. Các anh định đùa tôi đấy à? - Tôi thắc mắc.
- Ồ, những người ở đây thích cười mà. Johnny là thanh niên sáng sủa và mạnh mẽ nhất ở vùng đảo này, không những thế, anh ta còn là người giàu nhất vào tầm tuổi đó.
- Nhưng nếu anh ta tốt như các anh vẫn nói thì các anh cười vì điều gì?
- Chỉ một điều thôi. Năm tháng trước, vào dịp lễ hội mùa thu, Johnny đã tới Kiniwata để tìm vợ. Anh ta đã trả cho cha cô gái ấy tám con bò!
May mà tôi có đủ vốn hiểu biết về phong tục của hòn đảo này nên hiểu ý nghĩa của lời nói trên. Đề cưới một người vợ kha khá, người dân ở đây chỉ cần nộp hai hoặc ba con bò cho nhà vợ là đủ, còn bốn đến năm con bò có thể giúp họ lấy được một cô vợ vừa đẹp vừa khéo léo.
- Trời. Tám con bò cơ à? Thế thì cô ấy chác phải sắc nước hương trời lắm nhỉ! - Tôi tò mò.
- Cô gái ấy không xấu. Nhưng chỉ những người tế nhị nhất mới có thể nói Sarita là một cô gái không hấp dẫn. Sam Karoo - cha của cô ấy, còn lo là cô ta sẽ ế chồng. - Anh ấy giải thích với một nụ cười mỉm.
- Vậy anh ta vẫn trả tám con bò cho cô ấy à? Đúng là một điều kỳ lạ nhỉ?
- Trước đây chưa từng có lễ vật nào cao đến thế.
- Nhưng anh đã nói là vợ của Johnny không có chút hấp dẫn nào mà?
- Tôi nói là chỉ những người tế nhị nhất mới có thể gọi cô ấy là một cô gái không hấp dẫn. Cô ấy quá gầy. Cô ấy bước đi trong khi vai thì khom khom, đầu thì luôn cúi gằm. Cô ấy sợ cả cái bóng của mình.
- À, có lẽ tình yêu làm mờ lý trí con người đây mà. - Tôi nói.
- Đúng đấy. Đó cũng là lý do tại sao dân làng lại cười mỗi lần nói vẻ Johnny. Họ buồn cười vì thương nhân sắc sảo nhất ở vùng đảo này lại thua ông già Sam Karoo ngờ nghệch.
- Nhưng làm thế nào mà ông ấy làm được như thế?
- Không ai biết cả, thế nên người ta càng nghi ngờ và suy đoán này nọ. Tất cả họ hàng đều bảo Sam đòi ba con bò thôi, rồi sau đó giảm xuống hai con cho tới khi chắc chán là Johnny sẽ trả một con. Nhưng Johnny đã tới và nói với Sam Karoo rằng: “Thưa cha, con đồng ý dăng lễ vật là tám con bò cho con gái của cha”.
- Tám con bò. Tôi muốn gặp anh chàng Johnny Lingo này rồi đây! - Tôi xuýt xoa.
Lúc này tôi đang muốn câu cá và tìm ngọc trai, vì thế ngay buổi chiều ngày hôm sau, tôi cho tàu tới Nurabandi. Và tôi thực sự ngạc nhiên khi tôi nhắc tới Johnny lúc hỏi đường tới nhà anh, người dân ở làng Nurabandi không hề cười như những người khác. Sau đó, tôi gặp một người thanh niên dáng mảnh khănh và điềm đạm, anh nhã nhặn mời tôi tới nhà anh. Thật lòng, tôi cảm thấy mừng cho Johnny vì người dân nơi đây đánh giá cao anh ấy chứ không có chút gì là mỉa mai. Chúng tôi ngồi trong nhà anh và nói chuyện. Rồi anh hỏi tôi:
- Anh từ Kiniwata tới à?
- Vâng.
- Trên hòn đảo đó họ vẫn xôn xao về tôi đúng không?
- Họ nói rằng chẳng có thứ gì tôi muốn mà anh lại không giúp được cả.
Anh ấy cười hiền lành.
- Vợ tôi cũng là người ở Kiniwata.
- Vâng, tôi biết.
- Họ cũng nói về cô ấy à?
- Chút ít thôi.
- Họ nói gì?
- À, tại sao... - Câu hỏi ấy khiến tôi hơi ngượng nghịu. - Họ kể với tôi rằng anh và cô ấy kết hôn đúng vào hôm lễ hội.
- Không còn gì khác nữa chứ? - Cái nhướn mày của Johnny mách bảo tôi rằng anh ta biết chắc người ta còn nói nhiều nữa.
- Họ còn nói là đồ thách cưới của anh là tám con bò. Họ chỉ băn khoăn là tại sao. - Tôi ngừng lại.
- Họ hỏi như vậy à? Người dân ở Kiniwata ai cũng biết về chuyện tám con bò à? - Đôi mắt anh ấy sáng lên vui sướng.
Tôi gật đầu.
- Và mọi người dân ở Nurabandi cũng biết thế. Bây giờ và cả mai sau, mỗi khi họ nói về lễ vật thách cưới, chắc chắn họ sẽ nhớ tới việc Johnny Lingo đã trả tám con bò cho Sarita. - Johnny nói rồi ưỡn ngực tự hào.
“Thì ra đây chính là câu trả lời”, tôi thầm nghĩ.
Và rồi tôi nhìn thấy người phụ nữ ấy. Tôi quan sát cô bước vào căn phòng và đặt một lọ hoa lên bàn. Cô ấy đứng đó một lúc rồi mỉm cười với chàng thanh niên trẻ đang ngồi cạnh tôi. Sau đó cô ấy nhẹ nhàng bước ra. Cô ấy là người phụ nữ đẹp nhất mà tôi từng thấy. Bờ vai thơn thả, cái cằm nghiêng nghiêng, đôi mát sáng long lanh. Tất cả đều toát lên niềm kiêu hãnh mà không ai có thể phủ nhận.
Tôi quay sang Johnny Lingo và thấy anh ta cũng đang nhìn tôi.
- Anh cũng ngưỡng mộ cô ấy ư? - Johnny thì thầm.
- Cô ấy... cô ấy thật kiều diễm. - Tôi nói.
- Chỉ có duy nhất một Sarita thôi. Có lẽ cô ấy không giống như cách họ miêu tả về cô ấy ở Kiniwata.
- Đúng thế. Tôi được nghe kể rằng cô ấy không hấp dẫn. Tất cả bọn họ đều cười anh vì anh đã bị Sam Karoo lừa phỉnh.
- Anh nghĩ tám con bò có quá nhiều không? - Anh cười hỏi.
- Không. Nhưng tại sao cô ấy có thể thay đổi như vậy?
- Anh có bao giờ nghĩ đến cảm giác của một người phụ nữ khi họ biết rằng người chồng tương lai đã trả một cái giá thấp nhất để có được họ không? Và sau đó, khi những người phụ nữ trò chuyện với nhau, họ sẽ hãnh diện khoe khoang về giá trị vật thách cưới mà họ được trả. Một người sẽ nói là bốn con bò, người khác là sáu. Người phụ nữ chỉ được trả một hoặc hai con bò ấy sẽ cảm thấy thế nào? Điều đó không thể xảy ra với Sarita của tôi.
- Hóa ra anh làm thế chỉ vì muốn cô ấy vui thôi sao?
- Dĩ nhiên là tôi luôn muốn Sarita hạnh phúc. Nhưng điều tôi muốn còn nhiều hơn thế.
Anh nói cô ấy đã khác đi. Đúng thế. Nhiều thứ có thể khiến một người phụ nữ thay đổi. Những yếu tố đó có thể đến từ bên trong cũng có thể xuất phát từ bên ngoài. Nhưng điều quan trọng nhất là cô ấy nghĩ gì về bản thân. Ở Kiniwata, Sarita luôn tự ti rằng mình chẳng là gì cả. Nhưng bây giờ cô ấy đã hiểu rằng cô ấy có giá trị hơn bất cứ người phụ nữ nào ở vùng đảo này.
- Vậy anh muốn...
- Tôi muốn cưới Sarita. Tôi yêu cô ấy chứ không phải một người phụ nữ nào khác.
- Nhưng... - Tôi chợt hiểu ra.
- Nhưng tôi muốn một người vợ với vật thách cưới là tám con bò! - Johnny đáp nhẹ nhàng với cái nháy mắt hóm hỉnh.
- Patricia McGerr
Đảo ngỗng
Nếu bạn không thể chăm sóc một trăm người thì hãy chăm sóc từng người một.
- Mẹ Teresa
“Đảo Ngỗng” là tên mà các con tôi dùng để gọi một địa danh tôi sắp kể với các bạn dưới đây. Kể ra, việc gọi nó là “đảo” cũng hơi quá lời bởi đó chỉ là một mỏm đá nhỏ với vài cái cây khẳng khiu. Khi thủy triều lên đến mức cao nhất, diện tích còn lại của mỏm đá đó chỉ còn khoảng 20m2.
Mười lăm năm trước đây, mỗi độ xuân về, có một đôi ngỗng từ Canada bay đến mỏm đá này làm tổ. Nhưng không phải bất cứ nơi nào trên “đảo” cũng được chúng chọn làm nơi xây tổ. Đôi ngỗng ấy chỉ chọn đúng nơi năm trước chúng đã ở - một cái hốc đá nằm ở vị trí cao nhất so với mặt nước biền.
Ngỗng mẹ nhặt nhạnh, thu gom nhánh cây con và cỏ khô để làm tổ. Sau đó, nó rứt những chiếc lông mềm từ ngực ra đề tạo một lớp nệm vô cùng êm ái trong tổ. Hai cây sơn thủy du mọc cạnh đấy phần nào đã ngụy trang giúp cho chiếc tổ khỏi sự dòm ngó từ bên ngoài. Và việc ngỗng mẹ thường nằm im bất động trong tổ cũng góp phần làm cho chiếc tổ trở nên kín đáo hơn. Những người đánh cá thường xuyên đi qua nơi đây cũng không hề hay biết ngỗng mẹ đang nằm trong tổ.
Một mùa xuân nọ, tôi quyết định đi thăm ngỗng mẹ thường xuyên hơn trong thời kỳ nó ấp trứng. Thật tuyệt vời khi bắt đầu ngày mới bằng cách dành ra năm phút để chèo thuyền ra đảo. Tôi luôn mang theo một ít vỏ bánh mì trong các chuyến viếng thăm của mình. Đây là món khoái khẩu của ngỗng mẹ và lần nào nó cũng ăn một cách ngon lành. Trong khi cô nàng mải mê chú ý đến bánh mì thì tôi có cơ hội được kiểm tra tài sản quý giá nhất trong tổ của nó - 6 quả trứng to tròn trắng tinh.
Vào một thứ Bảy trung tuần tháng Năm, ngỗng mẹ đã ấp trứng được 24 ngày. Khi tôi ghé thảm, cô nàng không niềm nở đón tiếp như trước và luôn để mắt đến chiếc tổ của mình. Chỉ đến lúc ngỗng mẹ vươn mình ngoạm lấy bánh mì trong giỏ, tôi mới có điều kiện tìm hiểu nguyên nhân vì sao cô nàng lại cáu kỉnh đến vậy. Dưới ngực cô nàng, những đám lông tròn và mềm mại màu vàng nâu đang lấp ló nhìn ra.
Năm chú ngỗng con cực kỳ đáng yêu chen chúc nằm cạnh mẹ trong tổ. Nhưng điều khiến tôi chú ý hơn cả chính là quả trứng còn lại chưa nở. Theo lệ thường, tất cả các trứng được ấp cùng với nhau sẽ nở cùng một lúc. Dù ngỗng mẹ vẫn đang gườm gườm đề phòng nhưng tôi vẫn lừa dịp để nhẹ nhàng nhấc quả trứng chưa nở ra khỏi tổ và đưa nó lên tai nghe. Tôi lắc nhẹ quả trứng nhưng chẳng thấy động tĩnh gì bên trong. Thế rồi một lúc sau, tôi giật mình khi cảm thấy có gì đó đang cựa quậy. Ngay lập tức, tôi nhận ra rằng chú ngỗng con nằm bên trong không đủ sức để đạp vỡ vỏ trứng chui ra ngoài. Rất có thể nó sẽ kiệt sức và bị chết ngạt trong đó nếu không được cứu giúp kịp thời.
Tôi cẩn thận cầm quả trứng đập nhẹ vào hòn đá bên cạnh, lòng hồi hộp không biết chuyện gì sẽ xảy đến. Vỏ trứng toác ra, để lộ một nhúm lồng tơ ướt nhẹp, một cái mỏ bé xíu và đôi chân màu xám. Chú ngỗng con nằm im thiêm thiếp, cái đầu ngoẹo sang một bên. Không có dấu hiệu nào của sự sống ở sinh vật bé nhỏ đang nằm trên tay tôi.
Tôi nhẹ nhàng lấy áo sơ mi của mình lau khô cho chú ngỗng nhỏ bé tội nghiệp đó. Thế nhưng việc sưởi ấm của tôi không mang lại kết quả. Cuối cùng tôi đành đặt chú ngỗng đáng thương nằm giữa anh em của chúng rồi ra vẻ để mọi thứ được diễn ra một cách tự nhiên.
Sáng hôm sau, tôi thức dậy thật sớm. Hôm nay là ngày dành cho Mẹ.
Trong lúc cùng các con chuẩn bị một bữa điểm tâm thật đặc biệt cho gia đình, đầu tôi vẫn cứ nghĩ đến hình ảnh chú ngỗng con không đủ sức chui ra khỏi vỏ trứng hôm qua. Sau bữa sáng, tôi quyết định sẽ chèo xuồng ra đảo và mang theo một khẩu phần đặc biệt dành cho ngỗng mẹ. Tôi muốn chúc mừng nó đã cho ra đời năm chú ngỗng con xinh xán nhân Ngày của Mẹ.
Khi đứng ở mũi thuyền với giỏ bánh mì trong tay, tôi đã nhìn thấy một hình ảnh tuyệt đẹp: trước mắt tôi, ngỗng mẹ và sáu chú ngỗng con đang đi dạo bên ngoài tổ.
Tôi có cảm giác như cô nàng ngỗng muốn khoe với tôi về đàn con đáng yêu của nó. Và tôi biết rằng những nỗ lực của mình hôm qua là có ý nghĩa.
- Tom Lusk
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.