Sáng sớm , từng tiếng chim hót líu lo trên những vòm cây , tiếng gà gáy triền miên trên những mái nhà báo hiệu một ngày mới đã đến , xua tan đi màn đêm tối đẫm hơi sương . Minh Vũ tỉnh dậy sau cơn hoan ái đêm qua , ngắm nhìn cô nàng trên thân đầy dấu xanh đỏ rúc trong lòng mình liền cười khổ , vận động quá nhiều cũng không tốt , xem ra lần sau vẫn là nên tiết chế bản thân thì hơn .
Một ngày này trên trời bỗng xuất hiện dị tượng , chỉ thấy kim quang tụ hợp rồi phân tán thành năm luồng sáng khác nhau tản ra năm hướng , như sao sa bốc lửa lấn áp cả ánh mặt trời . Dân chúng kinh ngạc nhìn cảnh tượng trên , tưởng rằng thần tiên hạ thế nên thi nhau quỳ xuống , ai cũng buột miệng tung hô bệ hạ vạn tuế , trong phút chốc khí thế của kinh thành Thăng Long lại hừng hực sôi trào .
Minh Vũ thiếu điều muốn chui xuống gầm ghế vì thiên thạch rơi xuống , cũng may có hệ thống trấn tĩnh mới cứu vớt được hình tượng không đáng một xu của mình .
" Thăng Long tứ trấn : tên gọi chỉ 4 ngôi đền thiêng thờ 4 vị thần trấn giữ 4 vị trí huyết mạch phía đông, tây, nam, bắc của kinh thành Thăng Long xưa. Bốn ngôi đền bao gồm: đền Bạch Mã trấn phía Đông, đền Voi Phục trấn phía Tây, đền Kim Liên trấn phía Nam, đền Quán Thánh trấn phía Bắc. "
" Đền Bạch Mã : Đây là đền thờ thần Long Đỗ, vị Thành hoàng của Thăng Long xưa. Theo sử liệu, đền Bạch Mã được khởi dựng dưới thời nhà Đường khi Cao Biền xây La thành vào năm 866. Sau khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long vào năm 1010 thì đền được xây dựng lại. Đền được xây theo hình chữ "tam", bên ngoài là phương đình tám mái. Điểm đặc sắc của công trình kiến trúc này chính là hệ thống mái hình "vỏ cua" (hình mai con cua) liên kết giữa các hạng mục kiến trúc.
Đến thế kỷ X, Khi đưa quân đi dẹp loạn, Đinh Bộ Lĩnh đã đến đền Bạch Mã phía đông thành Đại La làm lễ cầu đảo xin Thần phù hộ cho nước, cho được vạn sự thì sẽ phong sắc để biểu dương sự anh linh. Đinh Bộ Lĩnh đã đến làng Đặng Xá (Văn Xá, Kim Bảng, Hà Nam) chiêu binh, từ đấy Đinh Bộ Lĩnh đánh đâu được đấy, được tôn là Vạn Thắng Vương, bình được 12 sứ quân. Sau khi thống nhất đất nước, trở về làng Đặng Xá, vua Đinh Tiên Hoàng mơ thấy một vị thần tự xưng là Thần Bạch Mã báo mộng rằng: ‘’Thần đã vâng mệnh Hoàng Thiên, theo vua đánh giặc. Nay thiên hạ đã yên bình, nhà vua chưa lễ tạ, thế là không đúng lễ’’. Vua tỉnh dậy, biết Thần rất là linh ứng, liền phong tặng mĩ tự, phong là: Hộ Quốc Bảo Cảnh Linh Thông Tế Thế, Đô Đại Thành Hoàng Linh Lang Bạch Mã Đại Vương Thượng Đẳng Phúc Thần. Đinh Tiên Hoàng sai sứ giả mang sắc phong thần Bạch Mã về xã Đặng xá, huyện Cổ Bảng, Phủ Lý Nhân, Đạo Sơn Nam, truyền cho nhân dân xây thêm một đền thờ thần Bạch Mã trên quê hương Hoàng hậu Dương Thị Nguyệt để thờ phụng, gọi là đền thờ Thần Linh Lang Bạch Mã. Đến triều Nguyễn, vua Đồng Khánh năm thứ 9, đã ban sắc phong cho Ngài là: Hàm Quang Thượng Đẳng Thần, đặc cách cho thờ phụng, để ghi nhớ ngay vui của nước và tỏ rõ biển lệ thờ tự. Do đó mà ngày nay ở Hà Nam cũng có đền Bạch Mã thờ vị thần ở quốc đô Thăng Long.
Năm 1010, khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, định đắp thành nhưng nhiều lần thành đắp lên lại bị sụp đổ. Vua cho người cầu khấn ở đền thờ thần Long Đỗ thì thấy một con ngựa trắng từ đền đi ra. Vua lần theo vết chân ngựa, vẽ đồ án xây thành, thành mới đứng vững. Thần được vua Lý Thái Tổ phong làm Thành hoàng của kinh thành Thăng Long. "
" Đền Voi Phục : Đền được lập từ thời Lý Thái Tông (1028-1054) ở góc phía tây nam thành Thăng Long, thờ hoàng tử Linh Lang, con của vua Lý Thái Tông, và bà phi thứ 9 Dương Thị Quang, nhưng tương truyền vốn là con của Long Quân, tên gọi là Hoàng Châu, thác sinh, là người có công trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống, và đã hi sinh trên phòng tuyến sông Cầu vào năm 1076.
Sau khi mất, được người dân Thủ Lệ lập đền thờ và được nhà vua sắc phong là Linh Lang đại vương thượng đẳng phúc thần. Thần đã nhiều lần âm phù giúp nhà Trần trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông, và nhà Lê trong cuộc phục hưng. Vì trước cửa đền có đắp hai con voi quỳ gối nên quen gọi là đền Voi Phục và vì đền ở phía tây kinh thành nên còn gọi là trấn Tây hoặc trấn Đoài (Đoài, theo bát quái thuộc phương Tây).
Đền có kết cấu kiểu chữ "công" gồm tiền tế, trung đường, hậu cung. Trong đền có hai pho tượng đồng và hòn đá to có vết lõm, tương truyền là nơi Linh Lang nằm gối đầu lên rồi hóa thành con giao long .
Tương truyền, đền Voi Phục được xây dựng năm Chương Thánh Gia Khánh thứ 7 (năm 1065) đời vua Lý Thánh Tông trên một khu gò cao thuộc vùng đất của trại Thủ Lệ -một trong 13 làng trại ở phía tây kinh thành Thăng Long. Mở đầu cho đền, hiện nay là cổng tứ trụ, như những trục vũ trụ đem sinh khí từ tầng trên truyền xuống trần gian (đây là sản phẩm của thế kỷ XIX - XX),hai bên cổng có bia hạ mã và đôi voi chầu phục (hiện mới được xây thêm nghi môn tứ trụ nữa, ở sát với đường lớn). Cũng chính vì điều này mà đền mang tên Voi Phục. "
" Đền Kim Liên : Đền Kim Liên vốn được lập nên để thờ Cao Sơn Đại Vương (theo tín ngưỡng dân gian, thì đây là một người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ, sau theo mẹ lên núi). Theo tấm bia đá đặc biệt cao 2,34m, rộng 1,57m, dày 0,22m hiện còn lưu giữ tại đền (đây cũng là di vật quý giá nhất ở đền này) có bài tựa "Cao Sơn đại vương thần từ bi minh", văn bia do sử thần Lê Trung soạn năm 1510, nói về công lao của thần Cao Sơn. Nội dung cho biết: Khi vua Lê Tương Dực cầm quân dẹp loạn, khôi phục cơ nghiệp của vua Lê Thái Tổ, có ba vị đại thần là Nguyễn Bá Lân, Nguyễn Hoàng Dụ và Nguyễn Văn Lữ cùng đem quân đi chinh phạt. Đến địa phận huyện Phụng Hoá (nay là di tích đền Láo, xã Văn Phương, Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) thì thấy cảnh núi rừng rậm rạp có ngôi đền cổ ghi bốn chữ "Cao Sơn đại vương". Rất lấy làm lạ, vua quan bèn khẩn cầu thần phù trợ. Quả nhiên sau mười ngày đã thành công. Vì thế, vua Lê Tương Dực cho xây dựng đền thờ thần Cao Sơn được lập ở Phụng Hóa. Sau nhớ ơn thần đã ngầm giúp dẹp loạn ở Đông Đô, nên năm 1509, vua cho xây dựng lại đền thờ to đẹp hơn ở phường Kim Hoa gần Thăng Long thời bấy giờ.
Sau này, dân làng Kim Liên đã lập thêm cổng tam quan ở phía trước cổng đền ngay sát đầm Kim Liên và bổ sung thêm một số kiên trúc mới, tạo thành đình Kim Liên. Ngoài Cao Sơn Đại Vương, trong đền và đình này còn thờ Tam Phủ, thờ Mẫu, và thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đền Kim Liên nằm trên gò cao, bao gồm tam quan và đền thờ thần. Đền chính được xây theo kiểu chữ "Đinh" gồm tòa bái đường năm gian ở phía trước, phía sau là chính điện (hậu cung) ba gian. Đến nay, tại đình Kim Liên còn lưu giữ 39 đạo sắc phong cho thần Cao Sơn Đại Vương và tấm bia đá dựng phía trái đền. "
" Đền Quán Thánh : Theo sử sách, đền Quán Thánh hay Quán Trấn Vũ thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, tương truyền là người đã có công giúp vua An Dương Vương khi xây thành Cổ Loa. Đền được dựng trong Kinh thành từ thời nhà Lý (1160). Năm 1474, khi mở rộng Hoàng thành, vua Lê Thánh Tông cho di chuyển đền ra địa điểm hiện nay. Trong đền có tượng thánh Trấn Vũ bằng đồng đen, đúc năm 1677 đời Lê Hy Tông, cao 3,72 m và nặng khoảng 4 tấn.[18]
Từng trải qua nhiều đợt trùng tu vào các năm 1618, 1677, 1768, 1836, 1843, 1893, 1941 (các lần trùng tu này được ghi lại trên văn bia). Đợt trùng tu năm Đinh Tỵ niên hiệu Vĩnh Trị thứ 2 tức đời vua Lê Hy Tông. Trịnh Tạc ủy cho con xuất của kho để di tạo Trấn Vũ Quán và pho tượng Thánh Trấn Vũ. Nghệ nhân trực tiếp chỉ huy đúc tượng Thánh Huyền thiên Trấn Vũ là Vũ Công Chấn.Ông cho đúc tượng Huyền thiên Trấn Vũ bằng đồng hun, thay cho pho tượng bằng gỗ trước đó. Năm Cảnh Thịnh 2 (1794) đời vua Quang Toản, viên Đô đốc Tây Sơn là Lê Văn Ngữ cho đúc chiếc khánh đồng lớn.
Vua Minh Mạng nhà Nguyễn khi ra tuần thú Bắc Thành cho đổi tên đền thành Chân Vũ quán. Ba chữ Hán này được tạc trên trán cổng tam quan. Tuy nhiên, trên bức hoành trong Bái đường vẫn ghi là Trấn Vũ quán. Năm 1842, vua Thiệu Trị đến thăm đền và ban tiền đúc vòng vàng đeo cho tượng Trấn Vũ . "
" Chùa Trấn Quốc : Ngôi chùa trấn giữ long mạch của Đại Việt , nơi quy tụ chính khí của đất trời ."
Chùa Trấn Quốc , Thăng Long tứ trấn đều là những nơi cần phải đến thăm . Minh Vũ rất muốn sau này Phật giáo sẽ phát dương quang đại ở dị giới với ý nguyện cứu nhân độ thế , phổ độ chúng sinh .
Chùa Trấn Quốc nằm tại chính giữa hòn đảo của Hồ Đông ( cái này tác bịa ) . Trên đảo có một ngọn núi gọi là Long Đỗ , đây chính là nơi toạ lạc của ngôi chùa này . Đi qua một trăm linh tám bậc thang liền đến trước cổng chùa , phía trên cửa chùa có ghi ba chữ Phương Tiện môn và câu đối hai bên viết bằng chữ Nôm:
"Vang tai xe ngựa qua đường tục
Mở mặt non sông đứng cửa thiền ."
Minh Vũ cùng thân vệ đi tới trước cửa , chỉ thấy bên trong liền có sáu vị sư sãi bước ra . Một nhà sư đi đầu đứng tuổi lục tuần , mặc áo màu vàng , người khoác cà sa tiến đến bên Minh Vũ , niệm phật hiệu nói :
– A di đà phật , bần tăng Vạn Hạnh bái kiến bệ hạ , bệ hạ vạn tuế , vạn tuế , vạn vạn tuế .
– Đại sư hãy mau bình thân .
– Tạ ơn bệ hạ .
Thiền sư Vạn Hạnh Thiền sư họ Nguyễn, quê châu Cổ Pháp (古法) (nay thuộc thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh),từ thuở nhỏ đã thông minh, học thông Nho, Lão, Phật và nghiên cứu hàng trăm bộ luận Phật giáo.Năm 21 tuổi ông xuất gia, tu học với bạn là Thiền sư Định Tuệ dưới sự chỉ dẫn của Thiền sư Thiền Ông tại chùa Lục Tổ. Sau khi Thiền Ông mất, ông bắt đầu chuyên thực tập Tổng Trì Tam Ma Địa, nên sau này hễ ông nói lời gì đều được thiên hạ cho là phù sấm.
Trong cuộc vận động Thân vệ Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) lên ngôi, ông đã tác động dư luận quần chúng bằng sấm truyền rất hữu hiệu. Sách Thiền Uyển tập anh nói những loại sấm truyền và tiên tri ông dùng có rất nhiều thứ không kể hết được .Ngày vua Lý Thái Tổ lên ngôi, thiền sư ở trong chùa Lục Tổ nhưng đã biết trước, nói với người bác và chú của Thái Tổ rằng: "Thiên tử đã băng, Lý thân vệ hiện đang ở nhà, tay chân họ Lý túc trực trong thành lên tới số ngàn. Trong trưa này, Thân vệ ắt được lên ngôi". Bác và chú vua Thái Tổ thấy lo bèn sai người đi dò tin tức, mới thấy lời thiền sư nói đúng.
Đại Việt Sử ký toàn thư có ghi lại bài Sấm – Vĩ của Vạn Hạnh:
Thọ căn diễu diễu
Mộc biểu thanh thanh
Hoa đào mộc lạc
Thập bát tử thành
Đông a nhập địa
Dị mộc tái sanh
Chấn cung kiến nhật
Đoài cung ẩn tinh
Lục thất niên gian
Thiên hạ thái bình
Dịch là:
Gốc cây thăm thẳm
Ngọn cây xanh xanh
Cây hoa đào rụng
Mười tám hạt thành
Cành đông xuống đất
Cành khác lại sanh
Đông mặt trời mọc
Tây sao ẩn hình
Sáu bảy năm nữa
Thiên hạ thái bình.
– Đại sư không cần đa lễ . Trẫm hôm nay đến quý tự là muốn cầu phúc cho lê dân bá tánh , còn mong đại sư thành toàn cho.
Vạn Hạnh mỉm cười nói :
– Bệ hạ nhân đức quả là phúc của muôn dân trăm họ .
– Đại sư đã quá lời rồi . Không biết pháp danh mấy vị sư thầy kia là ?
– Khởi bẩm bệ hạ , pháp danh của họ là Dương Không Lộ , Nguyễn Minh Không , Khuôn Việt , Giác Hải và Từ Đạo Hạnh .
Minh Vũ cơ hồ không khỏi ngạc nhiên , hệ thống lần này quả thật chơi lớn , thế mà liền lúc triệu hoán lục vị thiền sư đại danh đỉnh đỉnh của tam triều này . Dương Không Lộ húy Dương Minh Nghiêm, hiệu Khổng Lồ đọc tránh Không Lộ pháp hiệu là Thông Huyền chân nhân, quê gốc làng Giao Thuỷ (sau đổi là làng Hộ Xá),phủ Hải Thanh (đời Trần đổi là Thiên Thanh, sau lại đổi là Thiên Trường) tỉnh Nam Định, quê mẹ có một nguồn nói ở mạn Duyên Hà (Thái Bình) .
Ông xuất thân làm nghề chài lưới, nhưng giỏi văn chương và mộ đạo Phật. Không Lộ là một Thiền sư triều nhà Lý được phong làm Quốc sư, đã từng tu ở các chùa:Hà Trạch, Diên Phúc (sau đổi Viên Quang),Nghiêm Quang (sau đổi Thần Quang - chùa Keo),Chúc Thánh. Không Lộ vừa được coi là thiền sư thuộc dòng thiền Vô Ngôn Thông vừa được cho là thuộc thiền phái Thảo Đường.
Thời vua Lý Nhân Tông, thiền sư Giác Hải thường cùng Thông Huyền chân nhân, bị triệu vào nhà hóng mát hầu hạ, bỗng có tiếng tắc kè kêu nhau chối tai, đáng ghét. Vua khiến Huyền làm cho nó đừng kêu. Huyền bèn lâm râm niệm chú, làm rơi trước một con. Huyền cười Sư, Sư bảo "Đang còn một con, để đó cho Sa môn". Sư chú mục nhìn, trong giây lát, nó cũng rơi theo.
Vua lấy làm lạ, làm một bài thơ khen:
Giác Hải tâm như hải
Thông Huyền đạo hựu huyền
Thần thông kiêm biến hóa
Nhất Phật, nhất Thần tiên.
Dịch:
Giác Hải lòng như biển
Thông Huyền đạo rất huyền
Thần thông kiêm biến hóa
Một Phật, một Thần tiên.
Câu đối ở chùa Keo Hành Thiện (Xuân Hồng, Xuân Trường, Nam Định) nơi thờ Không Lộ thiền sư viết :
Pháp thị thiên tiên tâm thị phật
Hương vi thánh tổ quốc vi sư.
Dịch:
Phép là tiên trời, tâm là phật
Quê tôn thánh tổ, nước tôn thầy.
Phép là tiên trời, tức là phép của đạo sĩ. Tâm mới từ bi như phật. Đây cũng chính là giáo lý của phái Không Lộ: tu tiên và lấy đức theo phật, chứ không phải tu phật. Không Lộ thiền sư là vị thánh tổ của đạo phù thủy nước Đại VIệt.
Nguyễn Minh Không từng làm Lý triều Quốc Sư (Đạo hiệu Phù Vân quảng đạt đại pháp sư, người dân ở quê hương Ninh Bình thường gọi ông là Đức thánh Nguyễn . Ông đồng thời cũng là tổ nghề đúc đồng và nghề đông y ở nước Nam . Ngoài ra ông còn là người chữa bệnh hoá hổ cho vua Lý Thần Tông . Chuyện kể rằng, khi được đưa vào gặp vua Lý Thần Tông, Minh Không lớn tiếng hỏi: “Kẻ đại trượng phu được tôn lên ngôi thiên tử, giàu có khắp bốn bể, cớ sao còn phát bệnh cuồng loạn như vậy?” Vua nghe thấy vậy, rất run sợ, không dám kêu gầm nữa. Minh Không lại sai người lấy một vạc lớn đựng nước nấu sôi tới cả trăm lần. Minh Không dùng tay không quấy lên khoảng bốn lần, rồi tắm vua trong đó. Ngay sau đó, bệnh của vua đã bớt ngay. Ít lâu sau thì vua khỏi hẳn. Sau khi khỏi bệnh, cảm phục tài năng của Minh Không và cũng là để cảm tạ ơn cứu mạng của ông, vua Lý Thần Tông phong cho Minh Không là Quốc sư, được đổi từ họ Nguyễn sang họ Lý của vua, cấp cho nhà ở, ban lộc mấy trăm hộ và được miễn thuế má. Vì vậy, sau này người ta mới gọi sư Minh Không là Lý Quốc sư, ý chỉ vị Quốc sư họ Lý.
Giác Hải Thiền sư là người họ Nguyễn , húy Nguyễn Viết Y (Nguyễn Quốc Y),pháp hiệu Giác Hải tính chiếu đại sư ,bài vị chùa viên quang ghi Diệu thông xung mặc hoằng hóa đại pháp sư , là thiền sư Việt Nam thời nhà Lý, thuộc thế hệ thứ 10 dòng thiền Vô Ngôn Thông . Ông cũng là nhân vật kỳ tài , từng cùng Không Lộ và Từ Đạo Hạnh sang Tây Trúc học pháp , tinh thông mọi thứ . Lúc sắp tịch, thiền sư gọi chúng đến dạy kệ rằng:
Xuân lai hoa điệp thiện tri thì
Hoa điệp ưng tu cộng ứng kỳ
Hoa điệp bản lai giai thị huyễn
Mạc tu hoa điệp hướng tâm trì.
Dịch nghĩa:
Xuân sang hoa và bướm khéo quen với thời tiết.,
Hoa bướm đều cần phải thích ứng với kỳ hạn của chúng.
Nhưng hoa với bướm vốn dĩ đều là hư ảo
Chớ nên bận tâm về hoa với bướm.
Đêm ấy có ngôi sao lớn rơi xuống ngay góc đông nam nhà phương trượng. Thiền Sư ngồi nói chuyện đến sáng rồi ngồi ngay ngắn mà mất. Vua xuống chiếu cho lấy thuế ba mươi hộ để cúng hương hỏa, và cho hai người con trai của thiền sư ra làm quan để tỏ lòng khen thưởng.
Khuôn Việt thiền sư cũng không kém cạnh , ông trước tên là Ngô Chân Lưu (吳真流),tu chùa Phật Đà, làng Cát Lợi, Thường Lạc (nay là Vệ Linh, Sóc Sơn, Hà Nội). Sư là người Cát Lợi, hậu duệ nhà Ngô (吳),thuộc đời (hay thế hệ) thứ 4, dòng Vô Ngôn Thông. Đại sư Khuông Việt là vị thiền sư được phong Tăng thống đầu tiên trong lịch sử Phật giáo nước Nam ,từng làm quan dưới triều vua Đinh , Tiền Lê .
Từ Đạo Hạnh là vị thiền sư nổi tiếng với giai thoại trút xác . Sau khi Từ Đạo Hạnh chết, ông cho thiền sư Nguyễn Minh Không biết mình sẽ đầu thai thành con của Sùng Hiền hầu – em trai của vua Lý Nhân Tông. Vị vua này không có con nên đã nhường ngôi cho con của Sùng Hiền hầu là Lý Dương Hoán, người con này chính là Từ Đạo Hạnh đầu thai, trở thành vua Lý Thần Tông.
Tương truyền ông viên tịch vào ngày 7 tháng 3 năm Bính Thân (1116) tại chùa núi Sài Sơn. Quốc Oai là tên huyện, tức là huyện Quốc Oai ngày nay, tên núi là Phật Tích. Từ Đạo Hạnh đến chơi núi ấy, thấy tảng đá trong hang núi có vết chân người, lấy chân ướm vào vừa đúng: tục truyền đó là chỗ Đạo Hạnh trút xác. Trước kia phu nhân của Sùng Hiến hầu là Đỗ thị đã có mang, đến đây trở dạ mãi không đẻ. Hầu nhớ lại lời Đạo Hạnh dặn khi trước, sai người chạy ngựa đi báo. Đạo Hạnh lập tức thay áo tắm rửa, vào hang núi trút xác mà qua đời. Người làng cho là việc lạ, để xác Đạo Hạnh vào trong khám để thờ. Nay núi Phật Tích tức là chỗ ấy. Hàng năm, mùa xuân, cứ đền ngày mồng 7 tháng 3, con trai, con gái hội họp ở chùa, là hội vui có tiếng một vùng. Người đời sau ngoa truyền là ngày giỗ của sư (xác Đạo Hạnh đến khoảng năm Vĩnh Lạc nhà Minh, bị người Minh đốt cháy, người làng ấy lại đắp tượng lại thờ như cũ, hiện nay hãy còn).
Đến tháng 6 thì Lý Dương Hoán, con trai của Sùng Hiền hầu ra đời, đây chính là vị vua tương lai Lý Thần Tông. Sau này Lý Thần Tông mắc bệnh lạ, người vua mọc lông cọp và gầm như cọp, quần thần phải dùng cũi vàng nhốt Vua. Người cứu chữa được là Đại sư Nguyễn Minh Không. Từ Đạo Hạnh còn được biết đến là mộ trong Nam Bang Tứ Bất Tử , cho đến khi mẫu Liễu Hạnh giáng thế .
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải. Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]