Những môn phái tiên đạo không cần phải dùng những thứ vàng bạc châu báu nơi nhân gian nhưng vẫn cần có thứ để giao dịch, năm đó từng có một vị đại yêu tên là Cáp Thập Nhất, lấy được long khí của thiên tử, trải qua mấy đời cuối cùng cũng có thể thâu tóm cả Trung Thổ, tạo nên một vương triều hoa lệ thịnh thế, và rồi đệ nhất yêu quái ở Trung Thổ đã leo lên được hoàng vị, sau vương triều hoa lệ ấy thì không còn yêu quái nào đăng cơ hoàng vị nữa. Vị đại yêu này nghe theo lời nói của một vị đạo nhân mà tạo ra một thứ tên là Phù Tiền.
Để người tu đạo phong ấn pháp thuật vào bên trong như một lá búa rồi xếp thành hình đồng tiền, bên ngoài có tám cạnh, phân thành tám đẳng.
Tám đẳng của Phù Tiền được phân chia dựa thao cảnh giới của tám tầng luyện khí.
Tên là: Thai Tiền, Khiếu Tiền, Cảm Tiền, Sát Tiền, Cương Tiền, Đan Tiền, Đạo Tiền và Cướp Tiền, đối ứng với từng bậc là cảnh giới của tám tầng luyện khí. Một viên Thai Tiền thấp nhất chỉ cần có chân khí thai động tu vi, chỉ cần dành dụm tích cóp mấy ngày là có thể có được một viên Phù Tiền đáng giá này rồi.
Có rất nhiều môn đạo tu tập pháp thuật dưới gầm trời này, phân tầng cao thấp cũng có sự khác biệt lớn, cho nên lúc đầu không thống nhất được giữa các loại Phù Tiền, vô cùng lộn xộn.
Mãi cho tới đời cháu thứ bảy của Cáp Thập Nhất, Cáp Thiên Luân đương triều thì mới định ra chế thức của Phù Tiền, lấy pháp thuật hệ Hỏa làm tông lưu, chia làm tám đẳng, loại Phù Tiền thấp cần phải có một đạo pháp cấm chế chín lớp, như vậy có thể suy ra, loại Phù Tiền hàng tối cao phải xuất ra được một đạo pháp cấm chế tận bảy mươi hai lớp, giữa mỗi loại Phù Tiền, giá trị chênh lệch gấp mười.
Về sau vương triều gấm hoa sụp đổ, một triều đại khác thay thế, nhưng cũng sử dụng chế thức Phù Tiền mà Cáp Thiên Luân lập nên, chỉ là đổi thành một loại pháp thuật giác. Như thời này là dùng Tiểu Chư Thiên Vân Cấm Chân Pháp để luyện chế Phù Tiền, gọi là Mây Tiền. Mặc dù các phương pháp sử dụng pháp lực của các đời là không giống nhau nhưng uy lực lại bằng nhau cho nên Phù Tiền của thời trước vẫn có thể sử dụng được, có điều một khi pháp lực ấn chứa bên trong Phù Tiền này đã được kích phát thì Phù Tiền sẽ lập tức tiêu tán, không thể sử dụng tiếp được nữa, vì thế mà những Phù Tiền thời trước càng lúc càng mất dần đi, càng ngày càng thấy ít xuất hiện.
Các thời đại của Trung Thổ, Phù Tiền được triều đình công nhận thì gọi là quan tiền, còn đối với những môn đạo sử dụng pháp thuật thì lại gọi Phù Tiền là tạp tiền. Bình thường những Phù Tiền dùng pháp thuật để tạo ra thì thường thường phải cần hai ba viên mới làm ra được một quan tiền nhưng có một số người uy lực pháp thuật phi phàm, vượt xa khỏi pháp thuật thông thường thì giá trị tạo ra sẽ cao hơn một chút.
Đương thế ít có người tu luyện tới cảnh giới Đan Thành trở lên, vậy nên những Phù Tiền được lưu thông cao nhất cũng chỉ là Đan Tiền, thỉnh thoàng có Đạo Tiền, Cướp Tiền thì đều là được lưu truyền từ thời thượng cổ, vô cùng trân quý, không phải là thứ mà những loại Phù Tiền khác có thể mang ra để trao đổi.
Lúc đầu người tu đạo trong thiên hạ không cần tiền tài, không màng ham muốn vật chất xa hoa nhưng Phù Tiền này lại có hai công dụng rất lớn.
Một là bất cứ loại Phù Tiền nào cũng đều có thể phát ra một loại pháp thuật, ngay cả người bình thường cũng có thể vận dụng, chỉ cần có xuất thân giàu có, tích cóp mấy vạn Phù Tiền thì cho dù pháp lực rất thấp cũng không sợ có kẻ thù đến gây hấn. Cùng lắm thì ném ra vạn Phù Tiền là hơn vạn đạo pháp sẽ tung ra, dù rằng có bao nhiêu kẻ địch lợi hại đi chăng nữa cũng đều bị giết sạch.
Mà Phù Tiền còn có một tác dụng khác nữa, đó là lúc những người tu đạo đang tu luyện đạo thuật, tế luyện pháp khí, nếu pháp lực không đủ thì có thể lấy Phù Tiền ra, lấy pháp lực được phong ấn trong nó để xông quan, cho nên nó còn có một tên gọi khác là “Tiền lót đường”.
Bởi vì hai công dụng lớn này mà nó có tác dụng rất lớn đối với những người tu đạo cho nên được lưu thông trong thiên hạ, trở thành tiền tệ thông hành giữa những người trong tiên đạo. Sau khi có Phù Tiền, người trong tiên đạo có thể dùng để giao dịch hàng hóa, cho nên hai đời đế vương Cáp Thập Nhất với Cáp Thiên Luân có thanh danh rất lớn, từ xưa đến nay được xưng làm Thánh Vương, rất được tôn sùng.
Bốn mươi tám kiện chí bảo tiên thiên Thuần Dương.
Thứ nhất, Chúng Diệu Chi Môn, sinh ra ba ngàn đại đạo Tiên Thiên Linh Vật, là tổ nguyên của mọi loại trí tuệ, khi tân vũ trụ vừa mở ra thì món chí bảo tiên thiên Thuần Dương được đản sinh đầu tiên chính là nó.
Thứ hai, Huyền Tấn Môn, sinh ra mọi linh thức Tiên Thiên Linh Vật, là khởi nguyên của mọi loại ý thức, khi tân vũ trụ vừa mở ra thì nó chính là món chí bảo tiên thiên Thuần Dương thứ hai.
Thứ ba, Thái Hư Chi Môn, sinh ra hư không, khai sáng ra mọi loại hư không, khi tân vũ trụ được mở ra, Thái Hư Chi Môn này chính là món chí bảo tiên thiên Thuần Dương thứ ba.
Thứ tư, Nguyên Thủy Chi Môn, sinh ra vũ trụ vật chất Tiên Thiên Linh Vật, là tổng nguyên của mọi loại vật chất, khi tân vũ trụ được mở ra, nó là món chí bảo tiên thiên Thuần Dương thứ tư.
Khi tân vũ trụ vừa mới được mở ra thì cả bốn tòa môn hộ này cũng nhau xuất hiện, diễn hóa mọi chuyện, thúc đẩy vạn vật sinh trưởng, Chứng Thành Tạo Hóa chính là nắm giữ được cả bốn tòa môn hộ này. Nếu như trong vũ trụ ở đâu thiếu tứ đại môn hộ này thì nguyên thần Chứng Thành Tạo Hóa sẽ không được viên mãn, chỉ có thể lại mở vũ trụ thêm một lần nữa rồi diễn hóa bốn tòa môn hộ này.
Thứ năm, Đại Thiên Thế Giới Kính, diễn hóa ra hệ tham chiếu cho vũ trụ.
Thứ sáu, Ba Mươi Ba Ngàn Bảo Kính, diễn hóa ra ngày đầu tiên trong Âm lịch.
Thứ bảy, hai mươi bốn Chư Thiên Bảo Kính, diễn hóa ra những nguồn khác trong vũ trụ.
Thứ tám, Cửu Tiêu Bảo Kính, diễn hóa ra sự tổng hòa cho vũ trụ.
Thứ chín, Thiên Hoàng Kính, diễn hóa ra sự hư thực.
Ngũ đại bảo kính này có thể diễn thử cảnh vũ trụ bị hủy diệt, có thể đặt vũ trụ vào trong quỹ tích vận hành hoàn mỹ nhất, phòng ngừa nguy cơ hủy diệt ập đến. Nếu như thiếu ngũ đại bảo kính này, vũ trụ sẽ hướng thẳng tới đường diệt vong.
Thứ mười, Tam Hoàng Kim Phù.
Thứ mười một, Ngũ Đế Long Phiên.
Thứ mười hai, tiên thiên thanh khí Hà Đồ Lạc Thư, Thánh Đức chi bảo (khí vận)
Mười ba, Thái Sơ tử khí, là một chiếc đỉnh Hóa Thần, được xưng danh là Phúc Đức chi bảo, nếu như mang theo chiếc đỉnh này bên mình thì vĩnh viễn không phải gặp vận rủi (mạt vận)
Mười bốn, Huyền Hoàng chi khí, tháp Thiên Địa Huyền Hoàng Linh Lung, tháp Thiên Địa Huyền Hoàng Linh Lung Xá Lợi, Công Đức chia bảo (sát vận).
Mười lăm, Thái Tố Bạch Khí, là chiếc cờ Thái Tố Luyện Hình, Âm Đức chi bảo (đoạn vận)
Mười sáu, chuông Âm Dương Thái Cực, Đạo Đức chi bảo (kiếp vận)
Tiên thiên ngũ thái cũng có lúc có thể diễn hóa thành chí bảo Thuần Dương, ví dụ như tiên thiên thanh khí có thể diễn hóa thành Hà Lạc thiên thư, cũng có thể thành Thiên Địa Huyền Điển, âm dương nhị khí có thể diễn hóa thành chuông Ấm Dương Thái Cực, cũng có thể biến thành Thái Cực Đồ, chỉ là cấu tạo với hình dáng là khác nhau thôi chứ về bản chất thì là một dạng.
Mười bảy, tấm bia Tiên Thiên Vô Cực ( là nguyên thần mà chín món Thuần Dương dung nhập lại, có thể liệt vào hàng bất hủ, được xưng là Bất Hủ Nguyên Thần, có thể biết được quá khứ tương lai, thôi diễn ra được sự biến hóa của mọi loại pháp thuật).
Mười tám, mười tám đến hai mươi là Ngũ Hành chi bảo.
Mười chín.
Hai mươi.
Hai mươi mốt.
Hai mươi hai.
Hai mươi ba, từ hai mươi hai đến ba mươi hai là Thập Đại Động Thiên chi bảo, danh mục bất định nhưng công năng thì tương tự.
Hai mươi bốn,
Hai mươi lăm.
Hai mươi sáu.
Hai mươi bảy.
Hai mươi tám, Nguyên Cổ Kim Tha.
Hai mươi chín.
Ba mươi.
Ba mươi mốt.
Ba mươi hai.
Ba mươi ba, đỉnh Sơn Hà (Na Di Hư Không),có thần pháp của Cửu Đỉnh Âm Dươn Na Di Hư Không, thấn cấm của bốn đạo tiên thiên.
Ba mươi bốn, Luân Hồi Bàn.
Ba mươi lăm, Sinh Tử bộ.
Ba mươi sáu.
Ba mươi bảy.
Ba mươi tám.
Ba mươi chín.
Bốn mươi.
Bốn mươi mốt.
Bốn mươi hai.
Bốn mươi ba.
Bốn mươi bốn.
Bốn mươi lăm, Cổ Tượng Bảo Kính có thể nghịch chuyển thời gian, có thể khiến cho bất cứ kẻ địch nào cũng phải lui về cảnh giới của mấy trăm ngàn năm trước, dù chỉ trong một chớp mắt thôi nhưng cũng đủ để tôn nguyên đạo nhân có thể thừa cơ đánh giết hoặc là trấn áp kẻ địch.
Bốn mươi sáu.
Bốn mươi bảy.
Bốn mươi tám.
Bốn mươi chín, Án Chiếu Thiên Mệnh, là món chí bảo tiên thiên Thuần Dương cuối cùng, định cuộc tranh vị của mười tám món chí bảo Thuần Dương, mỗi một món đều có mười tám phân thân. Người nào có thể gom góp đủ mười tám phân thân đầu tiên thì có thể có được tiên thiên Thuần Dương, món chí bảo tiên thiên Thuần Dương này mà xuất thế thì không có món chí bảo tiên thiên Thuần Dương nào có thể xuất thế được nữa.
Kinh Sơn Hài.
Là tiên căn Thuần Dương, có thể biến mọi loại pháp bảo tăng lên cảnh giới Thuần Dương.
Tái bút: chí bảo Thuần Dương ở tân vũ trụ với vũ trụ cũ không hoàn toàn tương đồng với nhau, bốn tòa môn hộ không thay đổi, ngay cả trình tự cũng không đổi, ngũ đại bảo kính cũng hầu như không thay đổi. Tam Hoàng kim phù với Ngũ Đế long phiên thì không nhất định luôn luôn tồn tại trước Tiên Thiên ngũ thái. Ngũ Hành chi bảo với Thập Đại động thiên chắc chắn có vị trí nhưng hình thái với trình tự lại không nhất định. Sau khi sinh Tử Bộ rồi thì ngay cả vị trí cũng không chắc chắn, cho nên mới không giải thích, tránh việc đưa ra quá nhiều thiết lập khiến mọi người nhìn mà choáng váng.
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải. Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]