Chương trước
Chương sau
Họ Trương được xem làgia tộc mở màn cho các cuộc chiến tranh cát cứ trong thời Thập lục quốc. Vì vuađầu tiên (được truy phong) – Trương Quỹ vốn là Thứ sử Lương Châu[1] thờikỳ Tấn Huệ Đế. Trương Quỹ là người tài giỏi, trọng người tài, coi trọng việcgiữ vững trật tự trị an cho dân, lập nhiều công trạng. Nhưng phải đến đời thứtư là Trương Tuấn, họ Trương mới xưng vương. Trên danh nghĩa, họ Trương vẫn làbề tôi, chịu sự cai quản của nhà Tấn, nhưng thực tế đã cát cứ, thiết lập chínhquyền riêng, sử gọi là nhà Tiền Lương. Họ Trương nhiều đời cai quản Lương Châu,tuy đôi lúc có xảy ra chiến tranh với nhà Tiền Triệu và Hậu Triệu, nhưng quy môcác cuộc chiến không lớn. Bởi vậy, Lương Châu được xem là khu vực tương đối ổnđịnh so với các khu vực khác ở phương Bắc Trung Quốc trong thời kỳ mà chiếntranh giết chóc xảy ra liên miên.

[1] Tương đương vớichức Chủ tịch tỉnh thời hiện đại

Cung điện của họTrương không lớn, thê thiếp cháu con của Lữ Quang lại đông, nên ông ta chỉ dànhcho chúng tôi một gian nhà nhỏ nằm ở một góc khuất. Nhưng tôi và Rajivakhông hề phật ý. Vừa ngắm nhìn cung điện đơn giản của họ Trương, vừa sắp xếp đồ đạc, tôi vừa giảng giải cho Rajiva về lịch sử của nhà TiềnLương:

- Có điều, các vị vuahọ Trương không chú trọng bồi dưỡng thế hệ kế cận, đời cha anh hùng lẫm liệt,nhưng đời con bất tài vô dụng. Người họ Trương lại thường đoảnmệnh. Sau đời vua thứ năm là Trương Trọng Hoa, người trong dòng tộc bắt đầu tànsát lẫn nhau. Mười năm mà đổi tới bốn lần vua. Vị vua cuối cùng là Trương ThiênTích, tuy có tài ăn nói nhưng đam mê tửu sắc, không màng chính sự. Chín nămtrước, vị vua này đã làm một việc hết sức hồ đồ, đó là giết chết sứ giả của PhùKiên, khiến Phù Kiên nổi giận phái ba mươi vạn đại quân tiêu diệt nhà Lương, Trương Thiên Tích phải đầu hàng và bị áp giải về Trường An. Nhưngông ta gặp may, khi cuộc chiến Phì Thủy xảy ra, Trương Thiên Tích đã đầu hàngnước Tấn, ông ta sống những năm tháng cuối đời ở Giang Nam.

Rajiva giúp tôi dọndẹp, vừa trầm ngâm:

- Vậy là nhờ vận maymà Lữ Quang được làm vua Lương Châu. Khi ông ta tới đây, Lương Châu không còncác thế lực đối địch lớn mạnh nữa. Nếu nhà Lương của họ Trương vẫn còn, chỉ eLữ Quang khó lòng chiếm được vùng đất này.

Tôi gật đầu đồng tình:

- Tuy may mắn, nhưngLữ Quang cũng không dễ dàng chiếm được miếng thịt béo bở này. Lương Châu vốn làvùng rộng lớn, gồm tám quận, không thiếu kẻ muốn xâu xé vùng đất này.

Tôi mỉm cười đón lấychồng y phục lộn xộn từ tay Rajiva, tự mình gấp lại phẳng phiu. Rõ ràng làchàng không biết làm việc nhà.

Lương Châu của LữQuang ở thời điểm này còn rộng lớn hơn cả tỉnh Cam Túc vào thế kỷ XXI, vì nóbao gồm phần diện tích của cả vùng Đông Bắc Thanh Hải, Ninh Hạ, Nội Mông và TânCương. Địa bàn rộng lớn như thế, chả trách khiến cho nhiều kẻ nóng mắt.

-Vẫn còn chiến tranh ư?

Chàng ngượng ngùng nhìn tôi gấp lại chồng quần áo, vừa rót cho tôi mộttách nước và lấy khăn tay lau mồ hôi lắm tấm trên trán tôi.

-Vẫn tiếp tục và không chỉ có một trận. Thời Thập lục quốc, Lương Châu có đếnnăm vị vua của năm nhà Lương. Nhà Tiền Lương của Trương Quỹ người Hán bị PhùKiên người Đê tiêu diệt. Nhà Hậu Lương của Lữ Quang người Đê bị nhà HậuTần của Diêu Trường, người Khương tiêu diệt. Nhà Nam Lương của Thốc Phát Ô Cô,người Tiên Tì (Sienpi) bị nhà Tây Tần, cũng là người Tiên Tì tiêu diệt. NướcTây Lương của Lý Cảo, người Hán bị nước Bắc Lương của Thư Cừ Mông Tốn, ngườiHung Nô tiêu diệt. Nước Bắc Lương của Mông Tốn lại bị người Bắc Ngụy của bộ tộcThác Bạt, người Tiên Tì tiêu diệt. Ngũ Hồ trong cụm từ “Ngũ Hồ loạn Hoa” mà hậuthế thường nhắc vốn chỉ người Hung Nô, người Khương, người Đê, người Tiên Tì vàngười Hạt. Không tính người Hạt và người Khương, chỉ riêng đất Lương Châu đã cóđến ba tiểu quốc của ba tộc người Hồ khác nhau, và chỉ vậy thôi cũng đã đủ loạnlắm rồi. Mười mấy hai mươi năm rối ren loạn lạc, các chính quyền hoặc thay thếnhau hoặc cùng tồn tại, tựa hồ diễn trò đèn kéo quân trên đất Lương Châu. Nếukhông vì Rajiva, thì dù học chuyên ngành lịch sử, tôi cũng không thể nào ghinhớ chi tiết về giai đoạn này. Trước khi vượt thời gian tới đây, tôi đã bỏ rarất nhiều công sức để tìm hiểu và tập hợp toàn bộ tài liệu, đến nay, não bộ củatôi giống như một kho tư liệu toàn vẹn về thời Thập lục quốc.

Tôikhoan khoái tận hưởng sự chăm sóc của chàng, nhấp từng ngụm nước lấy giọng:

-Nhưng trước mắt, Lữ Quang phải đối phó với Trương Đại Dự - con trai cả của vuaTiền Lương – Trương Thiên Tích. Trương Thiên Tích quy phục nhà Đông Tấn,nhưng con trai Trương Đại Dự không chịu theo cha, lại sợ Phù Kiên, nên đã chạyđến chỗ Hiệu úy Trường Thủy là Vương Mục. Vương Mục đưa Trương Đại Dự lên ngôivua Lương. Ít ngày nữa, Trương Đại Dự sẽ tiến đánh Guzang.

Mườingày sau, vào trung tuần tháng chín, quân đội của Trương Đại Dự và Vương Mục đãcó mặt ngoài thành Guzang. Trước đó, Lữ Quang đã cử Đỗ Tấn đem quân chặn đánh,nhưng bị quân của Trương Đại Dự áp đảo, buộc phải rút lui. Đỗ Tấn chiến cônghiển hách, anh dũng mưu lược là thế, nhưng lại bị thua bởi Trương Đại Dự. Ngaylập tức, bầu không khí bất an bao trùm quân đội Lữ Quang. Lữ Quang hạ lệnh rútquân vào thành Guzang, đóng chặt cổng thành. Người dân trong thành lo sợ khôngyên, nhà nào nhà nấy cửa đóng then cài, trên phố chỉ còn bóng dáng của línhtuần tra, bóng mây chiến tranh che phủ bầu trời xanh trong của mùa thu LươngChâu.

-Pháp sư, công chúa!

Quaylại, thấy Đỗ Tấn trong bộ giáp phục đang sải bước về phía chúng tôi, theo saulà một toán quân, trong số đó có cả người quen – Đoàn Nghiệp.

Chúngtôi cúi chào và không khỏi ngạc nhiên về sự có mặt của Đỗ Tấn tại lán trại dànhcho thương binh này. Lán trại này do Rajiva khởi xướng, dĩ nhiên đó là ý kiếncủa tôi. Tôi còn tuyển lựa một số các cô các chị ở các gia đình nghèo khó đếnđây làm y tá, hướng dẫn cho họ những kiến thức cơ bản về vệ sinh dịch tễ. Chỗnày tuy điều kiện còn nhiều thiếu thốn, nhưng đã tiến bộ hơn rất nhiều so vớichế độ chăm sóc thương binh tại doanh trại quân đội của các tiểu quốc khác cùngthời.

Tôiđã suy nghĩ thấu đáo về sự xuất hiện của tôi trong lịch sử và tôi tin điều đólà có thật. Những sự việc xảy ra trước đó đã chứng minh, sự tồn tại và canthiệp của tôi không hề ảnh hưởng đến vòng quay của lịch sử. Và biết đâu chínhnhờ sự xuất hiện của tôi, lịch sử mới có diện mạo như tôi biết ở thời hiện đại.Tôi sẽ hành động theo suy nghĩ của mình và không cần e ngại. Dù sự đóng góp củatôi là vô cùng nhỏ bé, tôi cũng mong giúp chồng mình hoàn thành sứ mệnh.

-Đỗ Tấn xuất quân đánh giặc, sau khi trở về nghe nói pháp sư đã lập ra doanhtrại này. Pháp sư và công chúa như thánh thần hạ thế cứu giúp chúng sinh, xinhai vị nhận của Đỗ Tấn một lạy. Đỗ Tấn chắp tay lại, gập người vái lạy, Rajivavội đỡ ông ta dậy.

Gươngmặt Đỗ Tấn có những vết sưng tấy, có lẽ do Trương Đại Dự gây nên. Tôi đưa choông ta một chai rượu thuốc, ông ta cảm ơn, đón lấy, hạ giọng:

-Thưa pháp sư, thưa công chúa, Đỗ Tấn có việc muốn bàn bạc với hai vị.

Cảtôi ư? Tôi bước vào một phòng trống cùng họ mà lòng không khỏi băn khoăn.Đoàn Nghiệp cũng theo vào, trong phòng có tất cả bốn người.

Nhìnquanh không còn ai khác, Đỗ Tấn buông tiếng thở dài nặng nề, cất tiếng:

-Thốc Phát Tư Phục Kiện người Tiên Tì muốn trợ lực cho Trương Đại Dự, đã cử contrai là Thốc Phát Hề Vu dẫn theo hai vạn quân tới Guzang. Ba vạn quân củaVương Mục dựng trại ở ngoại thành phía Nam. Ba vạn quân của Trương Đại Dự ởcổng phía Tây. Thái Thú Kiến Khang là Lý Tập, Đô úy Kỳ Liên – Nghiêm Thuần,Diêm Tập đều điều quân tiếp ứng, hiện đang trên đường tiến về Guzang.Tổng binh lực khoảng hơn 10 vạn quân, Lữ tướng quân khó lòng đối phó.

Vàothời đại binh đao lạnh lùng, số lượng binh sĩ là nhân tố chính quyết định thắngbại của một cuộc chiến. Giết được một nghìn quân địch thì cũng phải tổn hao támtrăm binh sĩ. Bởi vậy, trong lịch sử, có rất ít những chiến thắng “lấy ít địchnhiều”. Điều lo lắng của Đỗ Tấn không phải không có lý. Những đội quân kia đềutừng là thuộc cấp của họ Trương, họ giúp đỡ Trương Đại Dự cũng là dễ hiểu. HọTrương đã cai quản Lương Châu suốt sáu mươi năm, dòng tộc của họ đã bắt rễ vàphát triển rộng khắp trên đất này. Nhưng vì sao Đỗ Tấn lại nói với chúng tôinhững thông tin cơ mật này?

Bănkhoăn của tôi đã được Rajiva chuyển thành câu hỏi:

-Đỗ tướng quân, ta là nhà sư, không hiểu việc quân cơ binh pháp, vì sao ngài lạinói những chuyện này với hai vợ chồng ta?

ĐỗTấn liếc sang Đoàn Nghiệp và cười:

-Pháp sư thần cơ diệu toán, điều này ta đã được lĩnh giáo từ lâu. Nay tình thếnguy cấp, không biết phải tính sao, nên mới đến đây xin pháp sư vạch đường chỉlối.

NhìnĐoàn Nghiệp gật đầu với mình, tôi chợt hiểu ra. Chắc chắn Đoàn Nghiệp đã nóivới Đỗ Tấn, rằng Rajiva tinh thông pháp tướng, giỏi bói toán và biết tiên đoán,nên Đỗ Tấn mới hi vọng được chàng đưa đường chỉ lối.

Rajivatrầm tư một lúc mới nói:

-Xin Đỗ tướng quân chớ lo lắng. Lữ tướng quân có lương thực dồi dào, thànhquách vững chắc, quân đội tinh nhuệ, không dễ bị đánh bại.

-Ta không lo việc cố thủ trong thành, vì thành Guzang này cố thủ nửa năm một nămcũng không vấn đề gì. Mùi hạ năm nay, gặp phải hạn hán, lúa mạch hoa màu chếtnhiều, tháng mười tới thu hoạch, có thể sẽ thất thu một nửa. Không có lươngthực cầm cự, đồ rằng Trương Đại Dự chẳng thể vây thành được lâu.

ĐỗTấn đi đi lại lại trong lán, chuyên tâm phân tích tình hình, sau đó nhíu mày,giọng nói đầy lo lắng:

-Chỉ e Trương Đại Dự làm mưa làm gió ở vùng Lĩnh Tây, mài binh khí, trữ lươngthực, sẵn sàng tiến về Đông. Lữ tướng quân vừa chân ướt chân ráo tới đây, căncốt chưa vững, nếu đánh trận trường kỳ với Trương Đại Dự, e sẽ nguy khốn.

Thầmthán phục Đỗ Tấn phân tích và phán đoán tình hình rất chuẩn. Đây chính là chiếnlược do quân sư Vương Mục của Trương Đại Dự đề xuất, chỉ tiếc, Trương ĐạiDự không phải bậc anh hùng làm nên nghiệp lớn. Tôi sốt sắng:

-Đỗ tướng quân, Trương Đại Dự chỉ là một công tử không thạo binh pháp. Lần đầu chiếnthắng ắt sinh kiêu ngạo. Thốc Phát Hề Vu cũng vừa tới đây, lại không hòathuận với Vương Mục, đây chính là thời cơ để Lữ tướng quân phá vây.

Ôngta đột nhiên dừng bước, quay lại quan sát tôi, ánh mắt sáng rực. Rajivalạnh lùng bước đến, chắn trước mặt tôi, khẽ cúi đầu:

-Đỗ tướng quân, phu nhân của ta nói năng tùy hứng, xin chớ cho là thật. Tướngquân không nên quá lo lắng, trời cao phù hộ, tin tức tốt lành sẽ đến mau thôi.

ĐỗTấn ra về, mặt mày rạng rỡ, trước lúc cáo từ, Đoàn Nghiệp nhìn tôi với ánh mắtthành kính của một tín đồ, khiến tôi gai người. Nhưng người khiến tôi sợ hãinhất, không phải ông ta, mà là người đang đứng cạnh tôi đây.

-Ngải Tình…

Chàngcố ý kéo dài giọng: - Nàng lại bỏ ngoài tai những lời ta nói! Tôi lè lưỡi, làmmặt quỷ trêu chọc chàng, rồi ba chân bốn cẳng tót ra khỏi phòng. Sở dĩ tôi nóinhững điều đó với Đỗ Tấn, thứ nhất là vì tôi tin tưởng con người này, nhưngđiều quan trọng hơn, tôi luôn cảm thấy, việc ông ta tìm đến chúng tôi lúc nàychính là ý trời. Lịch sử vẫn tiếp tục vòng quay không biến đổi, tôi chỉ là mộtnhân tố thúc đẩy mà thôi.

Cuốitháng chín, Lữ Quang đột ngột xuất quân công phá vòng vây của Thốc Phát Hề Vu ởcổng thành phía Nam. Thốc Phát Hề Vu không kịp trở tay, mất mạng trên đườngtháo thân. Quân đội của Vương Mục cũng chịu ảnh hưởng và tan rã. Trương Đại Dữmới nghe phong thanh đồng minh bại trận đã vội vã kéo theo một nghìn người chạytrốn. Tàn quân mà ông ta bỏ lại, tan rã như núi lở, hầu hết đều cởi giáp xinhàng. Vòng vây tại Guzang đã bị phá bỏ như vậy đó.

Tinchiến thắng đến doanh trại thương binh cùng lúc với một tin tức kinh hoàngkhác.

-Pháp sư, nguy rồi! Lữ tướng quân nổi trận lôi đình, ra lệnh trói Trình Hùng,chém đầu theo quân pháp.

-Vì sao? Rajiva quá đỗi kinh ngạc, nắm tay viên lính báo tin, gạn hỏi.

-Trong trận đánh vừa qua, Trình Hùng không chém được một tên địch nào. Anh tathường ngày dũng mãnh, vậy mà trận này lại mềm lòng, không chịu lấy đầu kẻđịch, nên Lữ tướng quân muốn trị tội để làm gương cho binh sĩ.

Rajivahỏi Trình Hùng đang ở nơi nào, sau đó vội vã chạy ra khỏi lán trại. Tôi theosát bên chàng, cùng lao ra thao trường. Trình Hùng bị trói vào một cây gỗgiữa bãi đất rộng, miệng bị nhét giẻ. Anh ta nhìn Rajiva bằng ánh mắt tràn đầyhi vọng và khẩn cầu. Rajiva gật đầu động viên anh ta, rồi xông thẳng vào lántrại đầu tiên.

-Lữ tướng quân, Trình Hùng không chịu giết người vì anh ta đã thọ ngũ giới. Lữtướng quân đã giành chiến thắng sao vẫn trừng phạt binh sĩ?

LữQuang lạnh lùng liếc xéo Rajiva một cái, hậm hực, bực tức, mặt mày sa sầm:

-Pháp sư, đi lính để giết giặc hoặc sẽ bị giặc giết. Những kẻ không biết giếtgiặc, ta cần để làm gì?

Rajivavẫn đang thở dốc, giọng nói không kìm nổi, vút lên cao:

-Trình Hùng nghe ta thuyết giảng mới chịu quy y cửa Phật. Lỗi là lỗi ở ta,Lữ tướng quân muốn giết thì hãy giết ta. Trình Hùng không có tội!

-Pháp sư, giết ngài để gây phẫn nộ trong quân ư?

LữQuang cười nham hiểm, phần thịt thừa bên mép khẽ nhếch lên:

-Pháp sư, nơi đây không phải Tây vực, quân sỹ không cần tín Phật. Pháp sư nênthận trọng, đừng làm những việc khiến binh sĩ dao động.

Ánhmắt của Rajiva bỗng nhiên u tối:

-Được, ta sẽ không tiếp tục truyền đạo trong quân nữa, xin Lữ tướng quân hãy thacho Trình Hùng.

-Lữ tướng quân, đại thắng lần này là nhờ diệu kế của pháp sư, xin tướng quân xétđến công lao của ngài mà tha cho Trình Hùng.

ĐỗTấn bước tới, cúi gập người trước Lữ Quang:

-Hơn nữa, giết binh sĩ trong ngày đại thắng sẽ gây bất mãn trong quân, xin tướngquân suy xét.

Nhữngngười có mặt trong lán trại đều bước đến khuyên can. Vẻ mặt Lữ Quang hỉ nộ khóđoán, ông ta suy nghĩ một hồi, hạ lệnh:

-Tôi chết có thể tha, nhưng phải trừng phạt. Lôi ra ngoài đánh một trăm trượng.

LữQuang đứng lên, ném cuốn kinh “Phật nói phụ mẫu ơn trọng, khó báo đáp” xuốngchân: - Còn một việc nữa, pháp sư truyền giảng kinh Phật trong quân đội, khiếnbinh sĩ phân tâm, không được phép tiếp tục. Hôm nay phải đem ra đốt bỏtất cả, sau này xin pháp sư đừng làm việc đó nữa, nếu không, chớ trách ta vôtình!

Từngcuốn kinh mỏng bị quăng vào lửa, lửa bén vào từng trang giấy, cháy bùng lên,rất nhanh, thiêu rụi thành tàn tro. Gió thu cuốn bay những tàn lửa, thờ ơ quétqua gương mặt của các binh lính từng được nghe thuyết pháp, lơ lửng trong khônggian mênh mông trên thao trường. chứng kiến công sức bao đêm vất vả tanthành tro bụi, tôi chợt hiểu ra: Lữ Quang đang diễn trò “đánh chó để dằn mặtchủ” đây mà.

Ôngta không biết cách lợi dụng tôn giáo, chỉ biết đàn áp thô bạo. Ông ta sợ hãisức mạnh tinh thần của Rajiva, nên mới dùng cách dọa giết người để cảnh cáoRajiva không được phép truyền pháp.

Đưamắt sang bên cạnh, thấy Rajiva đang thẫn thờ nhìn theo tàn tro trong đống lửa,vẻ u buồn thấm đẫm quầng mắt sâu hun hút. Gió cuốn theo một mảnh tro, thả trênngười chàng, chàng đưa tay đón lấy. Mảnh tro tan ra thành bụi khi chạm vào taychàng. Trình Hùng được cởi trói, đứng cạnh các binh sĩ khác, không dámkhóc thành tiếng, chỉ cúi đầu chùi nước mắt.

Từhôm đó, Rajiva không tiếp tục truyền pháp nữa, chàng trở nên thâm trầm hơntrước rất nhiều.

Guzangbước vào tháng mười, trời không còn oi bức nữa, sau vài trận mưa, thời tiết trởnên mát mẻ hơn nhiều. Trương Đại Dự bị bắt ở Quảng Võ và bị giải về Guzang. LữQuang xử tội và chém đầu ông ta trong thành Guzang. Cái chết của Trương Đại Dựlà lời cáo chung cho Vương triều Tiền Lương của Trương Quỹ.

Sựkiện lớn nhất trong tháng mười là việc Lữ Quang nhận được tin từ Trường An,rằng Phù Kiên đã bị Diêu Trường sát hại hồi tháng năm. Ông ta kêu khóc thảmthiết, hạ lệnh cho tất cả quan lại và tướng sĩ phải mặc tang phục trong batháng, dân thường khóc tiễn ba ngày. Ông ta còn dựng đàn tế Phù Kiên ở ngoạithành phía Nam, lập tên thụy là Hoàng đế Văn Chiêu, cúng tế suốt ba ngày liền.

Sauđó, trước sự khẩn cầu tha thiết của toàn bộ văn võ bá quan, ông ta quyết địnhban lệnh ân xá khắp vùng. Lập nước, lấy niên hiệu Thái An, tự phong mình là Thứsử Lương Châu, Hộ Khương hiệu úy, không lâu sau, tự xưng là Lương ChâuMục, chính thức trở thành Vua một phương. Luận công luận thưởng, Đỗ Tấn giữcông đầu, được phong làm Phò quốc tướng quân, Thái thú Vũ Uy, Võ thủy hầu.Những người khác cũng đều được sắc phong, Đoàn Nghiệp được phonglàm Trước tác lang, chuyên phụ trách giấy tờ văn bản.

Rajivavẫn được Lữ Quang giữ bên mình, đóng vai một mưu sĩ. Ông ta chỉ coi chàng nhưmột thầy bói, lúc hứng lên thì hỏi vài ba quẻ, không có hứng thì lạnh nhạt, thờơ. Rajiva vốn là người ngay thẳng, không chịu cúi luồn bợ đỡ, thấy việc chướngtai gai mắt chàng không ngần ngại lên tiếng. Chàng và Lữ Quang đã nhiều phen xôxát vì bất đồng quan điểm. Chàng đề nghị được tới bất cứ chùa nào ở Guzang tụtập, nhưng Lữ Quang vẫn một mực từ chối.

Thựcra, Lữ Quang giam lỏng Rajiva chỉ vì lo ngại chàng truyền pháp trong quân sẽgây dựng được uy tín, hoàn toàn không phải vì ông ta muốn lắng nghe ý kiến củachàng. Bởi vì bản thân ông ta là một kẻ cố chấp, không chịu nghe ai và luônnghi ngờ quần thần, ưa dùng bạo lực. Tuy không muốn can thiệp đến việc triềuchính của Lữ Quang, nhưng mỗi khi ông ta đưa ra quyết sách sai lầm, Rajiva vẫnra sức ngăn cản. Kết quả của những lời can gián này thế nào, không cần đoáncũng có thể biết được. Lâu dần, Rajiva nguội lòng, không màng đến nữa. Có điều,những tháng ngày vô vị đi theo Lữ Quang khiến Rajiva chán chường cực độ.

Lúcrảnh rỗi, Rajiva thường tha thẩn đi hết ngôi miếu này đến ngôi chùa khác trongthành phố, và cảnh tượng chàng được chứng kiến khiến chàng ngao ngán lắc đầu.Nơi đây không có sự phân chia rõ ràng các giáo phái. Trong chùa, người ta thờchung cả Phật Thích Ca Mâu Ni và Thái Thượng Lão Quân, hòa thượng, đại sĩ khôngphân biệt. Còn nhớ một mẩu chuyện cười thời Thập lục quốc kể rằng. Vua nước NamYên là Mộ Dung Đức đang lúc băn khoăn không biết nên tấn công thành nào, đã mờimột hòa thượng gieo một quẻ bói bằng Chu dịch.

Rajivachỉ hỏi sơ vài câu đã biết những người này chẳng phải hòa thượng cũngkhông phải đạo sĩ, đều là những kẻ giả danh, bọn họ không hiểu gì về Phật pháp.Ngay cả đại danh của Rajiva cũng lờ mờ không rõ. Lại nhớ, trên đường đếnGuzang, mỗi khi tiến vào một tiểu quốc ở Tây vực, dân chúng lại chen nhau rađường đón chào nhiều giờ liền, chỉ vì muốn được chiêm ngưỡng dung mạo củachàng. Quốc vương các nước đó cung kính tiếp đón vì muốn mời chàng thuyết giảng Phật pháp. Nhưng khi bước vào hành lang Hà Tây, cảnh tượng đókhông còn nữa. Danh tiếng của chàng không bằng cả tiếng tăm của một vài thầybói chuyên đi đuổi ma dọa quỷ, dối gạt người khác để kiếm cơm. Lương Châu giốngnhư một hoang mạc của tín ngưỡng Phật giáo.

Tôirất mực dịu dàng, mô tả viễn cảnh tươi đẹp để động viên chàng. Tuy không nóira, nhưng tôi biết chàng đang rất hoang mang khi đứng trước “hoang mạc”này, chàng đã phải gắng gượng để kiềm chế nỗi thất vọng mãnh liệt. Rajiva bị épphải sống đời sống thế tục, hàng ngày theo hầu Lữ Quang đúng giờ. Nhưng chàngkiên quyết không để tóc, chàng vẫn mặc y phục của tăng lữ, vẫn thức giấc rấtsớm tụng kinh buổi sáng, buổi tối vẫn chăm chỉ đọc sách để trau dồi trình độtiếng Hán. Phần lớn văn võ bá quan của Lương Châu đều từng theo Lữ Quang Tâychinh, nên hiểu rõ nguyên nhân cuộc hôn nhân của chàng. Bởi vậy không aitò mò hay thắc mắc về cuộc sống của chúng tôi. Khác với những ngày ở Subash, ở đây, chúng tôi không còn bị người ta săm soi, dò xét nữa.
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.