Giáo sư Hinsh đã đi, nhưng hình như ông vẫn để lại điều gì đó.
Trong những ngày Kim Trân được chăm sóc chu đáo, tận tình, giáo sư Hinsh liên lạc với ông Lily ba lần. Lần thứ nhất sau ngày ông đến nước X khônglâu, ông gửi tấm bưu thiếp in phong cảnh rất đẹp, trên thiếp chỉ có lờithăm hỏi và địa chỉ liên lạc, địa chỉ gia đình, nên cũng không biết ôngta làm việc ở đâu. Lần thứ hai sau lần thứ nhất ít lâu, là lá thư trảlời sau khi nhận được thư của ông Lily, ông tỏ ra vui mừng biết Kim Trân đang bình phục, trong thư ông Lily hỏi thăm ông ta đang làm việc ở đâu, ông ta chỉ trả lời một cách không rõ ràng: làm việc tại một cơ quannghiên cứu khoa học, cơ quan nghiên cứu gì đó, cụ thể làm gì, ông takhông nói, hình như không tiện nói. Lần thứ ba vào dịp trước Tết, ôngLily nhận được thư của ông Hinsh viết vào đêm Noel, trên bì thư là hìnhcây thông Noel chứa chan niềm vui. Trong thư, ông Hinsh cung cấp một tin khiến ông Lily cũng phải giật mình: ông ta vừa nhận được điện thoại của người bạn, đại học Princeton cử mấy nhà khoa học nổi tiếng nghiên cứubí mật não bộ con người, nhóm nghiên cứu do nhà toán học nổi tiếng PaulSamuelson lãnh đạo. Ông ta viết: “Điều đó chứng minh đề tài này rất cógiá trị và hết sức hấp dẫn, không phải là tôi không tưởng... theo tôiđược biết, đây là tổ chức duy nhất của thế giới đang thăm dò đề tàinày.”
Cho nên, giả thiết Kim Trân đã khỏi bệnh (sự thật cũng đãtương đối),ông mong phía bên này gửi Kim Trân đi học. Ông ta bày tỏ,bất kể phía bên này có nghiên cứu não bộ con người hay không, Kim Trâncũng nên đi sâu nghiên cứu, khuyên ông Lily đừng vì lợi ích trước mắthoặc vì khó khăn mà huỷ bỏ kế hoạch đối với Kim Trân. Hoặc, lo ông Lilyvì muốn nghiên cứu não người mà giữ Kim Trân lại, ông ta đưa một câu tục ngữ của Trung Quốc ra nói: “mài dao đừng bỏ lỡ chặt củi” để nói lên ýnghĩ của ông ta.
“Tóm lại”, ông ta viết: “Trước kia hay hiệntại, tôi rất mong Kim Trân được sang Mĩ học tập, đấy là mảnh đất tốt cho khoa học của nhân loại, cậu ta sang đây khác nào hổ mọc thêm cánh.”
Cuối cùng, ông ta viết:
Tôi đã từng nói, Kim Trân là Thượng đế cử xuống trần gian để nghiên cứu đềtài này. Trước đây tôi vẫn lo chúng ta không tạo môi trường cho cậu talàm, cứ để mặc kệ, nhưng bây giờ tôi tin tưởng chúng ta đã tìm thấy môitrường cho cậu ta, cũng đã tìm ra sức mạnh từ trong bầu không khí, đó là Đại học Princeton. Điều này giống như người Trung Quốc vẫn nói: muarượu cho người khác uống. Có thể một ngày nào đấy người ta sẽ phát hiệntất cả những gì mà nhóm của ông Paul Samuelson ra sức làm hôm nay, chẳng qua vì một cậu bé người Trung Quốc hô lên vài tiếng...
Ông Lily đọc thư này giữa giờ nghỉ của sinh viên. Trong lúc ông đọc, bên ngoàicửa sổ tiếng loa oang oang bài hát của thời đại: “Hiên ngang băng quasông Áp Lục...”, trên bàn giấy là tờ báo ông vừa đọc, ngay trên đầutrang là dòng chữ thật to chạy ngang trang báo: Đế quốc Mĩ là con hổgiấy. Ông vừa nghe bài hát hùng tráng, vừa nhìn dòng khẩu hiệu đen đậmtrên mặt báo, trong lòng có cảm giác thời gian đang trôi ngược. Ôngkhông biết trả lời thư người ở nơi xa kia thế nào, hình như ông sợ,tưởng chừng có cặp mắt thứ ba bí mật nhìn vào thư trả lời của ông. Lúcnày ông đang là Hiệu trưởng Đại học N, là Phó thị trưởng hờ của thànhphố C. Đó là sự đánh giá cao của chính phủ nhân dân đối với tinh thầntôn sùng khoa học, lấy tri thức và tài lực cống hiến cho tổ quốc của nhà họ Dung. Tóm lại, ông Dung Tiểu Lai - ông Lily con - đời thứ tám củadòng họ hiện tại đang ôn lại những năm tháng vinh quang của tổ tiên. Đócũng là những năm tháng vinh quang của cuộc đời ông, tuy nói ông khôngmưu cầu danh vị, không đắm say trong đó, nhưng đứng trước cái vinh quang đã mất, ông vẫn giữ nguyên tâm lí yêu quý, song mọi người cảm thấy hình như ông không quý trọng cái phần tử trí thức thời quá độ.
Cuốicùng ông Lily không trả lời thư Hinsh, ông ném lá thư của ông Hinsh cùng với tờ báo đậm mùi thuốc súng của quân Chí nguyện Trung Quốc và lính Mĩ trên chiến trường Triều Tiên đẫm máu cùng nhiệm vụ trả lời thư Hinsh.
Ông Lily nói: “Cảm ơn ông ấy, cũng nói với ông ấy, chiến tranh và thời cuộc đã phong toả đường đi của cháu.”
Ông Lily nói: “Ông ấy cảm thấy đáng tiếc, ông cũng vậy, nhưng đáng tiếc nhất là cháu.”
Ông Lily nói: “Ông cảm thấy trong sự việc này, Thượng đế của cháu không đứng về phía cháu.”
Về sau, Kim Trân đưa ông đọc lá thư trả lời thư của ông Hinsh, hình nhưông Lily quên mất những lời mình nói, ông gạch xoá đến một nửa câu chữthể hiện sự đáng tiếc của ông, chỉ còn lại một nửa, nhưng chuyển thànhlời Kim Trân. Cuối cùng ông dặn:
“Cắt mấy tin tức có liên quan trên mặt báo, gửi kèm theo thư.”
Đó là câu chuyện trước Tết năm 1951.
Sau Tết, Kim Trân trở về lớp học của mình, tất nhiên không phải là Đại họcStanford, cũng không phải là đại học Princeton, mà là đại học N. Điều ấy có nghĩa là, khi Kim Trân bỏ phong thư có kèm mấy tín tức đầy mùi thuốc súng vào thùng thư, đồng nghĩa với việc cậu ta bỏ tiến trình có thể cócủa mình vào vực sâu lịch sử. Nói như thầy Dung, có những lá thư ghi lại lịch sử, có những lá thư thay đổi lịch sử, lá thư này thay đổi lịch sửmột con người.
(Ghi theo lời kể của thầy Dung)
Trước khi Trân đi học lại, cha bàn với tôi nên để Trân học lớp cũ hay lùi xuốngmột lớp, tôi nghĩ, tuy thành tích học tập của Trân rất tốt, nhưng đã bỏmất ba học kì, thêm vào đấy mới ốm dậy, người vẫn chưa thể làm việcnặng, sợ rằng vào học năm thứ ba đại học áp lực bài vở nặng nề, cho nêntôi đề nghị để Trân học lùi lại một năm. Cuối cùng quyết định không họclùi một năm mà vẫn học tiếp năm cũ, đấy là yêu cầu của Trân. Tôi còn nhớ lúc bấy giờ Trân nói: “Em ốm là Thượng đế giúp em tránh khỏi sách giáokhoa, sợ em trở thành tù binh của sách vở, đánh mất ý thức đi sâu nghiên cứu, về sau không làm nổi chuyện gì.”
Rất có ý nghĩa, có chút điên khùng, phải không?
Thật ra, trước đấy Trân vẫn đánh giá thấp bản thân, một trận ốm hình như đãlàm thay đổi nó. Nhưng thực sự làm thay đổi Trân lại là sách vở, mộtkhối lượng lớn sách ngoại khoá. Trong thời gian nghỉ ốm ở nhà, Trân đọchầu hết tủ sách của cha tôi, ít ra là đụng đến. Cậu ta đọc rất nhanh,cũng rất kì lạ, có những cuốn cậu ta cầm lên tay, lật giở vài trang rồibỏ xuống, vì thế có người bảo cậu ta đọc bằng mũi, có lúc bảo cậu tangửi sách. Đấy chỉ là điều thổi phồng, nhưng đứng là Trân đọc rất nhanh, tất cả các cuốn sách vào tay, Trân không đọc sang ngày thứ hai. Đọcnhanh và đọc nhiều đi liền với nhau, đọc nhiều hiểu biết rộng, mà cũngnhanh. Đọc nhiều sách ngoại khoá sẽ không còn hứng thú với giáo trình,cho nên Trân thường xuyên bỏ giờ, ngay cả giờ của tôi Trân cũng dám bỏ.Đến cuối học kì, số giờ Trân bỏ trống cũng như thành tích học tập củaTrân khiến mọi người phải ngạc nhiên, đứng đầu năm học, bỏ xa các bạn.Còn một cái đứng đầu nữa là, số sách mượn của thư viện, một học kì mượnhơn hai trăm cuốn sách, gồm nội dung triết học, văn học, kinh tế, nghệthuật, quân sự, tóm lại rất đa dạng, sách gì cũng đọc. Như vậy, trongthời gian nghỉ hè, cha đưa Trân lên lầu, mở phòng lưu trữ, chỉ vào những sách mà giáo sư Hinsh để lại, nói:
“Đây không phải là sách giáo khoa, sách của giáo sư Hinsh để lại, lúc nào rỗi rãi cháu xem, sợ cháu không hiểu.”
Qua một học kì, sang tháng ba, tháng tư năm sau, sinh viên bận chuẩn bị làm luận văn tốt nghiệp. Lúc ấy, mấy giáo sư chủ nhiệm bộ môn dạy Trân nóivới tôi, Trân lựa chọn đề làm luận văn có vấn đề, mong tôi giúp đỡ đểTrân chọn một đề tài khác, nếu không họ không có cách nào hướng dẫn Trân làm luận văn tốt nghiệp. Tôi hỏi đề tài gì, họ bảo vấn đề chính trị.
Nội dung đề tài tốt nghiệp Trân chọn trên cơ sở lí thuyết toán học songhướng của G.Weinak, một nhà toán học nổi tiếng thế giới. Xét về tính học thuật của đề tài, có thể nói là để mô phỏng chứng minh lí thuyết songhướng toán học. Mà G. Weinak lúc bấy giờ là nhà toán học chống Cộng,nghe nói ở cửa nhà ông ta có dán một tờ giấy, viết rằng: Những ngườitheo chủ nghĩa cộng sản không được vào. Trên chiến trường Triều Tiên mịt mù lửa đạn, ông ta còn hăng hái cổ vũ lính Mĩ vượt sông Áp Lục. Tuykhoa học không có biên giới, cũng không có chủ nghĩa, nhưng màu sắcchống cộng của ông ta phủ bóng đen lên lí thuyết khoa học của ông ta.Hồi ấy, phần đông các nước xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu, khôngcông nhận, không đề cập đến lí thuyết khoa học của ông, nếu có đề cậpcũng đứng trên lập trường phê phán. Bây giờ Trần định chứng minh líthuyết của ông ta, rõ ràng là đi ngược trào lưu, không thể được, quánhạy cảm, mạo hiểm chính trị.
Tuy nhiên, không rõ cha phạm phảichứng bệnh của giới trí thức hay là bị mê hoặc bởi đề tài của Trân,trong khi mọi người né tránh và hi vọng ông khuyên nhủ Trân thay đổi đềtài, không những ông không khuyên, ngược lại còn tự lấy dây buộc mình,nhận làm giáo sư hướng dẫn luận văn tốt nghiệp cho Trân, cổ vũ Trân làmtheo đề tài đã chọn.
Trân đã chọn đề tài: “Giới hạn rõ ràng vàmơ hồ của hằng số Pi”, hoàn toàn không thuộc chương trình cơ bản, có thể gần giống với đề tài luận văn thạc sĩ. Không còn nghi ngờ gì nữa, đềtài này Trân tìm được trong đống sách trên lầu.
Bản thảo thứnhất của luận văn hoàn thành, ông Lily rất nhiệt tình khen ngợi, ông bịmê hoặc bởi tư duy sắc bén, đẹp và phù hợp logic, chỉ có một vài chứngminh ông cảm thấy quá phức tạp, cần sửa lại. Chủ yếu chứng minh đơn giản hơn, lược bớt những gì không cần thiết, cố gắng đơn giản hoá những vấnđề sơ cấp, dùng phương pháp chứng minh tương đối cao và trực tiếp, nhưvậy cũng đã vượt xa những tri thức chương trình cơ bản. Bản thảo đầutiên của luận văn dài chừng hai mươi ngàn chữ, sau mấy lần sửa chữa,cuối cùng còn hơn mười ngàn chữ, về sau được đăng trên tạp chí “Toán học nhân dân”, gây chấn động lớn trong giới toán học cả nước. Nhưng ítngười tin rằng một mình Kim Trân hoàn thành luận văn này, vì sau mấy lần sửa chữa, luận văn được nâng cao, càng ngày càng không giống với luậnvăn tốt nghiệp của chương trình cơ bản, giống một luận văn học thuậtmang tinh thần sáng tạo.
Tóm lại, ưu điểm và khuyết điểm luậnvăn của Trân rất rõ ràng, ưu điểm là cậu đã xuất phát từ số Pi, rất khéo léo ứng dụng lí thuyết song hướng toán học của G. Weinak, tiến hànhluận giải đơn thuần toán học về những khó khăn và bế tắc mà đại não nhân tạo phải đối mặt, có cảm giác kì diệu là đã nắm bắt được gió; khuyếtđiểm của luận văn xuất phát từ một giả thiết, dù số Pi là một hằng số,mọi ước đoán và chứng minh đều được hoàn tất từ giả thiết này, cho nênkhó tránh khỏi cảm giác bị hẫng hụt. Nói theo một ý nghĩa nào đấy, nếutừ trên cao rơi xuống, thừa nhận giá trị của luận văn, trước hết phảicoi số Pi là một hằng số. Về hằng số Pi, tuy từ lâu đã có nhà khoa họcđề xuất, nhưng cho đến nay vẫn chưa có ai chứng minh. Hiện tại, một nửasố nhà toán học đều thừa nhận số Pi là một hằng số, nhưng để chứng minhhoặc có chứng cứ thì chưa, tin cũng chỉ là tự tin vậy thôi, không thểyêu cầu người khác cùng tin, giống như trước khi Newton phát hiện tráitáo từ trên cây rơi xuống, ai cũng có thể nghi ngờ trái đất có sức hút.
Tất nhiên, nếu nghi ngờ số Pi là một hằng số, vậy có thể nói luận văn củaKim Trân không có giá trị gì, vì đấy là cơ sở để xây dựng. Ngược lại,nếu tin số Pi là một hằng số, vậy anh có thể lấy làm lạ vì cậu ta xâyđược một toà cao ốc trên nền đất xấu, có cảm giác như dùng sắt để tạonên một bông hoa. Trong luận văn, Kim Trân chỉ ra rằng: về mặt ý nghĩatoán học, đại não của con người là một số Pi, là dãy số lẻ vô tận, dãysố không cùng. Trên cơ sở đó, cậu ta thông qua lí thuyết song hướng toán học của Weinak, trình bày về sự bế tắc của đại não nhân tạo - ý thức mơ hồ của đại não con người. Mơ hồ tức không rõ ràng, không có cách nàohiểu được toàn bộ, cũng có nghĩa là không thể tái tạo. Cho nên, cậu tađề xuất, với trình thức hiện có, bộ óc con người khó có được tiến trìnhtái tạo, chỉ có thể cố gắng tiếp cận.
Nên nói rằng, không ítngười trong giới học thuật có quan điểm giống nhau, gồm cả hiện tại. Cóthể nói, kết luận của cậu ta không mới, chỗ hấp dẫn người khác là, cậuđã vận dụng một cách khéo léo giả thiết về số Pi và lí thuyết toán họcsong hướng để tìm cách chứng minh và thuật lại quan điểm ấy bằng phươngthức toán học, ý nghĩa tìm kiếm của cậu ta cũng là muốn chứng minh vớimọi người cách nói ấy, có điều tư liệu cậu ta dẫn ra lại chưa đủ xácthực.
Nói một cách khác, nếu một ngày nào đó có ai chứng minh số Pi là một hằng số, thì ý nghĩa của nó mới nổi rõ. Nhưng ngày đó vẫnchưa đến, cho nên, nghiêm khắc mà nói, công việc của cậu ta không có ýnghĩa gì, ý nghĩa duy nhất là chứng tỏ cho mọi người biết tài năng và sự mạnh dạn của cậu ta. Bởi có quan hệ với ông Lily, người khác khó mà tin luận văn ấy cậu ta tự hoàn thành, càng không thể tin cậu có tài nănggì. Cho nên, sự thật là, luận văn ấy không đưa lại ích lợi nào cho KimTrân, mà cũng không thay đổi được gì, nhưng lại thay đổi cuộc sống những năm cuối đời của ông Lily.
(Ghi theo lời kể của thầy Dung)
Luận văn hoàn toàn do Trân hoàn thành. Có lần cha nói với tôi, ông chỉ đưara một vài đề nghị và sách tham khảo cho Trân, ngoài ra ông gợi ý về lời nói đầu, còn những công việc khác ông không làm, đều do một mình Trân.Cho đến nay tôi vẫn nhớ lời dẫn ấy như thế này:
Cách tốt nhất để đối phó với ma quỷ là để chúng ta thách thức ma quỷ, để ma quỷ thấyđược sức mạnh của chúng ta. G. Weinak là ma quỷ trong lâu đài khoa học.Từ lâu tác oai tác phúc, gây hại lớn, mong chúng ta thanh toán. Đây làluận văn thanh toán luận điểm của G. Weinak, âm thanh tuy mơ hồ, nhưngđây là những ý kiến đầu tiên để mọi người cùng tham gia tranh luận.
Có thể nói lúc bấy giờ đã đưa ra một kí hiệu thoát hiểm cho luận văn, cũng tức là cung cấp cho luận văn một giấy thông hành vào đời.
Luậnvăn phát biểu được ít lâu, cha có việc lên Bắc Kinh, không ai biết chađi chuyến ấy với mục đích bí mật gì, ông bất ngờ đi, trước khi đi khôngnói gì với ai, mãi một tháng sau, cấp trên đưa ba quyết định bất ngờ vềtrường, mọi người mới nghĩ lại, cảm thấy có liên quan đến chuyến đi BắcKinh của cha. Nội dung ba quyết định ấy là:
1. Đồng ý để cha thôi giữ chức Hiệu trưởng;
2. Nhà nước đồng ý cấp một khoản kinh phí để thành lập tại khoa toán Đại học N một nhóm nghiên cứu về máy tính;
3. Cha sẽ là người phụ trách việc chuẩn bị thành lập nhóm nghiên cứu.
Lúc bấy giờ nhiều người muốn được vào nhóm chuyên đề để làm công tác nghiên cứu, nhưng trong số những người cha lựa chọn, cuối cùng may mắn khôngmỉm cười với Trân. Nhưng sau đấy chứng minh chỉ một người duy nhất đượclựa chọn - ngoài ra còn có một người làm công việc sự vụ thường ngày.Điều này khiến mọi người có cảm giác không hay, tưởng như một đề tàikhoa học cấp quốc gia trở thành việc riêng của gia đình họ Dung, cũng đã có người bàn tán như thế rồi.
Nói thật, cha làm quan xưa naymọi người đều khen, nhất là về mặt dùng người, tránh người thân đến mứckhông nể mặt. Họ Dung chúng tôi vốn là tổ tông của Đại học N, hậu duệ họ Dung ở cả trường này, già trẻ tập hợp ở cả đây, ít ra cũng có đến haimâm, ông nội (J. Lily) lúc còn sống những người này đều ít nhiều đượcchăm sóc, có mấy vị trí hành chính, làm giáo dục luôn có cơ hội đi đó đi đây, kiến thức mở rộng, đánh bóng mạ kền chút gì đó. Nhưng đến lượtcha, đầu tiên có chức không có quyền, tức là có lòng nhưng không có sức, sau khi có chức có quyền hầu như trở thành vô tâm vô ý. Cha làm Hiệutrưởng mấy năm, không có hoặc không nên có cơ hội dùng người của dònghọ, ngay như tôi, trong khoa mấy lần đề cử tôi làm phó chủ nhiệm, đều bị ông gạt bỏ, coi như gạch bỏ một sai lầm. Bực hơn là anh tôi, là tiến sĩ vật lí du học nước ngoài về, danh chính ngôn thuận có thể vào giảng dạy ở Đại học N, nhưng cha bảo anh tôi làm công việc chuyên ngành kĩ thuậtcao. Anh thử nghĩ xem, ở cái thành phố C này làm gì có kĩ thuật cao hơnđại học? Kết quả, anh tôi vào làm việc ở một trường đại học sư phạm,điều kiện dạy học và sinh hoạt rất kém, năm sau đi Thượng Hải làm việctrong ngành kĩ thuật cao. Vì chuyện này mẹ rất bực cha, mẹ bảo cả giađình này bị cha tôi làm li tán.
Nhưng, chuyện Trân vào làm việc ở nhóm nghiên cứu chuyên đề, cha bỏ lại đằng sau tất cả nguyên tắc cẩnthận, tránh mọi nghi ngờ, không để ý đến mọi lời bàn tán, việc tôi tôilàm, giống như ma vậy. Không ai biết chuyện gì đã làm cha thay đổi, chỉcó tôi biết. Một hôm, cha đưa tôi đọc lá thư của ông Hinsh trước khi điviết cho cha, sau đấy nói với tôi:
“Ông Hinsh để lại cho cha sựmê hoặc, nhưng nói thật, luận văn của Kim Trân mới thực sự mê hoặc cha,trước kia cha cứ nghĩ không thể có khả năng, bây giờ cha thử xem. Thờitrước cha muốn làm một công việc gì đó có tinh thần khoa học, bây giờbắt đầu có thể đã muộn, nhưng Kim Trân đã động viên cha. Ông Hinsh nóiđúng, không có Kim Trân ngay cả nghĩ cha cũng không muốn nghĩ, nhưng cóKim Trân, ai ngờ? Trước đây cha đánh giá thấp Kim Trân, bây giờ phảiđánh giá nó cao hơn.”
Sự việc là như thế này, nói theo cách của thầy Dung, ông Lily vì Kim Trân mà phải băn khoăn làm thế nào để ngườikhác cùng tham dự? Thầy Dung còn nói, Kim Trân không những làm thay đổicuộc sống của ông Lily vào những năm cuối đời, thay đổi cả nguyên tắclàm việc của ông, thậm chí cả tín ngưỡng cuộc đời. Vào những năm cuốiđời, ông Lily bỗng mơ tưởng đến thời trai trẻ, muốn làm một việc gì đóvề mặt học thuật, có thể hàm ý phủ nhận nửa cuộc đời trước của ông, hơnnửa cuộc đời làm quan chìm nổi. Bắt đầu từ học thuật, kết thúc bằng phủnhận, đấy là một trong cái bệnh của giới trí thức Trung Quốc, lúc nàyông Lily muốn chữa trị căn bệnh ấy, là buồn là vui, xem ra chỉ có thờigian mới trả lời được.
Mấy năm sau đấy, hai người đắm chìm trong nghiên cứu đề tài, rất ít liên hệ với bên ngoài, có chăng chỉ tham giamột vài hoạt động có liên quan đến học thuật, phát biểu vài bài luận văn khoa học. Trong số sáu bài luận văn hai người cộng tác phát biểu trêntạp chí khoa học chuyên ngành, mọi người biết việc nghiên cứu của haingười đang từng bước tiến bộ, trong nước khẳng định được họ đang đi đầu; về quốc tế, có ba tờ tạp chí chuyên ngành đăng lại, có thể nói kết quảnghiên cứu của hai người là không nhỏ. Nhà bình luận hàng đầu của tờThời báo của Mĩ là W.Keish cảnh cáo chính phủ Mĩ: máy tính thế hệ sau ra đời trong bàn tay một chú bé Trung Quốc. Bởi vậy, cái tên Kim Trân nổitrội trên các phương tiện thông tin lớn.
Nhưng, có thể đấy làchuyện giật gân và thói xấu của báo chí. Bởi từ bài luận văn nổi tiếngấy, mọi người khó phát hiện con đường phát triển của máy tính thế hệmới, những ràng buộc và khó khăn gặp phải không nhỏ. Tất nhiên, điều ấylà bình thường, cuối cùng làm máy tính không giống sinh ra một bộ óc con người, chỉ cần để một người đàn ông ngủ với một người đàn bà trong môitrường thích hợp, vậy là một bộ óc con người sẽ sinh trưởng như một cáicây. Nhưng bộ não người không thông minh không hơn cái cây bao nhiêu,đấy là bộ óc ngu đần mà ta vẫn nói. Ở một ý nghĩa nào đấy, nghiên cứuphát triển máy tính điện tử chẳng khác nào biến một bộ óc ngu ngốc thành thông minh, có thể đấy là chuyện cực kì khó khăn. Dù khó khăn là thế,có những khó khăn, trắc trở là chuyện thường tình, chẳng có gì kì lạ,nhưng nếu gặp khó khăn, trắc trở mà từ bỏ cố gắng, đấy mới là điều kìlạ. Cho nên, sau đấy ông Lily để cho Kim Trân tự chọn con đường củamình, không ai tin lời của ông.
Ông nói: “Công việc nghiên cứucủa tôi gặp nhiều khó khăn, cứ tiếp tục, được mất thành bại khó mà nóitrước. Tôi không muốn để một người trẻ tuổi có tài năng, có kiến thức cố gắng theo hướng đánh cược với một ông già, đánh mất tiến trình cần có,cứ để cậu ta làm những việc thiết thực.”
Đấy là việc xảy ra trong mùa hè năm 1956.
Mùa hè ấy, trong trường bàn luận nhiều đến người đưa Kim Trân đi, có ngườibảo người này rất bí ẩn, ít ai tin ông Lily để Kim Trân đi, điều ấy nhưmột phần bí ẩn của ông.
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải. Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]