Tác giả: Robert Kiyosaki và Sharon Lechter TÌM KIẾM SỰ TỰ DO Tôi biết nhiều người tìm kiếm sự tự do và hạnh phúc. Vấn đề là hầu hết mọi người không được đào tạo để hoạt động hay tồn tại trong nhóm C và Đ. Vì thiếu sự trang bị này, vì đã được cách dạy đập khuân về bảo đảm công việc và vì sự mắc nợ, phần lớn mọi người đã hạn chế cuộc tìm kiếm sự tự do về tài chính trong giới hạn phần bên trái Tứ đồ. Không may là sự đảm bảo hay sự tự do về tài chính ít khi nào đạt được trong nhóm L và T, mà sự bảo đảm và tự do thực sự ấy chỉ được tìm thấy phần bên trái tứ đồ. TÌM KIẾM TỰ DO TRONG VÒNG LUẨN QUẨN CỦA CÔNG ĂN VIỆC LÀM Một điều ích lợi của kim tứ đồ là có thể quan sát lối sống của một người. Nhiều người bỏ cả đời mình đi kiếm sự ổn định hay tự do, nhưng rút cuộc chỉ quẩn quanh giữa công ăn việc làm. Dưới đây là một ví dụ minh hoạ: Tôi có một người bạn quen từ thời đi học. Cứ mỗi năm, tôi lại nghe tin về anh ấy lúc nào cũng phấn khởi vì tìm được công việc tuyệt vời. Anh ta ngây ngất khi xin được một việc làm với một công ty mơ ước của anh ta. Anh yêu quý công ty vì đã làm công việc mình thích. Anh yêu công việc của mình vì anh được một chức vụ cao, có lương bổng hậu hĩ, làm với các đồng nghiệp giỏi, hưởng phúc lợi dồi dào và có cơ hội thăng tiến đều đặn. Nhưng rồi khoảng 40 năm rưỡi sau, tôi lại nghe tin về anh, nhưng lần này là hoàn toàn thất vọng. Theo anh, công ty anh giờ đây làm ăn thật tệ hại và bất lương, không đối xử tốt với nhân viên cấp dưới. Anh không ưa chủ của mình vì anh không được đề bạt thăng tiến, công ty không trả anh xứng đáng. Rồi sáu tháng trôi qua, anh lại cảm thấy hạnh phúc và hồi sinh vì tìm được một công ty tuyệt vời khác. Mọi việc cứ lặp đi lặp lại như thế. Lối sống của anh là một sự luẩn cuổn trong công ăn việc là. Hiện tại, anh sống khá thoải mái vì anh ta là một người khôn ngoan và nhanh nhẹn. Nhưng chẳng bao lâu, năm tháng sẽ bắt kịp với tuổi đời anh, và những người trẻ khác sẽ dần dần thay thế anh những vị trí công việc mà anh đã làm qua. Anh có vài ngàn đô la trong tài khoản tiết kiệm nhưng chẳng có gì chuẩn bịo cho tuổi về hưu của mình. Anh ở trong một căn nhà mà anh chưa làm chủ thực sự, mỗi ngày phải trang trải chi phí nuôi con và vẫn chưa trả dứt số nợ học đại học. Đứa con nhỏ nhất của anh ta được 8 tuổi và hiện sống với người vợ trước của anh, còn anh thì đang nuôi nấng một đứa con khác 18 tuổi. Anh nói với tôi, “Tôi không cần phải lo lắng. Tôi còn trẻ và có nhiều thời gian trước mắt.” Giờ đây, tôi đang tự hỏi là không bíêt anh có thể nói như thế được nữa không. Theo tôi, anh cần phải nghiêm túc nghĩ ngay đến việc sé rào sang nhóm C hoặc Đ. Anh cần phải làm việc với một cách sống mới, một quá trình học hỏi mới. Trừ phi số anh đỏ trúng số độc đắc hay cưới một người vợ giàu, nếu như lối sống cũ anh phải làm việc suốt đời. HÃY LO LÀM VIỆC CỦA MÌNH Khi nhóm L trở thành nhóm T một hướng đi phổ biến mà nhiều người hay theo là từ nhóm L chuyển sang nhóm T. Trong giai đoạn khủng hoảng và sa thải nhân công, nhiều người tìm ra thông điệp chung rời bỏ vị trí trong những công ty lớn và bắt đầu sự nghiệp kinh doanh cho chính mình. Lúc này có một trào lưu kinh doanh phổ biến là “kinh doanh tại nhà”. Rất nhiều người quyết định dứt khoát “làm việc cho chính mình”, “tự kinh doanh” và “tự mình làm chủ”. Trong tất cả những sự lựa chọn ấy, tôi cảm thấy đáng tiếc cho lối sống này nhiều nhất. Theo tôi, trở thành một người nhóm T có thể gạt hái được nhiều thành công nhưng lại phải đổi nhiều rủi ro. Tôi nghĩ nhóm T là một nhóm khó sống nhất. Mức độ thất bại rất cao. Và nếu như bạn chọn lối sống đó, thành công tồi tệ hơn khi bạn thất bại rất cao. Đó là bởi vì khi bạn thành đạt, bạn sẽ phải làm việc cự hơn so với những người làm việc nhóm khác, và bạn phải làm việc trong một thời gian dài, nếu bạn muốn tiếp tục duy trì sự thành công ấy. Lý do khiến những người nhóm T làm việc cực là vì “và nấu cơm vầư rửa chén”. Họ phải đảm nhiệm và quán xuyến nhiều công việc mà những người quản lý và nhân viên trong một công ty lớn thường làm. Người nhóm T phải lo bắt điện thoại, xử lý khách hàng, thuê mướn nhân công, … Cho nên bản thân tôi thường hay phản ứng khi nghe một người nào đó tuyên bố sẽ tự kinh doanh cho mình. Tôi thành tâm chúc người đó nhiều may mắn, thế nhưng toi rất lo ngại cho người đó. Toi chứng kiến nhiều người đem số tiền dành dụm của mình, hay vay mượn của bạn bè ra kinh doanh. Chỉ trogn vòng 3 năm sau khi làm việc vất vả việc kinh doanh thất bại. Và thay vì kiếm được tiền cho tuổi về hưu, họ phải gánh bao nhiêu nợ chồng chất. Theo một con số thống kê trên toàn nước Mỹ, cứ trung bình trong 10 hộ cá thể kinh doanh, hết 9 hộ phá sản sau năm 5. Và những hộ kinh doanh còn lại sau 5 năm kế tiếp bị phá sản. Nói cách khác 99% hộ cá thể này phá sản sau 10 năm. Tôi nghĩ phần lớn nguyên nhân của sự thất bại là do thiếu kinh nghiệm thực tế làm ăn và thiếu vốn. Một trong những nguyên nhân mà các hộ bị phá sản trong 10 năm sau không phải do hết vốn mà do hết sinh lực kinh doanh. Những giờ làm việc căng thẳng và cực nhọc gặm nhấm dấn mòn năng lực của họ. Nhiều người nhóm T bị vắt kiệt sức. Đó là lý do nhiều chuyên viên có trình độ thường hay thay đổi chỗ làm, hoặc tự khởi sự cho mình một công việc kinh doanh cho mình, và thê thảm hơnlà chết sớm. Có lẽ điều đó lý giải tại sao tuổi thọ của giáo sư và bác sĩ thường thấp hơn 58 tuổi trong khi tuổi thọ trung bình của người thường khác là 70. Đối với những người sống sót, dường như họ chỉ quen thuộc với lối sống mòn mỏi của việc sáng dậy đi làm và làm việc cần cù suốt đời. Và đó có lẽ là tất cả những gì họ biết. Nhiều người nhóm T trong thời điểm kinh doanh cao troà nhường lại cho người khác có nhiều sinh lực và tiền bạc hơn, trước khi họ vắt kiệt sức vì làm việc quá tải. Họ nghĩ xả hơi một thời gian, đi du lịch rồi sau đó trở về xây dựng công việc kinh doanh khác. Họ cứ làm như thế và tạo ra cơ sở kinh doanh cho chính mình, họ yêu quý quy trình ấy. Thế nhưng, họ phải biết lúc nào họ rút ngay. Lời khuyên tệ nhất cho con của bạn Nếu bạn sinh trước thập niên 30, lời khuyên đi học và lấy điểm cao là một lời khuyên tốt. Nhưng sau đó thì lời khuyên đó không còn hợp thì nữa. Tại sao vậy? Câu trả lời nằm ở hai chi phí lớn nhất của bạn: 1. Thuế 2. Nợ Đối với những người có thu nhập từ nhóm L, họ thường không tận dụng được cơ hội giảm thuế. Hiện nay ở Mỹ, khi bạn làm một công nhân thì có nghĩa là bạn đang hợp tác 50/50 với chính phủ. Nghĩa làm trước sau gì chính phủ cũng sẽ lấy đi hết một nửa thu nhập bạn kiếm được, và những khoản thu nhập đó đã bị lấy trước khi bạn lĩnh lương. Khi bạn cho rằng chính phủ đang tạo cơ hội giảm thuế nhưng cũng đẩy bạn sâu hơn vào nợ, con đường đi đến sự thoải mái về tài chính trở lên hoàn toàn xa vời với hầu hết người thuộc nhóm L và nhóm T. Tôi thường nghe chuyên viên tư vấn tài chính tư vấn khách hàng của họ tăng thêm thu nhập từ nhóm L bằng cách mua một căn nhà mới để có thể lợi dụng những khoản lãi xuất vay từ thuế. Trong khi với những người thuộc nhóm bên trái tứ đồ, điều đó có lý, còn bên phải thì chẳng hợp lý tí nào. Ai trả thuế nhiều nhất? Người giàu không bị đánh thuế nhiều. Tại sao vậy? Đơn giản người giàu không kiếm tiền như người làm công. Những nhà tỷ phú biết rất rõ ràng rằng cách tránh thuế hợp phát nhất là kiếm thu nhập từ nhóm C hay Đ. Nếu kiếm tiền từ nhóm L, cách giảm thuế duy nhất đối với mọi người là mua một căn nhà to hơn, nhưng điều đó khiến họ mắc nợ nhiều. Đối với những người thuộc nhóm L của tứ đồ, giải pháp đó chẳng khôn ngoan tí nào về mặt tài chính. Giải pháp ấy đối với họ chẳng khác nào kiểu “anh cho tôi một đồng, tôi sẽ đưa cho anh 50 xu”. LÀM THẾ NÀO ĐẠT ĐẾN SỰ TỰ DO Thuế và nợ là là hai trong những số lý do khiến phần lớn mọi người không bao giờ cảm thấy yên tâm về tiền bạc không bao giờ đạt đến sự tự do thực sự về tiền bạc. Con đường đi đến sự an toàn cũng như sự giải thích về tài chính chỉ được tìm thấy phía bên trái của tứ đồ. Bạn cần phải vượt qua lối mòn của suy nghĩ về sự ổn định việc làm. Đã đến lúc chúng ta cần phải biết sự khác nhau giữa ổn định và sự tự do về tài chính. ĐÂU LÀ SỰ KHÁC NHAU Đâu là sự khác giau giữa: 1. Ổn định việc làm; 2. Ổn định tài chính; và 3. Tự do tài chính Như bạn đã biết, người bố học thức của tôi cố bàm vào lối suy nghĩ ổn định việc làm phần lớn giống như người khác đồng thế hệ với người. Người cho rằng ổn định việc làm cũng giống như ổn định tài chính và Người cứ sống theo quan điểm đó cho tới khi người mất việc không thể tìm ra một công việc khác. Trong khi đó, người bố giàu không bao giờ đề cập đến khái niệm ổn định hay sự tự do về việc làm, mà chỉ biết sự tự do về tài chính. Chìa khóa của việc tìm kiếm công việc ổn định hay sự tự do nào bạn muốn, có thể được tìm thấy trong những lối sống khác nhau dưới đây được thể hiện từ kim tứ đồ. Những người sống theo lối sống này thường làm việc rất giỏi. Họ bỏ nhiều năm trong trường rồi nhiều năm làm việc để lấy kinh nghiệm. Vấn đề là ở chỗ họ biết rất ít về nhóm C hay Đ cho dù họ có kế hoạch lâu dài. Họ thường cảm thấy bất ổn về tiền bạc bởi vì họ chỉ được giáo dục về việc làm hoặc sự an toàn trong nghề nghiệp chuyên môn. ĐỨNG HAI CHÂN BAO GIỜ CŨNG VỮNG HƠN 1 CHÂN Để có thể ổn định hơn về tài chính, tôi đề nghị làm việc tại nhóm L hay T, một cá nhân nên học hỏi thêm về những nhóm C hay Đ. Một khi có sự tự tin kiếm tiền bên cả hai bên của tứ đồ, tự nhiên người ta thấy sự ổn định hơn chop dù hiện tại họ kiếm được ít tiền. Hiểu biết là sức mạnh… và tất cả những gì họ cần làm là đợi chờ thời cơ vận dụng kiến thức đó, và thế là họ sẽ kiếm được tiền. Đó là lý do tại sao mà Tạo hoá đã tặng cho chúng ta đôi chân. Giả dụ chúng ta chỉ có một chân, chắc chắn con người sẽ thườn xuyên cảm thấy bất ổn và loạng choạng. Có hiểu biết ở cả hai phái tứ đồ, một bên trái và một bên phải, chúng ta sẽ có khuynh hướng cảm thấy an toàn hơn. Những người chỉ biết có một công việc hay nghề nghiệp chuyên môn của mình, những người ấy đang đứng trên một chân. Cứ mỗi lần nền kinh tế có biến động, cuộc sống họ sẽ chao đảo hơn và so với những người biết đứng bằng hai chân. Thay vì bỏ tiền vào quỹ hưu trí và mong chờ lãi, vòng chu kỳ trên cho thấy mọi người sẽ cảm thấy tự tin về kiến thức hiểu biết của mình trong tư thế vừa làm công vừa làm nhà đầu tư. Ngay khi chúng ta ngồi trên ghế nhà trường để làm việc cho đời, tôi hỏi tại sao chúng ta không tranh thủ cơ hội học cách trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp nhỉ. Hướng đi này đã được đề cập trong “Nhà triệu phú hàng xóm” của Thomas Stanley. Đó là một quyển sách tuyệt vời. Một nhà triệu phú Mỹ trung bình thường làm một nhà làm tư, sống tiết kiệm và đầu tư lâu dài. Hướng đi này cũng phản ánh con đường tài chính trong đời một con người. Con đường đó, con đường “xé rào” từ nhóm T sang nhóm C cũng chính là con đường mà nhiều nhà kinh doanh tài giỏi đã qua, chẳng hạn Bill Gates. Con đường đó không phải là con đường dễ nhất, nhưng theo tôi đó là con đường ngắn nhất. HAI TỐT HƠN MỘT Như vậy có hiểu biết về các nhóm khác, đặc biệt một nhóm bên phải và một nhóm bên trái, sẽ có ích lợi nhiều hơn thay vì chỉ biết về nhóm của mình. Trong% từ phía bên trái. Tôi nhận thấy cho dù bao nhiêu tiền kiếm được, một người sẽ cảm thấy ổn định hơn nếu họ hoạt động trên cùng lúc cả hai phía. Sự ổn định về tài chính chẳng qua là một thế đứng vững vàng ở cả hai phái Kim tứ đồ. NHỮNG NHÂN VIÊN CỨU HOÀ TRIỆU PHÚ Tôi có hai người bạn là điển hình thành đạt ở cả hai phía kim tứ dồ. Họ không những có việc làm đảm bảo với nhiều phúc lợi, mà đồng thời kiếm được một gia tài đáng kể từ phía bên phải của kim tứ đồ. Cả hai đều là nhân viên cứu hoả làm việc cho chính quyền thành phố. Họ có một mức lương khá ổn, nhièu phúc lợi và chỉ làm việc hai ngày một tuần. Trong ba ngày còn lại họ là nhà đầu tư thực thụ. Và cuối tuần họ nghỉ cùng gia đình. Một người mua những ngôi nhà cũ, sửa chữa lại và cho thuê. Khi tôi viết cuốn này thì anh ta là chủ của 45 căn nhà, kiếm mỗi tháng 10.000 đô sau thuế và sau khi trang trải mọi chi phí duy trì, quản lý và bảo hiểm. Lương cứu hoả của anh ta khoảng 3.500 đó mỗi tháng như vậy tống thu nhập mỗi tháng 13.000 USD. Điều đó không phải là quá tệ đối với nhân viên nhà nước có 4 con. Người khác bỏ thời gian phân tích tìm hiểu công ty và mua các cổ phiếu và các quyền mua bán cổ phần. Danh mục đều tư của anh ta hiện nay là 1 triệu đô. Giả sử anh ta kiếm 10%, mỗi năm thì thu nhâp khoảng 300.000 đô cho đến khi xảy ra khủng hoảng. Cả hai người của tôi đều có thu nhập thụ động để có thể về hưu sớm ở tuổi 40 sau 20 năm đầu tư liên tục. Thế nhưng cả hai đều yêu thích công việc của chính mình và muốn về hưu đúng tuổi để trọn vẹn kiếm phúc lợi từ địa phương. Khỏi cần nói cuộc sống của họ khi về hưu sẽ hoàn toàn tự do vì họ đã gặt hái thành công ở cả hai phía. BẢN THÂN TIỀN BẠC KHÔNG ĐEM LẠI SỰ ỔN ĐỊNH VÀ AN TOÀN Tôi cũng đã gặp nhiều người có hàng triệu đô trong tài khoản hưu trí nhưng vẫn không tìm thấy sự an toàn. Tại sao vậy? Bởi vì số tiền được tạo ra từ công việc hay chuyện kinh doanh của họ. Họ đều có tiền trong tài khoản hưu trí nhưng họ lại biết rất ít về đầu tư. Nếu số tiền đó tự nhiên biến mất và tuổi lao động của họ lại không còn, họ có thể làm gì đây? Trong những giai đoạn khủng hoảng kinh tế, luôn có những luồng chuyển giao lớn về của cải. Cho dù họ không có nhiều tiền, điều quan trọng là cần đầu tư cho dù kiến thức hiểu biết của mình, cho đến khi có biến động lớn xảy ra, bạn có thể chuẩn bị đối phó chúng dễ dàng. Đừng bao giờ mất cảnh giác và sợ hãi. Như tôi đã đề cập, không ai có thể đoán trước điều gì xảy ra, cho nên hãy chuẩn bị cho mình những hiểu biết để đương đầu với biến động đó. Bạn nên học hỏi ngay từ bây giờ. 4. Đây là con đường đi đến sự tự do về tiền bạc Đây chính là con đường mà người bố giàu luôn khuyến khích tôi đi theo. Đó là con đường đi đến sự tự do về tài chính, sự tự do thực sự bởi vì trong nhóm C, người khác sẽ làm việc cho bạn trong khi ở nhóm Đ, tiền bạc làm việc cho bạn. Bạn hoàn toàn tự do với công việc, có thể chọn làm việc theo ý của mình. Hiểu biết của bạn về hai nhóm này đã mang lại cho bạn sự tự do hoàn toàn trong việc bỏ công sức của mình cho công việc. Nếu bạn quan sát nhà tỷ phú, bạn sẽ thấy họ đang đi trên con đường này như sơ đồ trên. Vòng chu kỳ giữa nhóm C và Đ chính là cấu trúc thu nhập của Bill Gates, Rupert Murdoch, Ross Perot. Tuy nhiên tôi cũng muốn lưu ý bạn một điều. Nhóm C # Đ. Tôi đã chứng kiến nhiều người nhóm C rất thành công sang nhượng công ty của mình hàng triệu đô. Những người này có khuynh hướng cho rằng số tiền khổng lồ họ kiếm được đã chứng minh cho chỉ số thông minh IQ của họ, cho nên họ huyênh hoang đổ hết tiền vào nhóm Đ để rồi phá sản. Cuộc chơi cũng như luật chơi đều rất khác nhau ở mỗi nhóm. Và đó chính là lý do tại sao tôi hoàn toàn đề cao sự học hỏi lên trên bản ngã của mình. Và cũng giống như trường hợp tìm kiếm sự ổn định về tài chính, có thể đứng ở hai nhóm sẽ mang lại nhiều ổn định hơn trên con đường đi đến sự tự do về tài chính. CHỌN LỰA ĐƯỜNG ĐI Đó là những lối kiếm tiền khác nhau mà bạn có thể lựa chọn. Điều không may là hầu hết mọi người đều chọn con đường tìm kiếm sự ổn định việc làm. Khi nền kinh tế bắt đầu trao đảo, họ lại càng bám nhiều hơn vào sự đảm bảo việc làm đầy tuyệt vọng. Cuối cùng, cả cuộc đời họ bị kẹt mãi ở đó. Ở một mức tối thiểu, tôi đề nghị chúng ta nên học hỏi về sự ổn định về tài chính, mà từ đó sẽ đem lại cho chúng ta sự tự tin không những cho công việc mà cả khả năng kiếm được tiền của chính mình trước bất cứ mọi thăng trầm. Họ sẽ kiếm được tiền khi những kẻ đầu tư tay mơ hoảng sợ và bán tháo mọi thứ mà lẽ ra khi ấy, những tay đó nên tận dụng cơ hội mua vào. Điều đó giải thích tại sao tôi không cảm thấy sợ hãi khi có biến động kinh tế xảy ra, bởi vì sự biến động cũng đồng nghĩa với sự sang tay của cải trong xã hội từ nhóm người này sang nhóm khác. NGƯỜI CHỦ KHÔNG LÀM CHO BẠN GIÀU CÓ Những biến động kinh tế đang xảy ra trên thế giới nguyên do một phần từ việc sang nhượng hay mua đứt giữa các công ty. Mới đây không lâu, một người bạn sang nhượng công ty của mình. Người bạn của tôi kiếm được 15 triệu đô bỏ vào tài khoản ngân hàng, trong khi các nhân viên của anh phải đi kiếm việc khác. Bữa tiệc chia tay đầy nước mắt cứ ngấm ngầm chực trào những đợt sóng phẫn nộ và oán giận. Mặc dù anh ta trả lương các nhân viêcn lương cao, hầu hết các nhân viên chẳng khấm khá gì hơn so với ngày đầu họ vào làm việc cho công ty. Nhiều người cay đắng phát hiện ông chủ của mình đã trở lên giàu có trong suốt những năm tháng họ làm việc quần quật, lãnh lương và trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày. Thực tế người chủ không có bổn phận làm cho bạn giàu, mà chỉ có bổn phận làm sao cho mỗi tháng bạn lãnh lương theo hợp đồng. Nếu bạn muốn giàu đó là công việc của bạn. Và công việc làm giàu đó lẽ ra lên bắt đầu từ lúc bạn lãnh lương. Nếu bạn không biết quản lý tiền bạc, cho dù có bao nhiêu tiền trên thế giới này cũng không làm cho bạn giàu được. Còn ngược lại, nếu bạn biết sài tiền khôn ngoan và học hỏi cách làm giàu ở nhóm C hay Đ, bạn đang đi trên con đường tự mình làm giàu và nhất là đạt đến sự tự do về tài chính. Người bố giàu thường nói với tôi và con cái của mình: “Sự khác nhau duy nhất giữa người giàu và người nghèo là họ làm gì trong lúc rảnh rỗi.” Tôi đồng ý nhận xét đó. Tôi nhận thấy có nhiều người mỗi lúc một bận rộn, và thời gian rảnh trở lên quý như vàng. Thế nhưng, tôi đề nghị nếu bạn lúc nào cũng bận rộn, hãy cố bận rộn ở hai bên tứ đồ. Nếu banh thực hiện điều đó, bạn sẽ có nhiều cơ hội tìm được nhiều thời gian rảnh hơn và sự tự do về tiền bạc. Khi ở công sở, bạn hãy làm việc chăm chỉ. Làm ơn đọc tạp chí “WallStreet” trong lúc làm việc. Chủ của họ sẽ tôn trọng bạn hơn và đánh giá bạn cao hơn. Những gì bạn làm giàu sau những giờ làm việc cùng đồng lương của mình trong lúc rảnh rồi mới thực sự quyết định tương lai của bạn. Nếu bạn cứ lo làm việc quần quật bên trái tứ đồ, bạn sẽ làm việc suốt đời. Còn nếu bạn làm việc bên trái thì bạn sẽ đạt đến sự tự do. CON ĐƯỜNG TÔI ĐỀ NGHỊ Nhiều người thuộc bên trái tứ đồ thường hỏi tôi, “Theo ông tôi nên đi học theo đường nào?” Tôi đề nghị con đường mà bố giàu đã chỉ cho tôi, con đường Perot, Bill và những nhà tỉ phú khác đã theo. Đôi khi tôi nhận thấy thế này, “Tôi muốn trở thành nhà đầu tư hơn”. Khi đó tôi trả lời, “Vậy thì bạn cứ ‘xé rào’ thẳng đến nhóm Đ nếu như bạn có nhiều tiền và nhiều thời gian rảnh. Còn không, con đường mà tôi đề nghị với bạn sẽ an toàn hơn rất nhiều” Hầu hết mọi người đều không có nhiều tiền và nhiều thời gian, cho nên họ đã phản ứng lại, “Vậy thì lý do nào mà ông nghĩ tôi nên ‘xé rào’ tới nhóm C trước?”
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải. Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]