🔔 Tham gia cộng đồng đọc truyện online trên Telegram:  https://t.me/+_tC4EYqfkw83NTE1
Chương trước
Chương sau
Đỗ Hà hoàn toàn không tưởng được chính mình bất quá nhất thờisính uy, lại tạo ra tình hình khoa trương như thế, ngay cả Đường TháiTông Lý Thế Dân cũng biết, trong lòng hắn ân cần thăm hỏi mười tám đờitổ tông của Khổng Dĩnh Đạt, đi theo phía sau Đỗ Như Hối ra đại sảnh gặpmặt Ngu Thế Nam, Trữ Toại Lương cùng Âu Dương Tuần.
Đỗ Như Hối là tể tướng tôn sư, nhưng thái độ làm người không chút ngạo khí, không hề bày ra cái giá, tự mình xuất phủ đón chào.
Đỗ Hà đi theo phía sau, xa xa nhìn thấy ba người đang đứng bên ngoài cổng phủ.
Người dẫn đầu là một lão nhân gia cao tuổi gầy yếu râu tóc bạc trắng, ở sauhắn một người cũng là lão giả, thân mặc nho sĩ phục giản dị, mặt màyhồng hào, thế đứng hơi thả lỏng, có vẻ khá tinh thần. Người còn lại tuổi nhỏ hơn rất nhiều, chỉ khoảng bốn mươi mấy, mi mắt nhỏ, mắt híp, gươngmặt dài như mặt lừa, không quá nho nhã, chỉ tạo cho người ta cảm giácbuồn cười.
- Ngu tiên sinh, Âu Dương tiên sinh, Trữ huynh, Đỗ mỗ để ba vị chờ lâu, trong lòng hổ thẹn!
Đỗ Như Hối chào hỏi ba người, lại giới thiệu Đỗ Hà:
- Đây là tiểu khuyển Đỗ Hà, nhị lang, còn không tới ra mắt vài vị thúc bá?
Khóe môi Đỗ Hà chợt co quắp.
Tiểu khuyển?
Đỗ Hà nghe được lời này cũng không biết mùi vị, người cổ đại thật là kỳquái, khiêm tốn là phẩm chất truyền thống tốt đẹp của Trung Hoa, Đỗ Hàcũng không bài xích. Nhưng khiêm tốn thì khiêm tốn, tại sao phải gọi con mình là tiểu khuyển đây? Ta là tiểu khuyển, vậy phụ thân đại nhân ngàilà gì chứ?
Chỗ hỏng duy nhất của Đại Đường chính là quá đa lễ,nhìn thấy trưởng bối phải vái chào. Tuy nói lễ phép tượng trưng, nhưngthấy người liền bái thật làm người ở thế kỷ 21 như Đỗ Hà có chút khôngchịu được.
Nhưng ở trước mặt người ngoài, Đỗ Hà cũng không thể đánh mất mặt mũi của Đỗ gia.
- Đỗ Hà gặp qua Ngu bá bá, Âu Dương bá bá, Trữ thúc thúc, tiểu chất kínhđại danh của ba vị thúc bá đã lâu, sớm có lòng muốn lãnh giáo thư pháp,đáng tiếc luôn luôn vô duyên gặp mặt.
Một tràng dông dài khen ngợi khiến mặt mày cả ba người đều sáng lạn.
Trữ Toại Lương cười nói:
- Lãnh giáo thì không dám, hiền chất viết bốn chữ đưa cho Khổng tiên sinh như thương kính tùng bách, cương nghị hùng hồn, làm người thán phục,chỉ giáo lẫn nhau mới là chân lý.
Ngu Thế Nam cùng Âu Dương Tuân đều gật đầu đồng ý lời nói của Trữ Toại Lương.
Đỗ Hà quả nhiên được sủng ái mà lo sợ, chẳng biết tại sao mình chỉ viếtmấy chữ lại có thể được ba vị thư pháp danh gia dù trải qua mấy ngàn năm lịch sử thư pháp Trung Hoa vẫn giữ được địa vị cùng nhất trí khen ngợi.
Đỗ Như Hối đưa tay mời ba người cùng vào đại sảnh trò chuyện.
Mọi người thăm hỏi khách sáo một lúc, Ngu Thế Nam chợt thở dài một tiếng:
- Đỗ tướng gia tâm tư linh mẫn, ý tứ chúng ta đến đây chắc Đỗ tướng giacũng đã sớm biết được. Cũng không dám dây dưa, lệnh lang sáng chế ra tựthể thư pháp giống như giai lại phi giai, nhất bút nhất họa như đao tước gọt đẽo, đại khí bàng bạc thực sự làm chúng ta hướng về. Chẳng biết cóthể cùng lệnh lang đàm thư luận họa, thỏa nguyện trong lòng…
- Lệnh lang sáng chế!
Trong lòng Đỗ Hà chấn kinh, chợt tỉnh ngộ, rốt cục hắn hiểu được vì sao Khổng Dĩnh Đạt lại bái sư ngay trước mặt mọi người, rốt cục đã hiểu được vìsao Ngu Thế Nam, Âu Dương Tuần, Trữ Toại Lương ba vị thư pháp danh gialại vừa ý hắn như vậy.
Hai chữ “sáng chế” của Ngu Thế Nam đã nói rõ hết thảy.
Đỗ Hà viết Khải thư là loại thể tự Nhan Khải thư, do thư pháp đại sư NhanChân Khanh sáng chế một loại Khải thư truyền lưu phổ biến nhất cũng làảnh hưởng lớn nhất. Đời sau khi học viết Khải thư, đều lấy thể tự Nhancủa Nhan Chân Khanh sáng chế làm chủ yếu.
Nhưng hôm nay mới làTrinh Quán mười năm, chỉ sợ Nhan Chân Khanh vẫn chỉ là một tiểu hài nhicòn đang chơi bùn, càng không cần nói tới việc sáng chế được thể tự Nhan Khải thư.
Chẳng hạn như phát minh của Edison ở thế kỷ 21 vốnkhông có gì nổi bật, nhưng nếu nhắc tới trên thế giới này nhà phát minhvĩ đại nhất lại là ai, không hề nghi ngờ người đó chính là Edison, dùnhững gì hắn phát minh ra đều đã bị đem đi đào thải.
Bởi vì hắn đã khai sáng một trường phái, hắn là người đầu tiên nắm giữ loại lý luận kỹ thuật này.
Mà Nhan thể giai thư của Nhan Chân Khanh cũng giống như phát minh củaEdison. Lúc ấy Khải thư còn có vài loại phương pháp sáng tác, có sởtrường sở đoản, đều khác hẳn nhau, mà Nhan Chân Khanh đã khai sáng mộtcon đường riêng, hắn sáng chế ra Nhan thể giai thư, tạo thành mẫu mựcKhải thư đời Đường, trở thành Khải thư tốt nhất được công nhận.
Sau đời Đường từng có rất nhiều danh gia đều theo cách biến pháp thành công của Nhan Chân Khanh mà hấp thu được kinh nghiệm. Bọn họ học tập cơ sởtrụ cột của Nhị Vương lại học tập theo Nhan Chân Khanh mà kiến thụ lênphong cách của chính mình. Tô Thức từng nói qua:
- Thơ đẹp nhấtlà của Đỗ tử, văn không ai bằng Hàn Thôi Chi, họa không ai sánh Ngô Đạotử, thư pháp không ai kịp Nhan lỗ công, mà cổ kim biến huyễn, khả năngcủa thiên hạ tận cùng là như thế!
Thư pháp của Nhan Chân Khanh đã thuộc cấp bậc nhân vật đáng tôn thờ.
Mà thư pháp của Đỗ Hà vốn xuất từ Nhan Chân Khanh, đồng thời còn ảnh hưởng bởi thư pháp danh gia Tô Thức, tự thành nhất mạch, không nói có thểsiêu việt Nhan Chân Khanh, nhưng ở Nhan thể giai thư còn chưa kịp ra đời hiện tại, đã đủ để ngạo thị đương đại, hoàn toàn có thể đánh đồng cùngba người Ngu Thế Nam, Âu Dương Tuân cùng Trữ Toại Lương.
Còn có một chuyện càng thêm trọng yếu.
Sư phụ của Ngu Thế Nam là thất thế tôn của Vương Hi Chi, thư pháp gia TríVĩnh thiền sư thời nhà Tùy, Âu Dương Tuân lại học theo Vu Hán Đãi, màTrữ Toại Lương lại học theo sở trường của Vương Hi Chi, Ngu Thế Nam cùng Âu Dương Tuân. Tuy rằng bọn họ đều tự mở ra một trường phái riêng,nhưng chữ viết khó tránh sẽ có sự trùng hợp bên trong.
Đỗ Hà cũng giống như vậy, tự thể của hắn chí ít có tám phần cực giống Nhan thể tự.
Tuy nói Nhan Chân Khanh học theo Âu Dương Tuân, Trương Húc nhưng Khải thưcủa hắn lại do bản thân cách tân chiếm đa số, vì vậy trở thành đặc thùriêng.
Vấn đề nằm ở chỗ hiện tại Nhan Chân Khanh cũng chỉ mới làmột tiểu hài nhi, Đỗ Hà bắt chước lại biến thành người sáng tạo. Sau này cho dù Nhan Chân Khanh tiếp tục sáng chế ra thể chữ Nhan, nhưng thếnhân sẽ chỉ cho rằng Nhan Chân Khanh học Đỗ Hà, mà không ai nói Đỗ Hàhọc Nhan Chân Khanh.
Đỗ Hà đã bị ý nghĩ này làm sợ ngây người, chính mình trong lúc vô ý thế nhưng đã thay thế Nhan Chân Khanh sao?
Phải biết rằng Nhan Chân Khanh chính là cự linh trong thư đàn. Bao ngàn nămqua duy nhất có thể so sánh thư pháp với Nhan Chân Khanh cũng chỉ cóKiên thư thánh Vương Hi Chi là có thể hùng phong cùng sánh bước trongthư pháp xưa nay.
Nghĩ tới đây, Đỗ Hà không khỏi cảm thấy có chút lâng lâng, nhớ tới đời sau lịch sử có người so sánh mình cùng Vương HiChi, hắn vui vẻ cơ hồ quên hết trời đất.
- Nhị lang, nhị lang!
Đỗ Như Hối liên tục kêu lên hai tiếng mới làm Đỗ Hà bừng tỉnh lại.
Thấy mọi người nhìn mình, Đỗ Hà xấu hổ cười nói:
- Tiểu chất thất thố, được Ngu bá bá khen ngợi như vậy khiến cho tiểu chất quên hết trời đất a!
Mọi người cười vang.
Đỗ Như Hối từ trong tay áo lấy ra bài viết Quan Thương Hải, cười nói:
- Đây là sở chỉ của tiểu khuyển vừa viết ra, hãy xem trước thế nào?
Ngu Thế Nam, Âu Dương Tuân, Trữ Toại Lương tới đây bái kiến chủ yếu là muốn xem chữ viết của Đỗ Hà, làm sao có dị nghị, mọi người liền tụ tập lạiquan sát chiêm ngưỡng.
Bài viết Quan Thương Hải đúng là tác phẩmxuất sắc của Đỗ Hà, hiện rõ khí thế rầm rộ của Khải thư, phối hợp cùngcỗ khí tức bàng bạc trong thơ, quan niệm nghệ thuật thật hoàn mỹ.
Ba vị thư pháp danh gia cơ hồ đứng ngây ra đương trường, liên tục tánthưởng, sôi nổi đánh giá, nhất là Âu Dương Tuân càng thêm kích động vạnphần.
Âu Dương Tuân viết thư pháp cũng lấy Khải thư là chủ yếu,trong lịch sử được công nhận là một trong tứ đại danh gia Khải thư, địavị đứng sau người đầu tiên là Nhan Chân Khanh. Hắn bắt chước Hán Đãisáng chế Âu thư giai tự cũng danh vang một thời.
- Khải thư nàycủa tiểu hữu tuy không thể hiện vẻ tinh tế của Khải thư, nhưng bút lựchiểm kính, kết cấu độc lập, càng khó được chính là khí thế rộng rãi, ýcảnh tràn đầy. Hay tai, hay tai!
Hắn bị thư pháp của Đỗ Hà thuyết phục, mặc dù tuổi đã tám mươi, nhưng lại chỉ mong ngang hàng luận giao, đổi giọng gọi Đỗ Hà là tiểu hữu.
Ngu Thế Nam cùng Trữ Toại Lương không sở trường Khải thư, nhưng nhìn ra được chữ của Đỗ Hà quả thậtkhông giống người thường, cũng không mặt mũi tự cao tự đại, tình nguyệnngang hàng luận giao, cùng nghiên thâm thư pháp.
Ba người Ngu Thế Nam, Âu Dương Tuân cùng Trữ Toại Lương nghiên cứu thư pháp người lâunhất cũng sáu mươi năm, ít nhất là Trữ Toại Lương cũng hơn ba mươi năm,luận tâm đắc hơn xa Đỗ Hà, cho nên thương thảo thư pháp tinh diệu hắnchỉ đứng yên một bên lắng nghe.
Nhưng dù sao Đỗ Hà cũng mang theo kinh nghiệm của cả hai ngàn năm lịch sử, một ít tâm đắc hậu nhân sángchế cũng không phải ba người kia có thể lý giải, ngẫu nhiên phun ra vàicâu nói siêu thoát hiện thời cũng làm ba người nghe được như si như say, kêu to thống khoái.
Bốn người trao đổi chữ viết mãi cho tới đêm khuya mới cáo từ ra về.
Được thư pháp danh gia nổi danh nhất đương thời thừa nhận khen ngợi, danhxưng thư pháp tông sư một đời của Đỗ Hà cũng đã thành ngã ngũ.
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.