Chương trước
Chương sau
Mấy ngày đầu Tường đưa Lan Anh ra xưởng. Tường đã giới thiệu nàng với tía má rồi, tía má chỉ ừ một tiếng cho thấy đã biết. Chắc do trước giờ chuyện nhà đều do mình quản lý nên ông bà cũng yên tâm, Tường nghĩ thế. Mấy anh chị ở xưởng nhìn Lan Anh hiếu kì lắm. Lẽ vì nhìn lạ, lẽ vì cũng đẹp. Mấy anh thanh niên chưa vợ cứ đẩy đưa gạ hỏi xem cô ấy có người yêu chưa. Nhưng coi ra không được kết quả vì nàng kia kiệm lời quá. Bình thường Tường cũng để ý trừ những lúc cần nói ra thì Lan Anh không tự chủ động bắt chuyện với ai. Trông người dịu dàng như thế nhưng đỏng đảnh quá chừng, có khi còn đỏng đảnh hơn cả tiểu thư như nàng.

" Mấy hổm rài em coi bộ chắc biết mần công chuyện ở đây rồi hen Lan Anh."

Trong lúc phơi hái mấy lá dâu cho tằm ăn Tường quay sang mỉm cười hỏi cô ấy. Nàng muốn biết thêm về con nhỏ này ghê. Làm chủ cả mà chỉ biết tên thì thấy cũng lạ lạ.

"Cũng coi là biết."

" Thật à, nếu em không biết gì thì cứ hỏi mấy anh chị ở đây. Ngại quá thì hỏi chị."

Tường vẫn kiên nhẫn gợi chuyện với Lan Anh.

"Vâng."

Cũng cạn lời thật. Chắc âm mưu trò chuyện tỉnh tò của nàng bất thành. Cái miệng nhỏ hầu mới thuê câm như hến. Nàng cũng yên lặng không biết nói gì tiếp theo. Chỉ biết nhìn mấy con tằm ăn lá. Dạo này làng lụa nhiều nhà buôn bán khá lên quá nên người ta cũng trồng dâu nhiều. Nàng cũng thấy mừng. Chắc tại nàng yêu lụa quá. Thứ lụa đen tuyền không phai. Thứ lụa làm từ trái mặc nưa không lẫn với thứ lụa nào khác. Nàng nghĩ chắc tánh tình kiên nhẫn của mình cũng có từ cách nàng làm lụa. Tính từ lúc con tằm ăn lá, con tằm nhả tơ kết kén, rồi đến lúc quay tơ, lúc kết sợ rồi mang đi nhuộm, nhuộm xong thì giặt, xả, đập vải để cái màu đen bám vào lụa không dễ phải. Mà con tằm cũng khó chiều, để lâu một chút thì thành con ngài phá kén, vậy tơ đứt rồi sao mà mần. Trái mặc nưa cũng kiêu kì lắm đa, chỉ cho trái từ tháng 6 đến tháng 12 âm lịch, mủ quả để một hai hôm thì hết, vậy màu đâu mà nhuộm. Nhưng nàng vẫn yêu nghề này lắm. Nàng tận hưởng nó như một đặc ân, nàng thấy tự hào về xứ tầm tang của mình. Tình yêu nàng dành cho lụa cho tới nay chưa thứ gì thay thế được. Nàng còn nghĩ nàng có trách nhiệm phát triển nó, cũng từ đó mà từ hồi ở Gia Định về nàng chưa từng ngơi nghĩ. Mấy lúc mệt lắm nhưng Tường không cho mình suy nghĩ từ bỏ. Ngẫm nghĩ một hồi lại thấy cô Trịnh Lan Anh kia thật giống con tằm hay cây mặc nưa. Giống cái chỗ " đỏng đảnh "đó. Nhìn thì bình thường nhưng kiêu lắm, làm giá lắm. Tường không khỏi bật cười trước suy nghĩ kì lạ của mình. Nàng có thể yêu lụa, yêu tằm, yêu cây dâu, yêu trái mặc nưa hay yêu cái nắng sớm lúc phơi lụa chứ có yêu được Lan Anh đâu mà ví nàng ta như thế.

Trong lúc Tường đang suy nghĩ và làm việc của mình Lan Anh cũng tranh thủ làm cho xong việc. Kể ra cô chủ này cũng không bắt nàng phải làm gì nặng nhọc hết. Chỉ có phụ hái lá cho tằm ăn, sáng dậy mang lụa ra phơi. Chị ta nói mấy việc như se tơ cần nhiều tỉ mỉ lắm sợ nàng không biết cách sẽ lóng ngóng làm hỏng, lụa đắt lắm mình làm gì có tiền đền. Chậc, khéo đùa thật, làm người ta không khỏi xấu hổ. Còn mấy chuyện như lấy mủ mặc nưa, đập lụa, giặt lụa sợ mình tay yếu chân mềm không kham nổi. Cũng coi như chị ta có lương tâm. Nếu sao này có trở về thời hiện đại được sẽ tìm nhà chị ta cúng cho một nén hương, xem như đáp lễ. Nhưng trở về bằng cách nào thì nàng không biết, nàng không thể mạo hiểm làm liều. Lỡ nàng chết thật ở đây thì không còn cơ hội nào quay vào ô may mắn đâu. Nhưng nếu nàng được trở lại đó, được thấy cha mẹ, thấy bạn bè. Rồi thấy cái làng lụa không còn hào nhoáng như bây giờ chắc nàng cũng buồn. Nàng đưa tay chạm vào tấm Lãnh Mỹ A vắt trên xào. Cái giác mát mượt chạm vào bàn tay, cái sự trơn mịn đó không khỏi khiến nàng cảm thán. Nàng biết vì sao nó nổi danh, vì sao nó đắt đỏ như thứ hàng thượng phẩm rồi. Thời vàng son này của nó đúng là không chứng kiến thì không thể mường tượng được hết. Lần này xuyên về đây cũng coi như được mở rộng tầm mắt. Nhìn lại người bên cạnh đang dáng vẻ nhập tâm si mê khiến Lan Anh có chúc mủi lòng, nàng đoán mấy thứ này quan trọng với chị lắm. Nhưng rồi 30 40 năm nữa đây nó sẽ dần vắng bóng. Nếu chị ta biết, chị ta sẽ ra sao đây.

" Chị yêu Lãnh Mỹ A lắm phải không."

Tường nghe câu hỏi không khỏi ngạc nhiên. Lúc người ta bắt chuyện thì thờ ơ, đương không thì hỏi chuyện như vầy.

" Chị không yêu nó thì không biết phải yêu thứ gì, cũng không có thứ gì khác để chị yêu. Chị nghĩ chị không biết yêu."

Tường mang những gì mình suy nghĩ ra đáp. Nàng có thể giấu bất cứ chuyện gì, chỉ riêng tình cảm nàng dành cho thứ tằm tơ này là không cần nói người ta cũng tỏ.

Lan Anh không hiểu hết những lời cô chủ này nói. Chỉ gật đầu một cái tỏ ý đã nghe. Nàng chỉ nghĩ chắc do chị ta yêu nghề quá không có tâm trí yêu những thứ khác. Nàng hoàn toàn không biết được trong lời Tường còn có nghĩ là ái tình đôi lứa, là chị ta chưa thể yêu ai trước giờ.

Mọi thứ lại chìm vào trong khoảng lặng vốn có. Có chăng chỉ là tiếng động từ khung se tơ đặt ngoài cửa. Các bà các cô chứ tay thoăn thoắt mà nhẹ nhàng kéo tơ. Cái nắng ngã vàng rọi vào bóng dáng họ. Cái gió nhè nhẹ man mát từ ngoài cửa sông thổi vào làm cho không khí vô cùng yên ả. Sự bình yên hiếm có mà Lan Anh được nếm thử. Nàng sẽ nghiện cảm giác này nếu nàng ở lại đây lâu thêm nữa. Có khi nàng sẽ chẳng nỡ rời xa nó. Lỡ đâu có ngày nàng cũng yêu lụa thì sao? Nàng không biết, không thể đoán trước được chuyện gì sẽ đến.
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.