🔔 Tham gia cộng đồng đọc truyện online trên Telegram:  https://t.me/+_tC4EYqfkw83NTE1
Chương trước
Chương sau
Những lời cảnh báo từ cô Liên khiến ông Tuấn cũng hơi hoang mang, tuy nhiên dù sao đó cũng chỉ là lời nói của đàn bà. Ông Tuấn cười rồi đáp:

- - Không ai dám làm thế đâu cô ơi. Dạo trước có thằng Nam thì công nhận vợ anh với thằng Nam không hợp nhau. Với lại thằng Nam cũng bướng, còn từ hôm thằng Đại nói chuyện anh thấy Hường cũng đối xử tốt với cháu Hạnh lắm, luc nào anh về cũng thấy cái Hạnh với cái Thư ngồi ăn uống, xem tivi vơi nhau thân thiết lắm.

Cô Liên khẽ gật đầu:

- - Vậy có lẽ do trực giác của em hơi nhạy cảm, nếu mà được như thế thì tốt rồi anh ạ. Xem như nãy giờ em chưa nói gì nhé. Thôi anh lên nhà đi để em còn nấu cơm kẻo chị nhà lại hậm hực.

Ông Tuấn bế bé Hạnh lên phòng khách, về bản chất ông Tuấn là một người thương con. Nhìn cái cách ông ta chơi cùng bé Hạnh, hỏi han quan tâm con bé, ông Tuấn nằm ở ghế con bé cứ thế đứng ngồi dậm chân lên bụng bố cười khoái chí. Tuy nhiên ông Tuấn cũng là người đơn giản, không nghĩ được sâu xa vấn đề. Đối với ông ta những gì nhìn thấy trước mắt tốt nghĩa là ông ta sẽ nghĩ nó là tốt. Vậy nên biết được đặc điểm này trước mặt ông Tuấn mụ Hường không bao giờ tỏ thái độ hay đối xử tệ bạc với con riêng của chồng. Ngược lại bình thường mụ đối xử tốt với con đẻ bao nhiêu thì trước mặt chồng mụ còn đối xử với con chồng tốt hơn gấp đôi.

Thế nên người ta mới có câu: “ Người trong cuộc thì tối - Người ngoài cuộc thì sáng.”

Ông Tuấn chưa từng tận mắt chứng kiến cái cảnh mụ Hường úp hai bát mỳ tôm trương phềnh cho hai đứa ăn ngay lần đầu gặp mặt, ông Tuấn không nhìn thấy cái cảnh mụ lên phòng xỉa xói móc mỉa hai anh em là ăn vụng ăn trộm táo của mụ, ông Tuấn cũng không chứng kiến cái cảnh bé Hạnh bị ăn lại bát chè còn mấy thìa mà con gái mụ ăn thừa để lại, rồi những lúc mụ đóng cửa khóa ngoài bỏ mặc con bé ở bên trong khóc cho đến mỏi mắt rồi ngủ thiếp luôn trên ghế….Tất cả những thứ đó ông Tuấn chưa từng được nhìn thấy, vậy nên khi chú Đại, cô Liên, bác Dung có cảnh báo đối với ông ta nghe cũng để đấy. Một con người lúc nào cũng cho mình là đúng, cố chấp, cổ hủ. Chính vì vậy ông ta mới tự tay đánh đứa con trai mà sau bao năm hai bố con mới nhận nhau đến rách cả mắt.

Đối với ông ta mụ Hường vẫn là tốt, đó còn chưa kể ông Tuấn còn có một tính hễ ai giúp đỡ về khoản tiền bạc thì sẽ một mực mang ơn. Đó cũng chính là điểm mấu chốt để cho mụ Hường nắm ông ta trong lòng bàn tay. Làm ăn thua lỗ, có những lúc cần vốn mụ sẵn sàng cho chồng vay rồi tỉ tê ngọt nhạt:

- - Của chồng công vợ, lúc khó khăn thì phải biết bù đắp cho nhau. Nếu anh cần em sẽ đi vay cho anh.

Những lúc đó như đang chết đuối vớ phải cọc, chỉ cần thế thôi là ông Tuấn thấy mụ vô cùng tốt rồi. Những khổ một nỗi của chồng công vợ nhưng vẫn tính lãi với lý do:

- - Em đi vay mãi người ta mới cho vay lãi suất thấp. Tiền của em chưa đến ngày đáo hạn, khổ thế chứ…

Ông Tuấn đem câu chuyện vay mượn kể lại với chú Đại như vậy và vẫn cảm thấy mình may mắn, chú Đại nghe xong cười khẩy:

- - Đúng là ở đời không ai cho không ai cái gì. Chị ấy vay mượn cho thì anh phải trả lãi là đúng thôi. Nhưng đừng có nói câu của chồng công vợ nghe nó chối tỉ lắm. Mà em cũng không hiểu chị ấy cho anh vay thì có lãi chứ co cho không đâu mà anh cứ phải rối lên như thế. Bà ấy làm nghề cho vay lãi, xin lỗi anh em nói thẳng nếu không nhìn thấy lợi anh nghĩ bà ấy bỏ tiền cho anh vay chắc. Thứ nhất vừa có lãi, thứ hai như anh nghĩ bây giờ vừa phải mang ơn.

Mỗi khi chú Đại nói thế là bô Nam lại không vui:

- - Chứ cứ nói vậy, vợ anh nó có bao nhiêu tiền sao anh không biết. Thật sự là đi vay ngoài cho anh đấy. Lúc người ta giúp mình thì mình phải biết ơn chứ.

Chú Đại cười:

- - Anh mà biết được bà ấy như nào thì anh đã không phải anh rồi anh ạ. Em với mọi người quý anh cũng vì cái tính đó, nhưng gặp người xấu anh dễ bị lừa lắm. Còn anh thử nghĩ lại xem, nếu không có anh thì những số nợ bà ấy cho vay ngày trước có đòi được không..? Anh không nhớ cái hồi mới quen anh chính bà ấy là người nhờ anh đi đòi nợ hộ à, đòi được mấy chỗ xong bám riết lấy anh đuổi có chịu đi đâu. Đấy, người ta nhìn được cái lợi từ anh như thế đấy anh ạ. Sau đó em lôi anh đi làm mấy cái này tuy anh không làm bảo kê với đòi nợ nữa nhưng bà ấy ra ngoài vẫn lấy danh là vợ anh Tuấn Khùng để cho vay. Mà thôi em phân tích để cho anh biết, anh với chị nhà là mối quan hệ qua lại cùng có lợi, chỉ là em nghe câu của chồng công vợ nhưng lãi đều thì em ngứa mồm thôi. Anh lớn tuổi thật nhưng suy nghĩ thì ngây thơ lắm….

Nói qua câu chuyện trên để biết được rằng tại sao ông Tuấn vẫn ở bên cạnh mụ Hường mặc dù đa số anh em, bạn bè thân thiết đều không ưa mụ. Bởi vì những gì mụ ta cho ông Tuấn thấy, làm cho ông Tuấn xem khiến ông ta nghĩ vợ hai của mình vừa tốt vừa khéo. Chú Đại, cô Liên, bác Dung nói nhưng đâu có bằng chứng gì...Trở lại với bữa cơm hôm đó, sau khi nấu nướng xong cô Liên dọn lên bàn ăn xong xuôi cô Liên mới gọi bố Nam cùng mụ Hường xuống ăn cơm. Hôm đó bố Nam có gọi thêm chú hàng xóm sang uống rượu cùng vì nhà cũng chẳng có ai. Lúc này mụ Hường mới gọi cái Thư xuống, con Thư xuống đến nơi ngồi vào bàn lấy đũa gẩy gẩy thức ăn rồi cho vào mồm. Chẳng biết do mẹ nó dạy hay không mà xuống nó chỉ chào mỗi ông hàng xóm còn cô Liên thì nó không chào.

Thấy nó bới bới đồ ăn cô Liên nói nhẹ:

- - Đừng bới đồ ăn chứ cháu..

Thế mà nó hứ một cái rồi hạ đũa không thèm ăn, bé Hạnh thì vẫn ngồi im không dám gắp bởi thói quen hàng ngày, khi hai mẹ con nhà mụ Hường chưa ăn thì nó không dám ăn. Mụ Hường thấy thế vội hỏi:

- - Hạnh ăn gì để mẹ lấy cho, con bé này cứ đến bữa là ngồi im.

Bé Hạnh ngậm đũa nhìn nhìn mụ Hường rồi chỉ tay vào đĩa tôm sú hấp to đùng. Mụ Hường cười nhẹ nhàng rồi nói:

- - Rồi ăn tôm chứ gì, để mẹ bóc cho nhé…

Chú hàng xóm thấy thế chúc rượu bố Nam xong liền nói:

- - Con bé hơi nhát anh nhỉ, được cái chị nhà anh cũng nhẹ nhàng. À nhìn con bé em mới nhớ có lần thấy anh nó vào đây hôm chủ nhật 2 hay 3 tuần trước, cứ đứng ngoài gọi em mà nhà thì đóng cổng. Thằng anh đinh đi về thì em đi làm gặp, sớm thấy con bé khóc trong nhà chắc ở một mình nên sợ. Dù chuyện thế nào thi thoảng anh cũng phải để hai anh em nó gặp nhau.

Bố Nam thì ngơ ngác chẳng biết gì, mụ Hường vội nói:

- - Chú lại nói thế, những lúc chị ra ngoài mua đồ hay đi chợ thì cháu nó mới ở nhà một mình. Mà chị đi thì phải khóa cổng chứ, một chốc một lát về ngay chứ có lâu đâu. Còn chú nói anh chị không cho hai anh em nó gặp nhau là không đúng. Anh nó đến chị vẫn để gặp chứ không đâu, có bà cô anh Tuấn nhà bên kia làm chứng, không tin anh cứ sang hỏi cô. Nói vậy mang tiếng chết..

Chú hàng xóm cũng hơi ngại:

- - Em cũng không có ý gì đâu, chỉ là thấy giữa trưa anh nó vào mà nhà khóa cổng thôi..

Cô Liên hỏi bố Nam:

- - Thế cháu bây giờ nó ở nhà ngoại hả anh..?

Ông Tuấn đáp:

- - Ừ thì sau hôm đó nó về bà ngoại ở, hôm trước Đại nó cũng ra thăm, mỗi tháng anh gửi cho cháu 3tr để ăn uống. Còn tiền học thì anh đóng hết từ đầu năm rồi. Từ hôm đó đến giờ anh cũng chưa ra đấy….

Mụ Hường thở dài:

- - Con bé này thì ngoan, thằng anh thì láo, hôm đấy đứng giữa nhà nó còn bảo không nhận bố cơ mà. Nói chuyện với người lớn thì toàn xưng tôi, đưa nó vào viện xong nó còn chửi đuổi mình về. Con cái thế thì hòng gì..

Bố Nam ngại với hàng xóm vội cau mày không cho mụ Hường nói thêm:

- - Thôi mọi người ăn đi, chuyện qua rồi nhắc lại làm gì...Lớn lên rồi tự con cái nó hiểu.

Cô Liên do không biết rõ thực hư nên cũng không dám tham gia, cô chỉ được nghe qua chú Đại về kể là lần đó Nam bị bố đánh vỡ đầu, chú Đại cũng nói Nam là đứa lầm lỳ hơi khó gần nhưng cô không thấy em trai kể là Nam láo hay chửi lại bố với dì ghẻ.

Ăn uống xong cô Liên dọn dẹp, còn mụ Hường lấy lý do cho con lên phòng học để trốn rửa bát. Cô Liên vốn là người sạch sẽ, thích dọn dẹp, nấu ăn nên cô cũng không thấy vấn đề gì. Vả lại nhớ lần đầu ông Tuấn chở “bạn gái” lên nhà chơi hôm đó “bạn gái” ông Tuấn lấy lòng cả nhà nên tranh rửa bát. Quả rửa bát ấy khiến cô Liên sợ vãi linh hồn khi buổi tối hôm đấy cả nhà ăn cơm ai cũng phát khiếp khi bát vẫn còn mùi tanh và vành bát còn bóng nhẫy mỡ. Hậu quả là cô Liên phải bỏ bữa đem rửa lại tất cả số bát đũa sáng ngày. Mấy lần sau xuốn đây chơi cô mới phát hiện ra mụ Hường không dùng nước rứa bát mà chỉ xả nước nóng rồi rửa.

Từ đó mỗi khi cô Liên về đây là cô tự tay nấu nướng, dọn dẹp không dám để mụ Hường sờ mó vào bất cứ thứ gì nữa. Có lần cô Liên thử hỏi mụ ;

- - Sao chị không dùng nước rửa bát cho sạch..? Rửa xomg xả nước nóng cũng được mà..?

Thì mụ trả lời:

- - Rửa nước rửa bát nhiều hỏng hết da tay, mà nước rửa bát độc hại lắm….

Cô Liên nghe xong cũng chỉ biết lắc đầu cười trừ, thế nên lúc sớm ông Tuấn bảo gọi vợ xuống phụ là cô Liên chối đây đẩy. Một người sạch sẽ như cô Liên mà bắt cặp với mụ chắc kinh hồn bạt vía. Không riêng cô Liên mà ngay cả bạn bè đến nhà lắm người thẳng tính hay nói luôn:

- - Chủ nhà thì gọn gàng mà bếp núc bẩn thế.

Vì đơn giản mụ Hường có biết nấu nướng gì đâu, được cái ông Tuấn cũng dễ ăn, ăn cái gì cũng được. Mà đa phần toàn đưa nhau đi ăn ngoài thành ra bếp núc nó hơi hiu quạnh. Nhưng khổ một nỗi trước mặt người khác là mụ luôn tỏ ra sạch sẽ, lăm lúc đang ăn không biết mụ nghĩ gì lại chạy xuống bếp lau lau ra điều bận rộn rồi lại đi lên. Thủ đoạn của mụ để lấy lòng mọi người luôn được thể hiện mọi lúc mọi nơi.
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.