Lò rèn được nằm cách xa khu dân cư , ở gần nơi sông ngòi , vừa đảm bảo an toàn bí mật lại không gây ô nhiễm môi trường . Minh Vũ tiến vào bên trong chỉ thấy lò rèn lửa cháy rừng rực , chỉ thấy Cao Lỗ đang cùng với mấy người thợ rèn lâu năm hì hục tạo nên chiếc lò rèn truyền thống của người Lạc Việt khi xưa . Nguyên bản lò cao được đắp bằng đất cao cỡ nữa nét , bên dưới đốt lửa , bên trên bỏ kim loại như đồng thau vào nung , đợi đến khi chúng bị nung đỏ sẽ đem ra tạo hình như lưỡi cày , lưỡi liềm , giáo đồng , mác đồng , kiếm ngắn các loại...phương pháp này phức tạp mà không loại bỏ được hết tạp chất bên trong khiến thành phẩm làm ra rất dễ hỏng hóc , dù là ông tổ của luyện kim Đông Sơn như Cao Lỗ cũng không tránh khỏi điều này.
Thân là một người xuyên việt , có lợi thế về "tri thức luyện kim" sách giáo khoa lý hoá học tương lai mấy năm cấp 3 , Minh Vũ tuyệt nhiên không đồng ý với cách làm thập phần lỗ vốn thế này . Minh Vũ vội sai người đi lấy đất sét và trấu rồi "cùng" Cao Lỗ với đám thợ rèn đắp lên một chiếc lò cao hoàn toàn mới , có hệ thống thổi khí oxi được làm bằng các túi da trong quá trình đốt sinh ra nhiệt lượng lên tới 1200°c nếu được nung bằng than củi và 2300°c khi được nung bằng than đá . Cao Lỗ nhìn chiếc lò cao do Minh Vũ thiết kế mà hết lời thán phục cậu là kỳ tài luyện kim ngàn năm có một , khiến Minh Vũ cậu được phen nở lỗ mũi trâu .
Cao Lỗ hưng phấn xác thực rất phải , Âu Lạc khi xưa luyện kim văn minh không hề thua kém Nam Việt , Đại Tần phương Bắc , từ các loại giáo , mác , phủ , rìu chiến cho đến đỉnh cao đúc đồng như giáp trụ vảy cá , trống đồng Đông Sơn đều là kiệt tác ngàn năm lưu truyền thiên cổ . Chỉ đáng tiếc rằng đồ sắt luyện kim trình độ mới ở buổi sơ khai , thứ luyện ra được là sắt non thua kém rất xa so với Đại Tần , Nam Việt . Chính vì thế mà luyện kim luôn là nhược điểm chí mạng đối với người Việt ta , dù là đến thời hiện đại vẫn là như vậy .
Lò cao đã thành, Cao Lỗ bèn cũng mấy người thợ rèn bỏ từng thỏi sắt vào trong nung chảy , bên ngoài cho thêm than đá , liên tục bơm , thổi khí oxi từ các túi da để tăng nhiệt độ từ trong lò cao sao cho tạo ra nhiệt lượng tối ưu nhất . Sở dĩ bỏ qua công thức cho thêm đá vôi loại bỏ các loại tạp chất xỉ bẩn là vì số sắt này đã được hệ thống " làm sạch " từ trước , tiết kiệm thời gian công sức rất nhiều cho Cao Lỗ cùng đám người thợ rèn . Lượng than , đá vôi cùng kim loại mà hệ thống ban thưởng có hạn nên Minh Vũ tuyệt nhiên không thể lãng phí một thứ , số sắt nung ra từ lò cao được sử dụng phương pháp hoả luyện ( ram , tôi , ủ ) đánh thành thép tinh gần như toàn bộ chỉ dùng để trang bị cho quân đội mà thôi .
Sắt thép hữu hạn nên trang bị giáp trụ là điều không thể , Minh Vũ chỉ đành để Cao Lỗ chế luyện ra những dụng cụ rèn đúc như búa , dao , đe bằng đồng , lại dùng thủ công phương pháp chế luyện ra mũi thương tam lăng thứ ( mũi thương ba cạnh ) bằng thép , mũi tên ba cạnh , đoản kiếm lưỡi cong ( kiếm Trung Đông ) , móng ngựa , hộ tâm kính.... Cứ như vậy chả mấy chốc mà số sắt trong kho đã về con số không tròn trĩnh .
Minh Vũ nhìn số sắt trong kho về số mo mà thở dài , chung quy nghèo vẫn hoàn nghèo a . Đầu mũi thương tam lăng thứ có sức xuyên giáp cực lớn , dễ dàng đâm rút thoải mái chứ không phải đâm chọc cho chán rồi mới dùng sức đạp quân địch lấy ra như mũi thương hai cạnh , vừa tốn sức lực lại nguy hiểm tính mạng sĩ binh , chưa kịp rút ra khỏi người kẻ thù thì đã bay đầu như chơi rồi . Thân của trường thương dài đến 8 bộ ( khoảng hơn 2 mét) để phù hợp với chiều cao của người Việt, được làm từ cây gỗ sáp đã ngâm qua dầu , độ dẻo dai đàn hồi khi vung, quăng , quật , chém cứ phải gọi là miễn chê , muốn chặt đứt đầu thương mà không có thép tốt là một điều cực khó . Tiếp đến là những đoản kiếm lưỡi cong được rèn đúc tra cán lớn hơn dao găm nhưng sát thương tạo ra thì đoản kiếm hai lưỡi cũng phải gọi bằng cụ vì độ liếm máu cực trâu của nó .
Vũ khí cận chiến tầm gần đã đủ thì vũ khí tầm xa cũng chẳng thiếu phần . Cung , nỏ của người Việt ta cũng không phải hạng xoàng , được xếp hạng top 10 thế giới hẳn hoi , tỷ như cung phức hợp thời Trần với tầm bắn hiệu quả 105 mét , thời Trịnh 160 mét từng khiến Nguyên Mông, Đại Minh kinh hồn táng đảm nhiều phen khiếp sợ . Chỉ là cung phức hợp này cần rất nhiều gân , sừng lại khó chế tạo và bảo quản nên Minh Vũ tạm thời không chọn cung phức hợp mà chọn loại Giác cung ( cung Triều Tiên ) được làm từ tre luồng , một nguyên liệu phổ biến sẵn có , dễ chế tạo lại có tính sát thương cao . Sử Bắc triều nhận xét về loại cung này rằng :
"Nước Ấp Lâu ở phía Đông Bắc của nước Phù Dư cách hơn nghìn dặm(khoảng 414 km),giáp biển,Nam tiếp phía Bắc của Ốc Trở,thuở xưa người ta cho rằng đây là cực Bắc của mặt đất.Đất có nhiều ngọn núi hiểm trở.Dân ở đây hình dáng giống người Phù Dư nhưng ngôn ngữ không giống với người Phù Dư và người Câu Ly...Cây cung của họ dài 4 thước(92 cm),bắn mạnh như nỏ[3],tên tẩm độc dài 1 thước 8 phân(48 cm),dùng đá xanh làm đầu tên,giống như người Túc Thận thời cổ.Nước giỏi bắn cung,bắn tên thường cắm sâu vào người.Mũi tên tẩm độc,người trúng chết ngay tức khắc"
Giác Cung chế tạo đơn giản , tầm bắn hiệu quả từ 150 - 160 m , tầm bắn cực đại lên đến 350m. Khi sử dụng thêm các bánh răng bằng đồng tạo động lực học làm bộ phận trợ lực cho cung , giác cung có tầm bắn hiệu quả được nâng lên 200m với cung binh , 250 - 280m với cung binh tinh nhuệ hay với những vị tướng quân thần lực trời sinh như Cao Lỗ, Ông Trọng....
Giác cung đã có , liên châu cường nỏ các loại cũng phải lên sàn rồi a . Liên châu nỏ được làm từ gỗ hồng bì, có nhiều biến thể nhưng tiêu biểu nhất là loại có nhiều rãnh để tên , khi bắn ra có thể lên đến 10 mũi tên với tầm sát thương bao trùm , vốn chính là đại sát khí trên chiến trường . Điểm yếu hại chết người của nó là thời gian nạp tên lâu , nếu không có đại lượng cung tên hay nỏ hỗ trợ rất dễ dàng bị địch quân tiếp cận mà diệt sát toàn bộ . Với yếu điểm này Minh Vũ liền áp dụng hộp chứa tên của nỏ Gia Các gắn thêm vào phần thân nỏ để tạo ra một bản kachiusa hoàn hảo thời trung cổ . Một lần bắn 10 mũi tên liên tiếp 2 lần , sát thương bao trùm với tầm bắn hiệu quả 300m tuyệt đối là cơn áo mộng kinh hoàng với bất kỳ quân đội nào ở thời kỳ trung cổ .
Minh Vũ âm thầm cảm thấy may mắn vì kiếp trước cậu là một người có niềm đam mê cuồng nhiệt lịch sử , đặc biệt là với vũ khí nên bản vẽ các loại ở nhà chất thành từng đống , lại thêm trời phú xem qua là nhớ nên Minh Vũ dễ dàng phác thảo thiết kế chiếc nỏ leonardo da vinci ra mặt đất để Cao Lỗ chế tạo thành công món " võ công " khét tiếng của phương Tây này . Nỏ cầm tay của Leonardo da vinci có tầm bắn 200 mét cực đại , tầm bắn hiệu quả 150 - 180 mét , là một trợ lực không nhỏ cùng giác cung bảo vệ liên châu nỗ trong quá trình tác xạ , đảm bảo xạ thủ có thể phát huy tối đa tính năng ưu việt của nỏ bắn ra .
Một biến thể đặc biệt nhất trong các loại liên châu không thể không kể đến Linh Quang Kim Quy thần cơ , thứ vũ khí đã khiến cho Nam Việt quân Triệu Đà sợ đến vỡ mật mỗi khi nhắc tới tên của nó . Linh Quang Kim Quy thần cơ có cấu trúc đặt biệt , là bí mật thất truyền ngàn năm của người Việt ta, thông qua việc sử dụng một loại lực đặc biệt đẩy những mũi tên ba cạnh bé nhỏ ra khỏi ống phóng tên bay xa đến hàng trăm mét , dễ dàng xuyên thủng bất kỳ kẻ nào trong tầm bắn của nó , dù cho có khiên dày giáp tốt cũng không phòng bị nổi .
Trước tình thế thiếu thốn sắt thép trước mắt , Cao Lỗ với bản vẽ trong tay chỉ có thể miễn cưỡng chế tạo một chiếc thần cơ có tầm bắn lên tới 500 mét , sử dụng một chiếc móng rùa bằng đồng tinh xảo làm chìa khoá khai mở , khi kích hoạt có thể bắn ra nhiều mũi tên liên tiếp ( khoảng 20 mũi tên ) hạ sát quân địch từ xa , là loại vũ khí tầm xa cực kỳ nguy hiểm đối với tướng lĩnh quân địch . Thử hỏi xem có ai ở trong trận doanh tầng tầng lớp lớp binh lính bảo vệ mà vẫn bị hạ sát bị bắn thành nhím hay thành cái sàng thì thật hồn bay phách lạc , sợ đái ra quần rồi đi .
Vũ khí đã có thì giáp trụ hộ thân cũng không thể thiếu . Do sắt thép, thuộc da thiếu thốn nên Minh Vũ không thể chế tạo giáp sắt hay giáp gia các loại , vì thế nên cậu quyết định chế tạo giáp trụ là từ dây mây , dây gai được ngâm tẩm qua dầu mà tạo thành . Loại giáp này có ưu điểm dễ chế tạo, vô cùng nhẹ nhàng , linh hoạt , chống tên hay đao đương đều tốt nhưng nhược điểm là rất kị lửa nên vốn không thích hợp để sử dụng trong chiến trường có nhiều rừng cây . Mỗi bộ giáp trụ được gắn thêm hai miếng hộ tâm kính bằng đồng trước ngực để tăng tính phòng ngự khỏi mũi tên hay mũi thương đâm tới nhằm giảm thiểu tối đa lực sát thương sĩ binh phải chịu xuống mức thấp nhất.
Doanh trường nằm ở phía Đông của tiểu trấn , là nơi duyệt binh cũng như đồn trú của quân đội . Với tài nguyên hạn chế cùng nhân khẩu ít ỏi của mình , Minh Vũ chỉ có thể để Ông Trọng huấn luyện ra 220 binh sĩ gồm 100 trường thương binh , 100 cung -nỏ binh và 20 khinh kỵ binh . Nếu cộng thêm 200 binh sĩ tinh nhuệ Mai gia thì Minh Vũ lúc này đã có tổng cộng 420 chiến sĩ , nhân số bành trướng gần 1/4 nhân khẩu của toàn trấn cộng lại , là một gánh nặng rất lớn đối với nguồn lương thực hạn chế của quốc gia .
Dẫu biết là vậy nhưng Minh Vũ lúc này không thể làm gì khác được vì cư dân nước Việt chỉ có 2000 không hơn không kém , cho dù mỗi ngày được bug 10 người cũng chỉ như muối bỏ biển , trong khi đó bên ngoài kia một sơn trại nhỏ nhoi cũng có đến mấy ngàn người, mất đi một người là mất đi một nguồn sức mạnh to lớn của quốc gia .
Minh Vũ với chuyện này lực bất tòng tâm , chỉ đành thực hiện chính sách toàn dân là lính , bất kể gái trai đủ 15 đến 27 tuổi đều vào doanh trại huấn luyện , kẻ đủ tiêu chuẩn thì cho thành lính chính quy , số còn lại toàn bộ chuyển thành dân binh tự vệ . Trang bị cho dân binh tự vệ không có gì là tốt , thuần một màu giáo mác ( câu liêm thương ) bằng đồng , là dự bị quân tiêu chuẩn , khi hoà bình là những người nông dân chấc phác hiền hậu , khi chiến tranh là nguồn binh lính dồi dào , có thể tung ra chiến trường bất kỳ lúc nào cần thiết .
Ông Trọng đứng trên giáo trường quan sát binh lính luyện tập , trên tay là chiếc thương thép mới toanh được tôi luyện lại từ trong lò rèn cùng thanh đoản kiếm lưỡi cong mà không khỏi cảm khái Minh Vũ anh minh thần võ , tài trí hơn người . Thì ra Minh Vũ trước đó vì lo thiếu thốn sắt nên đã hạ lệnh gom hết đám vũ khí sắt non trên người Ông Trọng cùng Mai gia quân lại cho vào lò rèn tôi luyện , thông qua đá vôi khử đi tạp chất bên trong rồi rèn lại từ đầu nên thu được kha khá sắt thép , chẳng những đầy đủ vũ khí trang bị cho 400 trăm binh sĩ mà còn hoàn lại cho Ông Trọng một cây trường thương dẻo dai mà sắc bén , một thanh kiếm chém sắt như chém bùn khiến Ông Trọng khư khư giữ lấy ôm như bảo bối mà yêu thích không thôi .
Bản thân Cao Lỗ vì tiết kiệm sắt thép nên chỉ dám tạo ra một thanh đoản kiếm , số còn lại liền đánh hết thành một bộ giáp sắt vảy cá cho Minh Vũ mặc hộ thân , thành ra trang bị tốt nhất đều hời cho Minh Vũ cả . Bất kể binh sĩ đi ra từ doanh trại hay Mai gia quân sĩ tinh nhuệ đều bị Minh Vũ đưa hết ra doanh trường luyện tập các bài quân sự hiện đại từ nghe hiệu lệnh đến chạy bộ việt dã , lăn lê bò trườn các kiểu đến đến vượt chướng ngại vật...., nói chung là bê nguyên bài tập rèn luyện hiện đại cho binh sĩ , ngay cả Ông Trọng " đại tướng " cũng bị bắt phải làm theo , tướng sĩ ai nấy đều có dấu hỏi chấm to đùng trong đầu mà không ai dám nói ra , đại vương bảo họ làm thì họ cứ làm theo thôi . Cứ như vậy đội quân thiện chiến bậc nhất dị giới đã ra đời như thế đấy .
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải. Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]