Chương trước
Chương sau
Ngưu Đầu tự

Không ai hiểu tại sao ngôi chùa cổ này lại có cái tên lạ quá như thế.

Đó là một ngôi chùa lâu đời nhứt, cách phía Nam thành Trường An khoảng hai mươi dặm.

Tên chùa nghe không nhã nhưng cảnh sắc nơi đây thật nên thơ.

Ngày xưa khoảng vào đời Đường, thi hào Đỗ Phủ đã từng lưu lạc và dừng chân tại nơi này vịnh cảnh đề thi, đó là một trong những thắng cảnh danh tiếng của Trường An.

“Hoa đượm hương xuân chùa vắng vẻ, thì trúc gọi gió ao buồn”.

Hai câu thơ vịnh hoa đào và rừng trúc dựa bờ ao trước Ngưu Đầu tự.

Những ngày xuân, mặc khách giai nhân từng đàn kéo nhau tới viếng chùa, phần đông là ngắm cảnh.

Bây giờ, đêm đã quá canh ba.

Từ trong bóng tối dầy đặc hơi sương, vụt lướt nhanh một bóng người từ phía đám rừng trúc xét vào dãy hành lang vắng ngắt.

Bóng ngừơi áo trắng: Lý Đức Uy.

Hắn nhìn lên mái ngói cổng chùa và tung mình lên đó.

Tụt nhẹ hai tiếng ngói âm dương cho lỏng ra, hắn cho hai miếng ngói hơ hỏng gắt lên nhau, chỉ cần một cơn gió mạnh là rơi xuống đất, hắn làm ba bốn nơi như thế rồi nhè nhẹ tung mình xuống phóng thẳng vào hành lang.

Đứng nhìn một chút về địa thế, Lý Đức Uy bước ra phía đầu sân, hắn bước lui từ giữa sân trở lui qua hướng đông ba bước, hắn khum mình xuống moi một cãi lỗ to chừng bằng cái tô, hắn lấy nhánh cây không gát ngang và khỏa đất lại như cũ.

Cách một bước về phía sau, hắn lại làm thêm một cái lỗ như thế, trong hàng thứ hai, hắn giăng ngang ba lỗ cách nhau nửa bước và như thế tất cả bốn hàng, sát đến bìa sân.

Khoảng đất trống không còn dấu vết, Lý Đức Uy đi thẳng vào trong chùa cũng về cuối phía đông sân, hắn tháo chốt gài khung cửa sổ, hắn đứng từ trong cửa thò đầu ra dòm rồi thụt vào khép hờ cửa lại.

Cảnh chùa Ngưu Đầu tự lại trở về vắng lặng, không ai thấy hắn trở ra.

Ánh hồng đã bừng lên từ góc trời đông.

Hai tên áo vàng từ trong đám rừng trúc lù lù bước ra như hai bóng ma thấp thoáng.

Cả hai bước lên dãy hành lang chùa.

Lệ Tam Tuyệt và lão áo vàng có râu, vị chủ nhân của hắn.

Hai con người này có một đặc điểm gần như họ có cảm giác giống nhau, chẳng những hành động giống nhau mà cho đến việc đi đứng, có lẽ hơi thở của họ cũng rất nhịp nhàng.

Lão áo vàng đứng lại. Lệ Tam Tuyệt cũng dừng chân, không có trước sau mà cũng một lúc.

Nhìn quanh qua một lượt, lão có râu chỉ tay về đầu sân phía Đông và nói :

- Chiếm trước phương vị đó.

Giọng của Lệ Tam Tuyệt lạnh băng băng :

- Thuộc hạ cảm thấy rằng hôm nay dầu đứng đông hay tây, người ngã xuống vẫn nhứt định là hắn. Lão già có râu cau mày :

- Ngươi không muốn giải quyết cho nhanh à? Không muốn thắng ngay hắn à?

Lệ Tam Tuyệt đáp :

- Tự nhiên là rất muốn như thế.

Lão già áo vàng có râu nói :

- Muốn thế thì phải theo lời ta, hướng đông buổi mới không bị ánh mặt trời. Đối với ta, giao đấu là phải thắng chớ không có bại.

Lệ Tam Tuyệt làm thinh bước ra đứng ở góc sân.

Hình như hắn không hay trái lịnh.

Hồi lâu, hắn nói :

- Tên tiểu tử đó xem chừng khá thông minh, có thể hắn cũng biết nguy hiểm của ta dành cho hắn nên có thể hắn không đến.

Lão già có râu :

- Không, ta biết hắn nhứt định đến. Dầu biết không phải là địch thủ, hắn cũng vẫn đến.

Lệ Tam Tuyệt gật gật :

- Cũng hy vọng là như thế.

Lão già có râu nói :

- Nếu ta đoán không lầm thì con bé đó cũng đến luôn, nếu thằng nhỏ ấy ngã kiếm ngươi, thì con bé ngươi liệu sao?

Lệ Tam Tuyệt phớt tỉnh :

- Không cần phải ngó tới nó làm gì, nó cũng không phải vàng hay ngọc.

Lão già cười đểu cáng :

- Đúng thì có đúng, nhưng cũng không cần phải thế. Chung quanh ngôi chùa này rất vắng, rừng trúc lại sạch sẽ, tại sao ngươi lại không thỏa mãn đi rồi hẳn bỏ?

Đúng là giọng điệu của tay tổ lưu manh.

Ánh mắt của Lệ Tam Tuyệt ngời lên :

- Thuộc hạ có thể được chăng?

Lão già nhướng mắt :

- Sao lại không. Bất cứ chuyện gì mà ta đã bảo thì chuyện đó nhứt định không hề dở.

Lệ Tam Tuyệt nhóng ý :

- Thuộc hạ không kinh nhường chủ nhân sao?

Lão già cười ha ha :

- Đa tạ lòng nghĩ đến của ngươi, nhưng ta vẫn không thích gần nữ sắc.

Cánh cửa sổ ở cuối sân chùa về hướng Đông vụt động nhẹ, một cái đầu trong ấy thò ra rồi thụt vào ngay, cánh cửa được đóng chặt lại.

Lệ Tam Tuyệt biến sắc, tay hắn nắm chặt thanh kiếm.

Lão già có râu lên tiếng :

- Không cần, hắn gần đến rồi, ngươi cứ để mặc ta.

Lão nhún chân nhảy lên nóc chùa và mắt nhìn ra phía sau.

Trời chưa to lắm, từ con đường mòn vòng qua phía bên Tây khu rừng trúc, một bóng người băng qua khá nhanh.

Lão già áo vàng có râu cười lại :

- Khó mà chạy được xa.

Lão nhún chân, thân ảnh lão bắn theo mười trượng.

Bóng người đi trước, theo bén gót là lão già có râu, hai người vừa khuất khỏi rừng trúc thì La Hán đến.

La Hán cầm “Tử Kim đao” đi trước. Nghệ Thường theo sát bên sau.

La Hán đi khá nhanh, nhưng bước đi thật nhẹ.

Qua khỏi vườn hoa là đến bìa sân.

La Hán đứng lại cách Lệ Tam Tuyệt chừng hơn một trượng, hắn chầm chậm rút đao ra nhưng không nói tiếng nào.

Lệ Tam Tuyệt cười lạt :

- Như thế thì xem chừng ngươi còn muốn gấp hơn ta nữa!

Quả thật, hắn không nhìn qua Nghệ Thường mặt hắn cứ đăm đăm vào mặt La Hán, không biết hắn không dám ngó hay không thèm ngó. Mặt của La Hán còn lạnh hơn Lệ Tam Tuyệt mấy phần, hắn nói :

- Rút kiếm ra.

Lệ Tam Tuyệt nói :

- Vừa đến là thanh đao đã ra khỏi vỏ, ngươi muốn chiếm tiện nghi phải không?

La Hán lạnh lùng :

- Ngươi yên lòng, ta vốn không hề đánh trước một ai.

Lệ Tam Tuyệt nhướng mắt :

- Thật thế à?

La Hán hất mặt nhưng không trả lời.

Lệ Tam Tuyệt chiếu tia mắt thật lạnh lùng, lạnh đến nỗi Nghệ Thường muốn run luôn.

Lệ Tam Tuyệt đã rút kiếm ra, nhưng hắn không nhúc nhích, hai mắt hắn hình như muốn chụp tinh thần của La Hán, hắn ngó với vẻ khinh thường.

Không những hắn khinh thường mà hắn làm như chọc tức.

Hắn muốn nắm phần chủ động trong thế tấn công.

Bất cứ trận giao tranh nào, ai nổi nóng trước, người đó mất phần lợi thế.

Hắn biết La Hán không thích giao đấu, hắn biết La Hán đến đây vì danh dự, nói hắn biết cũng chưa đúng, phải nói do lão già có râu chủ nhân của hắn bảo cho hắn biết.

Hắn cố tình làm cho La Hán tức tối và hắn mong hạ La Hán trong một chiêu đầu.

Y như hai con thú dữ rình nhau, họ đứng thật yên, nhưng trong lòng họ tính toán thật dữ.

Vì công lực và võ học không xê nhích nhau cho mấy, cho nên trận đầu càng có vẻ ghê gớm trong những sự tính toán đó không phải ghê gớm vì chiêu thế ác liệt, vì họ chưa giao đấu với nhau, ghê gớm vì ước định, chỉ cần một chút sai chạy là mất mạng trong chiêu đầu.

Nhứt là Lệ Tam Tuyệt, đúng như lời của Lão già hắn muốn tốc chiến và tự nhiên phải là tốc mạng. Ánh kiếm của Lệ Tam Tuyệt nhoáng lên không, thân ảnh của hắn nhoáng trước, hắn phóng tới rồi mới tung kiếm, hắn muốn đối phương không thấy kịp thế đánh của hắn. Vì hắn ra tay trước.

Nhưng “ánh tử quang” cũng đã nhoáng lên.

Cảng!

Hai ngừơi đứng thật vững.

Tia mắt của Lệ Tam Tuyệt ngời ngời...

Lệ Tam Tuyệt nhún chân.

La Hán cũng nhún chân.

Hai bóng ngời vút thẳng lên, hai ánh thép khắc nhau nhập một.

Nghệ Thường đã run thật sự, nàng không tài nào nhận được thế đánh của họ, nàng chỉ thấy bóng người và ánh thép từ dưới lên trên và từ trên rẽ xuống. Họ lên theo hình chíp, hai người nhảy lên giao lại từ dưới rộng chập vào nhau, rồi lại từ trên rẽ xuống như rẽ nóm và cả hai chấm đất.

Cả hai lại đứng thật vững.

La Hán nắm chặt cán đao bằng tay phải, tay trái hắn nắm cổ tay cầm đao, một đường máu theo chỗ áo rách ứa ra nơi bắp tay bên trái.

Ánh mặt trời từ hướng đông nhô lên, mắt nàng hơi hoa, không phải vì ánh mặt trời không thôi, mà là vì đường máu nơi tay của La Hán.

Nếu không kịp đưa tay lên bụm miệng thì chắc chắn sẽ bật thành tiếng kêu khủng khiếp, nhưng nàng cố dằn lại, nàng nhớ lời dặn của Lý Đức Uy: không được làm kinh động, bất cứ trường hợp khủng khiếp đến đâu. Không nên làm cho hắn phân tâm.

Lệ Tam Tuyệt cười khà khà “chọc tức” :

- Tử Kim đao... chỉ có thế thôi?

Tuyệt, hắn làm như không nghe thấy...

Không biết do một nhánh cây khô hay gió mạnh, một tiếng ngói từ trên mái cổng cũng rơi xuống.

Tiếng ngối bể khô khan, nho nhỏ, nhưng trong không khí nặng như đọng lại đó, tiếng nào cũng nghe lồng lộng...

Đã bị mất thế quan sát bên ngoài vì lão già có râu đã đuổi theo người lạ mặt, Lệ Tam Tuyệt cảnh giác nghiêng đầu... Kể ra, khi đang ghìm nhau như thế, cái nghiêng đầu của hắn có phần bất lợi, nhưng vẫn không nguy hiểm bằng sự phân tâm...

Đáng lý ra cho dầu hắn giao đấu một mình với kẻ địch, tiếng động thình lình như thế cũng khó làm cho hắn phân tâm, có lẽ hắn coi như trường hợp này ngoại lệ.

Các tai hại vẫn là do có người ở nơi bệ cửa lúc nãy, cái bất ngờ ấy có liên quan đến tất cả những gì xảy ra kế tiếp có tính cách thình lình.

Cộng những cái đó lại, Lệ Tam Tuyệt không thể dửng dưng như La Hán.

Hắn nghiêng đầu và cố quay lại vì thình lình có người thêm nữa thì phải đối phó làm sao?

Bài toán thật dễ, giải quyết thật nhanh, nhưng vẫn phải có một giây tính toán, chỉ cần một giây đó thôi, cao thủ giao đấu một giây đó đủ để quyết định... Không nghe tiếng hét thông thường khi đối phương hạ độc thủ, chỉ thấy “ánh tử quang” nhoáng lên.

Và bây giờ, Lệ Tam Tuyệt mới thật là điếng hồn.

Hắn rất biết sự lợi hại của thanh “Tử Kim đao” và khi hắn nhận được “ánh tử quang” thì đã muộn mất một giây.

Giây đó chính là giây mà hắn bị phân tâm.

Chỉ một giây, “ánh tử quang” nhóng lên không đầy một giây, chỉ bằng cái nháy mặt rồi tắt hẳn.

La Hán cầm xốc thanh đao đứng yên một chỗ. Hai mắt như dính cứng vào con người của đối phương.

Lệ Tam Tuyệt vừa tràn mình qua, khi thấy “ánh tử quang” nhưng “ánh tử quang” lại đã tự tắt trước rồi.

“Ánh tử quang” tắt nghĩa là thế đánh đã kết thúc, Lệ Tam Tuyệt chưa tràn qua kịp là đã thối lui.

Chân hắn hơi loạng choạng...

Từ trên vai trái hắn, chạy dài xuống tới bắp tay trên, áo hắn toạt ra và máu theo đó nhỏ ròng ròng xuống đất.

La Hán bị thương bên tay trái, không sai, nhưng Lệ Tam Tuyệt thì khác, bị thương bên tay trái là kể như không còn dùng kiếm được. Hắn sử dụng kiếm bằng tay trái.

Vả lại, vết thương của La Hán nhẹ hơn nhiều. Chỉ rách áo và ứa máu. Vết thương của Lệ Tam Tuyệt nặng hơn, tự nhiên, đối với thanh “Tử Kim đao”, không mất mạng thì cũng không thể tiếp tục chiến đấu được. Hình như đó là mức thấp nhất của “Tử Kim đao”.

Không phải một vết thương đó, chân bên trái của hắn, gần phía đầu gối, một đường máu úa xuống chân.

La Hán vẫn đứng y một chỗ, hình như hắn không muốn giết.

Lệ Tam Tuyệt rống lên một tiếng đầy hơi căm hận,và tung mình lao thẳng vào rừng trúc.

La Hán dịu đôi mắt lại, hắn ngẩng lên nhìn mái gói cổng chùa và nhìn lại chỗ Lệ Tam Tuyệt bước khi nãy...

Nếu không có miếng ngói rớt...

Nếu Lệ Tam Tuyệt không tránh mình thì không bị sụp cái lỗ làm mất thăng bằng?

Mắt La Hán như gom hết những sự việc xảy ra và nhiều nghi vấn xoay quanh óc hắn.

Trái tim bị trũi nặng xuống, bây giờ trở lại chỗ bình thường, Nghệ Thường thở phào bước tới.

Nàng cũng có cái nhìn thật nhanh như La Hán và tự nhiên, nàng phải biết rõ ràng hơn hắn, nhưng nàng nói :

- Hú hồn, chắc chú trâu vãn mắt?

La Hán lắc đầu :

- Chân trâu không có vào chùa này đâu.

Nghệ Thường nói mau :

- Sao không? Chỗ nào mà mấy ông tướng đó lại không tới? Lúc nhỏ em thường theo chúng, em biết trèo cây hái trái giỏi lắm nghe.

- Trên đời không thể có những chuyện tình cờ may mắn như thế đó đâu.

Nghệ Thường cố cãi :

- Có cái gì mà tình cờ may mắn? Con nít làm người lớn sụp là chuyện thường chớ có lạ gì đâu.

La Hán lắc đầu :

- Nghệ Thường, em không có biết, nếu không có chuyện miếng ngói rớt, không có cái lỗ đó thì bây giờ thật anh cũng chưa biết sẽ ra sao?

Nghệ Thường cố làm như kinh ngạc :

- Thật như vậy sao?

La Hán nói :

- Thế đánh của Lệ Tam Tuyệt phòng thủ thật cẩn mật và hình như hắn quyết tốc chiến, thêm vào đó, hắn lại cố chiếm lợi thế về hướng mặt trời, nếu không có miếng ngói, không có cái lỗ thì nhứt định mình phải bại nếu không chết.

Nghệ Thường làm dáng ngẩn ngơ :

- Nếu như thế thì miếng ngói và cái lỗ này là hai thứ “ân nhân” cứu mạng? Nàng bước lại nhặt mấy miếng ngói bể gói vào chiếc khăn y như gói vật gì quý giá...

La Hán hỏi :

- Gói lại làm gì vậy?

Nghệ Thường đáp :

- Cái lỗ đó dưới đất không thể mang đi được vậy thì em gói miếng ngói này để khi mình có nhà mình sẽ thờ nó cũng như mình thờ vị ân nhân.

La Hán bật cười :

Nghệ Thường hỏi :

- Sao vậy? Anh bảo em nói thế không phải sao?

La Hán nói :

- Chúng ta phải nhớ ơn người chớ sao lại nhớ vật? Phải có người làm lỏng ngói và đào lỗ, chứ tự nó thì làm sao như thế được?

Nghệ Thường nhướng mắt :

- Nghĩa là anh muốn nói mình phải mang ơn người làm những chuyện này.

La Hán gật đầu :

- Anh nghĩ như thế, nhưng nếu em muốn mang mấy miếng ngói bể ấy đi thì anh cũng không cản nhưng như thế thất công vô ích.

Nghệ Thường gật gật :

- Anh nói đúng, chúng ta phải nhớ ơn người đó...

Nàng buông chéo khăn, mấy miếng ngói trơ xuống đất và nàng nói lầm bầm :

- Không biết người đó là ai?

La Hán nói một cách quả quyết :

- Tìm dưới lỗ mũi của mình còn có cái miệng nữa chi? Lo gì lại hỏi không ra.

Nghệ Thường hỏi :

- Vạn nhứt mà chúng ta tìm được thì anh định làm thế nào?

La Hán đáp :

- Tự nhiên trước hết là ngỏ lời cảm tạ.

Nghệ Thường nói :

- Aân cứu mạng đâu có thể chỉ bằng lời tạ ơn không mà đủ.

La Hán hỏi lại :

- Theo em thì chúng ta phải làm sao?

Trầm ngâm một chút, Nghệ Thường nói :

- Nhứt thời em cũng chưa nghĩ ra cách phải làm như thế nào, nhưng khi gặp được rồi chắc chắn là sẽ có cách.

La Hán không nói, hắn xé vạt áo buộc vết thương.

Nghệ Thường lại bước lại hỏi :

- Đừng, anh để em buộc cho. Tại anh đó, nói chuyện hoài làm em quên mất.

Nàng lấy khăn và băng một cách cẩn thận từng chút, nàng buộc vết thương cho La Hán mà trong lòng nghe đau điếng.

Vừa buộc nàng vừa nói :

- Anh xem, giao đấu thật không hay ho gì hết, mình không bị thương thì người khác lại bị thương đó là chưa kể đến trường hợp chết... em thật không dám nghĩ, vết thương trên tay anh mà em nghe như ruột em đã đứt ra rồi.

La Hán cười, nhưng đôi mắt của hắn chứa chan niềm xúc động.

* * * * *

Mặt trời đã lên cao.

Bất cứ một nơi nào cũng có đông người.

Qua một đêm nghỉ ngơi lấy sức, bây giờ chính là lúc mà người ta bắt đầu một ngày làm việc mới.

Mọi ngừoi đều có công việc, họ rộn ràng mãi cho đến khi trời đổ bóng hoàng hôn là họ chuẩn bị cho một đêm ngơi nghỉ khác.

Bây giờ thì họ đang say sưa với công việc của mình, tại một thành thị như Trường An, hay nơi đồng ruộng, thiên hạ đều như thế.

Chỉ có xế về hướng Nam của Ngưu Đầu tự, ở một vùng đồi núi hoang vắng là có hai người.

Họ cũng đang “say sưa” làm việc, công việc của họ là một người chạy, một người rượt bám theo sau.

Người chạy là Lý Đức Uy, người rượt là lão già có râu, chủ nhân của Lệ Tam Tuyệt.

Đang chạy, Lý Đức Uy vòng quay lại và dừng chân.

Lão già cũng dừng lại rất nhanh cách đó chừng một trượng.

Lão dừng nhanh lắm, lão không hề lỡ trớn.

Lão đứng lại và cười lạt :

- Khá, ngươi chạy cũng khá nhanh đó, nhưng có chạy mãi được không?

Lý Đức Uy thản nhiên hỏi lại :

- Tại làm sao ông lại cứ rượt theo hoài vậy?

Lão già có râu cười khẩy :

- Giỏi, ngươi lại định dùng cách phủ đầu đó phải không? Ta hỏi ngươi, ngươi làm gì thập thò lấp ló trong chùa Ngưu Đầu tự như thế chứ?

Lý Đức Uy nhướng mắt :

- A, cái đó mới là lạ đó, tôi chưa hỏi tội các người đó là may. Giỡn hoài, tôi ở trong chỗ nào cũng kệ xác tôi chớ mắc mớ gì các người?

Lão già có râu nói :

- Ở chỗ nào mặc kệ ngươi? Nhưng nhớ rằng “tình cờ” lại có ta ở ngoài.

Lý Đức Uy chận ngang :

- Tình tờ tôi lại ngủ trong ấy, tôi chưa trách các ông phá giấc ngủ của tôi, thế mà ông lại trách người!

Lão già gằn gằn :

- Giỏi, ăn miếng trả miếng khá, nhưng ngươi liệu có già hàm được với ta không chớ?...

Lão chồm mình tới vung tay chụp vào ngực Lý Đức Uy.

Lý Đức Uy cười :

- Nói chuyện không lại rồi tính võ phu phải không? Đừng, chết đó...

Hắn tống mạnh một chưởng làm cho lão già bất phòng xiểng niểng rồi quay đầu chạy tuốt.

Lão già tức quá phóng mình bám riết theo sau.

Phía Nam có một hòn núi nhỏ xích vô trong có một tòa trang viện có hàng liễu rũ, phía trước và ngõ vào trải đá hoa, chủ nhân nhứt định thật là khí phái. Lý Đức Uy chạy thẳng vào trong đó.

Không hiểâu tòa trang viện đó của ai, nhưng bằng vào dáng cách ba hồi chạy ba hồi dừng của Lý Đức Uy, chứng tỏ hắn muốn dụ lào già chạy vào trong đó.

Nhưng đáng tiếc là lão già nóng quá, lão không để ý cái chuyện quá dễ dàng như thế, lão cứ hằm hằm đuổi riết theo Lý Đức Uy, lão quyết xé xác tên tiểu tử làm đã dám ghẹo đến lão, một chuyện mà từ trước đến bây giờ chưa một ai dám đối với lão như thế.

Lý Đức Uy phóng thẳng vào tòa trang viện.

Lão già có râu phóng theo.

Một lúc sau thấy Lý Đức Uy ung dung đi bằng ngã sau, nhưng không thấy lão già.

Không, lão cũng đi ra, nhưng không còn dáng cách rượt đuổi, lão cũng không phải ra theo ngõ của Lý Đức Uy lão quay trở ra cái ngõ mà lão vừa vào, nghĩa là lão dội lại.

Điều đó không quan trọng, cái đáng chú ý hơn hết là khi rượt theo vào, dáng cách của lão hùng dũng bao nhiêu thì khi trở ra thiểu nào bấy nhiêu.

Lão đi hơi xiêu xiêu, thanh trưởng kiếm kéo xà lìa dưới đất, tóc của lão bị đứt bay nhiều chòm, bây giờ bỏ xập xõa chớ không còn buộc gọn và thê thảm hơn hết là chỗ dài chỗ ngắn lưa thưa.

Toàn thân lão vấy đầy máu, nhưng dấu máu chỉ rịn ngoài áo chớ không chảy xối, chứng tỏ thương tích nhiều nơi nhưng không nặng lắm.

Không ai biết trong tòa nhà trang viện ấy như thế nào, không ai biết sự việc xảy ra làm sao? Có thể Lý Đức Uy và lão già đó biết thế nhưng bây giờ hai người đi hai ngã, họ không nói thành thử cái chuyện trong tòa trang viện đó trở thành bí mật.
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.