BỆNH VIỆN HUYỆN KHÔNG LỚN, chỉ có mấy dãy nhà nên Thutìm thấy ngay phòng bệnh. Trong phòng có bốn giường, Thu thấy số giường đầutiên và cứ thế tính, cái giường sát tường kia là giường Lâm.
Thunhìn vào đấy, ngạc nhiên thấy Ba đang ngồi bên giường, cầm cuốn sổ tay viết gìđó. Tuy anh mặc cái áo dạ đen Thu chưa thấy bao giờ, nhưng nhận ra ngay. Thunghĩ, anh ở đây làm gì? Chăm sóc Lâm à? Hay là đội Hai gần đây, cho nên anh đếnthăm Lâm?
Mộtngười, chừng như người nhà bệnh nhân, hỏi:
-Cô tìmai?
Thu vẫnnhìn Ba, trả lời:
-Tìmanh Lâm.
Bangước lên, nhìn về phía này, tưởng như có cảm giác sai, một lúc sau mới bỏ cuốnsổ và bút trên tay xuống, đi về phía Thu. Anh không để Thu vào phòng mà đứngnói chuyện ở hành lang:
-Đúnglà… em à?
-AnhLâm thế nào? –Thu hỏi
Ba ngơngác:
-Lâm? Cậuấy ở Tây Thôn Bình
-Phươngbảo anh của cô ấy nằm viện?
Anhcười:
-Anhcũng là anh của cô ấy.
Thu hồihộp, bác lại:
-Anhđâu phải anh cô ấy? Phương nói, anh trai của cô ấy ốm, không bảo anh, anh ở đâychăm sóc Lâm à? Đúng không? Anh đừng đùa em, anh Lâm đâu rồi?
Ba cóphần thất vọng:
-Em…đến thăm anh Lâm? Không phải Lâm thì em không đến thăm à?
-Anhbiết em không có ý ấy mà, -Thu khó hiểu, hỏi: -Phương nói anh của cô ấy tức làanh à? Nhưng không hiểu tại sao cô ấy nói em không cần anh? Cô ấy nói như vậynên em nghĩ là anh Lâm.
>
“À,anh… viết mấy lá thư gửi về nông trường của em nhưng đều bị… trả lại. Anh dùngđịa chỉ của cô ấy thì thư trả về chỗ cô ấy, cho nên cô ấy bảo em không cần anhnữa.
Thu rấtngạc nhiên:
-Anhviết thư về nông trường của em à? Tại sao em không nhận được một thư nào? Anhdùng địa chỉ nào?
-Anhdùng địa chỉ “Nông trường trường trung học số Tám thành phố K, đại đội sản xuấtPhó Giia Xung, công xã nhân dân Nghiêm Gia Hà, huyện K” và ghi rõ tên em, khôngđúng hay sao?
-Emchưa bao giờ nhận được bức thư nào từ nông trường cả.
-Trênbì thư đều có chữ “không có người nhận, trả lại người gửi”.
Thu suynghĩ, cảm thấy chỉ có thầy Thịnh làm như vậy, vì thầy muốn gán Thu cho thầyvạn, cho nên mới làm cái trò ấy, thật quá đê tiện! Nhưng thư dùng địa chỉ củaPhương, thầy ấy vẫn nghi ngờ à? Chả nhẽ nhận ra nét chữ nam giới? Hay là thầyấy bóc thư ra xem?
Thu hồihộp
-Trongthư anh viết những gì? Không viết những chuyện quan trọng đấy chứ? Chắc chắnthầy Trịnh làm như thế rồi, em sợ thầy ấy bóc thư ra xem.
Anhnói:
-Chắclà không đâu? Bóc thư thì anh đã biết.
Thu rấtbực mình với thầy Trịnh:
-Thầyấy lén trả lại thư, có coi như phạm pháp không? Lúc về em sẽ tìm thầy ấy để nóichuyện, xem từ nay về say có còn như thế nữa không?
Anhnghi ngờ hỏi:
-Tạisao thầy Trịnh lại có vẻ thích thú với thư của em như thế? Hay là… có ý gì vớiem?
Thu anủi anh:
>
-Không,thầy ấy lớn tuổi rồi, mà định giúp người khác.
–Làmmối cho ai?
Thungạc nhiên nhìn anh:
-Tạisao anh biết làm mối?
Anhcười:
-Thấyem với thầy ấy ở Nghiêm Gia Hà, trời mưa, thầy ấy nhường áo mưa cho em.
–Khôngphải người ấy, thầy Trịnh rất ghét người ấy, mà định giúp một thầy giáo khác,thầy ở đội bóng chuyền. Nhưng anh yên tâm, em không thích thầy ấy. Anh ở NghiêmGia Hà làm gì?
-ĐộiHai ở gần Nghiêm Gia Hà, buổi trưa nghỉ anh hay ra đấy, muốn được gặp em.
–Anh đãđến nông trường của em
Anh gậtđầu:
-Có lầnthấy em đi chân đất đang thổi cơm ở bếp.
–Cáinhà ấy bị dột, hễ trời mưa, nền nhà sũng nước, chỉ còn cách đi chân đất. –Thusợ anh lo lắng, nên nói thêm một câu: -Nhưng trời lạnh em không đi chân đất, điủng, anh không thấy à?
Anhthoáng chút chán nản:
-Gầnđây anh không đi?
Thukhông dám nhìn anh:
-Anh…ốm đấy à?
Thumạnh dạn hỏi, sợ anh nói ra mấy tiếng đáng sợ.
–Khôngsao, chỉ c thôi.
Thu thởphảo nhẹ nhõm, nhưng không dám tin:
-Cảm màcũng phải nằm viện?
-Cảmnặng, phải nằm viện. –Anh khẽ cười. –Anh là một “công tử”, rất hay bị cảm. Emvề nhà hay về nông trường bây giờ? Có thể ở lại đây bao lâu?
-Em vềnhà, bây giờ phải đi ngay, có một người đi cùng đang ở dưới kia, em về nhà thutiền. –Thu thấy vẻ thất vọng của anh, liền hứa: -Ngày kia em quay lại thăm anh,em có hai ngày nghỉ, có thể rời thành phố K sớm một hôm.
Anh mởto mắt, rất thích thú, nhưng rồi tỏ ra lo lắng, hỏi;
-Emkhông sợ mẹ biết hay sao? Nếu không tiện…
-Mẹkhông thể biết. -Thật ra Thu cũng không chắc chắn, nhưng không băn khoăn nhiềuvề chuyện ấy. –Mấy hôm tới anh vẫn… chưa ra viện chứ?
-Anh ởđây chờ em. –Anh đi nhanh vào phòng bệnh, lấy ra một bọc giấy, ấn vào tay Thu.–May quá, hôm qua vừa mua, em xem có thích không.
Thu mởra xem, trong đó là một mảnh nhung kẻ màu đỏ hoa sơn tra, trên có hoa đen mờ.Thu nói với anh:
-Em rấtthích màu này và vải này, hình như anh chui vào bụng em để biết ý thích của emhay sao ý.
Anh tỏra đắc ý:
-Anhbiết em thích, hôm qua trông thấy anh mua ngay, không ngờ hôm nay em đến. Anhđúng là nhà tiên tri nhỉ? Em về may áo, lúc nào đến mặc cho anh xem, đượckhông?
Thucuộn mảnh vải lại, nói:
-Em sẽvề may ngay, ngày kia đến em sẽ mặc cho anh xem. Bây giờ em đi, để còn kịp thutiền.
Anh đưaThu ra cổng bệnh viện, từ rất xa anh trông thấy Kiến Tân cùng chiếc máy kéonhỏ, anh nói:
-Ngườiđi cùng em chờ ở kia, anh không tiễn nữa, để khỏi trông thấy. Anh ấy tên gì?
-Cùngtên với anh, nhưng họ Chu.
-Cùngtên không sao, chỉ cần không trùng mệnh.
Thu ngớra, hỏi:
-Ý anhlà…
Anhgiải thích:
-Khôngsao, chỉ ghen tí chút, sợ anh ấy như anh… cũng… theo đuổi em.
Dọcđường về nhà, bên tai Thu vẫn văng vẳng câu nói của Ba “cùng tên không sao, chỉcần không cùng mệnh”. Tuy anh đã giải thích, nhưng Thu cảm thấy câu nói ấykhông có ý ghen, mà là ý khác. Phương bảo Ba bị bệnh hiểm nghèo, đúng là sắcmặt anh không bình thường, có phần tái nhợt, nhưng vì anh mặc cái áo dạ đen.Anh bảo bị cảm, cũng có thể, nếu bị bệnh hiểm nghèo liệu anh có bình tĩnh nhưthế không? Điều quan trọng nhất, nếu là bệnh hiểm nghèo liệu bác sĩ có nói vớianh không?
Có thểPhương nhầm, hoặc cố tình nói như thế để Thu đến thăm anh, vì Phương cho rằngThu không yêu anh nữa, cho nên bịa chuyện hiểm nghèo để Thu vào viện thăm anh.
Bây giờThu nắm được hai ngọn cỏ cứu mệnh, thứ nhất bác sĩ sẽ không nói anh bị bệnhhiểm nghèo, thứ hai anh bảo bị cảm. Chỉ một mình Phương bảo Ba bị bệnh hiểmnghèo, vậy là Phương thiểu số, có thể không phải Ba bị bệnh hiểm nghèo.
Nhưnggiải thích thế nào về câu nói của anh?
Về đếnthành phố K, Tân cho máy kéo chạy đến trước một nhà hàng ăn, bảo ăn chút gì đã,chờ mọi người tan ca rồi đến các gia đình học sinh thu tiền. Thu gật đầu, nhìnTân đi mua thức ăn, mấy lần Thu cứ tưởng Tân là Ba, muốn hỏi: đừng vội ăn, emmuốn hỏi, cuối cùng anh bị bệnh gì?
Ănxong, Tân cho máy kéo chạy sang đảo Giang Tâm, đưa Thu về thu tiền của họcsinh. Cậu ta bảo Thu đưa tờ giấy địa chỉ của các gia đình học sinh, cậu ta sẽmang đến từng nhà để thu tiền. Thu như người mộng du, mơ hồ đi theo sau Tân,đến đâu cậu ta bảo Thu ghi số tiền, Thu ghi; bảo Thu trả lại tiền thừa, Thu trảlại. Gặp cha mẹ học sinh chỉ một mình Tân nói chuyện, Thu chỉ đứng một bên,giống như người ngớ ngẩn. Về sau, Tân cầm giấy và túi tiền từ tay Thu, một mìnhcậu ta thu tiền, trả lại tiền thừa.
Cho đếnhơn chin giờ mới thu hết tiền, Tân đưa Thu về gần nhà, nói:
-Sángmai tôi gọi cô đi mua gạo. Cô đừng suy nghĩ nhiều, bệnh viện huyện thì hiểu gìvề bệnh máu trắng cơ chứ?
Thugiật mình, Tân nhận ra Thu đang lo lắng cho bệnh tình của Ba. Thu tự cảnh cáođừng khóc lóc, cẩn thận mẹ biết.
Mẹ thấyThu về, vừa ngạc nhiên vừa vui mừng, vội lấy đồ ăn cho Thu. Thu nói không đói,dọc đường đã ăn. Sau đấy Thu lấy mảnh vải ra giặt cho co lại, dùng nước lạnhgiặt một lần, lại dùng nước nóng giặt lại, cố vặt thật khô, phơi nơi có gió đểvải khô rồi cắt áo. Sáng sớm hôm sau, Tân đến gọi Thu, mẹ không yên tâm nhìnThu ngồi trên chiếc máy kéo nhỏ, mẹ rất muốn cùng lên xe để giám sát hai người.Thu rất nhiệt tình nói chuyện với Tân, vì bây giờ Thu không sợ mẹ nghi ngờchuyện Thu với Tân, càng nghi ngờ càng tốt, cho dù mẹ ra sức đề phòng Tân, nhưvậy ngày mai Thu đi thăm Ba sẽ không bị mẹ nghi ngờ.
Mua gạoxong, Tân đưa Thu về nhà, giao hóa đơn cho Thu, bảo Thu cất cẩn thận, rồi anhđánh xe đưa gạo đến nông trường. Mẹ thấy hiểm họa đi rồi cũng yên tâm, lại dặnThu nhất thiết không qua lại chơi bời với Tân.
Buổichiều Thu đến trường báo cáo tình hình của nông trường, lại đến nhà thầy Giản,cô Triệu lấy thức ăn của gia đình gửi. Mọi chuyện xong xuôi, Thu đến nhà côgiáo Giang nhờ máy khâu may áo. May cho đến chiều tối Thu về ăn cơm, lại đếnnhà cô giáo Giang may tiếp. Cô Giang hỏi chuyện nông trường, cô chỉ ậm ừ choqua.
Áo mayxong, Thu vẫn chưa về, cảm thấy có gì đó chưa làm xong, có chuyện gì đó địnhlàm nhưng chưa làm. Nghĩ hồi lâu Thu mới nhờ hỏi bác sĩ Thành về bệnh máutrắng. Thu ngập ngừng đến trước cửa phòng bác sĩ Thành, cửa mở, Thu thấy côgiáo Giang ngồi trong chăn đọc sách, bác sĩ Thành đang chơi với con.
Cô giáoGiang thấy Thu, hỏi:
-Em mayáo xong chưa?
Thu gậtđầu, mạnh dạn hỏi:
-ChúThành, chú nghe nói đến bệnh máu trắng bao giờ chưa?
Bác sĩThành đưa con cho vợ, ngồi bên giường, vừa đi giày vừa hỏi:
-Ai bịbệnh máu trắng?
-Mộtngười quen của cháu.
-Bệnhviện nào chuẩn đoán?
-Bệnhviện huyện
-Bệnhviện huyện K rất nhỏ, kiểm tra chưa chắc đã đúng.
Bác sĩThành bảo Thu ngồi xuống ghế, an ủi Thu:
-Trướctiên không nên căng thẳng, cháu nói xem có chuyện gì.
Thucũng không nói được chuyện gì, chỉ nghe Phương nói vậy. Thu nói:
-Cháucũng không biết cụ thể, chỉ muốn biết, một người còn trẻ… có thể mắc bệnh ấyđược không?
-Bịbệnh ấy phần nhiều còn rất trẻ, tuổi thanh - thiến niên nhiều, nam nhiều hơnnữ.
-Nhưvậy… có chết được không?
Bác sĩThành cân nhắc từng câu từng chữ:
-Khảnăng chết… tương đối lớn, nhưng… cháu bảo chỉ là kết quả kiểm tra của bệnh việnhuyện thôi mà? Thiết bị ở bệnh viện huyện… rất hạn chế, cố gắng đưa sớm lênthành phố hoặc lên tỉnh kiểm tra. Chưa xác định thì đừng nên lo lắng quá.
Cô giáoGiang cũng nói:
-Trườngcô cũng có một trường hợp như thế. Bệnh viện này bảo ung thư, khiến người bệnhsợ hãi, kết quả không phải ung thư. Những chuyện như vậy nếu ba, bốn bệnh việncó kết quả không giống nhau thì chưa nên tin vội.
Thungồi lặng lẽ, cô giáo Giang và bác sĩ Thành đưa ra những ví dụ chuẩn đoán sai,nhưng Thu không biết những ví dụ ấy có liên quan gì đến mình. Thu hỏi:
-Nếuthật bị bệnh ấy thì sống được bao lâu nữa?
Thuthấy bác sĩ Thành mím môi, tưởng như có câu trả lời Thu sẽ bay mất. Thu hỏilại, bác sĩ Thành nói:
-Cháuvừa bảo chỉ mới ở bệnh viện huyện…
Thu nhưsắp bật khóc, có phần bực mình
-Cháuhỏi có thể sống được bao lâu, cháu hỏi nếu như… sống được…
-Điềunày, tùy từng người, cũng không nói chắc sống được bao lâu, có người nửa năm,có người lâu hơn…
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải. Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]