CUỘC CHIẾN TRANH CUỐI CÙNG CỦA ĐỒNG TIỀN ĐÍCH THỰC Lịch sử đã chứng minh rằng, ngân hàng – những kẻ cho vay – sẽ dùng tất cả mọi thủ đoạn, từ việc lạm dụng quyền lực, mưu kế, lừa dối và bạo lực để đảm bảo sự khống chế của họ đối với tiền tệ và phát hành tiền tệ. James Madison, tổng thống thứ tư của Hoa Kỳ. Trong lịch sử thế giới hiện đại, chưa có một sự kiện nào chà đạp nền chính trị dân chủ một cách trắng trợn và lộ liễu như vụ ám sát tổng thống Kennedy. Trong thời gian ngắn ngủi kể từ khi Kennedy bị ám sát, 18 nhân chứng quan trọng lần lượt giã từ cuộc sống, trong đó 6 người bị bắn chết, 3 người tử vong trong tai nạn giao thông, 2 người tự sát, 1 người bị cắt cổ, 1 người bị vặn gãy cổ, 5 người đột tử. Một nhà toán học người Anh đã viết trên tờ Sunday Times rằng, xác suất của những việc trùng hợp này là rất thấp. Từ năm 1963 đến năm 1993, 115 nhân chứng quan trọng hoặc tự sát hoặc bị mưu sát một cách ly kỳ. Sự phối hợp và tổ chức vụ việc với quy mô lớn, việc thủ tiêu chứng cứ và nhân chứng rõ ràng cho thấy chuyện Kennedy bị ám sát không còn là một cuộc mưa sát bí mật mà đã trở thành một cuộc hành quyết công khai. Một cuộc dằn mặt các tổng thống Mỹ cho thấy rõ ai là người chủ thực sự của nước Mỹ? Thông thường, nếu như một tổng thống Mỹ từ trần trong thời gian tại nhiệm, “dư luận” sẽ cho rằng đó là cái chết “tự nhiên”. Nếu tổng thống bị giết trước mắt công chúng, “dư luận” sẽ cho rằng “hung thủ là một tên tâm thần”. Nếu có được vài hung thủ chịu án, thì dư luận” sẽ cho rằng “các hung thủ là những tên tâm thần chẳng quen biết nhau . Nếu có ai tỏ ý nghi ngờ thì người đó sẽ bị cười chê là “kẻ theo thuyết âm mưu”. Chỉ có điều, âm mưu ám sát tổng thống Kennedy quá lộ liễu, và chỉ cần có trí lực bình thường thì bất cứ ai cũng sẽ chẳng thể tin nổi vào kết luận của cơ quan chức năng. Trong tình huống này, việc cố ý dẫn dắt và đánh lạc hướng dư luận chính là cách thức tốt nhất. Vậy là hơn 40 năm nay, các giả thuyết âm mưu không ngừng được thêu dệt nên, còn âm mưu thực sự thì đã được che giấu kín như bưng. Thứ mà hình sự học nghiên cứu là chứng cứ, không có chứng cứ thì không thể rút ra kết luận. Trong hơn 40 năm nay, tất cả nhân chứng và các chứng cứ có liên quan đến cái chết của Kennedy đều bị bịt kín, người ta sẽ mãi mãi không thể có được chứng cứ chính xác để xác định rốt cuộc ai là hung thủ thực sự. Nhưng tâm lý học tội phạm lại có thể xuất phát từ một góc độ khác – nghiên cứu động cơ gây án – từ đó mà khai thông bế tắc để tìm ra chân tướng vụ việc. Chương này sẽ bắt đầu từ việc nghiên cứu động cơ gây án trong vụ Kennedy, bóc trần một loạt các sự kiện lịch sử kinh hoàng của những năm 60, 70 của thế kỷ 20 được các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế tạo nên vì muốn xoá bỏ hai loại tiền tệ thật là vàng và bạc trên phạm vi toàn thế giới. 1. Sắc lệnh Tổng thống số 11110: Giấy chứng tử của Kennedy Đối với người dân Mỹ, ngày 22 tháng 11 năm 1963 là một ngày không bình thường: Tổng thống Kennedy bị ám sát tại phố Dalas bang Texas. Tin dữ loan đi, toàn nước Mỹ rơi vào nỗi kinh hãi và bi thương. Mấy chục năm sau, khi nhắc đến thời khắc này, rất nhiều người vẫn còn nhớ chính xác mình đã làm gì khi đó. Rốt cuộc ai là kẻ ám sát tổng thống? Tại sao kẻ đó lại ám sát tổng thống? Câu hỏi đó cho đến nay vẫn là điều bí mật được mọi người bàn tán. Kết luận cuối cùng của uỷ ban Warren thuộc chính phủ Mỹ cho rằng, đây là một vụ án đơn độc của một tên hung thủ có tên là Oswald, nhưng những điểm nghi vấn của vụ án này quả thực là rất nhiều, và cho đến ngày nay, trong xã hội vẫn lưu truyền nhiều giả thuyết về các âm mưu ám sát tổng thống. Trong số các giả thuyết này, điểm nghi vấn rõ ràng nhất là hung thủ đã thoát khỏi sự truy đuổi của cảnh sát trong 48 giờ và đã bị một tên sái thủ gốc Do Thái khác bẩn chết ở cự ly gần trước sự chứng kiến của công chúng. Hàng triệu người đã chứng kiến toàn bộ quá trình mưu sát qua truyền hình, và động cơ của tên hung thủ này là “muốn thể hiện lòng can đảm của người Do Thái trước toàn thế giới”. Một điểm nghi vấn rất lớn khác là, rốt cuộc có bao nhiêu người đã tham gia vụ mưu sát tổng thống Kennedy? Kết luận của uỷ ban Warren là trong thời gian 5-6 giây, sát thủ đã bắn liên tiếp ba phát đạn, trong đó một phát trật mục tiêu, phát tiếp theo trúng cổ và phát cuối cùng trúng đầu nạn nhân. Chẳng ai tin được tên hung thủ lại có thể bắn chính xác trong trời gian ngần như vậy, điều kỳ lạ hơn là viên đạn bần trúng cổ tổng thống lại tiếp tục xuyên vào vị thống đốc bang ngồi phía trước tổng thống, mà tỉ lệ này thì hầu như là bằng không, cho nên người ta gọi đó là “phát đạn thần kỳ”. Rất nhiều chuyên gia tin rằng, ít nhất không chỉ có một người bắn tổng thống từ một hướng, và số lần bắn không chỉ dừng lại ở ba phát đạn. Theo hồi ức của một cảnh sát lái xe bảo vệ Tổng thống Kennedy thì “Khi tổng thống đang bắt tay những người dân đứng chào đón ông ở phi trường, một đặc vụ của Phó tổng thống Johnson bước đến ra lệnh cho chúng tôi làm công tác an ninh. Điều khiến tôi vô cùng ngạc nhiên là những người này báo cho chúng tôi rằng tổng thống đã thay đổi lộ trình khi sắp vào quảng trường Deli. Nếu như lộ trình ban đầu được giữ nguyên thì sát thủ có thể không có cơ hội ra tay. Họ còn đưa ra cho chúng tôi một mệnh lệnh chưa từng nghe thấy, vì trong tình huống thông thường, bốn chiếc mô-tô hộ tống của chúng tôi phải theo sát bốn phía xe của tổng thống, nhưng lần này, họ ra lệnh cho tất cả chúng tôi chạy theo phía sau xe, trong bất cứ tình huống nào cũng không được vượt qua bánh xe sau của xe Tổng thống đang ngồi. Họ nói rằng, sở dĩ phải làm như vậy là để cho “tầm nhìn của mọi người không bị che khuất”… Một người bạn khác của tôi (là vệ sĩ của Phó tổng thống Johnson) kể rằng, trong khoảng 30 hay 40 giây trước khi nghe thấy phát đạn thứ nhất, Johnson đã khom người xuống trong xe, thậm chí trước khi đoàn xe rẽ sang đại lộ Houston. Có thể ông ta đang tìm gì đó trên thảm lót xe, nhưng có vẻ như ông ta đã dự cảm được sẽ có viên đạn bay qua vậy? Xuống phi trường Washington trên một chuyên cơ, đệ nhất phu nhân Jacqueline vẫn mặc chiếc áo choàng thấm đẫm máu của Kennedy. Bà tỏ ra kiên trì như vậy chính là để cho “lũ giết người thấy được tội ác mà chúng “phạm phải”. Tên hung thủ Oswald lúc này vẫn bị cảnh sát giam giữ. “Chúng” mà Jacqueline nói đến ở đây là những ai? Trong di chúc của mình, Jacqueline đã nói rằng, trong vòng 50 năm sau khi bà qua đời (ngày 19 tháng 5 năm 2044),nếu đứa con trai út của bà tạ thế, bà sẽ uỷ quyền cho thư viện Kennedy công bố một phần 500 trang tài liệu liên quan đến Kennedy. Điều khiến bà không thể ngờ được rằng, đứa con trai út của bà đã mất mạng trong một tai nạn máy bay năm 1999. Năm 1968, Robert Kennedy – em trai của cố Tổng thống Kennedy, người giữ vai trò quan trọng trong việc vận động dân quyền – ngay sau khi được đề bạt vào vị trí ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ, gần như nắm chắc cơ hội thắng lợi, trong một buổi tiệc mừng thắng lợi, bất ngờ trúng đạn lạc và chết ngay giữa đại sảnh. Trong khoảng thời gian ba năm ngẩn ngủi sau khi tổng thống Kennedy bị ám sát, 18 nhân chứng quan trọng lần lượt tử vong, trong số đó có 6 người bị bẩn chết, 3 người chết vì tai nạn xe hơi, 2 người tự sát, 1 người bị cắt cổ, 1 người bị vặn gãy cổ, 5 người đột tử. Trong bài viết đăng trên tờ Sunday Times tháng 2 năm 1967, nhà toán học người Anh đã nói rằng, kiểu xác suất trùng hợp ngẫu nhiên này là một phần 100 triệu tỉ. Từ năm 1963 đến năm 1993, 115 nhân chứng liên quan đến các vụ việc ly kỳ này đã tự sát hoặc bị mưu sát 121 vẫn còn rất nhiều tài liệu, hồ sơ và chứng cứ được uỷ ban Warren giữ kín khiến người ta sinh nghi và theo luật thì mãi đến năm 2039 mới được công bố. Đây là những tài liệu liên quan đến các tổ chức như CIA, FBI, chuyên viên bảo vệ tổng thống, Cục an ninh quốc gia (NSA),Bộ ngoại giao, những nhân vật chóp bu của ngành hải quân lục chiến. Ngoài ra, FBI và các tổ chức chính phủ khác cũng bị nghi ngờ có dính líu đến việc huỷ hoại chứng cứ. Tính đến năm 2003, tức là 40 năm sau ngày Kennedy bị ám sát, hãng truyền thông ABC của Mỹ đã thực hiện một cuộc điều tra độc lập, 70% người dân Mỹ cho rằng việc ám sát tổng thống Kennedy là một âm mưu có quy mô rất lớn. Việc điều phối và tổ chức ám sát có quy mô lớn như vậy việc ém nhem chứng cứ và nhân chứng cho thấy rõ rằng, sự kiện ám sát tổng thống Kennedy đã không còn là một cuộc mưu sát bí mật nữa, mà giống với một cuộc hành quyết công khai nhiều hơn hòng dằn mặt các tổng thống Mỹ với một thông điệp: các vị tổng thống cần phải biết rằng ai mới là chúa tể thật sự của đất nước này. Vấn đề là, gia tộc Kennedy cũng là dòng họ thân thuộc của các tập đoàn ngân hàng quốc tế. Joseph Kennedy – cha của Kennedy – chính là một đại gia phát tài trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 1929, sau này được tổng thống Roosevelt bổ nhiệm vào chức Chủ tịch uỷ ban Giao dịch chứng khoán (SEC) Mỹ. Trước đó, trong thập niên 40, Joseph Kennedy đã được xếp vào hàng ngũ những người giàu nhất nước Mỹ. Nếu không phải là con trai của một đại gia giàu có như vậy, Kennedy khó có thể trở thành tổng thống theo tín ngưỡng Thiên Chúa giáo đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ. Vậy Kennedy đã làm gì nên tội với tầng lớp ưu tú thống trị kia để đến nỗi bị giết hại dã man như thế? Kennedy là một nhân vật tài năng với hoài bão lớn. Ông đã ngồi vào chiếc ghế tổng thống khi tuổi đời còn rất trẻ. Trong vụ khủng hoảng đạn đạo ở Cuba, ông đã biểu lộ sự kiên định, thái độ dứt khoát rõ ràng, thậm chí ông tỏ thái độ sẵn sàng đối mặt với nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân vôi Liên Xô. Cuối cùng, Kennedy đã buộc Nikita Sergeiveich Khrusev – phải nhượng bộ. Kennedy còn tích cực thúc đẩy kế hoạch chinh phục không gian của Mỹ và biến nước này trở thành quốc gia đầu tiên đưa người lên mặt trăng. Cho dù không thể tận mắt chứng kiến thời khắc vĩ đại đó, nhưng Kennedy có một sức lôi cuốn thần kỳ và nó đồng hành cùng tất cả dân chúng Mỹ trong toàn bộ kế hoạch. Ở phương diện vận động thúc đẩy dân quyền, gia tộc Kennedy đã có công sức đóng góp rất lớn. Năm 1962, một sinh viên da đen muốn đăng ký vào trường Đại học Mississippi và gây nên sự phản đối kịch liệt của người da trắng. Lúc này, tất cả mọi ánh mắt của người dân Mỹ đều đổ dồn vào tổng thống Kennedy. Họ muốn chứng kiến cách thức mà Tổng thống giải quyết mâu thuẫn này ra sao. Tổng thống Kennedy đã ra lệnh điều động 400 nhân viên chấp pháp liên bang và đội cảnh sát 3.000 người để hộ thống người sinh viên da đen này đến trường học. Hành động này đã làm chấn động cả xã hội Mỹ và ngay lập tức, Kennedy nhận được sự mến mộ của người dân. Dưới sự hiệu triệu của ông, các thanh niên Mỹ đã nô nức tham gia đội quân hoà bình, tình nguyện đi đến các nước thuộc thế giới thứ ba để hỗ trợ phát triển giáo dục, y tế và nông nghiệp. Trong thời gian ba năm nắm quyền ngắn ngủi, tổng thống Kennedy đã tạo nên những điều kỳ diệu trong xã hội. Với hoài bão lớn và ý chí quyết đoán cộng thêm sự mến mộ của người dân Mỹ cũng như sự kính trọng của các nước trên thế giới, không lẽ Kennedy lại chịu làm một nhân vật bù nhìn? Một khi muốn thực hiện những điều tốt đẹp cho xã hội và nhân dân, chắc chắn Kennedy sẽ buộc phải đối đầu với những kẻ thống trị hùng mạnh vô hình sau lưng. Khi mâu thuẫn về quyền phát hành tiền tệ lên đến đỉnh điểm thì có lẽ Kennedy cũng không thể biết rằng, vận đen của ông đã đến. Ngày 4 tháng 6 năm 1963, Kennedy đã ký sắc lệnh số 11110 cho phép Bộ tài chinh Mỹ dùng bạc trắng dưới bất cứ hình thức nào, bao gồm: bạc thỏi, đồng tiền bạc và đô-la Mỹ bằng bạc để làm cơ sở phát hành “chứng chỉ bạc trắng” (Silver Certificate) và lập tức đưa vào hệ thống lưu thông tiền tệ trên thị trường. Ý đồ của Kennedy hết sức rõ ràng: giành lại quyền phát hành tiền tệ từ tay Cục Dự trữ Liên bang Mỹ do các ngân hàng trung ương tư hữu chi phối. Nếu kế hoạch này được thực thi thì chính phủ Mỹ sẽ từng bước thoát khỏi cảnh “vay tiền” của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ với mức lãi suất cao ngất ngưởng. Như vậy, đồng tiền được bảo đảm bằng bạc trắng không phải là tiền nợ mà là “tiền thực” – thành quả lao động của dân chúng tạo nên. Sự lưu thông của “chứng chỉ bạc trắng” sẽ từng bước làm suy giảm dòng lưu thông của “đồng đô-la” do Cục Dự trữ Liên bang phát hành, và rất có thể sẽ khiến cho ngân hàng Cục Dữ trữ Liên bang phá sản. Nếu mất đi quyền khống chế phát hành tiền tệ, các nhà ngân hàng quốc tế sẽ mất đi phần lớn sức ảnh hưởng đối với của cải của đất nước này. Đây là vấn đề cơ bản của việc sống chết tồn vong. Nếu muốn làm rõ lý do và ý nghĩa của sắc lệnh Tổng thống số 11110, chúng ta cần phải tìm hiểu về lịch sử thăng trầm của đồng đô-la Mỹ. 2. Địa vị lịch sử của đồng đô-la bạc trắng ở Mỹ Theo Đạo luật về tiền đúc năm 1792 (Coinage Act of 1792),bạc trắng trở thành loại tiền tệ hợp pháp tại Mỹ. Một đô-la Mỹ bằng bạc chứa 24,1 gam bạc trắng nguyên chất, tỉ giá giữa vàng và bạc là 1:15. Với tư cách là thước đo tiêu chuẩn cơ bản nhất của tiền tệ Mỹ, đồng đô-la được xây dựng trên nền tảng của bạc trắng. Kể từ đó trở về sau, trong suốt một thời gian dài, nước Mỹ đã duy trì chế độ song hành giữa tiền vàng và tiền bạc(4). Đến tháng 2 năm 1873, dưới áp lực của gia tộc Rothschild ở châu Âu, tổng thống Mỹ ban hành “Đạo luật tiền đúc năm 1873”(5),theo đó, chế độ dùng bạc trắng làm tiền tệ bị huỷ bỏ, chế độ bản vị vàng là chế độ tiền tệ duy nhất được thực thi lúc này. Do nắm giữ phần lớn các mỏ vàng và nguồn cung ứng vàng trên thế giới, nên trên thực tế, gia tộc Rothschild đã khống chế được nguồn cung ứng tiền tệ của cả châu Âu. Các mỏ bạc trắng nằm rải rác hơn so với các mỏ vàng, sản lượng và lượng cung ứng bạc cũng nhiều hơn nên việc khống chế các mỏ bạc này cũng khó khăn hơn. Vì vậy, trong khoảng năm 1873, dòng họ Rothschild đã nhiều lần tìm cách ép các quốc gia châu Âu xoá bỏ chế độ dùng bạc làm tiền tệ và thực thi chế độ bản vị vàng. Đạo luật này đã gây ra sự phản đối quyết liệt ở các bang sản xuất bạc tại miền tây nước Mỹ. Các nhà sản xuất bạc gọi đạo luật này là “Tội ác năm 1873” (Crime of 1873) và sau đó tổ chức cuộc vận động dân chúng ủng hộ bạc trắng rất quyết liệt và rầm rộ. Để làm dịu sự phẫn nộ của các nhà sản xuất bạc cũng như lấy lại sức ảnh hưởng của các nhà ngân hàng núp bóng giới tài phiệt châu Âu, Quốc hội Mỹ đã thông qua “Đạo luật Bland-Allison năm 1878(6),yêu cầu Bộ tài chính Mỹ mỗi tháng phải mua vào một lượng bạc trị giá từ 2 đến 4 triệu đô-la, thiết lập lại tỉ giá giữa vàng và bạc là 1:16. Tiền bạc và tiền vàng có đầy đủ hiệu lực pháp lý như nhau, có thể dùng để chi trả cho các khoản nợ. Giống như “chứng chỉ vàng”, Bộ tài chính cũng đồng thời phát hành “Chứng chỉ bạc”. Để thuận tiện cho lưu thông, “chứng chỉ bạc” 1 đô-la có giá trị tương đương với tờ một đô-la Mỹ. Sau này, “Đạo luật Bland-Allison năm 1878” bị “Đạo luật mua bạc trắng của Sherman năm 1890”(7) thay thế. Đạo luật mới tăng thêm lượng bạc trắng mà Bộ tài chính cần mua vào với số lượng là 4,5 triệu ounce. Kể từ khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ thành lập năm 1913, tờ giấy bạc của Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve Note) bắt đầu được phát hành và có giá trị như tiền tệ chính thức cho đến khi cuộc khủng hoảng xảy ra vào năm 1929. Đến năm 1933, tờ giấy bạc dự trữ liên bang này vẫn có thể được hoán đổi ngang giá trị với vàng. Năm 1933, trong lĩnh vực lưu thông tiền tệ còn có “Chứng chỉ vàng” và “Giấy bạc Nhà nước Hoa Kỳ” (United States Note). “Giấy bạc Nhà nước Hoa Kỳ” chính là loại tiền tệ hợp pháp đầu tiên của Mỹ được Lincoln phát hành trong thời kỳ nội chiến, tức là “Tiền xanh Lincoln”. Tổng lượng phát hành của loại tiền này bị hạn định trong khoảng 346.681.016 đô-la Mỹ. Năm 1960, nó chỉ chiếm 1 % tổng lượng lưu thông tiền tệ của Mỹ. Ngoài bốn loại tiền tệ chủ yếu kể trên, trên thị trường tiền tệ Hoa Kỳ còn có sự hiện diện của một số hình thức tiền tệ khác với số lượng không đáng kể. Năm 1933, sau khi Roosevelt phế bỏ chế độ bản vị vàng và tuyên bố việc tích trữ vàng với số lượng lớn là phi pháp, chứng chỉ vàng lập tức bị đẩy ra khỏi dòng lưu thông tiền tệ. Như vậy, trên thị trường tiền tệ chỉ còn lại “giấy bạc của Cục Dự trữ Liên bang”, “Chứng chỉ bạc trắng” và “Giấy bạc Nhà nước Hoa Kỳ”. Do không đủ và có giới hạn trong phát hành nên “Giấy bạc Nhà nước Hoa Kỳ” không bị các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế liệt vào dạng tiền tệ nguy hiểm. Tuy nhiên, đối với các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế thì “chứng chỉ bạc trắng” phiền phức hơn nhiều. Do bị pháp luật quy định phải mua bạc hàng năm, đến thập niên 30, Bộ tài chính Mỹ đã có một lượng bạc trắng lên đến hơn 6 tỉ ounce, tổng lượng dự trữ đã lên gần đến 200 nghìn tấn. Thêm vào đó, các mỏ khai thác bạc trắng phân bố rộng khắp thế giới, lượng khai thác cũng khả quan hơn, nếu như việc tiền tệ hoá toàn bộ “chứng chỉ bạc trắng” do Bộ tài chính Mỹ trực tiếp phát hành thì tình thế ắt sẽ trở thành cơn ác mộng lớn đối với các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế. Năm 1933, sau khi Roosevelt giúp các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế huỷ bỏ chế độ bản vị vàng, thực tế lưu thông tiền tệ của Mỹ đã nằm dưới sự kiểm soát của chế độ “bản vị bạc”. Lúc này, ba loại tiền tệ chủ yếu đều có thể tự do hoán đổi thành bạc trắng. Nếu không huỷ bỏ chế độ dùng bạc trắng để bảo đảm cho tiền tệ, sự nghiệp “tiền tệ giá rẻ” và “thâm hụt tài chính” sẽ gặp phải rào cản nghiêm trọng. Và như vậy, kế hoạch mà các nhà ngân hàng quốc tế hằng mơ ước theo đuổi – thông qua công cụ tài chính tạo ra nạn lạm phát tiền tệ để tước đoạt của cải của nhân dân – có còn hiện thực hay không? Với trách nhiệm nặng nề trong việc thúc đẩy cuộc chiến thế giới lần thứ hai trong khi nguồn tài chính thâm hụt trên quy mô lớn cộng thêm những khoản chi khổng lồ để tái thiết nền kinh tế châu Âu sau chiến tranh cũng như việc sa lầy trong cuộc chiến tranh Triều Tiên hay chiến tranh Việt Nam, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã phát hành công trái với quy mô lớn. Tuy nhiên, động thái này đã bị phát giác. Bắt đầu từ thập niên 40, người dân Mỹ đã không ngừng chuyển đổi tiền giấy thành tiền bạc và bạc thỏi nguyên chất khiến cho lượng dự trữ bạc trắng khổng lồ của Bộ tài chính giảm xuống nghiêm trọng. Nhu cầu đối với bạc trắng trong công nghiệp điện tử và công nghiệp hàng không vũ trụ bắt đầu phát triển mạnh mẽ vào những năm 50 đã tăng lên nhanh chóng khiến cho tình hình thêm căng thẳng. Đến đầu thập niên 60, khi Kennedy lên nhậm chức, lượng dự trữ bạc trắng của Bộ tài chính đã giảm xuống còn 1,9 tỉ ounce. Đồng thời, giá bạc trên thị trường cũng đột ngột tăng mạnh, một đồng tiền bạc có giá trị tương đương một đô-la trước đây giờ tăng lên 1,29 đô-la. Ngay sau khi “chứng chỉ bạc trắng” được hoán đổi thành bạc, “chứng chỉ bạc trắng” cũng tự nhiên bị loại bỏ khỏi dòng lưu thông tiền tệ. Như vậy, hiệu ứng của quy luật Gresham “tiền xấu đẩy lùi tiền tốt” đã hiện rõ. Pháp lệnh 11110 của Kennedy đã ra đời trong bối cảnh như vậy. Việc bảo vệ bạc trắng và phế bỏ chế độ dùng bạc trắng bảo đảm cho tiền tệ đã trở thành tiêu điểm tranh đấu giữa Kennedy và các nhà ngân hàng quốc tế. 3. Sự kết thúc của chế độ bản vị bạc Việc huỷ bỏ triệt để chế độ đùng vàng để bảo đảm tiền tệ đã nằm trong kế hoạch tổng thể của các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế. Tuy nhiên, việc giải quyết vấn đề bạc trắng lại có cấp độ ưu tiên cao hơn. Trên thế giới, trữ lượng tài nguyên bạc được cho là phong phú. Một khi các nước trên thế giới bắt đầu tham gia vào việc thăm dò và khai thác bạc trên quy mô lớn, mục tiêu loại bỏ chế độ dùng vàng để bảo đảm tiền tệ sẽ khó được thực hiện hơn. Hơn thế nữa, nó còn tạo ra sự mâu thuẫn giữa vàng và bạc. Một khi lượng cung ứng bạc trắng tăng mạnh, “chứng chỉ bạc trắng” rất có thể sẽ hồi sinh và tranh chấp với “giấy bạc của Cục Dự trữ Liên bang”. Do chính phủ Mỹ nắm giữ quyền phát hành “chứng chỉ bạc trắng” nên một khi phiếu này chiếm ưu thế, sự sinh tồn của Cục Dự trữ Liên bang sẽ bị đe doạ. Vì vậy, nhiệm vụ cấp bách nhất của các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế là dốc hết khả năng có thể để làm giảm giá bạc. Một mặt, điều này sẽ khiến cho ngành khai thác bạc trên thế giới rơi vào tình trạng lỗ vốn hoặc lợi nhuận kém, từ đó làm chậm quá trình thăm dò và khai thác của các mỏ bạc, làm giảm lượng cung ứng. Mặt khác, nó sẽ thúc đẩy lượng bạc dùng trong công nghiệp tăng lên do giá bạc cực kỳ rẻ mạt, khiến cho việc nghiên cứu và ứng dụng thay thế vật liệu bạc trở thành điều tất yếu, từ đó mà tiêu hao lượng bạc dự trữ của Bộ tài chính Mỹ với tốc độ nhanh nhất. Khi Bộ tài chính không tìm đâu ra bạc trắng, thì “chứng chỉ bạc trắng” cũng tự nhiên không đánh mà hàng, và việc huỷ bỏ chế độ dùng bạc trắng để đảm bảo tiền tệ cũng trở nên hợp logic. Điều mấu chốt là phải tranh thủ thời gian. Đương nhiên, Kennedy biết rất rõ việc này. Một mặt, ông ta tỏ thái độ sẽ nghĩ đến việc xoá bỏ chế độ dùng bạc trắng để bảo đảm tiền tệ khi có điều kiện thích hợp, mặt khác lại tính đến những phương án khác. Đáng tiếc là Bộ trưởng tài chính Douglas Dillon lại không phải là người tâm phúc của ông. Dillon xuất thân trong một gia đình danh gia vọng tộc thuộc ngành ngân hàng ở phố Wall. Bản thân ông là người của Đảng Cộng hoà được các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế cài vào trong nội các của Đảng Dân chủ dưới thời tổng thống Kennedy. Với quyền lực trong tay về tài chính, Dillon hết lòng giúp đỡ các nhà ngân hàng quốc tế. Sau khi Dillon lên nhậm chức, công việc đầu tiên của ông là làm tiêu hao lượng dự trữ bạc trắng của Bộ tài chính với tốc độ nhanh nhất có thể. Quả nhiên, Dillon đã không phụ lòng mong mỏi của các nhà tài phiệt, ông đã bán đổ bán tháo một lượng lớn bạc trắng cho các nhà sử dụng công nghiệp với giá siêu rẻ 91 cent/ounce. Hiệp hội người tiêu dùng bạc trắng ở Mỹ được thành lập năm 1947 đã phụ hoạ với Dillon, quyết liệt yêu cầu “bán sạch lượng bạc còn tồn lại của Bộ tài chính để thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng bạc trắng(8). Ngày 19 tháng 3 năm 1961, tờ New York Times đã đưa tin thế này: Thượng nghị sĩ chỉ trích Bộ tài chính Mỹ trong việc bán tháo bạc trắng Hôm nay, thượng nghị sĩ Lan Bible đề xuất với Bộ tài chính xem xét lại chính sách bán tháo một lượng lớn bạc với giá thấp hơn giá thị trường quốc tế. Trong thư gửi cho Bộ trưởng lài chính Douglas Dillon, vị nghị sĩ Đảng Dân chủ đã nói rằng, việc phát hiện và khai thác mỏ bạc trên phạm vi nước Mỹ đã thấp hơn nhu cầu tiêu dùng, mà hành vi bán phá giá của Bộ tài chính là không hiện thực. Ông nói rằng “chỉ ngay sau khi Bộ tài chính giảm áp lực giá đối với thị trường nội địa và các nước láng giềng thì mọi việc mới được giải quyết”. Ngày 19 tháng 8 năm 1961, tờ New York Times còn đăng tải một tin tức thế này: Hôm nay, 13 nghị sĩ Đảng Dân chủ dện từ miền tây thuộc các bang sản xuất bạc đã trình một bức thư lên tổng thống Kennedy. Trong thư, các nhà sản xuất bạc đã yêu cầu Bộ tài chính lập tức đình chỉ hành vi bán tháo bạc trắng với giá rẻ mạt. Hành vi bán tháo bạc của Bộ tài chính đã tạo ra sự suy giảm giá bạc trắng tại thị trường trong nước và quốc tế. Ngày 16 tháng 10 năm 1961, tờ New York Times đưa tin: Các nhà tiêu dùng công nghiệp biết rằng, họ có thể mua được một ounce bạc với giá 91 đến 92 xu từ Bộ tài chính, và vì thế mà họ đã từ chối chi trả nhiều tiền hơn cho ngành công nghiệp khai thác sản xuất bạc. Ngày 29 tháng 11 năm 1961, tờ New York Times đưa tin: Hôm qua, các nhà sản xuất bạc đã nhận được một tin vui: Tổng thống Kennedy đã ra lệnh cho Bộ tài chính đình chỉ việc bán tháo bạc trắng cho giới công nghiệp. Các nhà tiêu dùng công nghiệp sử dụng bạc trắng đã hết sức lo lắng. Ngày 30 tháng 11 năm 1961, tờ New York Times đưa tin: Tại thị trường New York, giá bạc đã tăng lên đến mức cao nhất trong vòng 41 năm trở lại đây. Hôm thứ ba, tổng thống Kennedy đã tuyên bố cải cách toàn diện chính sách bạc trắng của chính phủ Mỹ, theo đó, thị trường có quyền quyết định giá bạc. Bước đầu tiên là Bộ tài chính ngay lập tức đình chỉ hành vi bán tháo bạc(9). Cuối cùng, tổng thống Kennedy cũng đã phải ra tay, tuy có muộn một chút, vì lượng bạc của Bộ tài chính lúc này chỉ còn lại chưa đến 17 tỉ ounce. Nhưng phương sách quyết đoán của ông đã phát đi một tín hiệu tốt lành khiến cho các nhà sản xuất bạc khắp nơi trên thế giới hân hoan. Với sự can thiệp của tổng thống Kennedy, sản lượng bạc tăng lên và lượng tồn kho của Bộ tài chính được ổn định. Những điều này giúp cho cổ phiếu của các công ty bạc tăng vọt. Hành động lần này của Kennedy đã phát vỡ hoàn toàn mưu đồ của các nhà ngân hàng quốc tế. Tháng 4 năm 1963, tại phiên điều trần quốc hội, Wilgiam J. Martin – Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã phát biểu rằng: “Uỷ ban Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tin chắc rằng không cần phải sử dụng bạc trắng trong hệ thống tiền tệ Mỹ. Cho dù không ít người cảm thấy việc rút bạc ra khỏi một phần hệ thống tiền tệ của chúng ta có thể sẽ gây ra khả năng mất giá tiền tệ, nhưng tôi không đồng ý với quan điểm này(10). Theo quy luật thông thường, ngay khi thị trường bạc có tín hiệu tăng giá, người ta cần ít nhất là 5 năm để bắt đầu lại quá trình thăm dò, lắp đặt thiết bị khai thác mới nhằm mở rộng quy mô sản xuất, cuối cùng là nâng cao lượng cung ứng. Cao điểm trong cuộc đấu tranh giữa Kennedy và các nhà ngân hàng quốc tế chính là hệ thống dùng bạc để bảo đảm vị thế tiền tệ. Một khi lượng cung ứng bạc bắt đầu tăng trở lại, Kennedy có thể bắt tay với các xí nghiệp sản xuất bạc ở các bang miền Tây nhằm tăng thêm lượng phát hành của “chứng chỉ bạc trắng”, và “chứng chỉ bạc trắng” chắc chắn sẽ lại phát triển. Đến khi đó, pháp lệnh số 11110 do tổng thống Kennedy ký ngày 4 tháng 6 năm 1963 sẽ lập tức trở thành vũ khí lợi hại để đối phó với “giấy bạc của Cục Dự trữ Liên bang”. Điều đáng tiếc là, các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế cũng nhìn ra được sự dàn xếp của Kennedy. Vị tổng thống rất được nhân dân tín nhiệm này gần như chắc chắn sẽ tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ nữa trong cuộc tranh cử cuối năm 1964. Nếu Kennedy ngồi ở chiếc ghế tổng thống thêm một nhiệm kỳ 4 năm nữa thì cục diện sẽ thay đổi không thể cứu vãn được. Vậy là, việc loại bỏ Kennedy trở thành lựa chọn duy nhất. Kennedy bị ám sát tại phi trường đúng vào ngày Johnson trở thành tổng thống thứ 36 của Hoa Kỳ. Johnson biết rất rõ sự kỳ vọng của các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế đối với mình và ông ta không thể và cũng không dám phụ lại sự “kỳ vọng” đó. Tháng 3 năm 1964, sau khi nhậm chức tổng thống không lâu, Johnson đã ra lệnh cho Bộ tài chính đình chỉ việc hoán đổi giữa chứng chỉ bạc và bạc hiện vật, từ đó loại bỏ việc phát hành “chứng chỉ bạc”. Bộ tài chính lại bắt đầu bán tháo lượng bạc dự trữ cho giới công nghiệp với giá 1,29 USD để tiếp tục ép giá bạc, làm suy giảm động lực sản xuất của các ngành sản xuất bạc, ngăn chặn nhu cầu cung ứng bạc. Tiếp ngay sau đó, vào tháng 6 năm 1965, Johnson lại ra lệnh pha loãng bạc nhằm hạ thấp vị thế của bạc trong lưu thông tiền tệ. Ông ta nói: “Tôi muốn tuyên bố một cách rõ ràng, những sự thay đổi này (pha loãng bạc) sẽ không ảnh ương đến sức mua của đồng tiền đúc. Trong phạm vi nước Mỹ, tiền mới sẽ có thể được hoán đổi với tiền giấy có cùng mệnh giá(11). Ngày 7 tháng 6 năm 1966, tờ The Wall Street Daily đã phản ứng một cách mỉa mai rằng: “Đúng vậy, nhưng dưới ảnh hưởng của nạn lạm phát tiền tệ suốt 30 năm qua, sức mua của loại tiền giấy kia đã bị ăn mòn gần hết rồi. Chính vì vậy mà tiền tệ của chúng ta đã hoàn toàn bị tách biệt khỏi vàng bạc”(12). Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cũng thừa nhận, hằng năm họ đều có kế hoạch với những tính toán “khoa học” để sức mua của đồng đô-la giảm xuống từ 3% đến 4% sao cho tầng lớp lao động có thể “thấy được“ tiền lương của mình đang tăng lên. Đến mùa hè năm 1967, Bộ tài chính không còn bạc trắng “nhàn rỗi” để có thể bán đổ bán tháo. Cuối cùng, đại nghiệp tiền tệ bạc trắng đã được thực thi trong tay Johnson. 5. Quỹ hỗ trợ vàng (Gold Pool) Trong tiến trình loại bỏ chế độ dùng vàng bạc để đảm bảo tiền tệ, các nhà ngân hàng quốc tế đã sử dụng chiến lược “trước bạc sau vàng”. Nguyên nhân chủ yếu của chiến lược này là: đầu thập niên 60, trên thế giới chỉ có mấy quốc gia đang còn sử dụng bạc làm tiền tệ. Loại bỏ bạc trắng ra khỏi hệ thống tiền tệ Mỹ chỉ là một thủ thuật cục bộ và đơn giản. Vấn đề vàng thì phức tạp và khó khăn hơn nhiều. Trong thực tiễn lịch sử kéo dài hơn 5.000 năm của xã hội loài người, bất luận ở thời đại nào, quốc gia nào, tôn giáo nào, chủng tộc nào, vàng cũng được thế giới công nhận là một loại tài sản quý giá. Nhận thức này không dễ gì bị mớ lý thuyết coi vàng là “di tích của dã man” hoá giải. Các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế hiểu rất rõ rằng, vàng không phải là thứ kim loại bình thường, và nếu xét từ bản chất thì vàng là thứ thuộc kim “chính trị” duy nhất, có độ nhạy cảm cao, có tính kế thừa lịch sử sâu sắc nhất. Nếu xử lý không tốt vấn đề vàng, người ta có thể sẽ gây nên cơn bão tài chính trên phạm vi toàn thế giới. Trước khi chiến dịch bạc còn chưa kết thúc thì cần phải giữ vững chiến tuyến của vàng. Chính sách lạm phát tiền tệ với quy mô lớn do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ “đạo diễn” từ thập niên 30 đã khiến lượng tiền tệ phát hành ra thị trường vượt mức cho phép. Số tiền giấy phát hành vượt mức này đã đẩy giá vàng và bạc lên cao. Trong phạm vi nước Mỹ, Bộ tài chính có trách nhiệm khống chế giá bạc, còn trên bình diện quốc tế, cần phải có một tổ chức đối ứng có thể thay thế chức năng của Bộ tài chính, có trách nhiệm bán tháo vàng ra thị trường nhằm đánh tụt giá trị của vàng. Thời đại máy bay đã tạo điều kiện cho các nhà ngân hàng quốc tế có cơ hội thưởng xuyên gặp mặt để bí mật thương lượng đối sách. Vậy là Ngân hàng thanh toán quốc tế có trụ sở tai Basel – Thuỵ Sĩ – đã trở thành địa điểm diễn ra hội nghị “Basel cuối tuần” của họ. Tháng 11 năm 1961, thông qua cuộc thương thảo tập trung, các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế đã đạt được một kế hoạch khá mỹ mãn – thành lập Quỹ hỗ trợ vàng (Gold Pool) với thành viên chính là Mỹ và 7 quốc gia lớn ở châu Âu. Tôn chỉ của Quỹ này là ép giá vàng tại thị trường London và khống chế nó trong mức 35,2 đô-la Mỹ/ounce. Trong mức giá 35,20 đô-la Mỹ/ounce này đã bao gồm giá thành vận chuyển vàng từ New York. Với tài lực hùng hậu, Mỹ đã gánh vác một nửa ngân sách của Quỹ này, còn Đức nhờ sự khởi sắc của nền kinh tế sau chiến tranh mà hầu bao cũng ngày càng rủng rỉnh. Tuy nhiên, vì là nước chiến bại nên tổng số tiền quyên góp của Đức cho Quỹ này chỉ ở mức 30 triệu đô-la, xếp sau Mỹ. Ba nước Anh, Pháp, Ý đều đóng mức mỗi nước 25 triệu đô~la, còn Thuỵ Sĩ, Vương quốc Bỉ và Hà Lan mỗi nước chi ra 10 triệu. Ngân hàng Anh phụ trách việc quản lý điều hành thực tế xuất vàng trong kho ra chi trả, cuối tháng kết toán theo tỉ lệ với ngân hàng trung ương của các nước thành viên(13). Ngân hàng trung ương của các nước thành viên đảm bảo không mua vàng từ thị trường London hay các nước thứ ba như Nam Phi, Liên Xô. Mọi nội dung của Quỹ hỗ trợ vàng đều được bảo mật tuyệt đối. Giống như hội nghị bí mật truyền thống của ngân hàng thanh toán quốc tế Basel, mọi thành viên không được phép ghi chép trên bất cứ văn bản nào, dù chỉ là ghi chép trên một mảnh giấy. Bất cứ một nghị định nào cũng đều được thông qua bằng miệng, giống như việc Morgan dùng việc bắt tay và lời nói để hoàn thành những cuộc giao dịch khổng lồ vậy. Sự thừa nhận bằng miệng của các nhà ngân hàng quốc tế có sức trói buộc ngang bằng, thậm chí là cao hơn so với hợp đồng pháp lý. Trong mấy năm đầu tiên hoạt động, “Quỹ hỗ trợ vàng” đã thu được thành công lớn, thậm chí còn vượt cả sự mong đợi. Vụ thu hoạch ngũ cốc năm 1963 của Liên Xô – nước sản xuất vàng lớn trên thế giới – bị mất mùa nghiêm trọng, khiến cho nước này buộc phải bán rẻ một lượng lớn vàng để nhập khẩu lương thực. Chỉ trong một quý của năm 1963, Liên Xô đã bán ra tổng lượng vàng trị giá đến 470 triệu đô-la, vượt xa toàn bộ vốn tích luỹ vàng của Quỹ hỗ trợ vàng. Trong 21 tháng, kho vàng của Quỹ hỗ trợ vàng đã tăng lên đến 1,3 tỉ đô-la, các nhà ngân hàng quốc tế cơ hồ như không dám tin vào vận khí tốt lành của mình(14). Nhưng diễn biến cuộc chiến tranh leo thang của Mỹ tại Việt Nam đã khiến cho Cục Dự trữ Liên bang phải không ngừng tăng thêm lượng cung ứng đồng đô-la khiến cho cơn đại hồng thuỷ nhanh chóng nuốt chửng toàn bộ vốn tích luỹ của Quỹ hộ trợ vàng. Nước Pháp đành tháo lui khỏi Quỹ hỗ trợ vàng, thậm chí còn nhanh chóng đem toàn bộ số đô-la hiện có đổi sang vàng. Từ năm 1962 đến năm 1966, nước Pháp đã hoán đổi được một lượng vàng trị giá gần 3 tỉ đô-la từ tay Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và vận chuyển về cất giữ ở Paris. Đến cuối tháng 11 năm 1967, Quỹ hỗ trợ vàng đã mất một lượng vàng trị giá 1 tỉ đô-la Mỹ, tức là gần mức 900 tấn. Đồng đô-la Mỹ lúc này đã không còn giữ thế thượng phong, dân chúng trên toàn thế giới đã tỏ ra không tin tưởng vào đồng tiền này. Tổng thống Johnson không thể ngồi yên và muốn làm một điều gì đó. Bên cạnh tổng thống Johnson luôn có một nhóm các chuyên gia tham mưu cao cấp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Họ đã nhiều lần tham mưu cho tổng thống rằng, thà dốc hết toàn bộ vàng hiện có và ném vào thị trường giao dịch tài chính London, giải quyết rốt ráo vấn đề tăng giá của vàng đối với đồng đô-la, lấy lại niềm tin của thế giới đối với đồng đô-la hơn là để cho nước ngoài rút sạch lượng dự trữ vàng như vậy. Johnson đã tiếp thu đề xuất có vẻ điên cuồng này. Toàn bộ vàng dự trữ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đều bị đặt vào canh bạc có quy mô chưa từng thấy. Những kiện vàng hàng vạn tấn đã bị xếp lên tàu để vận chuyển đến Ngân hàng Anh và ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ở New York. Nếu như kế hoạch thuận lợi, Ngân hàng Anh quốc và Ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ở New York sẽ bắt tay nhau đồng loạt bán tháo vàng ra thị trường với số lượng lớn chưa từng thấy, khiến cho lượng cung ứng tăng lên đột biến, lúc này họ sẽ đánh tụt giá vàng xuống dưới 35 đô-la/ounce, đẩy các nhà đầu cơ vào trạng thái khủng hoảng toàn diện, tạo ra hiện tượng bán tháo vàng với số lượng còn lớn hơn nữa. Sau khi làm nhụt nhuệ khí của các nhà mua vàng, họ lại từ từ mua vàng vào với giá rẻ mạt, rồi bí mật đem vàng chuyển vào kho. Quả là một kế hoạch mỹ mãn. Chỉ trong vòng mấy tuần đầu năm 1968, kế hoạch này được thực thi rốt ráo. Điều khiến tổng thống Johnson và mọi người cực kỳ kinh ngạc là, thị trường đã hấp thu toàn bộ lượng vàng bán ra. Trong chiến dịch này, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã mất tổng cộng 9.300 tấn vàng. Tổng thống Johnson tham quyền lại hồ đồ đã một phen thua đau và tuyên bố không ra tranh cử nhiệm kỳ tiếp theo nữa. Tháng 3 năm 1968, Quỹ hỗ trợ vàng đã bước đến bờ vực sụp đổ. Ngày 9 tháng 3 năm 1968, trong văn bản ngoại giao của Rostow – trợ lý đặc biệt của tổng thống Johnson đã có đoạn viết rằng: Kết luận của các chuyên gia cố vấn kinh tế là: thống nhất phản đối việc để giá vàng leo thang nhằm ứng phó với khủng hoảng trước mắt. Đa số đều nghiêng theo hướng duy trì sự hoạt động của Quỹ hỗ trợ vàng. Tuy nhiên, họ cho rằng có khó khăn trong việc thoả thuận với phía châu Âu và rất khó khôi phục sự bình ổn của thị trường. Cho nên, các chuyên gia này cho rằng, chúng ta buộc phải đóng cửa Quỹ hỗ trợ vàng. Cách nghĩ của họ lương đối tự do. Họ không biết thuyết phục các quốc gia không phải là thành viên Quỹ hỗ trợ vàng hợp tác với chúng ta. Họ cảm thấy Quỹ tiền tệ quốc tế có thể phát huy được tác dụng. Họ cho rằng chúng ta cần phải có một cách nghĩ và lựa chọn hành động một cách rõ ràng: làm hay không làm trong thời gian 30 ngày. Lời bình: bạn có thể thấy, những cách nghĩ này không có sự khác biệt lắm với chúng ta. Sau hội nghị Basel (ngân hàng thanh toán quốc tế) cuối tuần này, chúng ta sẽ có thể hiểu được một cách chính xác cách nghĩ của người châu Âu. Ngày 12 tháng 3, trong một văn bản khác, Rostow viết rằng: Thưa tổng thống: Sự hiểu biết của tôi đối với Bill Martin (chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, vừa tham gia hội nghị Basel buổi tối) bao gồm mấy điểm sau đây: 1. Đối với sự biến động của giá vàng, người Anh và Hà Lan có thể tán đồng cách lựa chọn này (duy trì Quỹ hỗ trợ vàng). Người Đức thì do dự không quyết. Còn người Ý, Bỉ và Thuỵ Sĩ thì kiên quyết phản đối. 2. Bill Martin đã đạt được thoả thuận rằng, hầu hết mọi người đồng ý tăng thêm lượng vàng trị giá 500 triệu đô-la Mỹ và chấp thuận dùng 500 triệu đô-la Mỹ khác để đảm bảo sự vận hành tiếp tục của quỹ (nếu lấy tốc độ tổn thất vàng trên thị trường London trước mắt, lượng vàng này chỉ có thể chống đỡ được trong thời gian mấy ngày). 3. Người châu Âu ý thức được rằng, chúng ta sẽ nhanh chóng đối mặt với sự lựa chọn chẳng mấy vui vẻ. Họ đã chuẩn bị đóng cửa thị trường vàng London trong trường hợp bất đắc dĩ và thả nổi giá vàng. 4. Trong tình huống này, Bộ tài chính, Bộ Ngoại giao, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và các cố vấn kinh tế của tổng thống sẽ phải nghiêm túc xem xét vấn đề vì một khi chúng ta tuyên bố đóng cửa “Quỹ hỗ trợ vàng”, các nước sẽ phản ứng như thế nào. 5. Chúng ta vẫn chưa biết quan điểm cá nhân của John Fowler (Bộ trưởng tài chính) và Bill. Chúng ta sẽ trao đổi ý kiến với họ vào tối nay hoặc sáng mai. Cảm nhận của cá nhân tôi là, chúng ta đang ngày càng cảm thấy dễ dàng hơn trong việc nhận biết được bản chất của sự việc. Ngày 14 tháng 3, liên quan đến vấn đề vàng, Rostow báo cáo thêm: Các cố vấn cao cấp của ngài đã đạt được sự thống nhất như sau: 1 Tình hình hiện tại không thể tiếp tục được nữa, hy vọng sự tình có thể chuyển biến tốt. 2. Cuối tuần này, chúng ta cần phải mở một hội nghị các nước thành viên Quỹ hỗ trợ vàng tại Washington. 3. Chúng ta sẽ thảo luận về quy luật của vàng trong thời kỳ quá độ, phương pháp duy trì lâu dài thị trường tài chính, tăng cường thúc đẩy quyền rút tiền đặc biệt. 4. Trong thời kỳ quá độ, chúng ta sẽ áp dụng việc hoán đổi vàng theo giá gốc đối với những người nắm giữ đô-la Mỹ ở các ngân hàng trung ương của chính phủ. 5. Nếu như không thể đạt được bất cứ thoả thuận nào, chúng ta sẽ tạm ngừng việc đổi đô-la Mỹ sang vàng. Sau đó triệu tập một hội nghị khẩn cấp. 6. Điều này sẽ có thể khiến cho thị trường tài chính thế giới rơi vào tình trạng hỗn loạn trong một khoảng thời gian, nhưng đây là biện pháp duy nhất có thể thúc ép các quốc gia khác chấp nhận phương án lâu dài. Chúng ta thống nhất cho rằng, hậu quả của việc để giá vàng leo thang là tệ hại nhất. Ngay bây giờ, ngài cần phải ra quyết định có nên lập tức đóng cửa thị trường vàng London hay không(16). Cho dù có dùng cách gì đi nữa thì cũng chẳng ai có hể cứu vãn được số phận hẩm hiu của Quỹ hỗ trợ vàng. Ngày 17 tháng 3 năm 1968, kế hoạch đóng cửa Quỹ này đã liễn ra êm thấm. Hưởng ứng yêu cầu của Mỹ, thị trường vàng London cũng đã đóng cửa trong suốt hai tuần liền. Cùng với sự thảm bại trong cuộc đại chiến với vàng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, diễn biến của cuộc chiến tranh ở Việt Nam cũng mang nhiều kịch tính. Ngày 30 tháng 1 năm 1968, du kích Việt Nam đã phát động tổng tấn công quy mô lớn đồng thời ở các tỉnh lỵ của 30 tỉnh ở Việt Nam, thậm chí đã chiếm được một số mục tiêu trọng yếu trong nội thành Sài Gòn, cố đô Huế cũng bị đánh hạ. Quân du kích đã bỏ cách đánh thoắt ẩn thoắt hiện sở trường của mình mà tập trung chủ lực dàn trận đối đầu với quân Mỹ(17). Sự thất bại thảm hại trên chiến trường tài chính lúc này đã khiến cho Johnson mất đi sức kiên trì đối với cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Sự thất bại thảm hại của thị trường vàng London đã khiến cho các bậc tinh anh Mỹ rơi vào khủng hoảng toàn diện. Giữa các nhân sĩ bảo thủ kiên trì với chế độ bản vị vàng và phái chủ lưu đòi phế bỏ bản vị vàng xảy ra tranh cãi kịch liệt. Tuy nhiên, cả hai bên đều cho rằng, trong cục diện tài chính hỗn loạn như vậy, cuộc chiến tranh ở Việt Nam cần phải được kết thúc. Ngày 27 tháng 2 năm 1968, Walter Cronkite “tiên đoán” nước Mỹ sẽ thất bại. Tờ The Wall Street Daily chất vấn “tình thế có phải là đã làm rối loạn mục tiêu mà chúng ta có thể khống chế trước đây hay không? Nếu như chưa chuẩn bị xong, thì người dân Mỹ cần phải chuẩn bị tinh thần để đón nhận một viễn cảnh u ám của sự kiện Việt Nam”. Ngày 15 tháng 3 năm 1968, Tạp chí Times viết rằng, “Năm 1968 đã khiến người Mỹ trở nên cảnh giác hơn. Thắng lợi ở Việt Nam không phải là điều mà một chính phủ mạnh của thế giới (Mỹ) có thể với tới được”. Lúc này, các nghị sĩ đã ngủ say quá lâu cũng bừng tỉnh trở lại. Nghị sĩ Fulbright bắt đầu chất vấn: “Chính phủ có được quyền mở rộng chiến tranh khi chưa được sự đồng ý của quốc hội hay không?” Còn Mansfield thì tuyên bố: “Chúng ta đang ở một nơi sai lầm, theo đuổi một cuộc chiến sai lầm”. Ngày 31 tháng 3 năm 1968, Johnson tuyên bố ngừng ném bom oanh tạc từ vĩ tuyến 20 trở ra miền Bắc Việt Nam. Ông còn nói rõ sẽ không gửi thêm quân đến Việt Nam đồng thời tuyên bố “mục tiêu của chúng ta ở Việt Nam không phải là tiêu diệt kẻ thù”. Ông ta cũng tuyên bố sẽ không ra tranh cử trong nhiệm kỳ tổng thống kế tiếp. Nguyên nhân của việc kết thúc cuộc chiến tranh ở Việt Nam vẫn là sự thảm bại của chiến trường vàng London – một kết cục đau buồn đã dẫn đến sự suy kiệt về tài chính của một tầng lớp tinh anh Mỹ. 6. Quyền rút tiền đặc biệt Trong cuộc khủng hoảng đồng đô-la Mỹ, các chuyên gia tiền tệ học luôn quả quyết rằng, việc thiếu hụt vàng đã tạo nên khủng hoảng tiền tệ. Xét từ góc độ lịch sử của bản vị vàng, chúng ta có thể thấy rằng, nhận định này có phần nhầm lẫn, việc thiếu hụt vàng hoàn toàn không phải là nguyên nhân của vấn đề, mà việc phát hành đồng đô-la Mỹ quá mức mới là nguồn gốc của khủng hoảng. Bạc trắng bị áp chế trong suất một thời gian dài với mục đích chủ yếu nhằm gây nên tình thế khó khăn từ việc thiếu hụt vàng. Ngay khi khủng hoảng diễn ra, điều kỳ lạ là thông thường, ngón đòn người ta chọn luôn là tự lừa dối mình mà không phải là đối mặt với bản chất của vấn đề một cách thành thực. Sau phát đạn khai cuộc của Quỹ hỗ trợ vàng, các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế lại nhớ đến tư tưởng “vàng giấy” mà Keynes đã nhắc đến vào thập niên 40 để cuối cùng đề xuất ra một “phát minh vĩ đại” – quyền đề khoản đặc biệt. Đúng như Jacques Reufl – nhà kinh tế học lừng danh của Pháp – đã từng nói: “Các nhà tiền tệ học đã phát minh một trò chơi mới để che giấu sự thực của trạng thái phá sản tiền tệ Mỹ. Ngân hàng trung ương của mỗi một quốc gia được phân phối một loại tiền tệ dự trữ quốc tế đặc thù. Nhưng vì để không gây nên lạm phát tiền tệ, quyền đề khoản đặc biệt cần phải được hạn chế số lượng sát sao. Như vậy, thậm chí dưới sự giúp đỡ của quyền đề khoản đặc biệt, nước Mỹ vẫn không thể hoàn trả hết một phần nhỏ trong các khoản nợ bằng đồng đô-la của mình(18). Nhưng mặt khác, phố Wall lại dương dương tự đắc với sáng kiến trong lịch sử tài chính hiện đại này: 7. Nước Mỹ đã thu được thắng lợi vàng giấy Paul Volker, Thứ trưởng Bộ tài chính đã tuyên bố với giới truyền thông một cách đầy thoả mãn rằng, “cuối cùng chúng ta cũng đã thực hiện được kế hoạch quyền rút tiền đặc biệt”. Tờ The Wall Street Daily thì tung hô thắng lợi trọng đại này của học pháp kinh tế Mỹ, bởi nó là chiếc gậy chỉ huy duy nhất của giá trị tiền tệ đồng thời là sự dâ kích trực tiếp của liều thuốc vạn năng đối với vàng trước đây(19). Nhưng The Wall Street Daily đã quên rằng, quyền rút tiền đặc biệt được xác định bằng hàm lượng của vàng, cho nên vàng vẫn là chiếc gậy chỉ huy của tiền tệ, hơn nữa, quyền rút tiền đặc biệt không thể bị “mất giá”. Hohp đã có một đoạn miêu tả hết sức tuyệt vời về điều này: Sẽ có một ngày, quyền rút liền đặc biệt sẽ được các nhà sử học xếp vào hàng “phát minh” vĩ đại của nhân loại. Việc coi nó có giá trị ngang bằng với vàng nhưng lại không thể hoán đổi thành vàng thì quả thực đó là chuyện hoang đường. Chỉ khi được hoán đổi thành vàng một cách thoải mái với một tỉ lệ nhất định thì bất cứ loại liền giấy hoặc đơn vị tín dụng nào mới có thể được xem là có giá trị ngang bằng với vàng(20). Liên quan đến khái niệm “vàng giấy”, Palyi – nhà kinh tế học của Đức – cũng đã đưa ra một nhận định hết sức sắc bén: Loại tiền tệ dự trữ SDR này chỉ có thể kích thích sự bành trướng về tài chính và lạm phát tiền tệ một cách thô bỉ trên phạm vi thế giới. Nó đã dọn sạch hòn đá tảng cuối cùng đang chắn ngang trên lộ trình “tiền tệ thế giới” đang bị giới tài phiệt quốc tế khống chế hoàn toàn. Và nó sẽ mãi mãi là thứ không thể “thiếu” trên thế giới(21). Ngày 18 tháng 3 năm 1969, quốc hội Mỹ đã huỷ bỏ yêu cầu về hàm lượng vàng bảo đảm trong đồng đô-la (25% vàng). Động thái này đã cắt đứt mối quan hệ pháp luật mang tính cưỡng chế giữa vàng và việc phát hành đô-la Mỹ. Đương nhiên, kế hoạch của nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế không phải mỗi lần đều có thể thực hiện được như ý nguyện. Ý tưởng “tiền tệ thế giới” vào những năm 40 của Keynes lấy quyền rút tiền đặc biệt làm tương lai quả thực là hơi quá lạc quan. Tuy nhiên, sự lạc quan năm đó của các nhà ngân hàng quốc tế cũng không phải hoàn toàn không có lý. Chiến tranh thế giới thứ hai vừa kết thúc, “nguyên mẫu” của “Chính phủ thế giới” đã được thực hiện đúng hạn, cặp đôi Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới cũng đồng thời đứng vào vị trí “tổ chức phát hành tiền tệ thống nhất thế giới”. Nếu quyền rút tiền đặc biệt lại trở thành một thứ tiền tệ thế giới đúng hạn thì sự nghiệp lớn xem như hoàn thành. Chỉ đáng tiếc là kế hoạch này đã không đuổi kịp sự thay đổi. So với phiên bản nước Mỹ của White thì “Bản quy hoạch hoàn hảo” của thế giới tương lai theo mô hình của Keynes có sự khác biệt lớn. Người Mỹ đang chiếm thế thiên thời địa lợi nhân hoà, đồng thời lại có nhiều của cải, thanh thế mạnh với đồng đô-la Mỹ uy quyền, làm sao có thể nhiệt tình với kế hoạch của Keynes? Đó là chưa tính đến sự quật khởi của làn sóng độc lập dân tộc đang diễn ra tại các nước thuộc thế giới thứ ba. Sự quật khởi của châu A đã làm thay đổi cán cân lực lượng thế giới, quyền rút tiền đặc biệt cuối cùng cũng đã không được hiện thực hoá. 8. Cuộc tổng công kích loại bỏ vàng Nixon không hiểu hoặc không muốn hiểu tại sao vàng lại chảy ào ào ra nước ngoài. Và mặc dù chính phủ Mỹ cố sức ngăn cản nhưng tất cả cũng đều uổng công vô ích. Bản chất của vấn đề nằm ở chỗ: ngân sách thu chi của Mỹ đã thể hiện sự thâm hụt lớn. Trên thực tế, Mỹ không thể duy trì một tỉ suất hối đoái cố định đối với vàng. Không phải là số lượng vàng quá thiếu, mà là số lượng đồng đô-la Mỹ do hệ thống các ngân hàng của Mỹ ấn hành đã quá thừa. John Exeter của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã giải thích đoạn cuối câu chuyện trong trận quyết chiến của vàng: Ngày 10 tháng 8 năm 1971, một nhóm các nhà tài phiệt ngân hàng, chuyên gia kinh tế học và tiền tệ đã tiến hành một cuộc thảo luận phi chính thức ở vùng ven biển New Jersey về vấn đề khủng hoảng tiền tệ. Khoảng 3 giờ chiều, xe của Paul Volker đã đến. Khi đó ông ta là Thứ trưởng Bộ tài chính, phụ trách vấn đề tiền tệ. Chúng tôi đã cùng nhau thảo luận các phương án giải quyết có thể. Ngài biết không, tôi luôn bảo vệ chính sách tiền tệ bảo thủ, cho nên ý kiến nâng cao lãi suất ở góc độ rộng do tôi đề xuất đều bị đa số phủ quyết. Những người khác cho rằng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ không thả nổi vấn đề mở rộng tín dụng. Họ lo lắng về khả năng dẫn đến suy thoái thậm chí là sụp đổ của hệ thống tiền tệ. Tôi lại kiến nghị nâng cao giá vàng, Paul Volker cho rằng điều này có lý, nhưng ông ta cảm thấy sẽ khó được quốc hội thông qua. Những người lãnh đạo thế giới kiểu như nước Mỹ sẽ không muốn thừa nhận với dân chúng về khả năng tiền tệ bị mất giá, cho dù vấn đề có nghiêm trọng dện mức nào. Điều này quả thực đã khiến cho họ cảm thấy khó xử, mãi cho đến lúc này, đa số người dân vẫn còn chưa biết được cuộc khủng hoảng tiền tệ mà chúng tôi đang đối mặt. Điều này chẳng giống với năm 1933, khi đất nước nằm trong tình trạng khẩn cấp và Roosevelt mặc sức muốn làm gì thì làm. Lúc này, Paul Volker quay qua hỏi tôi, nếu là để tôi quyết sách thì phải làm như thế nào. Tôi nói với ông ta rằng vì ông ta không muốn tăng lãi suất, lại không muốn tăng giá vàng, vậy thì chỉ có cách là đình chỉ việc hoán đổi vàng, chứ tiếp tục bán vàng trong kho ra với giá 35 đô-la Mỹ một ounce thì còn ý nghĩa gì. Năm ngày sau, Nixon đóng cửa thị trường vàng“(22). Ngày 15 tháng 8 năm 1971, Mỹ đã không thể khôi phục lại sự công nhận của quốc tế đối với sự ràng buộc giữa vàng và đồng đô-la Mỹ. Trong bài diễn thuyết tối hôm đó, Nixon đã cực lực phản đối các phần tử đầu cơ trên thị trường tài chính quốc tế – những kẻ đã tạo nên sự hỗn loạn về tiền tệ. Ông cũng cho rằng, để bảo vệ đồng đô-la Mỹ cần phải chấm dứt tạm thời việc hoán đổi đồng đô-la Mỹ thành vàng. Vấn đề là, “phần tử đầu cơ” mà Nixon đã nhắc đến là những ai? Nên nhớ rằng, vào lúc này ông vua đầu cơ Soros vẫn còn nhỏ, thị trường hối đoái lúc này nằm dưới sự chi phối của Bretton Woods System, và hầu như sự thay đổi trong tỉ suất hối đoái hầu như không phải là vấn đề cần tính đến. Không phải bất cứ nhà đầu tư nào cũng đều có thể tìm đến nước Mỹ để hoán đổi vàng, chỉ có các ngân hàng trung ương các nước mới có tư cách để làm việc này. Một trong những kẻ đầu têu chính là Pháp. Ngay sau khi mối dây liên hệ cuối cùng giữa vàng và đồng đô-la Mỹ bị tổng thống Nixon cắt đứt vào ngày 15 tháng 8 năm 1971, thời khắc khiến cho các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế kích động căng thẳng cuối cùng đã đến. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử loài người, toàn thế giới cùng tiến vào thời đại tiền tệ hợp pháp, tuy nhiên, đối với nền văn minh và xã hội loài người thì khó có thể khẳng định rằng điều này là phúc hay là hoạ. Sau khi thoát khỏi cái vòng kim cô của vàng, các nước công nghiệp phương Tây bắt đầu một thời kỳ mở rộng tín dụng quy mô chưa từng có. Quyền phát hành tiền tệ đã không còn bị khống chế. Tính đến năm 2006, tổng số nợ của chính phủ, công ty, cá nhân Mỹ đã lên đến 44 nghìn tỉ đô-la, nếu như tính toán với lãi suất thấp nhất là 5%, thì mỗi năm khoản tiền lãi phải hoàn trả đã lên đến 2.200 tỉ đô-la Mỹ. Vấn đề là khoản nợ nần khổng lồ đến mức không thể được hoàn trả. Thế nhưng, điều nực cười là, những khoản nợ này cuối cùng sẽ do người dân đóng thuế của các nước trên thế giới hoàn trả. 9. Sát thủ kinh tế và đồng đô-la dầu khí hồi lưu Ngày 6 tháng 10 năm 1973, cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ tư bùng nổ. Ai Cập và Sirya đồng thời phát động tấn công đối với Israel. Quả nhiên, đúng như tính toán của các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế, do chính sách thiên vị của Mỹ đối với Israel, ngày 16 tháng 10 năm 1973, Iran, A-rập Saudi và bốn quốc gia A-rập thuộc khu vực Trung Đông đã sử dụng “vũ khí dầu mỏ” bằng cách tuyên bố tăng giá dầu lên 70%. Hành động này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cục diện thế giới những năm 70 về sau. Tại hội nghị bộ trưởng các nước A-rập ở Kuwait, đại biểu của Iraq đã kiên quyết yêu cầu xác định Mỹ là mục tiêu đả kích chủ yếu. Ông ta kiến nghị các quốc gia khác cùng nhau tịch thu các tài sản thương nghiệp của Mỹ ở các quốc gia A-rập và thực thi quốc hữu hoá, tiến hành cấm vận dầu mỏ đối với Mỹ, rút hết mọi tài khoản trong các hệ thống ngân hàng của Mỹ và cho rằng, việc làm này sẽ đẩy nước Mỹ rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất trong vòng 29 năm qua. Tuy những đề nghị quá khích này đã không được chấp nhận, nhưng ngày 17 tháng 10, các nước này đã thống nhất cắt giảm 5% sản lượng dầu, và mỗi tháng tiếp tục cắt giảm thêm 5% nữa, mãi đến khi họ đạt được mục tiêu chính trị mới thôi. Ngày 19 tháng 10 năm 1973, tổng thống Nixon yêu cầu Quốc hội viện trợ 2,2 tỉ đô-la Mỹ cho Israel. Ngày 20 tháng 10, A-rập Saudi và các quốc gia A-rập khác tuyên bố ngưng hoàn toàn các hoạt động cung cấp dầu cho Mỹ. Giá dầu thế giới ngay lập tức leo thang, từ 1,39 đô-la Mỹ/thùng dầu thô trong năm 1970 đã tăng vọt lên 8,32 đô-la Mỹ vào năm 1974. Tuy chỉ kéo dài trong năm tháng, nghĩa là đến tháng 3 năm 1974 thì kết thúc, nhưng hành động cấm vận dầu lần này đã gây chấn động lớn cho xã hội phương Tây. Các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế thì nghĩ trăm phương ngàn kế để tìm cách đưa dòng đô-la dầu mỏ của Mỹ đã từng chảy vào Saudi quay ngược về Mỹ. Qua phân tích kỹ lưỡng, nước Mỹ quyết định thực thi sách lược “chia để trị”, tiến hành phân hoá nội bộ và làm tan rã các nước sản xuất dầu mỏ ở Trung Đông. Phương hướng đột kích chủ yếu được xác định là A-rập Saudi – một quốc gia đất rộng người thưa, là cái rốn của Trung Đông, tiếp giáp với các quốc gia láng giềng hùng mạnh như Iran, Sirya, Iraq, Israel. Tuy nhiên, sức mạnh phòng ngự quân sự của quốc gia này hết sức mỏng manh, và vì thế mà vương thất Saudi có cảm giác vô cùng bất an. Nhận thấy rõ nhược điểm này, Mỹ đã áp đặt một điều kiện hết sức hấp dẫn cho A-rập Saudi: Mỹ sẽ ủng hộ toàn diện về chính trị, bảo vệ về mặt quân sự khi cần thiết và cung cấp viện trợ kỹ thuật, huấn luyện quân sự nhằm đảm bảo cho sự tồn tại lâu dài của vương thất Saudi. Tuy nhiên, A-rập Saudi phải cam kết với Mỹ rằng, mọi giao dịch dầu mỏ cần phải được kết toán bằng đồng đô-la Mỹ và dùng những đồng đô-la này mua công trái Mỹ, đảm bảo nguồn cung ứng dầu mỏ cho Mỹ, mọi biến động về giá dầu phải thông qua sự đồng ý của Mỹ, đồng thời nếu Iran, Iraq, Indonesia hoặc Venezuela tiến hành cấm vận dầu mỏ đối với Mỹ thì A-rập Saudi có nghĩa vụ phải bổ xung lượng dầu thiếu hụt do việc cấm vận gây nên. Ngoài ra, nước này còn cần phải đóng vai trò “người nhà“ trong việc hoà giải các mối mâu thuẫn của các quốc gia tiến hành cấm vận dầu mỏ đối với Mỹ. John Perkins – “sát thủ kinh tế” nổi tiếng – được phái đến Saudi để thực hiện những bước đi cụ thể của kế hoạch này. Trong vai trò “nhà kinh tế học hàng đầu“ của một công ty xây dựng nổi tiếng thế giới, John Perkins có nhiệm vụ “khiến tất cả các khoản đầu tư vào A-rập Saudi đạt được hiệu quả tốt nhất. Nói cách khác là phải làm sao cho các công ty xây dựng và kiến trúc của Mỹ trúng thầu”(23). Sau khi trải qua một phen lao tâm khổ tứ, John Perkins bất chợt linh cảm rằng, sự cách biệt giữa bầy cừu trên đại lộ ở thủ đô Riyadh của A-rập Saudi và công cuộc hiện đại hoá là quá xa, việc kiến thiết các thành phố có quy mô lớn có thể mang về rất nhiều đô-la dầu mỏ. Mặt khác, John Perkins thừa biết các nhà kinh tế học của các nước thành viên OPEC gào thét yêu cầu tiến hành công cuộc công nghiệp hoá đối với ngành dầu mỏ để có được nền công nghiệp tinh luyện dầu hiện đại nhằm thu được lợi nhuận cao hơn so với xuất khẩu dầu thô. John Perkins nghĩ đến một phương án giải quyết có thể khiến mọi người hài lòng, từ việc bắt tay xử lý bầy cừu, đồng đô-la dầu mỏ thu được có thể dùng để chi trả cho thiết bị xử lý rác hiện đại hoá đắt đỏ nhất của Mỹ. Việc xây dựng thành phố Riyadh theo kiểu Mỹ cũng đòi hỏi phải sử dụng hàng loạt sản phẩm tinh nhuệ nhất của Mỹ. Ở phương diện công nghiệp, đồng đô-la dầu mỏ sẽ được dùng vào vận chuyển dầu thô, về phương diện xây dựng cơ sở gia công dầu thô, các khu công nghiệp gia công dầu khổng lồ sẽ mọc lên giữa sa mạc, xung quanh chúng là những công viên công nghiệp cỡ lớn, những nhà máy phát điện khổng lồ, hệ thống điện và vận hành điện, đường cao tốc, đường ống đẫn dầu, hệ thống thông tin, phi trường, cảng biển và hệ thống các ngành dịch vụ khổng lồ ăn theo. Kế hoạch của John Perkins được chia làm hai loại hạng mục lớn: loại thứ nhất là hợp đồng kiến thiết thi công phần cứng cơ sở, loại thứ hai là hợp đồng dịch vụ và quản lý dài hạn. Các loại công ty của Mỹ như MAIN, Bechtel, Brown & Root, Halliburton, Stone & Webster trong mấy chục năm tới đều sẽ kiếm được vô số lợi nhuận. John Perkins còn nghĩ đến một viễn cảnh xa hơn nhằm duy trì ngành sản xuất khổng lồ đã được tạo ra trên bán đảo A-rập: Xây dựng cơ sở quân sự của Mỹ, hợp đồng công nghiệp quốc phòng và một loạt các hợp đồng của các hoạt động có liên quan khác, bao gồm cả hợp đồng quản lý và dịch vụ lớn. Mà tất cả những điều này sẽ tạo ra một làn sóng hợp đồng xây dựng công trình mới, chẳng hạn như các hạng mục tương quan với các hợp đồng trên như sân bay quân sự, căn cứ đạn đạo, trung tâm huấn luyện nhân viên. Mục tiêu của John Perkins là làm sao để phần lớn lượng đô la dầu mỏ chảy ngược về Mỹ đồng thời khiến toàn bộ nguồn lợi tức thu được từ những khoản khổng lồ này đổ vào các công ty Mỹ. Người dân A-rập Saudi sẽ cảm thấy hết sức tự hào trước dáng dấp đô thị của đất nước mình và với việc xây dựng các cơ sở công nghiệp “hiện đại hoá“ như vậy, A-rập Saudi sẽ trở thành hình mẫu khiến các quốc gia OPEC khác muốn noi theo. Kế hoạch xuất sắc cùng khả năng thuyết phục của John Perkins đã khiến cho các ông chủ phía sau hậu trường hết sức hài lòng. Với một kế hoạch như vậy, trong chuyến công du đến A-rập Saudi vào năm 1974, tiến sĩ Kissinger đã xác định chính sách quan trọng của đồng đô-la dầu mỏ. Đồng đô-la Mỹ chao đảo trong mưa gió đã thoát khỏi sự khống chế của bản vị vàng, cuối cùng đã tìm được một nơi lánh nạn – dầu mỏ. 10. Ronald Wilson Reagan bị ám sát – hy vọng cuối cùng nghiền nát bản vị vàng Cho dù trên phạm vi thế giới, chế độ bản vị vàng đã được loại bỏ hoàn toàn, chỉ trừ một số rất ít quốc gia như Thuỵ Sĩ vẫn còn duy trì chế độ này. Như vậy, giữa vàng và tiền giấy đã không còn bất cứ mối quan hệ ràng buộc nào, nhưng điều khiến các nhà ngân hàng quốc tế ăn không ngon ngủ không yên chính là giá vàng thế giới tăng liên tục trong suốt thập niên 70. Điều này buộc các nhà ngân hàng quốc tế phải tìm mọi cách ưu tiên cho việc ngăm chặn sự phục hồi của chế độ bản vị vàng. Ngày 1 tháng 1 năm 1975, để cho người dân thế giới thấy rằng vàng chẳng qua chỉ là một loại kim loại bình thường đồng thời làm tăng thêm niềm tin tuyệt đối của mọi người đối với đồng đô-la Mỹ, chính phủ Mỹ đã quyết định bãi bỏ việc thi thành lệnh cấm người dân Mỹ sở hữu vàng trong suốt 40 năm. Còn các quốc gia khác thì chọn biện pháp đánh thuế nặng đối với vàng để làm giảm nhu cầu của người dân đối với vàng, có nước thậm chí còn trưng thu thuế giá trị gia tăng của vàng lên đến 50%. Sau 40 năm vắng bóng vàng cùng với những bất tiện trong giao dịch mua bán kim loại này, người dân Mỹ cảm thấy ngỡ ngàng trước dự luật bãi bỏ lệnh cấm đối với vàng. Việc này cũng chẳng tạo nên được cục diện căng thẳng như dự định, và các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế cuối cùng đã thở phào nhẹ nhõm. Khi nhìn thấy John Exeter – một nhà tài phiệt ngân hàng – chơi đùa với mấy đồng tiền vàng trong tay, Paul Volker – Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ không khỏi hiếu kỳ mà hỏi rằng: “John, tiền vàng của anh được mua ở đâu vậy?” Trong một cuốn sách có tựa đề “Tại sao phải cần vàng”, Ernest Wilke đã chỉ ra bản chất của việc khống chế vàng: Bắt đầu từ năm 1975, dưới sự phối hợp chủ yếu của các thành viên chủ chốt trong IMF, nước Mỹ đã bắt đầu “đàn áp” giá vàng trên thế giới. Mục đích của việc ‘đàn áp” giá vàng chính là khiến cho người dân của các quốc gia lớn tin rằng, tiền giấy tết hơn tiền vàng. Việc khống chế giá vàng thành công sẽ đảm bảo quá trình phát hành tiền giấy với số lượng khổng lồ đến vô hạn. Các nhà kinh tế học đã cùng thừa nhận rằng, sau khi mất đi nhu cầu đặt mua từ các cơ quan chính phủ, vàng sẽ bị coi là một thứ hàng hoá hầu như chẳng có giá trị gì. Một số người thậm chí còn cho rằng mức 25 đô-la Mỹ/ounce vàng mới là “giá trị nội tại” của vàng. Tháng 8 năm 1975, để tiến thêm một bước trong hành trình loại bỏ sức ảnh hưởng của vàng, Mỹ và các nước công nghiệp phương Tây đã quyết định không tăng lượng dự trữ vàng của các nước. Ngoài ra, IMF cần phải bán rẻ 50 triệu ounce vàng để làm giảm giá vàng. Nhưng giá vàng vẫn chắc chắn như cũ, và vào tháng 9 năm 1979, vàng đã tăng vọt lên 430 đô-la Mỹ/ounce. Giá vàng lúc này đã tăng gấp mười mấy lần so với giá vàng năm 1971. Tháng 1 năm 1975, Bộ tài chính Mỹ bắt đầu tiến hành đợt phát mãi thứ nhất, sau đó lượng phát mãi tăng từ 300 nghìn ounce lên đến 750 nghìn ounce, nhưng vẫn khó để ngăn chặn được việc buôn bán vàng. Chỉ đến tháng 11 năm 1978, Bộ tài chính tuyên bố lượng phát mãi 1,5 triệu ounce cao nhất từ trước đến thời điểm đó, thì giá thị trường mới sụt xuống một chút. Đến ngày 16 tháng 10 năm 1979, Bộ tài chính cũng không thể chống đỡ nổi, đành tuyên bố đổi phát mãi định kỳ thành phát mãi “bất ngờ”. Giá vàng ở mức 400 đô-la Mỹ/ounce được cho là đã phản ánh một cách hợp lý thực tế phát hành đồng đô-la Mỹ từ năm 1933. Nhưng “cuộc khủng hoảng con tin Iran” nổ ra tháng 11 năm 1979 đã làm thay đổi hướng đi của giá vàng. Sau khi khủng hoảng bùng phát, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã tức tốc tuyên bố đóng băng các tài khoản dự trữ vàng của Iran ở Mỹ. Hành động này đã khiến ngân hàng trung ương của các nước trên thế giới cảm thấy ớn lạnh. Nếu như nguồn vàng của Iran bị đóng băng thì số vàng mà mọi người gửi ở Mỹ cũng đều sẽ không an toàn. Thế là các nước tranh nhau mua vàng và trực tiếp vận chuyển về nước để cất giữ. Trong khi Iran lại dốc lực vét hết vàng trên thị trường quốc tế, Iraq cũng không chịu khoanh tay đứng nhìn và lập tức gia nhập vào hàng ngũ của các nhà tiêu dùng siêu cấp Chỉ trong mấy tuần, giá vàng đã nhảy vọt lên tận mây xanh với mức 850 đô-la Mỹ/ounce. Tổng thống Ronald Wilson Reagan – người chứng kiến tất cả những biến cố bể dâu này – đã bắt đầu tin chắc rằng, chỉ có việc khôi phục lại bản vị vàng mới có thể cứu vãn được nền kinh tế Mỹ. Tháng 1 năm 1981, Ronalđ Wilson Reagan vừa mới lên nhậm chức đã yêu cầu Quốc hội thành lập “uỷ ban vàng” để nghiên cứu tính khả thi của việc khôi phục bản vị vàng. Hành động này đã trực tiếp xúc phạm đến “vùng cấm” của các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế. Ngày 30 tháng 3 năm 1981, vừa mới bước vào Nhà Trắng được 69 ngày, Ronald Wilson Reagan đã bị một kẻ thuộc nhóm những người hâm mộ các minh tinh màn bạc tên là Hinkley bắn trúng tim. Người ta đồn rằng, kẻ này làm như thế là vì muốn thu hút sự chú ý của ngôi sao màn bạc nổi tiếng Jodie Foster. Đương nhiên, cũng như tuyệt đại đa số các thích khách đã từng ám sát tổng thống Mỹ, người này cũng bị cho là “thần kinh có vấn đề”. Phát súng này không chỉ đã “thức tỉnh” tổng thống Ronald Wilson Reagan, mà còn dập tắt hy vọng cuối cùng của một số cá nhân trong việc khôi phục bản vị vàng. Tháng 3 năm 1982, “uý ban vàng“ gồm 1 7 thành viên với tỉ lệ phiếu 15/2, đã phủ quyết ý tưởng khôi phục bản vị vàng; Tổng thống Ronald Wilson Reagan nhanh chóng tỏ ra “biết nghe lời”. CHÚ THÍCH (1) Jean Hill, John F Kennedy: The Last Dissengting Witness (Pelican Publishing Company 1992) tr. 113- 116. (2) Craig Roberts, John F Kennedy: Nhân chứng chết (JFK. The Dead Witnesses); Consolidated Press International 1994 – tr. 3. (3) Sắc lệnh 11110 – nội dung thực: Sự sửa đổi sắc lệnh đặc biệt số 10289 đã được thực hiện liên quan đến sự thi hành các chức năng cụ thể có ảnh hưởng đến cục ngân khố. John F. Kennedy – Nhà Trắng, 4/6/1963. (4) Đạo luật về tiền đúc 1792. (5) Đạo luật về tiền đúc 1873. (6) Đạo luật Bland-allison 1878. (7) Đạo luật mua bán bạc Sherman 1890. (8) New York Times, số ra 16/10/1961. (91 Sách đã dẫn, tháng Ba- Mười một 1961. (10) Bản tin Cục Dự trữ Liên bang, 4/1963, tr. 469. (11) Những nhận xét của tổng thống Lyndon B. Johnson về đạo luật tiền đúc; 23/7/1965. (12) Wall Street Journal, 7/7/1966. (13) Ferdinand Lips, Cuộc chiến vàng: Trận chiến chống lại tiền tệ từ cách nhìn của người Thuỵ Sĩ (Gold War, The Battle Against Sound Money as Seen From a Swiss Perspective) – New York: The Foundation for the Advancement of Monetary Education 2001, tr. 52. (14) Ferdinand Lips, Cuộc chiến vàng: Trận chiến chống lại tiền tệ từ cách nhìn của người Thuỵ Sĩ (Gold War, The Battle Against Sound Money as Seen From a Swiss Perspective) – New York: The Foundation for the Advancement of Monetary Education 2001, tr. 53. (15) Bản báo cáo về thị trường tiền tệ vầ vàng tự do, Thinking The Unthinkable, 25/4/1994. (16) Nguồn: uỷ ban Nhà nước Hoa Kỳ 1998. Các mối quan hệ đối ngoại của Hoa Kỳ từ 1964-1968, tập 8, (Washington: Government Printing Office),tài liệu số 187, 188, 189. (17) Henry Kissinger, Thuật ngoại giao (Diplomacy)- Simon & Schuster; 4/4/1995) Chương 26. (18) Jacques Rueff, Tác động do lạm phát của chuẩn hoán đổi vàng đè nặng lên hệ thống Bretton Woods (The Inflationary Impact the Gotd Exchange Standard Superimposes on the Bretton Woods System) – Greewich, CT: Committee for Monetary Research and Education, 1975. (19) Donald Hơppe, Làm thế nào để đầu tư vào vàng (How to Invest in Gold Stocks) – New York: Arlington House, 1972, tr.181. (20) Donald Hơppe, Làm thế nào để đầu tư vào vàng (How to Invest in Gold Stocks) – New York: Arlington House, 1972, tr.181. (21) Melchior Palyi, A Point of View, Biên niên sử thương mại và tài chính (Commercial And Financial Chronicle) – 24/7/1969. (22) Ferdinand Lips, Cuộc chiến vàng: Trận chiến chống lại tiền tệ từ cách nhìn của người Thuỵ Sĩ (Gold War, The Battle Against Sound Money as Seen From a Swiss Perspective) – New York: The Foundation for the Advancement of Monetary Education 2001, tr. 77. (23) John Perkins. Lời thú tội của một sát thủ kinh tế (Confessions of an Economic Hit Man) – Berrett-Koehler Publishers, Inc, San Francisco 2004.
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải. Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]