🔔 Tham gia cộng đồng đọc truyện online trên Telegram:  https://t.me/+_tC4EYqfkw83NTE1
Chương trước
Chương sau
Tân quan huyện Tiền Đinh có bộ râu đẹp, chảy mượt như thác đổ. Lần đầuthăng đường sau khi đáo nhiệm, với bộ râu đẹp này, ông giáng một đòn phủ đầu đối với bọn thơ lại ma mãnh của sáu phòng, bon sai dịch dữ như lang sói của ba ban. Người tiền nhiệm của ông là tri huyện Quyên, ông nàymồm nhọn má tóp như mặt khỉ, râu cằm lơ thơ vài chục sợi như râu chuột,thuộc loại bất học vô thuật, chỉ giỏi đục khoét, ngồi trên công đườnggãi má sờ tai, y hệt con khỉ đột. Tướng mạo khó coi và cái đức vô liêmsỉ của người tiền nhiệm, đã tạo cho người kế nhiệm Tiền Đinh ấn tượngtốt đẹp trong lòng mọi người. Dưới công đường, bọn thơ lại thấy tân quan tướng mạo đàng hoàng, dáng ngồi uy nghi chễm chệ, cảm thấy có cái gì đó mới mẻ. Ngồi trên, Tiền Đinh cũng cảm nhận được những ánh mắt thânthiện phía dưới.
Ông đỗ tiến sĩ năm Quí Mùi đời Quang Tự, cùngkhoa với Lưu Quang Đệ, một trong sáu người của nhóm “Mậu Tuất lục quântử” nổi danh trong thiên hạ. Lưu đỗ Nhị giáp, xếp thứ ba mươi tám. Saukhi thi đỗ, ngồi chơi xơi nước hai năm ở kinh thành, sau lo lót được bổnhiệm tri huyện ở tỉnh ngoài. Ông đã qua hai nhiệm kỳ tri huyện, một ởĐiện Bạch – Quảng Đông, một ở Phú Nhuận – Tứ Xuyên. Phú Nhuận là quê của Lưu Quang Đệ. Điện Bạch, Phú Thuận đều là những vùng sâu vùng xa, mathiêng nước độc, dân tình đói khổ, dù muốn tham ô cũng không có gì đểtham! Vì vậy, được trị nhậm ở Cao Mật giao thông thuận tiện, sản vậtphong phú, tuy chẳng có gì nổi bật, nhưng ông cho rằng mình đã đượcthăng chức. Ông chí khí hiên ngang, tinh thần mạnh mẽ, mặt đỏ hồng rạngrỡ, mày ngài, mắt sáng như sao, râu cằm sợi nào sợi ấy như mã vĩ, rũxuống tận mép bàn. Một bộ râu đẹp, tự nhiên đã có một nửa tướng quan.Các quan đồng liêu thường nói đùa: Tiền huynh, nếu Lão Phật gia nhìnthấy ông, thể nào cũng lập cho ông một đạo đài, chỉ tiếc cho đến nay ông có dịp được thấy long nhan Hoàng thượng, Hoàng Thái Hậu. Đứng chải râutrước gương, ông thở dài: Tiếc cho bộ mặt oai vệ, phí cả bộ râu Tiên của ông ta!
Trên đường đi từ Tứ Xuyên đến Sơn Đông xa lơ xa lắc, ông rẽ vào một ngôi chùa bên bờ Hoàng Hà thuộc tỉnh Thiểm Tây xin một thẻquẻ. Quẻ này tốt, đại cát đại lợi. Quẻ nói rằng: Cá diếc vào Tây giang,sấm dậy trời quang! Quẻ thẻ giúp ông gạt bỏ tâm trạng u uất của ngườibất đắc chí, vững tin vào tương lai của mình. Đến nơi trị nhậm mới, tuyngười mệt ngựa mỏi, lại thêm cảm hàn nhẹ, nhưng ông xuống ngựa là laovào công việc. Nhận bàn giao của người tiền nhiệm xong, ông lập tứcthăng đường gặp mặt những người dưới quyền, đọc diễn từ nhậm chức. Dotâm trạng phấn chấn, lời hay ý đẹp cứ tuôn như suối, thao thao bấttuyệt. Người tiền nhiệm của ông dốt đặc cán mai, nói một câu hoàn chỉnhcũng không xong! Giọng ông vốn ấm cúng có sức lôi cuốn, nay thêm hơi rèvì cảm mạo, càng có ma lực với người nghe. Nhìn ánh mắt của đám thuộchạ, ông biết mình đã thành công. Diễn thuyết xong, ông vuốt râu bằngngón trỏ và ngón cái một cách khoáng đạt, tuyên bố bãi đường. Tuyên bốxong, ông đưa mắt nhìn xuống dưới, để mỗi người cảm nhận được là ôngđang nhìn mình, cái nhìn sâu xa đầy ý nghĩa, vừa như cảnh cáo vừa như vỗ về. Rồi ông đứng lên, gọn gàng, dứt khoát, quay người đi vào như làngió thoảng.
Ít lâu sau, trong bữa tiệc ra mắt hương thân hiền sĩ, tướng mạo đường hoàng và bộ râu đẹp của ông, một lần nữa, trở thànhtiêu điểm chú ý. Ông đã khỏi cảm hàn, đặc sản vùng Cao Mật – hoàng tửuvà thịt chó – rất hợp với khẩu vị của ông, rượu vàng thư giãn gân cốt,lưu thông huyết mạch, thịt chó đẹp da đẹp dung nhan, do vậy ông đẹp ngời ngời, bộ râu càng quyến rũ. Ông đứng lên chúc rượu bằng một giọng ấm áp và mạnh mẽ, bày tỏ quyết tâm trong thời gian trị nhậm, đem lại ấm nocho dân chúng. Diễn từ của ông luôn bị ngắt quãng bởi những tràng vỗtay. Ông vừa dứt lời, những tràng vỗ tay nhiệt liệt kéo dài dễ đến cháyhết nửa nén nhang. Ông giơ cao chén rượu mời đông đảo những quả mũ dưa,những bộ râu dê cạn chén. Họ ào ào đứng dậy, ào ào giơ chén rượu lên, ào ào tợp một hơi, uống cạn. Ông đặc biệt lưu ý quan khach một món ăn. Đólà món cải phỉ thúy tươi như còn sống, thoạt nhìn tưởng là chưa qua lửa. Các quan khách chưa ai dám đụng đũa vào món này, chỉ sợ làm trò cườicho thiên hạ thì mất mặt. Ông nói với quan khách món này thực ra đãchín, có đến hơn một chục sơn hào hải vị bên trong. Ông lấy đũa chọc nhẹ một cái, cái bắp cải tưởng như nguyên vẹn ấy nở bung, phô ra những cánh như cánh hoa đủ màu sắc. Một mùi thơm quí phái lập tức tỏa khắp gianphòng. Các hương thân hiến sĩ phần lớn là dân cổ cày vai bừa, chỉ quenchém to kho mặn, cách ăn cao nhã như thế này chưa từng thấy, chưa từngnghe. Được quan huyện cổ vũ, họ dùng đũa gắp một mẩu lá đưa lên miệngnhấm nhấm, gật gù khen ngon. Lão Hùng người lo liệu hầu cận, được bồitiếp cùng quan huyện không bỏ lỡ dịp giới thiệu phu nhân quan huyện cùng với đám khách khứa, rằng bà Huyện là cháu ngoại Tăng Văn Chính Công –Tăng Quốc Phiên, món này bà tự vào bếp làm, có tên Bạch Thái Phỉ Thúynổi tiếng gần xa. Bạch Thái Phỉ Thúy do Tăng Văn Chính Công khi làm Thịlang bộ Lễ tại Kinh, đã cùng đầu bếp tìm tòi nghiên cứu, thử nghiệmnhiều lần mới trở thành kiệt tác, món ăn mang dấu ấn trí tuệ của mộtdanh thần! Văn Chính Công văn võ toàn tài, chế biến món ăn lại càngtuyệt diệu. Nghe lời giới thiệu của lão Hùng, mọi người vỗ tay càng dữ,mấy vị cao tuổi nước mắt giàn giụa trên gò má nhăn nheo, nước mũi cũngchảy ra, dính trên bộ râu già lão!
Sau ba tuần rượu, các hươngthân luân phiên chúc rượu Tiền Đinh. Vừa chúc rượu, vừa ca tụng. Lờichúc tụng muôn hình muôn vẻ, rất sắc sảo, nhưng không ai quên ca ngợi bộ râu của quan lớn. Người bảo: Quan lớn đúng là Quan Vân Trường đầu thaitrở lại, là Ngũ Tử Tư tái sinh. Người nói: Quan lớn rõ ràng là hóa thâncủa Gia Cát Võ Hầu, là Thác Tháp Thiên Vương xuống trần. Tiền Đinh tuylà người có bản lĩnh mà cũng không trụ nổi những lời tâng bốc của họ. Đã mời là phải uống, đã uống là uống cạn. Vậy là bỏ béng quan dạng, nóicười tự nhiên, bình luận khúc triết, hoa chân múa tay, đắc ý cả cười,biểu hiện đủ đầy chất phong lưu công tử, hòa nhập hoàn toàn với đám quan khách.
Hôm ấy, ông uống say ngả say nghiêng, các hương thân cũng say ngang say ngửa. Bữa tiệc chấn động vùng Cao Mật, trở thành chuyệncửa miệng mãi về sau. Món Bạch Thái Phỉ Thúy thì truyền tụng càng li kì, rằng trong cây bắp cải đó có lắp đặt máy móc, người khác không làm saomở được. Tiền đại nhân chỉ cầm đũa chọc một cái vào cuống là nó nở bungnhư một đóa hoa sen trắng, xòe ra mấy chục cánh hoa, trên mỗi cánh hoađều gắn một hạt trân châu lấp lánh.
Rất nhanh, mọi người đềubiết, quan huyện mới đến là cháu rể Tăng Quốc Phiên. Ông tướng mạo đànghoàng, bộ râu đẹp như râu Quan Vân Trường. Quan huyện không những đẹpmột cách oai vệ, mà còn hai bằng tiến sĩ, là môn sinh của Hoàng thượng.Tài hoa rất mực, xuất khẩu thành chương. Rượu uống nghìn chung chưa say, say rồi phong độ như lúc tỉnh, với ông, rượu chỉ như gió lây cây Ngọc,như mưa bụi núi Xuân! Bà Huyện đúng là con nhà khuê các, chẳng những vào hàng quốc sắc, mà còn hiền thực nhu mì. Sự có mặt của quan ông quan bàlà hồng phúc của nhân dân huyện Cao Mật.
Vùng Đông Bắc huyện Cao Mật có một người râu đẹp, họ Tôn, tên Bính, là ông bầu của gánh hát Miêu Xoang.
Miêu Xoang là một loại hình kịch xuất xứ từ vùng Đông Bắc Cao Mật, làn điệudu dương, diễn xuất độc đáo, mang đậm màu sắc thần bí, là hóa thân cuộcsống tinh thần của người dân vùng Đông Bắc Cao Mật. Tôn Bính là người kế thừa và cải cách kịch Miêu Xoang, có uy tín rất cao trong những ngườilàm nghề. Khi biểu diễn ông không cần râu giả vì râu của ông đẹp hơnnhiều. Và cũng vì thế mà sinh chuyện. Cụ Lưu, tài chủ trong thôn ăn mừng sinh cháu ngoại, cỗ bày linh đình. Tôn Bính đến dự, ngồi cùng mâm vớiLý Vũ, một nha dịch trên huyện. Trong khi ăn, Lý Vũ cậy mình là ngườinhà nước, ngồi ghế cao nhất. Lão khoác lác về quan huyện, từ ngôn luậnđến cử chỉ, từ sở thích đến thị hiếu, cuối cùng, rôm rả nhất là chuyệnvề bộ râu của ông lớn.
Lý Vũ tuy đã nghỉ hưu ở nhà, nhưng vẫn mặc quần áo công sai, chỉ thiếu mỗi cái côn thủy hỏa. Lão hoa chân múa tay, thiên hô bát sát, khiến các vị nhà quê ngồi cùng mâm cứ ngồi ngây ra,quên cả uống rượu, dỏng tai lên nghe lão ba hoa, trố mắt ra nhìn nướcbọt lão. Tôn Bính đã từng đi đây đi đó, hiểu rộng biết nhiều, nếu khôngcó sự hiển diện của Lý Vũ, thì ông là nhân vật trung tâm… Nhưng mọingười quên bẵng ông, vì có mặt Lý Vũ, người mà sớm tối bên cạnh quan tri huyện. Ông uống một mình hết chén này đến chén khác, tỏ ý khinh miệttên tay sai bằng những cái lườm và khịt mũi. Nhưng vẫn không ai chú ýđến ông, Lý Vũ không coi có ông trước mặt, thao thao bất tuyệt về bộ râu của quan lớn.
… Râu người thường, rậm nhất cũng chỉ một ngàn tám trăm sợi, nhưng râu của ông lớn, các vị đoán xem có bao nhiêu sợi? Hàhà, không đoán nổi đâu! Tháng trước ta cùng ông lớn xuống xã thị sát dân tình, có nói chuyện phiếm với ông lớn. Ông lớn hỏi ta:
- Tiểu Lý, đoán xem râu ta có bao nhiêu sợi?
Ta nói, bẩm quan lớn tiểu nhân không đoán được. Ông lớn nói, chú khôngđoán nổi đâu, nói thực để chú biết râu của bản quan tổng cộng chín nghìn chín trăm chín mươi chín sợi! Thiếu một sợi đầy một vạn. Đây là phunhân đếm hộ bản quan. Ta hỏi ông lớn râu rậm như thế làm sao đếm được?Ông lớn nói, phu nhân là người cẩn thận, thông minh hơn người, cứ đếmđược một trăm sợi, thì bà ấy lấy chỉ tơ buộc lại thành một túm, rồi đếmtiếp, không để sót sợi nào. Ta nói, bẩm ông lớn, mọc thêm một sợi nữathì tròn một vạn! Ông lớn nói, Tiểu Lý, chuyện này thì chú không hiểu,mọi việc trên đời, tối kỵ là quá tròn trĩnh, thập toàn thập mĩ. Chú xemvầng trăng trên trời ấy, hễ tròn là phải khuyết; quả trên cây hễ chín là phải rụng. Mọi việc phải hơi khiếm khuyết một tí mới có thể tồn tại lâu bền. Chín nghìn chín trăm chín mươi chín là con số cát tường nhất trong thiên hạ, cũng là con số lớn nhất. Là dân, là bề tôi, đừng bao giờ nghĩ đến chữ vạn, điều bí ẩn này, chú phải cố công mà tìm hiểu. Những lờicủa ông lớn huyền diệu vô cùng, đến tận bây giờ ta vẫn chưa hiểu. Sau đó ông lớn bảo ta, Tiểu Lý, râu ta có bao nhiêu sợi chỉ có ba người biết,chú là một, một người là ta, một người nữa là phu nhân của ta. Chú phảikín mồm kín miệng, số sợi râu một khi tiết lộ ra ngoài, tai họa sẽ vôcùng, thậm chí còn gây ra đại họa!
Lý Vũ nâng chén rượu tợp mộtngụm, cầm đũa gẩy gẩy đĩa thức ăn, luôn miệng “chậc chậc”, rõ ràng làchê món ăn thô thiển. Cuối cùng lão gắp một cái giá đậu, đưa lên miệngnhấm nhấm bằng hai răng cửa, chẳng khác con chuột mài răng khi bụng đãno. con trai cụ Lưu – chính là cái vị sinh được quý tử, bê một đĩa thịtthủ nóng hổi chạy tới, đặt ngay trước mặt Lý Vũ, dùng bàn tay lấm lemđầu mỡ lau mồ hôi trên mặt, vẻ áy náy:
- Thưa bác, nhà quê chúng cháu chẳng có món gì ngon, mong bác chiếu cố.
Lý Vũ nhổ cái giá đỗ xuống đất rồi đặt đôi đũa xuống bàn đánh cạch một cái, không bằng lòng nhưng làm ra vẻ khoan dung, nói:
- Chú Lưu này, chỗ này thì chú không đúng rồi! Chú cho rằng ta vì ăn màđến đây phải không? Ta định ăn gì thì vào bất cứ nhà hàng nào, vừa ngồixuống không cần mở miệng gọi, là hải sâm bào ngư móng lạc đà bàn chângấu, đầu khỉ yến sào… bát nọ tiếp bát kia bê đến trước mặt. Aên một,thưởng thức hai, mắt nhìn ba, như thế mới gọi là yến tiệc! Nhà chú thìcó gì đáng kể? Hai đĩa đậu xanh sống dở chín dở, một dĩa thịt lợn nửa ôi nửa không, một be hoàng tửu không nóng không lạnh, thế mà gọi là tiệcmừng? Ta đến nhà chú, một là để vẻ vang cho bố chú, rạng rỡ nhà cửa chú, hai là chuyện trò với bà con. Ta bận tối mắt tối mũi, đến đây dù chỉmột lúc cũng chẳng dễ dàng gì.
Ông con cả nhà Lưu bị Lý Vũ lên lớp, biết phận chỉ cúi đầu mà nghe, lợi dụng lúc Lý Vũ ho, ông ta lặng lẽ chuồn thẳng.
Lý Vũ nói:
- Cụ Lưu cũng kể là một hương thân có chữ, làm sao lại đẻ ra cái đồ vai u thịt bắp thế nhỉ?
Mọi người im lặng, không ai dám tiếp lời Lý Vũ. Tôn Bính tức lộn ruột, thò tay kéo đĩa thịt thủ về phía mình, nói:
- Ông Lý người nhà nước ăn quen sơn hào hải vị, để dĩa thịt này trước mặt ông, rõ ràng khiến ông ngán ngẩm. Tiểu nhân bụng đầy rau cỏ, đang cầnbôi trơn lòng ruột và cũng cần đi ngoài cho dễ!
Nói xong, không thèm nhìn ai, nhét đầy miệng từng miếng thịt vuông có, dài có, đầy mỡ có, vừa nhai vừa hít hà.
- Ngon! Ngon quá! Đúng là ngon!
Lý Vũ phẫn nộ, trừng mắt nhìn Tôn Bính, nhưng Tôn Bính không hề ngẩng lên, luồng mắt của Lý Vũ rơi vào khoảng không, thành ra không có cảnh chiếutướng nhau! Lão đưa mắt nhìn mọi người, lắc đầu, bĩu môi, tỏ vẻ khinhthị của bậc bề trên khi gặp trường hợp khó xử. Những người cùng mâm sợsinh chuyện, bèn mời rượu lão. Đắm đò giặt mẹt, lão tranh thủ uống cạnmột hơi, lấy tay áo chùi miệng, trở lại câu chuyện bị ngắt quãng vì bậnlên lớp cho con cả cụ Lưu. Lão nói:
- Các vị hương thân,rằng thì là chúng ta coi nhau như anh em, nên ta mới nói chuyện râu củaông lớn với các vị. Người ta có câu: “Thân hay không thì cũng là đồnghương”, chuyện ta kể, các vị hãy chôn chặt trong lòng, nhất thiết khôngđược kể lại với ai. Bí mật này mà bị lộ, đến tai ông lớn, cầm bằng đậpvỡ bát cơm của ta! vì rằng rất nhiều chuyện, chí có ông lớn, phu nhân và ta biết. thôi, ta xin kiếu đây!
Lý Vũ cung tay xá một xá, chào mọi người. Mọi người đồng thanh:
- Xin cứ yên tâm, dân Đông Bắc chúng tôi có một người như ông Lý đâu phải dễ? Làng trên xóm dưới đều ngong ngóng thơm lây vì ông, làm gì cóchuyện hớt lẻo để tự hại mình?
- Chính vì là người nhà, các vịmới bô bô cái miệng – Lý Vũ lại uống một chén nữa, thấp giong với vẻ bíhiểm – Ông lớn thường gọi ta vào phòng làm việc hầu chuyện. Bọn ta ngồiđối diện như hai anh em, vừa uống hoàng tửu ăn thịt chó, vừa chuyện trên trời dưới đất, chuyện xưa chuyện nay, chuyện Trung Quốc và chuyện nướcngoài. Ông lớn là con người uyên bác, chẳng có chuyện gì trên đời mà ông không biết. Ông lớn chỉ thích uống hoàng tửu và ăn thịt chó. Chuyệnmiết đến qua nửa đêm, phu nhân sốt ruột sai con hầu đến bảo: “Khuya rồi, mời ông lớn đi nghỉ!” Ông lớn bảo: “Mai Hương, bảo phu nhân nghỉ trướcđi, ta nói chuyện với chú Lý một lát nữa”. Do vậy mà phu nhân không bằng lòng về ta. Một hôm, ta có việc vào hậu đường, chạm trán phu nhân ở đó. Phu nhân chặn ta lại, nói:
- Cái chú Lý này suốt đêm tán hươu tán vượn, để ông lớn quên cả ta, chú có đáng đánh đòn không? Ta sợ quá luôn miệng nói:
- Đáng đánh ạ, đáng đánh ạ.
Mã Đại Đồng Sinh xen vào:
- Lý đại ca, không rõ phu nhân quan huyện mặt mũi, thế nào, nghe nói bà rỗ mặt…
- Bậy, bậy hết sức! Kẻ nào nói vậy, xuống địa ngục phải tội rút lưỡi! –Lý Vũ mặt đỏ gay, giọng buồn buồn – Chú Mã Đại Đồng Sinh này, đầu chútoàn bã đậu hay cháo loãng? Chú đã từng được ăn học, những gì nói trongsách chú quẳng đi đâu cả? “Triệu Tiền Tôn Lý, Chu Ngô Trịnh vương”,“Thiên địa huyền hoàng, vũ trụ hồng hoang”, chú không chịu động não mộttí, xem phu nhân quan huyện con cái nhà ai? Khuê các chính tông đấy, hòn ngọc trên tay đấy! Từ nhỏ vú nuôi hàng đàn, người hầu hàng lũ! Phòngthe thì sạch đến nỗi rơi miếng bánh trứng, nhặt lên không một hạt bụidính vào. Cuộc sống như vậy làm sao mắc bệnh đậu mùa? Đã không bị đậumùa thì làm sao rỗ mặt, trừ phi Mã Đại Đồng Sinh nhà ông lấy móng tayxiết vào? – Cử tọa cười ầm, Mã Đại Đồng Sinh cứng họng, đỏ mặt vìngượng, tự giải thích:
- Đúng vậy, người đẹp như tiên thì rỗ mặt thế nào được, lời đồn ác quá!
Lý Vũ liếc đĩa thịt trước mặt Tôn Bính lúc này chẳng còn mấy miếng, nuốt trước bọt, nói:
- Quan hệ như anh em giữa ông lớn và ta thì khỏi nói. Ông lớn từng bảota: “Chú Lý này, hai chúng ta đúng là duyên trời, không hiểu sao ta cảmthấy chú với ta là một, tim gắn với tim, phổi kề bên phổi, ruột liền với ruột, dạ dày thông với dạ dày”…
Tôn Bính bật cười, suýt nữa văng cả miếng thịt trong miệng ra ngoài. Ông dướn cổ nuốt đánh ực, nói:
- Nói vậy có nghĩ là, ông lớn no thì ông không thấy đói nữa?
Lý Vũ giận dữ hỏi:
- Tôn Bính, ông nói kiểu gì thế? Khen cho ông là một kép hát, quanh nămsuốt tháng sắm các vai đế vương khanh tướng, tài tử giai nhân, hát ra rả những trung hiếu tiết nghĩa, vậy mà đạo lý làm người thì mít đặc. Cảmâm chỉ có đĩa thịt thủ là ngon, một mình ông đớp sạch, ăn đến nỗi nhờnmép nhờn môi, còn phun cứt phun đái ra làm gì?
Tôn Bính cười:
- Ông đã ngán tận cổ những món hải sâm, yến sáo, vó lạc đà, chân gấu, vậy ông để tâm đĩa thịt thủ làm gì?
Lý Vũ nói:
- Ông lấy cái bụng tiểu nhân để đo cái tâm của người quân tử! Cứ tưởng ta vì ta sao? Ta vì số đông ở đây tỏ nỗi bất bình đấy chứ!
Tôn Bính cười:
- Các vị ấy liếm đít ông đã đủ no, cần gì ăn thịt?
Mọi người cả giận, nhao nhao chửi Tôn Bính. Tôn Bính cáu lên, ăn sạch chỗthịt, lại còn lấy màn thầu vét sạch đĩa. Aên xong, ông mở túi thuốc,nhồi một tẩu, thản nhiên ngồi hút phì phèo.
Lý Vũ lắc đầu:
- Đúng là bố mẹ ông chỉ biết đẻ mà không biết dạy, đáng để quan lớn Tiền tóm ông lên huyện, nện cho năm mươi gậy vào mông!
Mã Đại Đồng Sinh nói:
- Thôi thôi, cổ nhân có câu: “Chuyện vui là rượu, chuyện vãn là thịt”,huynh kể tiếp cho bọn tiểu đệ nghe về quan lớn Tiền và chuyện ở huyện,cũng coi là được ăn sơn hào hải vị rồi.
Lý Vũ nói:
- Hứngthú gì nữa mà kể! Ta chỉ nói gọn một câu, Tiền đại nhân làm tri huyệnCao Mật là hồng phúc của dân Cao Mật ta. Quan lớn Tiền tài cao học rộng, huyện Cao Mật tí tẹo, chắc chẳng lưu nổi ông, sớm muộn ông lớn sẽ thăng chức. Cái khác thì không nói, chỉ riêng bộ râu thần tiên của ông lớn,mèng nhất cũng phải Tuần phủ! Gặp thời, có thể trở thành lương đống quốc gia, thành danh thần như Văn Chính Công.
- Quan lớn Tiền làm tothì Lý đại huynh cũng khấm khá theo, đúng là “Nước lên thuyền lên” – MãĐại Đồng Sinh giơ chén rượu lên – Xin chúc đại huynh một chén nữa, đạihuynh mà ăn nên làm ra, gặp được đại huynh cũng khó!
Lý Vũ uống cạn chén rượu, nói:
- Thật ra, làm kẻ dưới trăm điều vạn ý cũng chỉ gói gọn một chữ “Trung”.Chủ cho mình bộ mặt tươi cười thì đừng có cong đuôi lên! Chủ đá mình một cái, cũng đừng có oán. Những người như ông lớn Tiền, cụ lớn Văn Chính,hoặc là tinh tú đầu thai xuống trần, hoặc là rồng rắn hóa kiếp, hoàntoàn không giống đám cỏ rác chúng ta. cụ lớn Văn Chính là ai? Là một đại mãng xà. Người ta bảo ngài bị bệnh nấm, mỗi khi ngủ dậy, người hầy gomđược trong chăn đệm cả một vốc vảy. Quan lớn Tiền khẽ bảo ta: “Nấm đâumà nấm, rắn lột da đấy!” Quan lớn Tiền là gì? Ta nói cho các vị rõ,nhưng không được nói với ai. Một đêm, ta cùng ông lớn trò chuyện mệtquá, ngủ lại ở Tây Hoa Sảnh, gác chân lên nhau mà ngủ. Ta bỗng cảm thấycó gì đè nặng lên người và mơ thấy một con hổ đặt một chân lên người ta. Tỉnh dậy thì thấy đó là chân của ông lớn!…
Mọi người nín thở, mặt tái nhợt nhìn miệng Lý Vũ. Lão dốc chén rượu vào miệng, nói:
- Từ đó ta mới hiểu, vì sao bộ râu của quan lớn Tiền lại rậm đến thế. Nó chính là râu hổ!
Tôn Bính gõ vào chân bàn cho rơi hết tàn trong cái tẩu bằng đồng, phùngmiệng thổi khói trong cán tẩu rồi giắt vào trong người. Ông đứng lên,nâng râu bằng hai tay, làm động tác vuốt râu như trên sân khấu, cực kỳđẹp mắt và khoáng đạt! Rồi như trong khúc tự bạch của Miêu Xoang, ôngnói rành rẽ, lên bổng xuống trầm, lúc dừng lúc lặng:
- Nhóc con Lý Vũ, về bảo với ông lớn nhà ngươi, rằng bộ râu của ông ấy không đẹp bằng bộ lông trong đũng quần của ta!
Tinh mơ hôm sau, chỗ thịt lợn trong bụng chưa tiêu hóa hết, Tôn Bính đã bịbốn tên công sai lôi ra khỏi chăn, không mảnh vải trên người. Tiểu Hồng, cô đào của gánh hát đang ngủ cùng, rúm người lại ở góc giường, mặc mỗibộ đồ ngủ. Trong lúc lộn xộn, bọn công sai đá vỡ cái vại nước tiểu đổtung tóe, Tôn Bính nhem nhuốc, chẳng khác một đống dưa muối. Ông kêu to:
- Các anh em, có gì bảo nhau! Có gì bảo nhau không được sao?
Hai tên công sai trói giật cánh khỉ Tôn Bính lại, một tên châm đèn ở hốc tường. Qua ánh đèn, Tôn Bính nhìn thấy Lý Vũ.
- Lý Vũ, chúng ta không thù không oán, sao ông nỡ hại ta?
Lý Vũ tiến lên, đáng một bat tai, nhổ một bãi nước bọt vào mặt Tôn Bính, chửi:
- Thằng con hát khốn kiếp, ta với ngươi đúng là không thù không oán,nhưng ngươi đã gây thù chuốc oán vời Tiền đại nhân. Ta ăn cơm của Tiềnđại nhân, không thể không bắt ngươi, đồng thời ta cũng cáo lỗi ngươi vềchuyện bắt này!
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.