Chương trước
Chương sau
Trong lúc mọi ngườitấp nập, bận rộn thì Rajiva hết đăm chiêu nhìn trời, lại ngồi xuống quan sátđám cỏ hồi lâu, lắc đầu, vẻ lo lắng:

- Mây đen vần vũ, kiếnkéo đàn ra khỏi hang, đêm nay chắc chắn có mưa. Không nên dừng lại ở hẻm núinày, đoàn quân sẽ rối loạn, phải di chuyển đến nơi cao ráo hơn mới được.

Đứng ngồi không yên,Rajiva quyết định đến thuyết phục Lữ Quang, tôi ở lại trong lán thu dọn đồ đạc.Chừng nửa tiếng sau, chàng quay lại, vẻ mặt buồn bã:

- Lữ Quang nóitướng sĩ đã đi nghỉ, không nên làm phiền họ.

Chàng thở dài ngaongán, rồi tròn xoe mắt nhìn tôi:

- Ngải Tình, nàng làmgì vậy?

Tôi tủm tỉm cười, buộcchặt gói hành lý:

- Thu dọn để có thểthoát thân bất cứ lúc nào. Đêm nay sẽ có mưa to, nước sẽ dâng cao hàng mấytrượng trong hẻm núi này.

- Ngải Tình, nàng biếtmọi chuyện, phải không?

Chàng xoay vai tôilại, ánh mắt nghiêm nghị quan sát vẻ mặt tôi. Tôi lè lưỡi tinh nghịch đáp lại.

- Ngải Tình, tính mạngcon người quan trọng hơn hết thảy, sao nàng có thể thờ ơ, thấy chết mà khôngcứu?

Chàng buông tay khỏivai tôi, giọng trách móc:

- Đã biết đêm nay sẽcó mưa to, sao có thể chỉ nghĩ đến bản thân mình được!

Sử sách chép rằng,trận mưa này sẽ nhấn chìm hàng nghìn người, mỗi khi đọc tới đoạn sử này, tôikhông khỏi xót xa. Nhưng… tôi ngập ngừng:

- Rajiva, không phảiem không muốn cứu họ, nhưng em không muốn sự can thiệp của mình sẽ làm thay đổilịch sử. Mỗi người đều có mệnh số của mình. Nếu em…

- Ngải Tình!

Chàng ngắt lời tôi, vẻmặt nghiêm nghị:

- Vậy còn sự xuất hiệncủa nàng thì sao? Một người từ tương lai hơn một nghìn năm sau bước vào cuộcđời ta, nhưng số mệnh của ta vẫn diễn ra đúng như lịch sử đã chép đó thôi.

Chàng ngoảnh đầu nhìnra bầu trời đang dần tối lại ngoài kia, đôi mày thanh tú trĩu nặng:

- Tóm lại, bất luậnkết quả ra sao, ta quyết không mặc nhiên ngồi yên một chỗ. Tính mạng con ngườilà thứ quý giá nhất trên đời, lịch sử chỉ là những lời bình luận của người đờisau, không đáng để ta phải lo sợ.

- Em hiểu rồi.

Tôi gật đầu cả quyết,gạt qua mọi vướng bận, nắm lấy tay chàng:

- Lữ Quang chắc chắnkhông chịu nghe lời chàng. Chúng ta phải tìm một người thấu tình đạt lý. Rajiva, chàng hãy đi gặp Đỗ Tấn, ông ta là người duy nhất trong số các tướng lĩnhcủa Lữ Quang hiểu chuyện. Em sẽ đến từng lán trại, nhắc nhở mọi người đêm naykhông được ngủ, và phải chuẩn bị sẵn sàng để có thể xuất phát bất cứ lúc nào.

Đôi mày thanh tú đãthôi nhíu lại, chàng mỉm cười, gật đầu với tôi:

- Ngải Tình, cảm ơnnàng…

-Chúng ta là vợ chồng kia mà!

Tôinắm lấy tay chàng, cùng bước ra ngoài lán:

-Thay đổi lịch sử thì sao, em chỉ muốn làm những việc mà một con người có lươngtri cần phải làm trong tình cảnh này.

Đúngnhư chúng tôi dự đoán, Lữ Quang bỏ ngoài tai ngay cả lời khuyên can của Đỗ Tấn.Tôi và Rajiva chỉ còncách chia nhau đến từng lán trại nhắc nhở mọi người. Có quá nhiều người, có quánhiều hành lý, và phần lớn họ vẫn còn bán tính bán nghi, chúng tôi phải mất rấtnhiều thời gian và công sức để khuyên giải họ. Cũng may Đỗ Tấn tin lời Rajiva,đã âm thầm truyền lệnh cho các tướng sĩ phải phối hợp với mọi người thực hiệncông tác chuẩn bị.

Lúc tôi bước ra khỏilán trại cuối cùng, đã là nửa đêm, gió rít ầm ầm trong khe núi, cuốn theo đámlá và bụi mù quay tít lên không trung. Khi tôi đang gắng sức lê lết thân thểmỏi mệt rã rời, cắm cúi tránh gió bụi, bước về phía lán trại của mình, trờibỗng trút xuống những hạt mưa lớn như hạt đỗ. Một tia chớp rạch ngang bầu trờiđen kìn kịt phía trước, theo sau là tiếng sấm rền vang. Mưa mỗi lúc một lớn,mỗi lúc một dày, tôi vội vàng, ba chân bốn cẳng chạy về lán trại, nửa thânngười đã ướt sủng. Đúng lúc ấy, một bóng đen bỗng lao đến bên cạnh tôi. Tôi nghethấy tiếng ai gọi mình, là Rajiva. Chàng chạy đến bên, kéo tôi vào lòng, chechắn gió mưa trên đầu tôi. Về đến lán trại, cả hai cùng ướt như chuột lột.Chúng tôi nhanh chóng cởi bỏ quần áo ướt, thay bằng quần áo khô ráo và khoátthêm áo tơi. Tiếng la hét, tiếng ngựa hí bên ngoài dấy động, chỉ trong chớpmắt, sấm chớp ầm ầm, mưa lớn dữ dội cùng trút xuống hẻm núi.

Rajiva đỡ tôi lên xengựa, phu xe và hành lý đều đã sẵn sàng. Nhưng chàng không chịu lên cùng,trong mưa to gió lớn, tiếng chàng hét gọi:

- Nàng đi trước đi, tađến tìm Đỗ Tấn. Phải tìm cách đưa mọi người ra khỏi hẻm núi này, nếu không, mưalớn gây ra lũ quét, nơi này không có chỗ náu thân, mọi người nguy mất.

Tôi không chịu, đòi đicùng chàng, nhưng chàng kiên quyết không cho tôi xuống xe:

- Hãy nghe lời ta,nàng không được dầm mình quá lâu trong mưa, sẽ ốm mất. Nàng đi theo ta, chỉthêm vướng chân vướng tay, ta sẽ về ngay sau khi gặp được Đỗ Tấn.

Chàng căn dặn phu xevài câu rồi vội vàng chạy đi. Xe ngựa lăn bánh được một lúc, tôi bỗng nghe thấytrong chuỗi âm thanh ồn ào, hỗn loạn, có tiếng phụ nữ kêu khóc. Nhìn ra bênngoài, tôi nhận thấy hàng ngũ của các nhạc công, vũ công và thợ thủ công đangrối như canh hẹ. Họ không có kỷ luật như quân đội, lại không có người chỉ huy,nên xe ngựa và lạc đà trở nên hỗn loạn, chặn đường thoát ra khỏi hẻm núi của cảđoàn. Tôi nhảy ra khỏi xe ngựa, vung tay kêu gọi mọi người không nêncuống quít. Tiếng tôi không át được tiếng ngựa hí, tiếng người khóc, tiếng sấmtiếng mưa hỗn độn ấy. Trong lúc rối trí, tôi bèn lôi trong người ra chiếc đènpin, bật đèn, giơ cao lên. Luồng ánh sáng tập trung và ổn định ấy quả nhiên đãcó tác dụng khiến mọi người trật tự hơn. Tôi vốn rất nâng niu chiếc đèn pinnày, không nỡ sử dụng vì sợ sẽ hết pin. Nhận thấy tình trạng nguy cấp và trờitối đen của đêm nay, tôi mới lôi ra dự phòng và bây giờ, đã đến lúc phải dùngđến nó.

Tôi hô hào mọi ngườikhông nên chen lấn, mà phải xếp thành hàng ngũ, lần lượt bước đi theo hướng ánhsáng trên tay tôi, người chỉ huy của mỗi đội phải tách ra để hướng dẫn mọingười. Tôi là viên cảnh sát giao thông trong đêm mưa, chỉ huy thông đường suốtmột giờ đồng hồ, cuối cùng thì đội nghệ nhân cũng ra khỏi hẻm núi. Tiếp theo làđội lạc đà gồm những con lạc đà to lớn cõng trên lưng của cải mà Lữ Quang vơvét ở Khâu Từ. Dầm mình trong mưa quá lâu, chiếc áo tơi của tôi không thể chốngchịu nổi, quần áo vừa thay đã ướt sũng, toàn thân tôi lạnh cóng, tê dại. Haicánh tay thay phiên nhau nâng cao chiếc đèn pin, tay này vừa đưa lên, tay kiađã cuống cuồng đặt vào miệng, hà hơi sưởi ấm, nhưng chẳng ăn thua.

Tôi rét tới mức sắpmất hết cả cảm giác, hai hàm răng va vào nhau lập cập, tiếng chỉ huy đã khôngcòn được rõ ràng liền mạch như trước nữa. Nhưng nếu tôi bỏ đi, hàng ngũ sẽ rốilên mất. Đội quân đi đầu và đội quân ở giữa của Lữ Quang vẫn mắc kẹt trong hẻmnúi, đội quân nhu và lương thực cồng kềnh này trở thành gánh nặng phiền toáicủa cả đoàn. Nếu không nhanh chóng đưa họ ra khỏi đây, đại đội phía sau sẽ bịkẹt lại trong hẻm núi và bị lũ cuốn trôi. Tôi giẫm chân trong bùn lầy, giày vảingấm nước từ lâu, bàn chân buốt giá. Tôi run cầm cập, cắn chặt răng, tiếp tụcsoi đèn chỉ huy đoàn quân.

Đúng vào lúc tôi cảmtưởng như mình sắp ngất đi vì cóng, bỗng tôi nghe thấy tiếng ai đó gọi mình.Căng mắt giữa mù mịt đêm tối, gắng sức nhận biết những chiếc đèn lồng đang lắclư chuyển động, khi họ đến gần tôi mới nhận ra toán người đang tiến về phíamình giữa màn mưa dày đặc, đi đầu là Rajiva và Đỗ Tấn.

Rajiva lao đến, kiểmtra quần áo trên người tôi, đặt tay lên trán tôi, rồi không nói không rằng,bồng tôi lên, lao như bay về phía xe ngựa. Tôi muốn nói với chàng tôi khôngsao, nhưng khi chạm phải khuôn ngực ấm áp của chàng, tôi mới nhận ra mìnhđã lạnh cóng tới mức sắp mất hết sinh khí.

Chàng bế tôi vào trongxe, dặn dò phu xe đứng bên ngoài chờ và không cho phép bất cứ ai bước vào. Sauđó, cởi bỏ y phục của tôi, lấy ra bộ đồ mùa đông dày nhất đắp lên người tôi.Chàng cũng trút bỏ y phục của mình rồi len vào, áp sát người chàng vào thân thểtôi, hai tay cuống cuồng chà xát cánh tay tôi.

Trong vòng tay ấm ápcủa chàng, cơ thể tôi dần ấm lại. Thấy thân nhiệt tôi đã hồi phục, chàng giúptôi thay bộ y phục mới, ánh mắt ngập tràn niềm thương xót và trách móc, nhưng chàng không nói gì cả. Tôi được quấn trong những lớp quần áo dầy cộm, hệtnhư một chú gấu Bắc Cực. Nhận thấy chân tay tôi đã ấm áp trở lại, chàng khoácáo tơi ra ngoài, nhưng chỉ một lát sau đã trở lại. Chàng nói rằng, người của ĐỗTấn đã tiếp quản công việc chỉ huy, bây giờ đến lượt chúng tôi khởi hành.

Xe ngựa của chúng tôilăn bánh vượt ra khỏi hẻm núi, một đội quân chỉ huy đang áp dụng phương phápcủa tôi, giơ cao những đèn lồng trên tay, Đỗ Tấn đứng bên miệt mài chỉ đạo.Hàng ngũ trở nên trật tự và kỷ luật hơn, tôi yên lòng, thiếp đi trong vòng tayRajiva.

Tôi nhảy ra khỏi xe ngựa,hé mắt nhìn bầu trời đã hửng nắng, những tia sáng chói chang chầm chậm đổ xuốngmặt đất. Ngoài con đường sình lầy dưới chân, xung quanh tôi hầu như không cònchút dấu vết nào của trận bão đêm qua. Chúng tôi nghỉ ngơi trên một gò cao, đưamắt nhìn, chỉ thấy cảnh tượng bề bộn, lộn xộn khắp nơi. Người, ngựa, lạcđà đều nhuốm bùn lầy. Binh lính và người hầu không có xe ngựa để nghỉ ngơi,người nằm người ngồi ngả ngốn, say giấc. Suốt đêm không ngủ, ai nấy đều mỏimệt, không còn sức dựng trại nữa.

Rajiva cũng xuống xe,đến bên tôi, cùng tôi xem xét mọi thứ. Sau khi thoát khỏi hẻm núi, chúng tôidựa vào nhau, chợp mắt một lát trong xe ngựa. Một toán người đang hướng về phíachúng tôi, dẫn đầu là người đàn ông cao lớn, mặc áo giáp, để râu quai nón,gương mặt nhuốm vẻ mỏi mệt, chính là Đỗ Tấn.

Ông ta bước tới trướcmặt chúng tôi, hai tay chắp lại kiểu nhà binh, trịnh trọng cúi chào. Chúng tôivội vàng đáp lễ:

- Công đức to lớn củapháp sư và công chúa đã cứu hàng vạn người, Đỗ Tấn không biết lấy gì báo đáp! -Đỗ tướng quân xin đừng nói vậy. Đó là bổn phận của vợ chồng ta.

Rajiva chắp tay thilễ, điềm đạm đáp lời.

- Đỗ tướng quân, tìnhhình thương vong ra sao?

Tôi nóng lòng gặnghỏi, nhưng vẫn không khỏi bồn chồn vì sự can thiệp hơi thái quá của mình.

- Nhờ phúc của pháp sưvà công chúa, chỉ có đội quân phía cuối không rút khỏi hẻm núi kịp thời, bị lũnhấn chìm, thương vong vài nghìn người.

Tôi sững sờ. Tôi đãgắng hết sức mình, đã cảnh báo mọi người, đã áp dụng các biện pháp giải tỏa áchtắc giao thông của thời hiện đại, nhưng kết quả vẫn không khác với nhữnggì sử sách ghi chép: “Vài nghìn người chết”. Vậy nếu tôi thờ ơ, bỏ mặc tất cả,số người chết sẽ là bao nhiêu?

- Không bị tổn thấtquá nhiều, đó là điều may mắn!

Có lẽ vì nhận thấy vẻmặt u ám của Rajiva, Đỗ Tấn tiếp lời:

- Từ lúc trời đổ mưa,đến khi xảy ra lũ quét, chỉ chừng hơn một canh giờ. Thiên tai ập đến bất ngờ,lại vào lúc đêm khuya. Nếu mọi người đều đã an giấc, hậu quả sẽ thật khônlường, chắc chắn số người thiệt mạng không chỉ vài nghìn người. Và có lẽ, ngaycả chúng ta cũng sẽ bỏ mạng tại hẻm núi này. May mắn thay, pháp sư là ngườithông tỏ thiên cơ, công chúa không quản ngại mệt nhọc thông báo cho mọi ngườicảnh giác, nên chúng ta mới có thể thoát khỏi hẻm núi nhanh như thế.

Rajiva đưa mắt về phíahẻm núi, nơi mà mới đây chúng tôi vừa trải qua cơn ác mộng kinh hoàng, vẻbi ai đè nặng lên gương mặt chàng. Chàng thở dài ảo não, hai tay chắp lại, váiĐỗ Tấn một vái:

- Đỗ tướng quân, xincho phép ta được tụng kinh siêu độ cho người gặp nạn khi ngài chôn cất họ.

- Pháp sư quả là bậccao tăng tài trí, đức độ, ta muôn phần kính phục! Sau này, nếu có bất cứ việcgì pháp sư cần sai bảo, Đỗ Tấn nguyện không từ nan.

Đỗ Tấn đột nhiên chắptay lại, gập nửa người cúi mình trước Rajiva, nghi lễ long trọng ấy khiến chúngtôi giật mình. Rajiva vội bước đến đỡ ông ta dậy.

- Xin hỏi, đêm quacông chúa đã sử dụng loại đèn gì mà có thể chiếu sáng rất xa, ánh sáng lại tụlại thành chùm và có thể di chuyển tùy ý?

Đỗ Tấn cúi đầu hành lễvới tôi:

- Đêm qua hàng ngũ bịrối loạn, may nhờ công chúa chỉ huy hợp lý, nếu không lạc đà chắn đường, đoànquân chắc chắn sẽ bị chậm lại cả canh giờ. Công chúa là người có công lao lớnnhất.

- Tôi… Tôi ấp úng, nãobộ căng như dây đàn.

- Đó là lễ vật do quốcvương nước Kangju tặng cho Đức vua của ta, nghe nói có nguồn gốc từ Daquin từcực Tây. Đức vua chỉ có một chiếc đèn duy nhất và đã tặng cho công chúa.

Tôi liếc nhìn, thấychàng hoàn toàn thản nhiên. Tôi đành tát nước theo mưa:

- Đúng vậy, chỉ có mộtchiếc duy nhất trên đời, tiếc là đêm qua dầm mưa quá lâu, đã hỏng rồi.

Đèn pin bị hỏng là sựthật.

Đỗ Tấn tỏ ra nuốitiếc, nói thêm đôi câu rồi xin phép đi sắp xếp việc dựng trại.

Tôi thở phào nhẹ nhõm,lén kéo áo chàng:

- Chàng không đượcphép nói dối kia mà! Chàng nhìn tôi, điềm tĩnh đáp: - Nếu nói đó là vật dụngcủa một nghìn năm sau, càng dễ khiến ông ta nghi ngờ hơn.

Ánh mắt nghiêm nghị,lạnh lùng của chàng chiếu đến tôi, tôi vội vàng giơ hai tay lên đầu:

- Em xin lỗi, từ nayem không dám nữa! Sẽ không bao giờ để người khác trông thấy bất cứ đồ dùng gìcủa tương lai nữa.

Chàng thở dài, nắm lấycánh tay đang giơ cao của tôi, ánh mắt ngập tràn yêu thương:

- Ta không trách nàngchuyện đó. Phàm việc gì cũng cần cân nhắc nặng nhẹ, với tình hình như đêm qua,nàng dùng chiếc đèn đó là đúng. Nhưng, đêm qua nàng bất chấp sức khỏe của bảnthân, thiếu chút nữa đã đổ bệnh vì lạnh cóng, nàng có biết chồng nàng lo cho nàng đến thế nào không?

Tôi ngẩn ngơ một hồi,sau đó mỉm cười. Chồng ư? Đây là lần đầu tiên chàng xưng hô như vậy, tôi thấylòng mình ấm áp lạ kỳ.

- Nàng vẫn còn cườiđược à!

Chàng giận dỗi, cốcnhẹ vào trán tôi. Khi chàng còn nhỏ, tôi là người thường xuyên cốc vào cái đầutrọc lóc của chàng, sao bây giờ lại đổi vị trí thế này? Định càu nhàu vài câu,bỗng thấy vẻ mặt âu lo của chàng hướng về phía tôi:

- Nếu chẳng maynàng đổ bệnh, Lữ Quang sẽ không vì nàng mà trì hoãn việc hành quân. Đường đigập ghềnh, trắc trở, thuốc men thiếu thốn, nếu lỡ bệnh tình trầm trọng…

Chàng đột nhiên ngừnglại, nét mặt hiển hiện nỗi sợ hãi tôi chưa từng thấy bao giờ, nhìn tôi đầy bithương:

- Nếu ở đây chẳng thểchữa lành, ta e là chỉ còn cách để nàng trở về với thời đại của nàng…

Tim tôi đập thìnhthịch và tôi lập tức hiểu ra nỗi sợ hãi của chàng. Lời sếp văng vẳng trong đầutôi, đột nhiên, tôi thấy mình sợ hãi hơn cả chàng. Tôi hắng giọng, trấn áp vàxua tan những điều tôi không muốn nghĩ tới, ngước nhìn đôi mắt sâu hun hút củachàng, trịnh trọng đưa tay lên, thề rằng:

- Chàng yên tâm, emhứa sẽ tự chăm sóc cho bản thân. Vì chàng, em thấy yêu quý bản thân mình hơnbao giờ hết. Tấm thân này không phải chỉ thuộc về em, mà nó còn là của chàngnữa.

Vành môi chàng hơicong lên, nụ cười rạng rỡ, chàng kéo cánh tay tôi xuống:

- Chúng ta cùng đi xemxét tình trạng thương vong nào.

Chàng dịu dàng dắt taytôi đi, gió xuân lướt qua lớp áo cà sa của chàng, ánh mặt trời rực rỡ đổ lênvai chàng những chùm sáng tinh khôi. Tôi ngắm trộm vầng trán thanh tú củachàng, không nén nổi nụ cười hạnh phúc, đan tay vào tay chàng, cùng chàng bướcđi.

Chúng tôi nghỉ ngơihết ba ngày mới lên đường. Rất nhiều người trong số hàng nghìn người thiệt mạngấy đã bị nước lũ cuốn trôi, không tìm được thi thể, chỉ tìm và vớt được mộtphần ba, binh lính đào một hố chôn lớn, đặt tất cả xuống và lấp đất. Họ đã mấtđi mạng sống chỉ vì sự ngu xuẩn và cố chấp của Lữ Quang, vậy mà ngay cả bia mộcũng không có. Rajiva bận rộn suốt ba ngày, vì chàng kiên trì tụng kinh siêu độcho từng nạn nhân một. Giờ đây, mỗi khi nhìn thấy Rajiva, Lữ Quang lại sa sầmmặt mày và né tránh, có lẽ vì xấu hổ.

Ba ngày sau, chúng tôilại tiến vào hẻm núi bi thảm đó, cả đoàn người bước đi lặng lẽ, chỉ có tiếngbước chân và tiếng vó ngựa, tiếng lục lạc lanh canh vang động giữa khe núi.Trên cao, ánh mặt trời vẫn chiếu rọi rực rỡ. Hàng nghìn con người đã trở thànhnhững linh hồn chỉ trong một đêm, nhưng liệu có ai, có ai sẽ nhớ tới họ?
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.