🔔 Tham gia cộng đồng đọc truyện online trên Telegram:  https://t.me/+_tC4EYqfkw83NTE1
Chương trước
Chương sau
Khất đại phu, Trưng Nhị về tới Dương-bình quan vào buổi trưa. Quần hùngLĩnh Nam tụ họp đầy đủ. Người người đều có vẻ mệt mỏi. Có lẽ họ vừa trải qua một cuộc hành trình khẩn cấp dưới tuyết về đây hội họp. HoàngThiều-Hoa mặt tái nhợt ngồi bên cạnh Đào Kỳ, Phương-Dung. Ngoài ra cònthấy có đám anh hùng Thiên-sơn như Công-tôn Khôi, Công-tôn Thiệu, ĐiềnSầm, Triệu Khuôn, Tạ Phong v.v... Tất cả đang ngồi uống trà. Thấy Khấtđại-phu, Trưng Nhị người đầy tuyết bước vào. Họ đứng dậy hỏi tin tứcNghiêm Sơn.
Hoàng Thiều-Hoa run run hỏi:
– Sư muội Nghiêm đại ca và Phật-Nguyệt đâu?
Trưng Nhị ngồi xuống uống một ly trà cho ấm rồi đáp gọn lỏn:
– Nghiêm đại-ca bị giam ở Trường-an. Còn Phật-Nguyệt có việc phải làm chưa về đây được.
Rồi Trưng Nhị tường thuật chi tiết chuyến đi Trường-an cho quần hùng nghe.
Hoàng Thiều-Hoa ngắt lời:
– Theo sư muội nghĩ, liệu Quang-Vũ có giết Nghiêm đại-ca không?
Trưng Nhị lắc đầu:
– Quang-Vũ là người khôn khéo, không cố chấp. Nếu chúng ta khởi binhphản Hán. Chắc chắn y phải giữ Nghiêm đại-ca để điều đình. ChuyệnQuang-Vũ bắt Ngiêm đại-ca chưa lộ ra ngoài. Sư muội Phật-Nguyệt vớiThứ-sử Nam-trịnh Đô Thiên đang phục kích bắt sứ giả của Quang-Vũ, hầu đề phòng y truyền chiếu chỉ đến Ngô Hán, Đặng Vũ, Mã Viện. Dù các sứ giảcó thoát được lưới của Thứ-sử Nam-trịnh với Phật-Nguyệt, chúng ta cũngcòn chán thì giờ để hành động
Ngưng một lát Trưng Nhị tiếp:
– Đối với các đạo Lĩnh-nam, Hán-trung, Kinh-châu, các Thái-thú của LĩnhNam, Ích-châu, Đông-xuyên, Tây-xuyên, Trường-an, Tây-lương thì Nghiêmđại-ca vẫn còn là Lĩnh-nam vương thống lĩnh binh mã. Vì vậy chúng tadùng binh phù của Nghiêm đại-ca, đem quân phản Hán.
Phương-Dung quyết định:
– Phải cẩn thận, Nghiêm đại-ca tuy là Lĩnh-nam vương song các vùngKinh-châu, Hán-trung, Tây-lương, Trường-an vẫn do Mã Viện, Ngô Hán, Đặng Vũ thống lĩnh trực tiếp. Chỉ có đất Lĩnh Nam là ta nắm được mà thôi.Vậy đối với Lĩnh Nam chúng ta sai Thần-ưng đem thư cho Long-biên hầu Lưu Nhất-Phương cùng các thái-thú, đô-úy, đô-sát giữ vững địa phương. Chuẩn bị quân mã chống cự nếu Quang-Vũ cử binh đến, còn những vùng đấtĐông-xuyên, Tây-xuyên, Ích-châu, Kinh-châu chúng ta giả lệnh Ngiêm đạica nắm lấy binh quyền loại Ngô Hán, Đặng Vũ, Mã Viện. Những thành trì đó giao cho Thục.
Nam-hải nữ hiệp hỏi Công-tôn Tư:
– Công-tôn thái tử, bây giờ chúng ta làm việc chung, không biết người của thái-tử có nghe theo chúng tôi không?
Công-tôn Tư khẳng khái:
– Các vị anh hùng Lĩnh Nam phản Hán, chiếm đất để làm gì, nếu không phải trao cho chúng tôi? Vì vậy tôi quyết trên từ phụ-hoàng xuống đến cáctướng đều sẵn sàng tuân lệnh sư bá.
Khất đại phu nói:
– Trước kia mọi quyết định do Nghiêm Sơn. Bây giờ Nghiêm Sơn bị bắt rồi, ta phải có người cầm đầu, vậy là ai đây?
Phương-Dung nói:
– Từ cổ đến giờ phàm người cầm đầu cần có đức. Bàn về đức ngoài Tháisư-thúc ta phải kể đến Nam-hải sư-bá. Nhưng Thái sư-thúc là một tiên ông trong cõi trần, người không chịu dính bụi thế gian. Chúng ta đề nghịNam-hải sư-bá làm thủ lĩnh.
Mọi người đều đồng ý.
Nam-hải nữ hiệp khảng khái nhận lời. Bà bảo Vĩnh-Hoa:
– Con vốn thân với Thục lại nhiều mưu lắm mẹo. Con hãy định kế hoạch, còn hành quân phải để Phương-Dung.
Vĩnh-Hoa vâng dạ, thưa:
– Bây giờ chúng ta chia làm ba đạo đánh cho giang sơn nhà Hán nghiêngngửa một phen. Thứ nhất đạo Hán-trung sẽ xuất ra Dương-bình quan qua ngả Hán-trung, chiếm Trường-an. Đạo này chắc chắn gặp đại quân củaQuang-Vũ. Xin sư bá chỉ định người thủ lĩnh của đạo này.
Nam-hải nữ hiệp nói:
– Đạo này do Hoàng Thiều-Hoa thống lĩnh. Còn những người phò trợ thì do cháu đề cử. Vì cháu hiểu nhiều hơn ta.
Vĩnh-Hoa tiếp:
– Đạo Kinh-châu đánh chiếm vùng Giang-nam, Kinh-châu. Xin sư bá chỉ định người cho.
Nam-hải nữ hiệp chỉ Vương Nguyên:
– Xin Vương tiên sinh đảm trách cho.
Vĩnh-Hoa hỏi:
– Còn đạo Lĩnh-nam trước đây là Đào tam lang. Không biết sư bá có thay đổi gì không?
Nam hải nữ hiệp nói:
– Đúng ra cháu Đào Kỳ đủ tài thao lược, làm đại tướng được, cũng tự làmquân sư được. Võ công cháu cao làm chiến tướng cũng được. Nghiêm Sơnthực là người có tài xét đoán. Trong ba đạo quân đạo nào cũng phải cóđại tướng, quân sư, chiến tướng, riêng đạo Lĩnh-nam chỉ có một mìnhcháu. Thế nhưng sự thế bây giờ đổi khác. Cháu là sư đệ Thiều-Hoa.Thiều-Hoa là Lĩnh-nam vương-phi triều Hán. Cháu lại là Trấn-viễntướng-quân, làm việc chung với tướng sĩ Hán đã lâu, mà bắt cháu trở mặtvới họ thực là khó khăn. Vậy đạo Lĩnh-nam để Đinh-hầu thống lĩnh.Đinh-hầu thao lược, tài kiêm văn võ, điều khiển binh tướng đã quen. XinĐinh-hầu nhận cho.
Đinh Đại khẳng khái nhận lời.
Vĩnh-Hoa hỏi Phương-Dung:
– Sư muội, chị chỉ nhiều mưu mẹo, chứ về hành quân thì phi sư muội, không xong. Vậy sư muội điều động dùm chị.
Phương-Dung đem tấm bản đồ treo trước mặt mọi người nói:
– Hiện giờ Quang-Vũ chưa kịp chuyển lệnh cách chức Nghiêm đại ca. Nhưvậy đối với tướng sĩ, quan lại các vùng Ích-châu, Hán-trung, Kinh-châuvà Lĩnh Nam, chúng ta vẫn mượn lệnh của Nghiêm đại ca sai khiến họ. Chỉduy có Đặng Vũ là khó khăn đôi chút vì y là Đại-tư mã có toàn quyềnquyết định điều khiển binh mã. Vậy thì thế này:
– Chúng ta chia quân ra làm ba đạo. Đạo Hán-trung nhanh chóng làm chủmột giải Đông-xuyên, rồi xuất đường Tà-cốc đánh Trường-an. Đến Trường-an tất gặp đại quân của Quang-Vũ.
– Đạo Kinh-châu xuất qua ngã Xuyên-khẩu chiếm chín quận Kinh-châu. Sauđó tiến lên đánh Nam-dương uy hiếp kinh-đô Lạc-dương. Quang-Vũ thấyLạc-dương bị uy hiếp tất đưa quân từ Trường-an về cứu viện kinh đô. Bấygiờ đạo Hán-trung sẽ đuổi theo y.
Phương-Dung hỏi Công-tôn Tư:
– Công-tôn thái-tử, liệu sau khi chiếm Kinh-châu, Hán-trung, Trường-an.Thái-tử có xua quân chiếm Đồng-quan rồi vào kinh-đô Lạc-dương không?
Công-tôn Tư lắc đầu:
– Xin cô nương hiểu cho, Ích-châu đất hẹp, người thưa, địa thế hiểm trở. Nếu chúng tôi thủ thì đến một nghìn Ngô Hán, Đặng Vũ cũng bó tay. Nhưng xuất ra chiếm Trung-nguyên, tướng không hèn, sĩ tốt bền chí, nhưngkhông đủ người trấn đóng. Hơn nữa chúng tôi mới bị đạo Lĩnh-nam làm chohao tổn nguyên khí rất nhiều. Việc chiếm toàn đất Trung-nguyên chưađược. Bây giờ các vị giúp chiếm lại Ích-châu là may rồi. Còn đượcĐông-xuyên, Tây-xuyên, Kinh-châu thêm Trường-an nữa là quá sức. Chúngtôi dừng quân, chỉnh đốn binh mã. Trong ba năm kéo ra Lạc-dương tranhhùng với Quang-Vũ sau.
Phương-Dung gật đầu đồng ý:
– Thái-tử đúng là người hiểu tình thế hơn ai hết.
Nàng tiếp:
– Còn đạo Lĩnh-nam trở về Độ-khẩu. Di chuyển đến Quế-lâm, Nam-hải trấn nhậm ở đấy phòng Quang-Vũ mang quân xuống đánh.
Phương-Dung quay lại nói với Trưng Nhị:
– Sư tỷ Trưng Nhị làm quân sư cho đạo Kinh-châu. Chiếm Kinh-châu xong,xin trả cho Thục. Sư tỷ mượn một đạo binh từ Trường-sa, Linh-lăng đánhxuống Quế-lâm, Nam-hải sau khi gặp đạo Lĩnh-nam thì kéo về Giao-chỉ.
Nam-hải nữ hiệp nói với Công-tôn Tư:
– Hôm trước Khất đại phu, Trưng Trắc họp với các vị chưởng môn pháiThiên-sơn tức Thục-đế. Chúng tôi hứa với nhau tạm chia ba thiên hạ.Chúng tôi chiếm 6 quận Lĩnh Nam, một thước đất của Trung-nguyên cũngkhông đụng đến. Còn Thục giữ Ích-châu, chiếm Tam-xuyên, Kinh-châu. GiữaThục với Lĩnh Nam làm thế ỷ dốc. Nếu Hán mạnh, chúng tôi từ Lĩnh Namtheo đường bờ bể đánh lên Bắc. Còn Thục theo đường Kinh-châu, Trường-anđánh về Lạc-dương. Hiện Thục chưa đủ binh lương chiếm toàn Trung-nguyên. Thục cần ít nhất 3 đến 5 năm chỉnh đốn quân mã, hướng lên Bắc tranhphong với Hán. Ta hãy tạm chia ba thiên hạ như vậy. Sau này Thục đủ lựclượng diệt Hán, đó là chuyện của Thục. Bây giờ chúng tôi giúp Thục chiếm lại đất đai đã mất, chiếm thêm Kinh-châu, Tam-xuyên. Không biếtCông-tôn thái tử nghĩ sao?
Công-tôn Tư là người anh hùng, chàng đứng lên cầm mũi tên, bẻ làm đôi, thề rằng:
– Công-tôn Tư tôi thề giữ lời hứa với các vị anh hùng Lĩnh Nam. Nếu sau này bội ước thì dòng họ Công-tôn sẽ tuyệt tử, tuyệt tôn.
Vĩnh-Hoa tiếp lời:
– Bây giờ thế này đạo Kinh-châu do Vu-Sơn tiên sinh thống lĩnh, TrưngNhị làm quân sư. Các anh hùng Lĩnh Nam sau đây theo giúp: Sư tỷ Hồ Đề,Phật-Nguyệt, Trần Năng và Lại sư bá. Hỗ trợ thêm đội Thần-hổ, Thần-báo.Sau khi chiếm Kinh-châu, anh hùng Lĩnh-nam sẽ dẫn một đạo quân đánh trởxuống vùng Quế-lâm, Nam-hải. Còn Vu-Sơn tiên sinh trấn nhậm vùngKinh-châu để Trường-sa vương Công-tôn Thiệu đánh lên vùng Nam-dương. Đạo này cần hai đội Thần-ngao theo giúp.
Vương Nguyên đứng lên:
– Thưa Nam-hải nữ hiệp, nhị sư huynh Công-tôn Thiệu tước phong Trường-sa vương. Vậy xin nữ hiệp để nhị sư huynh cầm đầu đạo Kinh-châu. Còn tôisẽ phải đi tổ chức lại những địa phương vừa bị chiến tranh tàn phá, hầucó cơ sở vững chắc. Tiến ra chiếm Kinh-sở, Lũng-tây, lui về thủÍch-châu, Hán-trung.
Nam-hải nữ hiệp gật đầu đồng ý.
Sún Lé giơ tay hỏi Phương-Dung:
– Sư tỷ! Trước kia Lục Sún chiến thắng thành Bạch-đế, tại sao bây giờ không được trở về chiến trường cũ?
Vĩnh-Hoa phì cười:
– Các Sún chỉ huy Thần-ưng phải chiến đấu ở mặt trận nào khó khăn nguynan mới xứng tài. Mặt trận Kinh-châu chúng ta đánh Thục thì khó, chứđánh Hán thì dễ, đâu cần Thần-ưng. Vì vậy Lục Sún sẽ tham chiến chiếmTrường-an.
Lục Sún nhìn nhau cười nhe răng rất đều, rất đẹp không sún cái nào cả làm ai cũng phì cười.
Vĩnh-Hoa tiếp:
– Đạo Hán-trung do Hoàng sư-tỷ thống lĩnh. Phó thống lĩnh là Công-tônthái-tử. Các anh hùng Lĩnh Nam sau đây theo trợ giúp: Thái sư-thúc Khấtđại-phu, các sư bá Cao Cảnh Minh, Lương Hồng-Châu, Đinh Công-Thắng, cácsư huynh Thần-nỏ Âu-lạc, Giao-long binh, sư tỷ Nguyễn Giao-Chi, TrầnQuốc, Quế-Hoa, Quỳnh-Hoa, các sư huynh Nguyễn Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Quân sư là sư tỷ Phương-Dung. Hỗ trợ có đội Thần-ưng, Thần-Phong,Thần-hầu và Thần-tượng.
Vĩnh-Hoa nhìn Đinh Đại:
– Đạo Lĩnh-nam Đinh-hầu làm thống lĩnh, cháu sẽ làm quân-sư. Hỗ trợ cósư bá Nam-hải, các sư tỷ Trưng Trắc, Đinh Bạch-Nương, Trần Hồng-Nương,Trần Đạm-Nương, Trần Thanh-Nương. Các sư huynh Quách Lãng, ĐàoHiển-Hiệu. Phía Thục thì xin các sư huynh Vương Phúc, Lộc, Thọ theo tiếp thu đất cũ.
Đào Kỳ hỏi:
– Thưa sư bá! Cháu theo đạo binh nào?
Phương-Dung cười:
– Tam lang với em phải đi cứu Nghiêm đại ca. Tất cả uyên nguyên đầu mốiNghiêm đại ca bị hại đều do lòng tốt của đại ca với Lĩnh Nam. Mà lòngtốt đó do sư tỷ Thiều-Hoa sủng ái Tam-lang. Tam-lang với em lợi dụng đại ca mưu phục quốc. Vậy dù phải tan xương nát thịt, em với Tam-lang cũngphải cứu đại-ca. Nếu không thì từ Khất đại-phu cho đến chúng ta khôngđáng làm người nữa, chứ đừng xưng là anh hùng Lĩnh Nam!
Khất đại-phu xen vào:
– Từ trước đến giờ già này có một chuyện không nói với các vị vì đã hứavới Nghiêm Sơn. Vậy Trần Năng, con cho mọi người nghe về nguồn gốcNghiêm đại ca đi.
Trần Năng nhìn Khất đại-phu tủm tỉm cười hỏi:
– Sư phụ! Thuật hết mọi chi tiết hay chỉ lược qua thôi?
Trần Năng tiếng là học trò Khất đaị-phu, nhưng tình nghĩa như ông cháu.Bởi sự chênh lệch tuổi quá xa. Khất đại-phu là người giàu tình cảm,không câu nệ khách sáo. Trần Năng được thế hay vui đùa trước mặt sư phụ. Ông cũng cười xòa tha thứ:
– Kể hết, không bỏ một chi tiết nào.
Nàng nhắm mắt ôn lại chuyện cũ rồi thuật:
– Trước khi mang quân sang đánh Trung-nguyên, Lĩnh-nam vương nhờ sư thúc Đào Kỳ viết thư mời các vị sau đây về Cối-giang họp mặt. Sư phụ củatôi, sư tỷ Nam-hải, các vị Nguyễn Tam-Trinh, Đặng Thi-Sách, Trưng Trắc,Trưng Nhị, Đào-hầu, Đinh-hầu. Cuộc họp có 10 người. Kể cả Trần Quốc,Lĩnh-nam vương-gia và vương-phi là 13 người. Trong buổi họp vương giacho biết, người không phải là người Hán mà là người Việt.
Quần hùng nghe đến đó đều ồ lên một tiếng đầy kinh ngạc.
Trưng Trắc tiếp lời:
– Các vị ngạc nhiên, chứ Đặng đại ca với chúng tôi không ngạc nhiên. Này nhé, khi Vương-gia được phong Lĩnh-nam công. Nếu là người Hán phải tổchức cai trị chặt chẽ. Chứ có đâu ban lệnh cho Lĩnh Nam tự do tập võ.Ban lệnh cho các Lạc-hầu, Lạc-tướng được nhiều quyền hạn như một ông vua con. Vương lại thay thế dần hết các quan lại người Hán bằng người Việt. Những kẻ xu phụ người Hán, đáng lẽ được trọng đãi thế mà Vương-gia lạithải dần như sư thúc Lê Đạo-Sinh và đệ tử của người.
Hoàng Thiều-Hoa xen vào:
– Khi Nghiêm đại-ca bị Mai-động hầu bắt. Dù chỉ là huyện lệnh thôi,Đại-ca đã đem quân san bằng trang Mai-động. Thế mà đại-ca một người, một ngựa đến trang Mai-động mang trâu, bò thế mạng. Sư bá Nguyễn Tam-Trinhkhông hiểu hành động này. Vì vậy Nghiêm đại-ca phải thổ lộ nguồn gốcmình. Rồi kết luận: "Biết Mai-động hầu phản Hán phục Việt, nếu tôi làngười Hán, tôi tiêu diệt trang Mai-động. Song là người Việt, tôi đã tìmđược đồng đạo. Chúng ta phải từ từ mà làm, lộ ra, tính mạng của tôi ekhó toàn". Chính vì vậy sư bá Nguyễn Tam-Trinh mới quỳ lạy Nghiêmđại-ca, đứng ra gả tôi cho Nghiêm đại-ca.
Trưng Trắc tiếp:
– Trong buổi hội ở Cối-giang với chúng tôi, Vương-gia xuất trình hai tài liệu. Tài liệu thứ nhất là một chiếu chỉ của An-Dương Vương truyền ngôi cho con trưởng Phương-chính hầu Trần Tự-Minh là Trần Tự-Anh. Nguyên khi An-Dương Vương bị Triệu Đà lừa trong vụ Mỵ-Châu. Ngài hối hận viếtchiếu chỉ sai sứ đến Khúc-giang triệu con trai đầu lòng là Phương-chínhhầu Trần Tự-Anh giao cho việc kháng chiến phục quốc. Giòng dõi TrầnTự-Anh giữ chiếu chỉ đã 8 đời. Đến đời thứ 8 là Trần Kim-Bằng cải ra họNghiêm lên Trường-sa lập nghiệp. Ngài dự tính với tài trí của mình, cóthể làm tới đại-tướng quân, rồi mang quân phản Hán phục Việt. Lĩnh-namvương là con của tướng quân Nghiêm Bằng, tên thực Vương-gia là TrầnTự-Sơn chứ không phải Nghiêm Sơn.
Khất đại-phu nói:
– Hôm đó Vương-gia trình chiếu chỉ, ấn, kiếm của An-Dương vương. Vì vậychúng tôi lậy ngài như lậy Hùng-Vương, An-Dương vương. Vương-gia còn đưa gia phả ra nữa. Theo gia phả tôi là vai thúc phụ người. Còn người làanh của Nam-hải, tức đời thứ 9 kể từ tể-tướng Âu-lạc Trần Tự-Minh.
Hoàng Thiều-Hoa chỉ Đào Kỳ nói:
– Hôm tiểu sư đệ, Phương-Dung, Trưng Nhị đến phủ Lĩnh-nam công. TrưngNhị giả xưng đệ tử của sư thúc Đào Thế-Hùng, Nghiêm đại-ca biết rõ.Đại-ca nói: "Các em làm chuyện phục hồi Lĩnh Nam, đó là chuyện ta cầu mà không được, ta nhắm mắt che chở cho chúng".
Trưng Nhị nhìn Phương-Dung, Đào Kỳ toát mồ hôi. Vì nếu Nghiêm Sơn khôngphải là người Việt, không phải là Trần Tự-Sơn, Nghiêm đã đem ba người ra chặt đầu rồi.
Khất đại-phu nói:
– Có điều, trước đó Vương-gia tìm đến ta, mời ta làm thái-thú Cửu-chân.Vương-gia biết ta là thúc-phụ người. Ta từ chối, Vương-gia kể lý lịchmình cho ta nghe. Hôm đó có Trần Năng ở đấy. Trần Năng! Con kể cho mọingười mọi người biết đi.
Cách đây mấy năm, một hôm Trần Năng vào rừng cùng cha săn thú. Nàng thấy con gấu đang bơi dưới ao. Nàng dương cung bắn. Mũi tên sắp đến đầu gấu, thì một sợi dây từ đâu bay lại, kình lực mạnh vô cùng, chụp lên đầugấu, kéo vào bờ. Nàng thấy có người tranh mất gấu, bèn dùng tên bắn mộtmũi, đứt sợi dây thắt cổ con gấu. Nàng bắn một mũi nữa trúng đầu gấuchết tươi. Từ trên một cành cây, Khất đại-phu nhảy xuống chỉ nhấp nhômấy cái, đã túm đầu con gấu nhảy lên bờ. Bản tính Trần Năng nghịch ngợm, ưa đùa phá. Thấy một ông già đầu râu tóc bạc cướp con gấu của mình, thì la lớn:
– Con gấu này của tôi sao lão già lại cướp đi.
Khất đại-phu dừng lại nói:
– Cô ơi! Gấu này là gấu hoang chứ có phải gấu nhà nuôi đâu mà cô bảo là gấu của cô?
Trần Năng cãi bướng:
– Tuy không phải cháu nuôi, nhưng cháu săn được là của cháu. Luật đi săn xưa nay, ai bắt được thì là của người đó. Nay trên mình gấu có mũi tên, mũi tên đó mang tên cháu, thì con gấu là của cháu?
Khất đại-phu rút mũi tên trên mình con gấu thì rõ ràng có chữ Trang Toàn-liệt, Trần-hầu. Ông không cãi được đành nói:
– Cô ơi! Ta cần mật gấu cứu người. Vậy cô cho ta cái mật gấu này, ta hứa trả ơn cô.
Giữa lúc đó Trần-hầu, thân phụ Trần Năng đến. Thấy con gái trêu tức một ông già, liền xen vào:
– Lão tiên sinh, cháu nó trẻ con vô phép với tiên sinh, mong tiên sinhđại xá cho. Con gấu này coi như chúng tôi biếu tiên sinh, xin tiên sinhcứ mang đi.
Khất đại-phu định mang con gấu đi, Trần Năng biết mình đùa quá lố, xin lỗi ông:
– Lão tiên sinh! Nhà cháu có hàng chục cái mật gấu phơi khô, tiên sinhmuốn dùng bao nhiêu xin quá bộ đến trang Toàn-liệt, cháu xin dâng tiênsinh.
Trần-hầu với Trần Năng dẫn Khất đại-phu về trang, làm cơm đãi tiên sinhvà biếu ông hơn mười cái mật gấu. Tính tiên sinh sòng phẳng, ông nói:
– Trần cô nương, ta nhận của cô bằng này mật gấu là món quà lớn quá.Trọn đời ta không muốn nợ ai. Vậy cô nương muốn gì, ta sẽ đền đáp.
Trần Năng ngẫm nghĩ nói:
– Cháu thấy tiên sinh nhô lên hụp xuống mấy cái bắt được gấu. Vậy tiên sinh dạy cháu phương pháp đó đi.
Khất đại-phu nói:
– Đêm rằm này, cô nương cứ tới chỗ hồ săn gấu hôm nay ta sẽ dạy cô.
Từ đấy cứ đêm rằm Trần Năng tới hồ săn gấu, Khất đại-phu dạy nàng về tọa công, thở hít. Nàng tuyệt không ngờ đó là nội công thượng thừa của phái Tản-viên, cũng không biết rằng Khất đại-phu võ công đệ nhất thiên hạ.Một đêm kia nàng đang luyện công, thấy có một võ quan Hán xuất hiện, tức Nghiêm Sơn. Nghiêm Sơn đấu võ với Khất đại-phu. Hai người ước hẹn nhaurằng: Nếu Nghiêm Sơn thắng thì Khất đại-phu phải ra làm quan cho vuaHán. Ngược lại nếu Khất đại-phu thắng, Nghiêm Sơn phải làm cho ông mộtđiều ông muốn.
Hai người đấu với nhau được 6 chưởng. Nghiêm Sơn nhận thua, sẵn sàng làm điều gì Khất đại-phu muốn. Khất đại-phu nói:
– Lão phu là thầy thuốc, trọn đời lo cho thiên hạ. Những bệnh tật thìlão phu cứu được. Còn dân chúng lầm than, thì không cứu được. Ngươi hiện là Lĩnh-nam công, lại là anh em kết nghĩa với Hán Quang-Vũ, được traotoàn quyền giải quyết mọi sự ở Lĩnh Nam. Vậy lão phu xin người hãy diệtba tên thái-thú định đồng hóa người Việt với người Hán, để diệt tuyệtdòng Việt là Nhâm Diên, Tích Quang và Đặng Nhượng. Sau phải giúp chongười Lĩnh Nam phục quốc.
Nghiêm Sơn ngập ngừng:
– Đó là điều tại hạ nung nấu trong bao nhiêu năm qua, nhưng chưa thực hiện được đó thôi.
Khất đại-phu nói:
– Nghiêm tướng-quân! Tướng-quân là em kết nghĩa của Quang-Vũ, Quang-Vũlà tướng-quân. Hơn nữa đất Lĩnh Nam đang nằm trong tay Vương Mãng.Tướng-quân một kiếm, một ngựa kinh-lược thì đất này là của tướng-quân.Vậy tướng-quân trả cho dân Lĩnh Nam có gì lạ đâu. Chắc tướng-quân cóđiều khổ tâm đây chứ không đâu. Nếu tướng-quân thấy lão phu đáng tincậy, xin cứ nói ra, họa may lão phu có giúp gì được không.
Bấy giờ Nghiêm Sơn mới nói:
– Tại hạ xin tuân lệnh lão tiên sinh. Tại hạ mong lão tiên sinh giữ kínđiều này cho, vì lộ ra ngoài, e sự khó thành. Tại hạ nguyên là ngườiLĩnh Nam, ở đất Quế-lâm. Thuở nhỏ, gia phụ làm quan với người Hán, lưulạc sang Kinh-châu sinh tại hạ ra ở đó. Lúc tại hạ được một tháng, giamẫu bị bệnh không có sữa. Giữa lúc đó gia phụ đi săn gặp một thiếu phụtuổi khoảng 19-20, đẹp tuyệt trần bị hai võ sĩ Hán định giết ở rừngTrường-sa. Gia phụ động lòng nghĩa hiệp, dùng võ công giết hai võ sĩHán, cứu nàng thoát chết. Hỏi thiếu phụ nhà ở đâu để đưa về và uyênnguyên tại sao lại bị Hán binh đuổi theo giết như vậy.
Thiếu phụ mới kể rõ sự tình: Nàng tên Hàn Tú-Anh, xuất thân một ca nhidanh tiếng vùng Kinh-sở. Tiếng nàng đồn khắp Kinh-sở, trên từ vương-tôn, dưới đến hàn-sĩ đều say mê. Nguyên vua Cảnh-đế nhà Hán phong con thứ là Phát làm Trường-sa Định-vương trấn thủ 9 quận Kinh-sở, truyền đến nayđã 4 đời. Trường-sa Định-vương đời thứ tư có hai người con. Người conlớn tên Huyền là thế-tử nối ngôi cha. Nhưng thế-tử say mê một ca kỹ nênbị Trường-sa Định-vương phế làm thứ dân truyền ngôi cho con thứ. Ngườicon thứ nhì nối nghiệp cha làm Trường-sa Định-vương. Ông lại say mê mộtca kỷ khác là Hàn Tú-Anh. Chuyện lộ ra, làm chấn động hết vùng Kinh-sở,Tthái-phi giận đến nổi điên lên, không biết giải quyết ra sao.
Vương tuy năm thê, bảy thiếp nhưng vẫn hiếm hoi, may mắn Hàn Tú-Anh lạicó với vương hai đứa con, một tên Lưu Diễn, hai tên Lưu Tú, Thái-phi cho rước Tú-Anh vào vương phủ. Bà thấy hai cháu khôi ngô, mừng lắm, cưngchiều rất mực. Nhưng bà không muốn một ca kỹ như Tú-Anh một ngày kia làm Vương thái-phi. Bà sai võ sĩ đem ca kỹ vào rừng giết. Nhưng Tú-Anh được thân phụ tại hạ cứu thoát.
Phụ thân tại hạ thương tình Tú-Anh đem về giấu trong nhà. Tú-Anh đangnuôi con, nay ngưng bị sữa căng chịu không được. Phụ thân tại hạ nhờ bàcho tại hạ bú sữa. Từ ấy tại hạ được Tú-Anh nuôi sữa. Bà thương tại hạnhư con. Phụ thân tại hạ sợ chuyện Tú-Anh lộ ra thì mang họa diệt tộc,mới cáo quan từ chức, về sống ẩn dật ở Quế-lâm.
Khất đại-phu tỉnh ngộ:
– Vì vậy người ta mới ngộ nhận tướng quân là người Hán.
Nghiêm Sơn đáp:
– Đúng thế! Khi Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán, mang quân đánh xuốngTrường-sa. Nhũ mẫu gọi tại hạ vào khóc lóc, xin tại hạ đến cứu hai conbà là Lưu Diễn và Lưu Tú. Tại hạ được nhũ mẫu nuôi dưỡng dạy dỗ lâungày, kính yêu bà chẳng khác nào mẹ ruột. Hàng ngày bà nhắc nhở đến haingười con luôn, nên tại hạ coi Lưu Diễn, Lưu Tú như anh em ruột. Bây giờ được nhũ mẫu ủy thác cứu hai người anh nuôi, tại hạ lên đường ngay. Tại hạ mang Hợp-phố lục hiệp đến Trường-sa giữa lúc quân Vương Mãng chiếmđược thành. Trường-sa vương bị giết chết. Hai Thế-tử Lưu Diễn và Lưu Túbị truy lùng rất gắt. Lưu Diễn được bộ hạ hộ vệ trốn thoát. Còn Lưu Túbị bắt. Giữa lúc Lưu Tú sắp bị hành hình, tại hạ và Hợp-phố lục hiệpxuất hiện đánh chết võ sĩ của Vương Mãng cứu ra. Trên đường chạy trốn,một đêm tại hạ phải đánh 20 trận, bị thương 15 lần, mới cứu được Lưu Tú. Hai người trốn trong một vườn bắp cải, phải hái bắp non ăn sống.
Khất đại-phu hỏi:
– Thế Quốc-công có nói cho Lưu Tú biết tại sao Quốc-công cứu y không?
– Không! Vì nhũ mẫu dặn tuyệt đối không được tiết lộ thân thế của nhũmẫu, cũng như tại hạ, sợ làm Lưu Tú đau lòng. Cái gì đã qua để cho nóqua luôn.
Khất đại-phu khen:
– Hàn Tú-Anh quả là người hy sinh cho con tuyệt đối. Khó tìm được người thứ nhì như vậy.
Nghiêm Sơn tiếp:
– Thế rồi Lưu Tú với tại hạ kết nghĩa huynh đệ. Tại hạ chiêu tập anhhùng thiên hạ, khởi binh đánh Vương Mãng giúp nghĩa huynh. Khi nghe tinLưu Diễn hội quân ở Côn-dương. Lưu Tú và tại hạ mang quân về trợ chiến.Chiến thắng ở Côn-dương hoàn toàn do tại hạ và Hợp-phố lục-hiệp, đánhVương Mãng kinh hồn táng đởm. Sau Lưu Diễn chết, chỉ để lại hai ngườicon trai còn nhỏ tuổi. Quần thần phân vân không biết giải quyết sao, tại hạ xuất ý lập Lưu Tú lên thay. Lưu Tú lên thay rồi cử hùng binh đánhVương Mãng. Trong suốt năm năm đánh nhau với Vương Mãng và các sứ quân.Một tay tại hạ điều động ba quân. Đến năm Kiến-Vũ thứ tư (28 sauTây-lịch),tại hạ đề nghị với Quang-Vũ để tại hạ xuống miền Nam kinh-lý. Thái-thú nào theo Hán thì để, chống thì giết, mục đích có một vùng lớnđể cung cấp lương thảo, nhân lực, vũ khí cho Trung-nguyên. Quang-Vũphong cho tại hạ chức Bình-nam đại-tướng quân, tước Lĩnh-nam công. Giaocho toàn quyền kinh lý Lĩnh Nam. Coi Lĩnh Nam như đất phong của tại hạ.Tại hạ là người nghĩa hiệp xuất thân, muốn mời anh hùng Lĩnh Nam cùngxuất lực tạo thành một vùng dùng nghĩa hiệp cai trị dân chúng. Vì vậytại hạ mới đấu võ cùng tiên sinh, mời tiên sinh ra làm quan, hầu banphước cho dân.
Khất đại-phu gật đầu:
– Điều bí mật nhất của Quốc-công mà Quốc-công cũng nói với lão phu,chứng tỏ Quốc-công là người anh hùng hào sảng, có mắt tinh đời. Vậy lãophu sẵn sàng giúp Quốc-công đạt ý nguyện. Lão phu sẽ hô hào anh hùngLĩnh Nam đứng sau Quốc-công tạo phúc cho thiên hạ.
Khất đại-phu bảo Trần Năng phải giữ kín câu chuyện giữa ông và Nghiêm Sơn. Trần Năng nói:
– Tiên sinh hứa với y, chứ cháu có hứa đâu? Lát nữa rời đây, lập tức cháu sẽ kể hết cho bạn bè nghe.
Khất đại-phu bực quá:
– Con nhỏ này cứng đầu quá đúng là Trần Thị Bà Chằng.
Trần Năng càng đùa:
– Cháu vốn họ Trần, vậy cháu là Trần Thị Bà Chằng rồi còn gì nữa. Nếutiên sinh cho rằng nói cho bạn bè nghe chưa đủ, cháu sẽ cho người hầu ra chợ kể hết cho dân chúng nghe.
Khất đại-phu thấy Trần Năng cứng đầu quá xuống nước:
– Vậy cô nương muốn gì ta sẽ chiều, nhưng đừng tiết lộ chuyện hôm nay.
Trần Năng bây giờ mới nói:
– Cháu muốn tiên sinh thu cháu làm đệ tử, dạy võ cháu. Cháu là đệ tử của tiên sinh, đương nhiên sư phụ nói gì cũng phải nghe, đâu còn dám tiếtlộ chuyện hôm nay nữa.
Khất đại-phu nói:
– Con nhỏ ngạnh đầu này, ta không thu mi làm đồ đệ. Được, ta hứa dạy võcho ngươi, nhưng ngươi không phải là đệ tử của ta đâu nhé.
Từ đấy Trần Năng được Khất đại-phu truyền thụ võ nghệ.
Nghe Trần Năng kể xong, quần hùng đều cúi mặt xuống, khâm phục TrầnTự-Sơn. Vương phải ẩn nhẫn giữa hai luồng đối nghịch nhau: Là ngườiViệt, mà phải đóng vai một viên quan Hán, hứng chịu mọi mũi dùi của đấtLĩnh Nam. Một mặt che dấu hành tung với Hán để phục quốc, giúp đỡ ngườiViệt, mà vẫn bị người Việt gọi là chó Ngô.
Nam-hải nữ hiệp nói:
– Việc Trần Tự-Sơn vương-gia trắng đen rõ rệt. Bây giờ chúng ta cứuvương-gia ra, tôn lên làm hoàng-đế Lĩnh Nam, đánh bọn Hán một trận trờilong, đất lở.
Thiều-Hoa nói:
– Việc này Nghiêm đại-ca đã nói cho cháu nghe. Hiện giờ Lưu Tú vẫn chưabiết mẹ đẻ mình đang ở Quế-lâm. Cũng chưa biết Nghiêm Sơn được mẹ mìnhnuôi dưỡng từ nhỏ. Vậy chúng ta phải đi đón bà khai thác vụ này. Xin sưtỷ Trưng Trắc đón bà ở Quế-lâm dùm.
Nam-hải nữ hiệp nói lớn:
– Xin quý vị xuất phát khẩn cấp ngay đêm nay, để Quang-Vũ không trở taykịp. Đạo Lĩnh Nam về tới Độ-khẩu thì tiến chậm được. Còn đạo Hán-trungxuất phát tức thời. Xin mời các vị lên đường.
Thình lình có tiếng Thần-ưng ré lên trên không. Tiếng Thần-ngao gầm gừ,Thần-hổ, Thần-báo rống. Quần hùng cùng nhau nhìn Hồ Đề như hỏi xem cóchuyện gì xảy ra. Hồ Đề nói:
– Trước khi họp tôi ra lệnh cho Ngao-sơn tứ lão dùng Thần-ngao canh gácbên ngoài. Trên trời là Lục-Sún dùng Thần-ưng canh gác. Vòng ngoài làTam hổ tướng dùng Thần-hổ canh phòng. Chắc có kẻ gian đột nhập bị pháthiện. Chúng ta mau ra ngoài xem.
Quần hùng vội ra khỏi trướng, thấy Sún Đen đang cầm cờ chỉ huy từng đoàn 25 Thần-ưng một, nhào xuống tấn công ba người ăn mặc theo lối binh lính Hán. Phía dưới đoàn Thần-ngao hơn 100 con vây vòng trong. Phía ngoàiđoàn Thần-hổ hơn trăm con vây vòng thứ ba.
Tần-vương Điền Sầm nói với Trường-sa vương Công-tôn Thiệu:
– Đội Thần-ưng, Thần-ngao, Thần-hổ lợi hại thế kia thì Tam sư huynh mấtthành Bạch-đế, Xuyên-khẩu cũng không nên buồn vì bất tài. Không hiểu bangười bị vây kia là ai? Dù có cánh cũng không thoát được.
Ba người mặc theo lối quân Hán, đứng dựa lưng vào nhau, một người dùngkiếm ngửa mặt lên phòng Thần-ưng. Hai người cầm đao chống với Thần-ngao. Song Thần-ngao đứng xa xa gầm gừ. Còn Thần-ưng nhào xuống bay lên đedọa mà thôi.
Hồ Đề hỏi Sún Đen:
– Họ là ai vậy?
Sún Đen đáp:
– Em cũng không rõ. Thần-ưng phát hiện họ núp ở trên nóc nhà đại sảnh.Chúng réo lên báo cho em biết. Em gọi họ, họ không chịu xuống. Em choThần-ưng tấn công. Họ dùng kiếm giết mất một Thần-ưng, rồi định bỏ chạy, thì bị Thần-ngao bao vây. Em báo động gọi trăm Thần-ưng tới tiếp chiến, rồi Thần-hổ nữa.
Vương Nguyên kinh ngạc:
– Chúng ta bằng này cao thủ hội họp mà không phát hiện ra chúng? Vậychúng phải là đại cao thủ hiếm có trên thế gian. Chúng ta thử lại gầnxem chúng là ai? Là người của Hán hay của Thục.
Phương-Dung nói:
– Chắc chắn không phải Tế-tác Thục. Vì Tế-tác Thục đâu có dò thám các vị Thiên-sơn. Cũng không phải của chúng tôi. Có lẽ của Quang-Vũ. Phải bắtlấy chúng, nếu không kế hoạch của chúng ta bị lộ hết.
Hồ Đề đến gần ba tên quân Hán:
– Các ngươi là binh sĩ Hán, chúng ta là chúa tướng. Tại sao các người tò mò? Các ngươi mau bỏ vũ khí. Nếu không ta gọi Thần-phong đến bây giờ.
Ba người vội bỏ vũ khí. Hồ Đề vẫy tay ra hiệu, đội Thần-ngao nới rộng vòng vây. Còn đội Thần-ưng vẫn bay lượn trên cao.
Hồ Đề, Giao-Chi, Trần Quốc cùng tiến lại bắt ba tên gian tế. Bất thìnhlình ba tên phân làm ba ngả nhảy vèo đến tấn công Hồ Đề, Giao-Chi, TrầnQuốc. Chưởng lực của chúng mạnh kinh người. Ba người hoảng hốt vungchưởng đỡ, song đã muộn, cả ba đều bị bắt. Chiêu thức chúng vừa hùngmạnh, vừa nhanh không thể tưởng tượng được.
Một trong ba tên nói:
– Các người đứng yên, nếu không ta kẹp tay một cái ba đứa con gái này chết tươi lập tức.
Đoàn Thần-ngao, Thần-ưng, Thần-hổ thấy chúa tướng bị bắt, chúng ré lên nhào xuống cứu.
Phương-Dung ra lệnh cho Vi Đại-Lâm:
– Lão bá cho Thần-ngao lui lại ngay.
Thần-ngao, Thần-hổ bao vây phía ngoài như thành đồng, vách sắt. Lục-Súnchỉ huy tất cả 600 Thần-ưng bay lượn trên trời. Thoáng một cái độiDã-nhân, Thần-hầu hơn 600 mang vũ khí vây vòng ngoài. Thiên-ưng Tây-vulục tướng tức Lục Sún, cho tới Lục-hầu tướng đều là trẻ mồ côi, được HồĐề nuôi dạy từ nhỏ. Tuy chúng gọi nàng là sư tỷ chứ thực sự tình nghĩacòn hơn mẹ con. Chúng thấy Hồ Đề bị bắt, thì dậm chân, múa tay bực tức.Ngũ-long công chúa, Lục-phong quận-chúa cũng đã đến.
Trưng Nhị từ từ tiến tới trước gian tế, nàng đã nhận ra họ:
– Thì ra Phiêu-Kỵ đại tướng quân Sầm Bành, Chinh-lỗ đại tướng quân TếTuân và Trung-lang tướng Lai Háp đây. Chúng ta là người một nhà cả. Tạisao các vị dò thám, rồi bắt người là thế nào??
Trung-lang tướng Lai Háp nói:
– Trưng cô nương, ngươi đừng giả nhân, giả nghĩa nữa. Các ngươi họp vớibọn Thục. Kế hoạch ta đã biết hết rồi. Khi các ngươi từ Lĩnh Nam về,chúng ta được mật chỉ của Mã thái-hậu theo dõi hành vi của các ngươi.Lục Sún thả Công-tôn Thiệu, cho Thần-ưng ăn gần 20 ngàn quân Hán. TrưngTrắc, Đinh Đại từ Lĩnh Nam sang chủ trương phản Hán thả Công-tôn Khôi,vào Thành-đô họp với Công-tôn Thuật ta biết hết. Các ngươi mau mở vòngvây tha ta ra, bằng không ta giết chết ba đứa con gái này.
Hiện diện tại đó có các cao thủ bên Thục như Công-tôn Khôi, Công-tônThiệu, Điền Sầm, Tạ Phong, Vương Nguyên, Triệu Khuôn, Nhiệm Mãng. Họ đều có thể đấu ngang tay với ba tướng Hán này. Bên Lĩnh-nam thì Khấtđại-phu, Đào Kỳ, Phương-Dung, Cao Cảnh-Minh đều thắng được chúng. Songhọ đành bó tay không biết làm thế nào, vì ném chuột sợ vỡ đồ.
Phùng Vĩnh-Hoa nghĩ được một kế, ghé tai Đào Kỳ, Khất đại-phu,Phương-Dung dặn dò mấy câu. Nàng gọi Ngũ-long công-chúa lại nói nhỏ.
Trưng Nhị nói:
– Thôi được, chúng ta mở đường cho các vị đi. Các vị đi về hướng Bắc, ra khỏi cổng thành để người của ta xuống. Này Phiêu-kỵ đại tướng quân, cửa Bắc thành này có đồi Bành-vong. Nghĩa là chỗ chết của người tên Bành.Tướng quân nên cẩn thận.
Sầm Bành chợt nhớ trong bản đồ của Thục có địa danh tên Bành-vong. Hômtrước y xin đổi là Bành vạn-thọ. Nguyên đạo làm tướng Trung-hoa tin rằng khi đánh trận nơi nào trùng với tên mình hoặc tên hiệu mình, thì y nhưlà bị chết tại chỗ đó. Sầm Bành nghe Trưng Nhị nói, mặt tái đi.
Ba người cặp ba con tin, hướng cửa Bắc mà đi. Vừa qua cổng thành, bấtthình lình chân họ bị vướng vào dây, ngã lăn ra. Họ dùng tay gỡ dây, thì vèo, vèo, vèo ba viên sỏi bay đến trúng vào tay. Cánh tay họ tê chồn.Họ buông con tin vọt lên định chạy, thì hai tay, rồi khắp người họ bịdây cuốn lại không cử động được. Những sợi dây tanh hôi kinh khiếp. Bâygiờ họ mới biết đó là những con trăn.
Chinh-lỗ đại tướng quân Tế Tuân nói:
– Các ngươi xưng là anh hùng Lĩnh Nam, Thiên-sơn thất hùng, thế mà bảothả bọn ta rồi còn dùng trăn bắt. Đồ hèn hạ! Ta không phục! Trưng Nhị!Bấy lâu ta ở dưới trướng người, bây giờ mới biết người hèn hạ thế. Tacảm thấy tủi nhục.
Trung-lang tướng Lai Háp nói:
– Các ngươi có giỏi, một chọi một. Nếu thắng, bọn ta mới phục. Chớ các ngươi ỷ đông người. Có chết ta vẫn khinh rẻ bọn ngươi.
Hồ Đề là gái nhưng nàng là nữ anh hùng Tây-vu. Nàng huýt sáo cho trăn thả bọn chúng ra. Nàng nói:
– Ba vị tướng quân, võ công ba vị cao hơn ta nhiều. Ta bị bắt tức là bịthua. Ta là Hồ Đề, ta ra lệnh cho Thần-ưng, Thần-ngao, Thần-long thả các ngươi. Song ở đây còn anh hùng đất Thiên-Sơn, Lĩnh Nam. Nếu các ngươithắng được họ, các ngươi có thể thư thả ra về.
Sầm Bành nói:
– Bọn Thiên-sơn ta chỉ nể mặt tên Vương Nguyên. Còn tất cả chúng ta từng giao đấu qua rồi. Có người hòa ta, có người bại dưới tay ta. Lần này ta muốn đấu với bọn Lĩnh Nam các ngươi.
Khất đại-phu nói:
– Chúng nó là bọn hậu sinh, ta không muốn ra tay. Các cháu làm sao thìlàm. Ta với người bạn già ngồi lược trận được rồi. Thiên-sơn lão tiên!xuất hiện đi thôi!
Từ trên nóc nhà, Thiên-sơn lão tiên nhảy cái vèo xuống. Ông móc trong túi ra ba tấm thẻ bài, đưa cho Sầm Bành:
– Các ngươi phục trên nóc đại sảnh ta đã biết từ lâu. Các ngươi mải dọ thám bị ta móc túi lấy mất thẻ bài mà cũng không hay.
Ba tướng toát mồ hôi lạnh. Với bản lĩnh của họ hiếm có trên thế gian, mà bị Thiên-sơn lão tiên móc thẻ bài mà không hay biết. Nếu lão tiên muốnlấy tính mạng của họ, thì họ đã chết từ lâu rồi.
Thiên-sơn lão tiên cầm tay Khất đại-phu, lại ngồi gần bên tảng đá gầnđó. Quế-Hoa mang cái điếu đến để trước mặt hai ông, đánh lửa châm đóm.Thiên-sơn lão tiên nói:
– Cái món thuốc Lào Lĩnh Nam thực là tuyệt. Này Trần đại huynh, đạihuynh là y học danh gia. Đại huynh thử phân tích xem cái lý nào làmngười ta say mê thuốc lào đến bỏ không được.
Khất đại phu cười:
– Trước hết đệ nói về cách chế thuốc lào. Cây thuốc phải trồng trongvùng đất tốt, hơi ẩm thấp một chút. Đợi lá thuốc vàng ngà ngà thì đi hái về. Lá thuốc rửa thật sạch, để cho ráo nước. Dùng dây bó thành từng bóbằng cổ tay hay bắp chân. Thái thực nhỏ. Càng nhỏ, càng tốt. Cho thuốcvào giỏ đậy lại, ngâm dưới nước ba ngày, ba đêm. Nhựa thuốc trôi ra, cónhư vậy khi hút vào mới thấy bớt nóng, bớt cay, bớt nồng.
Thiên-sơn lão tiên hỏi:
– Tại sao thuốc lào có cái gì dẻo dẻo, sền sệt, giống nhựa.
– Đúng đấy. Thuốc được đem phơi khô, rồi đồ với nước cháo. Dùng gạo támthơm nấu thành cơm nhão một chút. Cơm cho vào nước sôi, đánh thành hồ.Lấy nước hồ đồ vào thuốc, rồi đem phơi không nên phơi khô quá. Phải âmẩm, thì hút mới ngon. Bàn về lý âm dương. Lá thuốc lào vị cay, cay nhậpphế. Tính chất của vị cay là phát tán. Người hút có thể bị khí hư, hạiphổi. Thuốc cay như vậy là dương. Đem ngâm dưới nước, dương bớt đi, hợpvới nước là âm, thế là âm dương điều hòa. Hút thuốc không bị hại khícũng không bị hại phổi. Thuốc đồ với nước cháo. Nước cháo thuộc vị ngọt. Vị ngọt có tính chất cô đọng, chống phát tán, vì vậy hút thuốc lào thấy cay cũng có cay. Ngọt thì cũng có vị ngọt. Nước cháo cháy thành thannên còn vị đắng. Ba vị nhập vào môi, vào lưỡi nên thành mùi vị đặc biệt. Y học nói vị cay nhập Phế, vị ngọt nhập Tỳ, vị đắng nhập Tâm. Y họccũng nói:
Tâm tàng thần, Phế tàng phách, Tỳ tàng ý.
Nghĩa là Tâm chứa thần khí, Phế chứa phách, Tỳ chứa ý tưởng. Khi bị bavị trong thuốc làm cho mê mê, say say thực. Nhưng ý tưởng, thần chí, hồn phách cực kỳ khoan khoái. Đại huynh có thấy đúng không?
Thiên-sơn lão tiên nói:
– Đúng vậy.
Thiên-sơn lão tiên lại hỏi:
– Từ khi Trần huynh cho đệ hút thuốc đến giờ, đệ ghiền, bỏ không được.
Khất đại-phu cười:
– Bỏ làm gì? Hút thuốc lào để tiêu khiển, là một nghệ thuật, tại sao lại bỏ? Khói thuốc bị đốt cháy từ ống điếu chạy qua nước. Nước lọc hết khíđộc. Khói thuốc từ lửa xuyên qua nước. Thế là Âm, Dương, Thủy, Hỏa điềuhòa. Sỡ dĩ hút thuốc vào bị say đến mờ con mắt đi là vì hồ ở trongthuốc. Hồ có tính chất cô đọng, giữ hương vị lâu dài. Phàm hút thuốc,phải say đến mờ mắt, say đến trời đất quay cuồng mới thú vị.
Thái-tử Công-tôn Tư đứng hầu cạnh Thiên-sơn lão tiên lên tiếng hỏi:
– Lĩnh-nam lão tiên! Đệ tử thấy lão tiên cất thuốc trong cái hộp bằng gỗ. Cất thuốc như vậy có nguyên lý gì không?
Khất đại-phu mở cái hộp lớn ra, trong có năm cái hũ đựng thuốc hai cáibằng gỗ, một cái bằng vàng, một cái bằng sành và một cái bằng vỏ contrai. Ông lấy hai cái hộp gỗ ra đưa cho Công-tôn Tư ngửi, rồi hỏi:
– Thái-tử thấy thế nào?
Công-tôn Tư nói:
– Một cái thì hương vị thuốc trầm, một cái thì thơm tho bốc lên thực mạnh, chạy thẳng vào tới tim.
Khất đại-phu giảng:
– Đúng! Hộp thuốc thứ nhất bằng gỗ cây dừa. Dừa mọc dưới nước thuộcthủy, tính của nó thuộc âm hàn, vì vậy hương vị dịu hơn. Còn hộp này làquế. Tính của quế thuộc nhiệt, thuộc hỏa, nên vị nồng nặc.
Ông bỏ điếu thứ nhất rồi châm lửa cho Thiên-sơn lão tiên hút. Xong lại bỏ điếu thứ nhì vào cho lão hút.
– Hay thực, điếu thuốc trong hộp gỗ dừa, hút vào ngọt dịu, mát miệng.Còn điếu thuốc trong hộp gỗ quế, hương thơm mạnh chạy khắp cơ thể.
Khất đại-phu lại lấy điếu thuốc trong hộp bằng vàng cho vào điếu mờiThiên-sơn lão tiên hút. Lão rít một hơi. Điếu kêu lên những tiếng láchcách vang dội. Lão ngửa mặt lên trời, thở ra, lim dim mắt nói:
– Thuốc này giữ nguyên mùi vị.
Khất đại-phu gật đầu:
– Đúng! Kim loại không hút vị thuốc, cũng không làm đổi vị thuốc, vì vậy không có gì biến đi cả.
Ông lấy một điếu thuốc trong cái hộp bằng sành và một điếu trong cái hộp bằng vỏ con trai, cho vào điếu, mời Thiên-sơn lão tiên:
Thiên-sơn lão tiên hút xong hai điếu thuốc nói:
– Điếu trong cái hũ bằng sành thì nhẹ nhàng. Còn điếu trong cái vỏ con trai thì mát dịu.
Khất đại-phu vỗ đùi reo:
– Đúng như vậy. Hũ sành thuộc thổ. Thổ sinh ra Mộc là thuốc, vì vậy vịthuốc nhẹ nhàng, hương thơm giữ lâu trong cổ. Còn thuốc đựng trong contrai, tuy cũng thuộc Thổ. Song trai ở dưới nước thuộc Thủy, Thủy tínhlàm cho thuốc dịu đi là thế.
Đến đây Khất đại-phu cũng rít một hơi, thở khói bay tỏa trên không.Thình lình ông thổi vào ống điếu một cái, tàn thuốc bay đến vèo, trúngvào một người nằm dài dưới đất. Người này choáng váng đứng dậy. Công-tôn Tư nhìn lại thì ra y là Trung-lang tướng Lai Háp.
Nguyên trong khi Khất đại-phu với Thiên-sơn lão tiên luận bàn về thuốclào, đám anh hùng Lĩnh-nam bàn định cử người đấu với ba tướng Hán. Hiệnngoài Đào Kỳ, Phương-Dung không ai địch lại ba cao thủ Hán.
Phùng Vĩnh-Hoa bàn:
– Đào hiền đệ đấu với Sầm Bành. Phương-Dung đấu với Tế Tuân, chắc chắnthắng cả hai cuộc. Vậy cuộc thứ ba ai đấu mà chẳng được. Có thể đểĐinh-hầu đấu với Lai Háp.
Sầm Bành lên tiếng trước:
– Trận đầu do Chinh-lỗ đại tướng quân ra tay bằng đao, vậy bên Lĩnh Nam ai muốn xuất thủ?
Phương-Dung bước ra nói:
– Được! Ta dùng kiếm đấu với ngươi.
Tế Tuân đã thấy kiếm pháp của Phật-Nguyệt. Y nghe nói kiếm pháp củaPhương-Dung cao hơn Phật-Nguyệt một bậc, y có ý sợ. Song đã trót. Y đành rút dao đứng trước trận.
Y múa đao nói:
– Đào phu nhân, ai vì nước người ấy. Ta là tướng Hán, ăn cơm mặc áo Hán, ta phải trung thành với Thiên-tử. Phu nhân vì Lĩnh Nam, phải phục hồiLĩnh Nam, vậy chúng ta đấu với nhau. Nào mời phu nhân.
Y quay tròn đao đẩy thẳng về phía trước. Phương-Dung thấy kình lực nhưvũ bão, vội vọt người lên cao như cây pháo thăng thiên. Tế Tuân cũng vọt người theo. Y đánh ba đao, bao trùm hạ bàn Phương-Dung. Nàng điểm mũikiếm vào giữa làn đao của y. Người nàng lại vọt lên cao như con hạc.Kiếm của nàng bật lên những tiếng leng keng. Nàng lộn liền ba vòng đápxuống. Tế Tuân ra tay trước chiếm được tiên cơ một chiêu. Y phấn khởiđẩy mũi đao chênh chếch vào ngực Phương-Dung.
Phương-Dung muốn nghiên cứu đao pháp của y. Nàng chỉ xuất chiêu cầmchừng. Vì vậy hai người đấu trên 300 chiêu vẫn không phân thắng bại.
Trưng Trắc đứng ngoài lo ngại quân Hán biết tình hình. Nàng nói:
– Giải quyết đi thôi!
Bấy giờ Phương-Dung mới đánh liền 9 chiêu, biến thành 81. Kiếm chiêu bao trùm khắp người Tế Tuân. Y hoa mắt không biết đâu mà đỡ. Xoẹt mộttiếng, đao của y rơi xuống đất. Y ôm cườm tay nhăn nhó, máu ra đầm đìa.
Hồi tham chiến ở Kinh-châu, Trần Năng rất thân với Tế Tuân. Nàng thấy y bị thương tiến lên nói:
– Chinh-lỗ đại tướng quân! Người thua rồi, để tôi băng bó vết thương cho người.
Nàng lấy vải, thuốc tiến lại băng bó vết thương cho y. Sau khi băng bó xong, nàng nói:
– Tướng quân đã bị sư thẩm của tôi đánh bại. Vậy chúng tôi xin lưu tướng quân lại đây. Khi xong việc chúng tôi để tướng quân về Hán.
Bất chợt Tế Tuân xuất chiêu, tay phải chụp tóc Trần Năng, tay trái rút đao đâm vào ngực nàng.
Võ công Trần Năng cao gấp trăm lần Hồ Đề, Giao-Chi, Trần Quốc. Tay phảinàng túm lấy nắm tay của Tế Tuân vặn mạnh, y nghiêng người đi. Tay tráinàng phóng một chỉ vào ngực y đến phụp một cái. Ngực y bị thủng một lỗlớn, máu phun ra có vòi. Trong khi đó con đao mới chạm da nàng.
Lai Háp quát lên:
– Tiện tỳ! Mi giết đại tướng của triều đình. Ta phải trả thù cho Chinh-lỗ đại tướng quân.
Y phóng chưởng đánh Trần Năng. Trần Năng lùi lại một bước, xử dụngLĩnh-nam chỉ phản công. Chưởng phát trên một diện tích lớn, thành ra mất uy lực. Còn chỉ phát ra như mũi nhọn, lợi hại vô cùng. Vì vậy võ côngLai Háp tuy cao hơn Trần Năng, mà vẫn không làm gì được nàng.
Trời đổ mưa, tuyết xuống trắng xóa, hai người giao tranh dưới tuyết. Lai Háp ở Trung-nguyên đã lâu chịu lạnh quen. Còn Trần Năng ở Giao-chỉ,vùng thấp nhiệt quanh năm không chịu được khí lạnh.
Phùng Vĩnh-Hoa đến bên Đào Kỳ nói nhỏ mấy câu. Đào Kỳ bật cười. Chàngthò tay vào túi móc ra ba viên thuốc chống lạnh. Chàng vận khí nhắm vàođầu và hai vai Trần Năng, dùng Lĩnh-nam chỉ bắn tới. Ba viên thuốc kêuvo vo, nhưng tốc độ đi rất chậm. Khi chạm vào người Trần Năng tan rathành bụi bắn vào da nàng. Trần Năng cảm thấy người nóng bừng lên. Nàngquay lại nói với Đào Kỳ:
– Đa tạ sư thúc cho ba cái lò sưởi ấm.
Miệng nói tay nàng phát chiêu vù vù. Lai Háp đưa vai chịu một chưởng rồi ôm lấy Trần Năng. Hai người lăn trong tuyết đấu vật. Lai Háp biết TrầnNăng chịu lạnh thua y. Y lăn dần tới bờ hồ, rồi vận sức chuyển động. Cảhai người lăn xuống bờ hồ đầy nước, đã đóng thành băng. Hai người rơixuống. Tảng băng thủng ra, cả hai chìm xuống đáy.
Quần hùng đứng trên bờ lo lắng. Một lát sau thấy Trần Năng nắm tóc LaiHáp vọt khỏi hồ, đặt y nằm dài dưới đất. Nguyên cả hai rơi xuống hồ.Trần Năng được ba viên thuốc chống lạnh, nàng chịu nổi giá buốt. Còn Lai Háp, chỉ một khắc cóng tay chân, bị ngàng đánh một quyền vào đầu, yngất xỉu.
Nàng đặt y xuống bờ hồ, Khất đại-phu đang hút thuốc. Ông thở một hơimạnh, tàn điếu thuốc trúng giữa trán. Y cảm thấy nóng bừng trong người. Y đứng dậy đi được một hai bước, rồi lại ngã ngồi xuống.
Sầm Bành thấy Tế Tuân chết, Lai Háp bị thương nặng, y tiến ra thách thức Đào Kỳ.
– Ta nghe ngươi võ công vô địch Lĩnh-nam. Song vô địch Lĩnh-nam chưaphải vô địch thiên hạ. Hôm nay ta muốn lĩnh giáo chưởng pháp Lĩnh-nam.
Tần-vương Điền Sầm nói:
– Đào huynh đệ! Sầm Bành trước đây là Võ trạng nguyên của Vương Mãng.Khi y cầm quân đánh Hán, chỉ có Phùng Dị, Mã Vũ đánh ngang với y màthôi. Bên Thục của ta, sư đệ Triệu Khuôn, Vương Nguyên cũng không thắngđược y. Chưởng lực của y bao hàm cương nhu rất ảo diệu.
Từ ngày học Phục ngưu thần chưởng, cả âm lẫn nhu, Đào Kỳ đánh thắng LêĐạo-Sinh, chàng chưa có dịp đấu với thiên hạ. Chàng lại cùng Khấtđại-phu sáng chế ra cách truyền nội lực theo các kinh. Chàng có thể xửdụng một tay âm, một tay dương. Song chàng chỉ tập với Khất đại-phu, chứ chưa xử dụng đúng mức. Bây giờ đứng trước Sầm Bành vô địchTrung-nguyên, chàng muốn thử nghiệm xem sao.
Chàng tiến lên:
– Phiêu-kỵ đại tướng quân! Xin mời.
Sầm Bành hít một hơi, y phóng chưởng đến vù một cái. Chưởng của y xoáytròn, tuyết theo chưởng của y bay lên như con rồng. Đào Kỳ muốn thửnghiệm võ công Lĩnh-nam trước đệ nhất cao thủ Trung-nguyên. Chàng đứngnguyên phát chiêu Ác ngưu nan độ trong Phục ngưu thần chưởng, vận khídương cương. Hai chưởng chạm nhau, bùng một tiếng. Tuyết bay trắng xóamột vùng. Cả hai cùng lui lại một bước. Đào Kỳ thấy cánh tay ê ẩm. Chàng khen thầm trong lòng:
– Trước khi phát minh ra lối vận công theo kinh mạch, và cách chuyển Âmthành Dương theo lối hỗ tương. Ta với Khất đại-phu không phải là đối thủ của thằng cha này.
Sầm Bành vận đủ mười thành công lực, phát chưởng thứ nhì. Chưởng này tay trái đánh xéo từ dưới lên. Tay phải từ trên đánh xuống. Hai chưởng giao nhau như một cái kéo. Đào Kỳ thấy chưởng tay trái của y âm hàn lạnhlẽo. Chưởng tay phải thì dương cương. Trên mặt y bên xanh, bên đỏ.
Muốn thử nghiệm võ công Tản-viên xem sao. Chàng phát chiêu Ngưu hổ tranh phong vào giữa hai chưởng của Sầm Bành. Bình một tiếng nữa. Những người công lực yếu như Hồ Đề, Giao Chi, Trần Quốc, Lê Chân phải lui lại đểtránh áp lực hai chưởng.
Đào Kỳ thấy một luồng hơi lạnh nhập tay trái, một luồng hơi nóng nhậptay phải. Chàng chuyển chân khí tay trái vào Nhâm-mạch, tay phải vàoĐốc-mạch, rồi hòa lẫn hai luồng chân khí với nhau bằng huyệt Hội-âm,chàng cảm thấy khoan khoái vô cùng. Thiên-sơn lão tiên giảng cho đámCông-tôn Tư, Điền Sầm nghe:
– Âm-Dương chưởng là chưởng lực của người Cao-ly. Người Cao-ly sống dưới tuyết quanh năm, họ luyện thành chưởng. Khi người trúng chưởng khí âmhàn nhập vào tạng phủ. Nặng, người lạnh như băng mà chết. Nhẹ, lạnh nhập vào tạng phủ, không cách nào chữa khỏi. Còn Chu-sa chưởng của Tây-vực,thiên về nhiệt. Ai trúng chưởng, nóng quá, đứt gân máu mà chết. KhắpTrung-nguyên chỉ có một mình Xích-My Phan Sùng với Sầm Bành hợp haichưởng một lúc. Các đồ tử, đồ tôn phái Thiên-sơn bị bại dưới tay SầmBành vì chưởng này. Song y chỉ phát được có ba chiêu mà thôi. Đào tiểuhữu dùng Phục ngưu thần chưởng đỡ được chưởng này của y dễ dàng thì thực là thần nhân.
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.