Bắc-bình vương Đào Kỳ truyền lệnh đến Lạc-vương, Lạc-công đem tráng đinh bổ xung khẩn cấp các đạo quân bị tổn thất.
Trưng Đế ban chỉ dụ cho Thánh-Thiên những điều phải làm. Ngài đang định khởi hành về Giao-chỉ, thì quân vào báo:
– Có hai người lạ, xin vào yết kiến bệ hạ, hoặc Bắc-bình vương, báo cáo quân tình khẩn cấp.
Đào Kỳ truyền cho vào. Hai người bước vào phủ phục xuống tung hô vạntuế. Hai người mặt mũi, y phục đầy mồ hôi, cát bụi, chứng tỏ trải quamột cuộc hành trình dài.
Chu Tái-Kênh trông thấy kêu lên:
– Chiêu-Trung, Đỗ-Lý, các cháu có việc gì đây ?
Chu Bá đã nhận ra hai người học trò mình, hồi trước Lê Thị-Hảo mang sang giao cho Chu Tường-Qui, giả làm thái giám. Chiêu-Trung nói với Chu Bá:
– Sư phụ! Sư tỷ sai bọn con về tấu trình lên hoàng-đế hoặc Đào vương gia. Tình hình khẩn cấp lắm rồi.
Đào Kỳ truyền mời hai người ngồi:
– Hai em cứ thư thả cho ta biết tình hình.
Đỗ-Lý nói:
– Từ trước đến giờ Quang-Vũ muốn đem quân nghiêng nước diệt Lĩnh-Nam.Ngặt vì trong triều phe Hàn thái-hậu, Âm hoàng-hậu, Mã Vũ, Ngô Hán, Đặng Vũ, Chu Hựu là những người thân Lĩnh-Nam cản trở. Vì vậy Quang-Vũ tuynghi ngờ Mã Viện, mà cũng phải dùng y đánh Lĩnh-Nam. Mã Viện chiếm đượcKinh-châu. Ngô Hán chiếm được Hán-trung. Lê Đạo-Sinh được Vương Bá yểmtrợ, đánh chiếm Tượng-quận.
Đỗ-Lý thở dài:
– Lĩnh-Nam cho Chu lão bá, cùng Đào vương phi sang khích Mã thái-hậu đem quân đánh Nam-hải. Lấy Nam-hải làm nơi diệt thủy quân Hán. Quang-Vũbiết hết. Y bí mật lệnh cho Lưu Long, Đoàn Chí lần lữa không tiến binh.Trong khi đó y thúc Ngô Hán, Vương Bá diệt Thục, chiếm Tượng-quận. Đượchai nơi này, Quang-Vũ lờ đi cho Mã thái-hậu đánh Nam-hải. Y muốn mượnLĩnh-Nam diệt trừ Mã thái-hậu, cùng vây cánh bà. Sở dĩ Quang-Vũ biết hết kế hoạch Lĩnh-Nam, vì có hai nhân vật quan trọng làm gian tế cho y.
Trưng Đế hỏi:
– Trước đây ta có lần thắc mắc, nghĩ rằng trong chúng ta có gian tế củaHán. Bây giờ quả đúng. Sư đệ có biết gian tế đó là ai không?
Đỗ-Lý lắc đầu:
– Quang-Vũ hành sự rất bí mật. Chu sư tỷ theo dõi từng ly, từng tý mộtmà cũng không biết gian tế là ai. Bây giờ trước việc Mã, Hàn thái-hậu bị chết vì Lĩnh-Nam. Phe Mã, Hàn, cho tới tất cả các phe phái trong triềuđều đồng lòng diệt Lĩnh-Nam. Quang-Vũ truyền khởi binh các châu Tinh, U, Kí, Từ, Dự, Kinh, Lương, quyết san bằng Lĩnh-Nam.
Đào Kỳ ngắt lời:
– Y giao cho ai thống lĩnh binh mã?
– Đích thân y điều động. Y chia làm năm mặt trận. Mặt trận thứ nhất, yxuống chiếu chỉ cắt đất Nhật-nam phong cho vua nước Hồ-Tôn làmChiêm-vương. Truyền Chiêm-vương khởi binh đánh vào Nhật-nam.
Phương-Dung nhìn Trưng vương, rồi hỏi:
– Đạo binh thứ nhì?
– Quang-Vũ cắt đất Cửu-chân phong cho vua nước Lão-Qua (Ai-Lao). Truyềnkhởi binh chiếm Cửu-chân. Hai đạo này nhằm mục đích gây bất ổn phía sauLĩnh-Nam.
Trưng Nhị cười:
– Hai đạo này không đáng kể. Chỉ với bản bộ quân mã, Cửu-chân, Nhật-nam ta thừa sức dẹp tan. Còn đạo thứ ba?
– Đạo thứ ba do Vương Bá thống lĩnh, trợ giúp có Phong-châu song quái,dốc toàn thể hàng binh Thục cùng vét hết tráng đinh người Hán ởTượng-quận đánh về Giao-chỉ, quân số tới hai mươi vạn người ngựa. Trướckia Quang-Vũ ban chỉ dụ cho Ngô Hán, Vương Bá án binh bất động, cho Lêthái sư thúc đánh Lĩnh-Nam. Nếu Lê bại mới tiếp ứng. Bây giờ chỉ dụ đổingược lại. Vương Bá điều động quân Hán, cùng quân Vũ Hỷ đánh thẳng vàoGiao-chỉ.
Ngưng một lúc, Đỗ-Lý tiếp:
– Đạo thứ tư do Lưu Long thống lĩnh thủy quân vùng Liêu-đông kéo xuốngđánh chiếm đảo Hải-nam, cắt đôi Nam-hải với Giao-chỉ. Hạm đội tới mộtngàn chiến thuyền, trên mười lăm vạn binh. Phía Lĩnh-Nam có Lê Đức-Hiệp, Ngô Tiến-Hy, gồm ba mươi vạn thủy bộ. Đạo thứ năm do Mã Viện, dốc toànlực quân Kinh-châu gồm ba mươi vạn thủy bộ, bằng mọi giá chiếmTrường-sa, vì là nơi trấn nhậm của tổ tiên Quang-Vũ. Theo Mã Viện có Lêthái sư thúc cùng với sư thúc Hoàng Thái-Tuế. Quang-Vũ thân chinh tớiKinh-châu điều động quân mã, đem theo thái phó Đặng Vũ, Đại tư-mã NgôHán. Còn Mã Vũ đi trấn thủ Trường-an, Phùng Tuấn đi trấn thủ U-châu.Quang-Vũ đã truyền hịch đi khắp nơi. Hịch này mới soạn thảo, đang saochép. Cu Bò lấy trộm về cho Chu sư tỷ sao.
Phùng Vĩnh-Hoa cầm lấy đọc lớn lên:
Thừa thiên hưng vận, Kiến-Vũ hoàng-đế ban chiếu rằng:
"Kể từ khi đức Cao-Tổ nhà ta, từ đất Bái, chém rắn khởi nghĩa. Thần uytrước diệt bạo Tần, sau bình ngụy Sở, thống nhất sơn hà về một mối. Trải qua mười hai đời thịnh trị. Bắc phương Hung-Nô qui phục. Phương tây các nước rợ đều quì gối. Phương nam, Triệu Đà ngụy tiếm sáu quận, dựng ranước Nam-Việt, đem quân xâm phạm cương thổ. Kịp đến đức Văn-Đế, ban chỉdụ, chiêu hàng. Triệu Đà biết uy, quì gối tuân phục. Niên hiệuNguyên-Định thứ sáu đời Vũ Đế (111 trước Tây lịch) Lữ Gia làm truyện đại nghịch, thí chúa, định chống với thiên triều. Tiên Đế truyền cho LỗBác-Đức đánh dẹp, thu đất Nam man vào cương thổ Trung-nguyên.
Vừa rồi, Vương Mãng làm truyện đại nghịch. Trong khi trẫm phải đánh dẹpnghịch tặc, trung hưng chính thống. Bọn man di Lĩnh-Nam thừa cơ nổi dậy, chiếm sáu quận, lập triều đình phản nghịch chống lại thiên triều. Trẫmmải lo dẹp ngụy Thục, nhắm mắt ngơ đi.
Bọn Nam-man không biết lễ độ, hợp nhau tôn một người đàn bà tên TrưngTrắc lên làm vua. Từ tiền cổ đến giờ, lẽ biến động Âm Dương, trời đất đã định. Gà mái gáy là mối ly loạn. Đàn bà phải ở phòng khuê. Có đâu đànbà làm vua, làm tướng, đảo lộn luân thường?
Trẫm đã nhiều lần sai sứ sang Giao-chỉ dạy dỗ lễ nghĩa. Song man di quen thói hung hăng, không chịu qui phục. Chúng chiếm Trường-sa nơi có lăngmộ tiên vương, rồi bảo rằng đó là lãnh địa của chúng. Trẫm sai Phục-batướng quân Tân-tức hầu Mã Viện, Phiêu-kị đại tướng quân Thận-hầu LưuLong, đem binh hỏi tội. Chúng hung hăng chống trả, làm quân mã thiêntriều hao binh tổn tướng.
Mới đây, chúng quen thói man mọi, đem quân xâm phạm vào cõi Mân, Triết,hại hai vị Quốc-mẫu, còn giúp bọn thảo khấu nổi loạn ở Liêu-đông. Dùtrẫm muốn làm ngơ cũng không được. Nay trẫm thân thống lĩnh thiên hạbinh, quyết san đất Nam-man thành bình địa. Trước tỏ uy thiên triều saubáo thù Quốc-mẫu.
Nuôi quân ba năm, dùng đến chỉ một ngày. Các ngươi làm tướng, làm binh,làm dân Trung-nguyên, không thể đứng nhìn quốc thể bị xỉ nhục. Nam-manhại hai Quốc-mẫu, không thể làm ngơ. Các người đừng quản ngại, cùng trẫm bình man. Các người có công, trẫm sẽ phong thưởng xứng đáng. Chẳng maytuẫn quốc, trẫm sẽ cho xây đền thờ, phong thần, đời đời hương khói, phủtuất cha mẹ, vợ con.
Đất Lĩnh-Nam có sáu quận, đều thuộc bờ xôi, giếng mật, gỗ quí đầy rừng,ngọc trai đầy biển, chim muông, thú vật, kỳ hoa dị thảo chẳng thiếu chi, đàn ba xinh đẹp như tranh. Trẫm hứa:
° Tướng sĩ, quân lính chiếm được trang ấp nào. Bao nhiêu vàng ngọc, thúvật, của cải, đất cát, trẫm thưởng cho hết. nghiệp. Đất đàn bà sẽ đượcchia cho làm tỳ thiếp. Đàn ông chia cho làm tôi tớ.
° Những kẻ trộm cướp, du thủ du thực phiêu đãng. Những kẻ bị tù, đềuđược ân xá, đưa xuống Lĩnh-Nam lập đai, nhà cửa, vợ con, thú vật của bọn Man-Việt thả sức cho chiếm lấy.
° Cựu tướng sĩ, quan lại, dân chúng Hán hiện ở Lĩnh-Nam, dù đã phạm bấtcứ tội gì, trẫm cũng ân xá. Vậy hãy nổi lên, chiếm giữ trang ấp, dẫnđường cho các đạo quân. Bất kể công nhiều hay ít được thăng ba trật. Của cải, vợ con của giặc chiếm được, trẫm thưởng cho tất cả. Ai không hưởng ứng, ngược lại tiếp tục theo giặc, sẽ bị giết chết. Nhà cửa, tài sản,vợ con bị tịch thu chia cho tướng sĩ.
Tuy vậy trẫm cũng sinh phúc, tuyên triệu cho tướng sĩ, dân chúng Lĩnh-Nam biết, muốn khỏi họa diệt tộc thì:
– Phải bỏ đế hiệu, qui phục Thiên-triều, nhận sắc phong.
– Hàng năm, đích thân vua Lĩnh-Nam phải sang chầu vào ngày đầu năm, tỏ phận tôi con, nộp đồ tiền cống.
– Không được dùng niên hiệu Lĩnh-Nam. Phải dùng niên hiệu nhà đại Hán. Phải nộp sổ dinh, sổ thuế. Chịu binh dịch.
– Giải tán tất cả quân đội. Các đội quân sẵn có, phải được giao choThiên-triều, dùng vào việc chinh tiễu Man-di. Thiên-triều sẽ cho trọngbinh xuống trấn đóng Lĩnh-Nam.
Chiếu chỉ này tới đâu, tướng sĩ, dân chúng, phải nhất nhất tuân theo."
Khâm thử".
Phương-Dung đứng lên nói:
– Như vậy Quang-Vũ cho quân muốn giết ai thì giết, muốn hiếp ai thìhiếp. Làm như vậy quân sĩ mới hăng hái. Y còn ác độc hơn là dùng bọn lưu manh, trộm cướp đưa xuống Lĩnh-Nam cướp bóc.
Bát-nạn công-chúaVũ Trinh-Thục hỏi:
– Nghe Quang-Vũ truyền cho triều thần nghiên cứu một phương pháp để diệt các tướng võ công cao. Phương pháp đó như thế nào?
Đỗ-Lý đáp:
– Có rồi! Chính thái sư phụ đã dâng phương sách đó. Phương sách như sau: Mỗi sư có ba đội. Mỗi đội gồm trăm người, mặc giáp sắt, cùng cỡi ngựaxung vào vây tướng. Họ dùng cung tên bắn chết ngựa. Tướng bị vây, ngựabị chết, ắt nhảy vọt lên cao thoát ra. Bây giờ họ cùng dùng cung tên bắn theo. Một toán khác, dùng ống thụt, thụt một loại phấn độc. Dù tướngcủa Lĩnh-Nam võ công cao đến đâu cũng phải thở. Thở ắt hít phải khóiđộc, chân tay bại hoại, không đủ sức chống tên. Bấy giờ cung thủ bắnvào, ắt phải chết. Hiện thái sư phụ đã đào tạo được hơn năm trăm toán,đặt tên là Đoạn đầu quân. Nghĩa là quân dùng để cắt đầu tướng.
Trưng-đế chỉ dụ:
– Đào tam đệ viết thư mời các Lạc-vương, Đại tư-mã, đại tướng quân bảyđạo Lĩnh-Nam về Phiên-ngung họp ngay. Riêng đạo Nam-hải, Lê Chân tuẫnquốc không biết hiện đề cử ai thay thế?
Đào Kỳ tâu:
– Thần đề nghị nên để Hùng Bảo thay thế Lê Chân. Sư bá Cao Cảnh-Sơn lĩnh chức Vũ-kị đại tướng quân, thống lĩnh đạo binh ngự lâm quân thay thếHùng Bảo.
Nguyên sau khi phục hồi Lĩnh-Nam. Đào Kỳ cho họp đám quân Văn-lạc,Đăng-châu, Lôi-sơn, Lục-hải thành đạo binh Phù-đổng, huấn luyện rất tinh nhuệ, thiện chiến. Trưng-đế dùng làm Ngự-lâm quân, trao cho Hùng Bảothống lĩnh.
Đào Kỳ hỏi Chu Đỗ-Lý:
– Hai sư đệ tới đây, triều đình nhà Hán có ai biết không?
Chu Chiêu-Trung đáp:
– Không! Sư tỷ giả gọi bọn em lên dậy rằng cho về thăm nhà. Đến Cu Bò cũng không hay.
Hồ Đề hỏi:
– Tình trạng Cu Bò ra sao?
Chiêu-Trung đáp:
– Học văn tiến rất mau. Học võ không hiểu ra sao, vì không có người dạy. Giữa Cu Bò với Âm hoàng-hậu, thái tử rất khắng khít. Công chúa Đoan-Nhu với Cu bò dường như có tình ý với nhau. Âm hoàng-hậu biết thế, mà vẫnlờ đi. Bà cho rằng nếu tuyển Cu Bò làm phò mã, sau này thái tử lên ngôiđược một người bạn ý hợp, tâm đầu phò tá, văn võ toàn tài.
Phùng Vĩnh-Hoa ngắt lời:
– Quang-Vũ biết việc này không?
– Thưa biết. Y khen Cu Bò có tư cách hơn bọn Lê Đạo-Sinh nhiều.
Phương-Dung lo nghĩ:
– Có phải Cu Bò tiết lộ kế hoạch cho Quang-Vũ biết không?
Đào Kỳ cười:
– Em lầm rồi! Đám đệ tử Tây-vu thuộc loại yêu nước quá khích. Dù ở hoàncảnh nào cũng không đổi lòng được. Trước mắt Cu Bò, Trưng-đế mới xứngđáng làm hoàng-đế, còn Quang-Vũ chỉ là một thứ quỉ ác độc. Anh dám quảquyết Cu Bò cũng như đệ tử Tây-vu chưa từng phản bội, hiện không phảnbội và sau này cũng không bao giờ phản bội. Em cứ nhìn trận Tượng-quận,Nam-hải, họ đành chịu chết, chứ không chịu lui. Anh sợ sau này, nếu mình phải rút khỏi Trường-sa, Nam-hải, các đệ tử Tây-vu sẽ ở lại đánh đếncùng.
Hồ Đề nhìn Đào Kỳ, gật đầu:
– Đào tam đệ xứng đáng làm Đại tư-mã. Hiểu người như vậy, hèn chi cắt cử chỗ nào cũng được việc.
Đào Kỳ nhìn vợ, ông tiếp:
– Mấy trăm năm qua, các thiếu niên Lĩnh-Nam được phụ huynh ngày đêm nhắc nhở mối hận trong vong quốc. Vì vậy dù ở hoàn cảnh nào, họ cũng đặt đất nước lên trên. Như hồi niên thiếu, anh lưu lạc đến phải làm tôi tớ. Thế mà tấc lòng son với đất nước vẫn không đổi. Hôm ở đảo, anh say mêTường-Qui đến mất hết chí khí, sau cậu anh chỉ nhắc có một câu "Trênđời, nếu không có Tường-Qui cháu cũng không chết được. Trên đời này nếukhông có cha mẹ cháu cũng không đến nỗi không sống được. Nhưng nếu trênđời này Lĩnh-Nam không còn, thì bố, mẹ, cậu, mợ sống làm chi nữa". Anhtỉnh ngộ. Lại nữa khi Chu Tường-Qui được Quang-Vũ sủng ái cùng cực,phong làm Quí-phi. Ai cũng cho là một thứ Mỵ-Châu. Anh thì cho rằngkhông. Dù nàng có là Quí-phi tấc lòng với Lĩnh-Nam cũng không mất. Huống hồ Cu Bò, nó được đào tạo rất cẩn thận.
Đỗ-Lý tiếp:
– Tất cả mưu kế của Quang-Vũ, y đều giảng giải rất kỹ cho thái tử. Tháitử là bạn Cu Bò, lại đem bàn với nó. Vì vậy nó mới biết được. Chứ sư tỷTường-Qui cũng không biết.
Trưng Đế truyền chỉ:
– Chúng ta bí mật đi Phiên-ngung. Việc bổ xung, chỉnh bị binh mã vẫntiếp tục. Hiện thời Quang-Vũ đang phải đối phó với Ngũ-phương kiếm. Tamuốn tăng viện cho họ một đại tướng. Không biết ai có thể đi?
Đào Kỳ đề nghị:
– Về võ công, họ thừa sức thắng các tướng Hán. Họ cần một quân sư. Ở đây có Trưng vương, Vĩnh-Hoa, Thánh-Thiên, Phương-Dung và Vương Phúc đều có thể đương được. Xin bệ hạ quyết định.
Trưng-đế ngẫm nghĩ một lúc gật đầu:
– Trước hết ta muốn, một trong các vị tình nguyện đi, hay hơn đề cử.
Phùng Vĩnh-Hoa, Vương Phúc đứng dậy nói:
– Thần tình nguyện ra đi.
Đào Kỳ nói với các tướng:
– Quang-Vũ ra mặt khích Lão-Qua, Hồ-Tôn đánh Lĩnh-Nam. Chúng ta khôngcần dấu diếm việc Lĩnh-Nam giúp Ngũ-phương kiếm. Tuy nhiên người Việtmình hiền hòa, không muốn đánh nước người. Việc giúp Ngũ-kiếm hoàn toàncó tính cách tự nguyện. Vậy các anh hùng hiện diện, ai tình nguyện giúpNgũ-kiếm không?
Chu Tái-Kênh, Quế-Hoa, Quỳnh-Hoa, Đào Nhị-Gia, Sa-Giang, Trần Quốc cùngtình nguyện ra đi. Các tướng soái quân đoàn một Tây-vu cũng xin đi theo.
Trưng-đế ban chỉ dụ:
– Trẫm chuẩn tấu cho các vị lên đường. Các vị lên đường với hai tráchvụ, một là giúp Trấn-nam vương Vương Phúc, Lĩnh-Nam công chúa Sa-Giangtrả thù nhà. Hai là vì sự nghiệp Lĩnh-Nam. Các vị đi phải nhớ bằng nàyđiều:
° Khuyến khích Ngũ-kiếm, đánh đến đâu, lấy hết tài sản bọn tham quan, chia cho dân chúng, thưởng cho tướng sĩ.
° Cắt cử người hiền tài ra làm quan. Vỗ về an ủi dân chúng. Đừng phânbiệt họ là dân Hán, ta là người Việt mà không quan tâm tới đời sống củahọ. Chính sách cai trị, nên rập theo Lĩnh-Nam.
° Trường hợp Ngũ-kiếm thắng chiếm được Lạc-dương, khuyên anh em họ cửlấy một người lên làm vua, ba người giữ chức tư đồ, tư mã, tư không.
° Đối với quan lại nhà hán, không nên trả thù. Người nào có tài, có đức, vẫn trọng dụng. Kẻ nào ác đức, giết không tha.
Vương Phúc lạy tạ dẫn các tướng lên đường.
Đào Kỳ tâu:
– Trước đây Quỳnh-Hoa, Quế-Hoa thống lĩnh đạo binh Nhật-nam. Bây giờ hai người đi giúp Ngũ-kiếm. Vậy thần đề nghị cử Bắc-đái công Chu Bá làmchánh tướng. Vĩnh-Huy công chúa làm phó tướng thay thế.
Trưng Đế chuẩn tấu.
...
Từ ngày Lĩnh-Nam phục hồi, đây, là lần đầu tiên có cuộc đại hội quantrọng như vậy. Về phía triều đình, gồm tam công, tể tướng, lục bộ. Cáctướng thuộc phủ Đại tư-mã, các tướng chỉ huy bảy đạo quân Lĩnh-Nam, cácLạc-vương, Lạc-công, các chưởng-môn, đại tôn sư võ học.
Đại tư-mã Đào Kỳ cử công chúa Hồ Đề, điều động lực lượng Tây-vu tuần phòng, sợ gian tế đột nhập. Hồ Đề nói:
– Đại tư-mã Quế-lâm là sư thúc Đinh Công-Thắng. Người kiêm nhiệm tổngtrấn thành Phiên-ngung. Đại tư-không là sư thúc Triệu Anh-Vũ người giữchức vụ tiếp đón anh hùng. Vậy hiền đệ cần phân rõ nhiệm vụ của chúngtôi. Vì từ lâu rồi, tôi thấy hai người đó có nhiều điều khác thường.
Đào Kỳ hỏi:
– Cái gì đã xảy ra?
Hồ Đề hừ một tiếng:
– Hai ông Đinh Công-Thắng, Triệu Anh-Vũ thường hay tiếp xúc riêng vớicác Lạc-công, Lạc-hầu người Hán. Dường như hai ông có âm mưu gì thìphải. Tôi không ưa hai ông ấy.
Đào Kỳ quyết định:
– Vậy thì thế này, việc bảo vệ đại sảnh đường, tuần phòng trong thành do sư tỷ đảm trách. Còn việc tuần phòng ngoài thành do hai vị Đinh, Triệuphụ trách. Xin sư tỷ cho biết kế hoạch.
Hồ Đề đáp:
– Từ khi Lĩnh-Nam phục hồi, Đào tam đệ họp đạo binh Văn-lạc, Đăng-châu,Lôi-sơn, Lục-hải thành đạo binh trừ bị Lĩnh-Nam, đặt tên là Phù-đổng.Một nửa trấn đóng Mê-linh, một nửa trấn đóng Phiên-ngung. Vừa rối tam đệ dùng tiếp viện Nam-hải. Ta muốn dùng đạo đó trấn giữ trong thành. Bênngoài mặc Đinh, Triệu lo. Tuy vậy ta muốn Đào tam đệ cho ta điều độngđạo binh Quế-lâm của Minh-Giang, đóng ở phía nam Phiên-ngung. Ta gọiQuách A, Tây-vu tiên tử từ hồ Động-đình về phụ với ta.
Đào Kỳ đồng ý:
– Sư tỷ cẩn thận như vậy vẫn hơn.
Vương, công, tướng soái các nơi về tề tựu đầy đủ. Thành Phiên-ngung chật ních người. Những người ở xa, được đưa đến khu lầu đài trước kia làhoàng-cung của Triệu Đà cư trú. Sau bảy ngày, hầu hết các thành phần đãtề tựu đủ. Tổng số tới hơn nghìn người.
Đúng giờ Thìn, hoàng-đế Lĩnh-Nam Trưng Trắc cùng tam công, tể-tướng tới.
Sau ba hồi chiêng trống, ban nhạc cử bài Động-đình ca. Hoàng-đế TrưngTrắc cùng tất cả mọi người lễ trước bàn thờ Quốc-tổ. Lễ tất, cử tọa báikiến hoàng-đế. Tể tướng Nguyễn Phương-Dung đứng lên nói lớn:
– Thưa các anh hùng Lĩnh-Nam. Tin tức cho biết, Quang-Vũ nhà Hán khởiquân nghiêng nước chia làm năm đạo, quyết diệt Lĩnh-Nam. Vì vậy hoàng-đế mời các vị về đây, cùng nghị kế bảo vệ xã-tắc.
Rồi bà tường thuật tỷ mỉ kế hoạch của Quang-Vũ, cùng với ý đồ quyết diệt giòng giống Việt bằng cách cho bọn trộm cướp xuống Lĩnh-nam, bắt đàn bà Lĩnh-Nam làm tỳ thiếp, giết hết đàn ông. Như vậy chỉ một thời gian sau, giống Việt không còn nữa.
Đại sảnh đường ào nổi lên những tiếng chửi rủa, tiếng than, tiếng uất hận. Cửu-chân vương Đô Dương phát biểu ý kiến:
– Cứ như chiếu chỉ của Quang-Vũ. Y muốn đem tài vật Lĩnh-Nam ra nhử quân sĩ. Y lại tách người Việt, người Hán ở Lĩnh-Nam ra hai khối khác nhau. Y muốn người Hán nổi dậy đánh cướp người Việt. Như vậy chủ ý đã rõ. Ykhởi binh nghiêng nước là hư, chỉ muốn đe dọa người Hán ở Lĩnh-Nam: Thếnào Lĩnh-Nam cũng bị diệt. Vậy hãy đứng lên cướp bóc, giết hại ngườiviệt thì được an toàn. Đây mới là thực. Còn đạo binh Lão-Qua, Hồ-Tônchẳng đáng kể. Kết lại ta có ba mặt trận chính. Một là Kinh-châu do MãViện. Hai là Nam-hải do Lưu Long. Ba là Tượng-quận do Vương Bá.
Bắc-bình vương Đào Kỳ nói:
– Sau khi Lê Đạo-Sinh dùng chiếu chỉ của Quang-Vũ dụ các Lạc-hầuTượng-quận Bình man qui Hán. Các Lạc-hầu nhẹ dạ tin theo. Trận đánh bếnBồ-lăng, quân đoàn sáu Tây-vu giết được hơn năm vạn tráng đinh. Dânchúng oán hờn. Họ chống đối các Lạc-hầu gốc Hán cho rằng nếu không phảnLĩnh-Nam đâu đến nỗi. Vương Bá tiến quân vào Tượng-quận, bắt tất cảtráng đinh bổ xung cho đạo binh của y bị tổn thất trong trận Bồ-lăng,Vĩnh-định, Mi-sơn, Nga-sơn, Hán-nguyên. Dân Hán oán than thấu trời.
Giao-chỉ vương Trưng Nhị tiếp:
– Trước kia Hán đã từng khởi binh ba mặt đánh Lĩnh-Nam. Song ba mặtkhông có người chỉ huy thống nhất. Các tướng, người này chờ cho ngườikia đánh trước, sau đó mình đánh sau hưởng lợi. Bây giờ Quang-Vũ điềuđộng. Cả ba mặt đều đánh cùng một lúc.
Hoàng-đế Trưng Trắc hỏi:
– Các vị cho trẫm biết: nên đánh hay qui hàng?
Các Lạc công gốc Hán tại Nam-hải, Quế-lâm đưa mắt ra hiệu cho nhau, rồiđồng tiến lên trước Trưng-đế, quì mọp xuống khóc. Trưng-đế hỏi:
– Không biết các vị có gì khổ tâm mà khóc vậy?
Một Lạc-công nói:
– Quang-Vũ dùng Lê Đạo-Sinh đến từng trang ấp dụ chúng tôi Bình man quiHán. Chúng tôi thấy gương Tượng-quận cương quyết chối từ. Bây giờ Hánđem bọn trộm cướp, bọn phải tội xuống Lĩnh-Nam cho tự do cướp bóc hãmhiếp giết người. Chiếu chỉ truyền rằng: nếu chúng tôi phản Lĩnh-Nam đầuHán, không những trang ấp được tồn tại, mà muốn giết, muốn cướp cáctrang người Việt không bị cấm cản.
Vị Lạc-công khác khóc lớn:
– Mấy năm nay, được sống thanh bình, sung sướng dưới triều Lĩnh-Nam.Chúng tôi vô cùng cảm ân đức. Bây giờ Hán cử quân nghiêng nước đánhLĩnh-Nam. Nếu chúng tôi không hàng, chắc chắn đàn ông bị giết, đàn bàđược cấp cho bọn trộm cướp làm tỳ thiếp, nhà cửa bị đốt, trang ấp bịphá. Vì vậy chúng tôi khấu đầu xin bệ hạ thương tình, cho chúng tôi đầuHán.
Phía Lạc-công, Lạc-hầu người Việt hô lớn:
– Đánh! Quyết đánh đến người cuối cùng.
Nguyễn Tam-Trinh nói lớn:
– Tâu bệ hạ, không phải các Lạc-công, Lạc-Hầu người Hán hèn nhát. Ngặtvì Quang-Vũ đem quân nghiêng nước, quyết diệt Lĩnh-Nam. Dù họ biết trởvề với Hán sưu cao thuế nặng, binh địch cay đắng. Ngặt vì cái gương bênTượng-quận. Khi Lê Đạo-Sinh chiêu dụ, một số Lạc-hầu chống trả. Lê thảbọn đầu trộm đuôi cướp dàn quân tới đánh. Sau hai ngày chống trả, trangấp bị tràn ngập. Lê Đạo-Sinh truyền bắt tất cả dân trong trang ấp tuổitừ mười lăm trở lên cắt lưỡi, cắt gân chân tay. Khiến họ không đi, không làm việc được, phải lê lết như thú vật.
Một Lạc-công tiếp:
– Còn nữa, nhà cửa, bị trộm cướp vào ở. Chúng nghiễm nhiên thành chủnhân. Vợ, con gái bị chúng bắt làm tỳ thiếp. Người đàn bà nào chống trả, hoặc có lời lẽ vô lễ, chúng bắt ra hãm hiếp tập thể trước mặt chồng,rồi giết chết, quăng xác cho quạ ăn.
Một Lạc-công khác tiếp:
– Bọn trộm cướp, quân lính muốn giết ai thì giết, muốn đánh ai thì đánh, của cải muốn lấy cứ lấy, không cần luật pháp gì. Nhà cửa trang ấp bịđốt cháy ngùn ngụt.
Trưng-đế nói lớn:
– Phía người Việt quyết chiến. Còn phía các vị gốc Hán muốn đầu hàng.Bây giờ gần Ngọ rồi. Mời các vị đi ăn cơm. Chiều, giờ Mùi tiếp tục nghịsự.
Anh hùng các nơi lục tục kéo về chỗ trọ, ăn cơm. Triệu Anh-Vũ phụ tráchviệc nấu cơm, tiếp đãi. Các anh hùng đều ăn cơm chung trong một nhà rạplợp vải thực lớn.
Hồ Đề, Vũ Trinh-Thục không dự buổi họp, cũng không ăn cơm chung với cácanh hùng. Hai bà ngồi trên vọng lầu cao nhất của thành Phiên-ngung. Cạnh đó có Quách A, Tây-vu tiên tử ứng trực, sẵn sàng đối phó với biến cố.Hồ Đề hỏi Quách A:
– Em quan sát buổi họp, thấy có gì lạ không?
– Có! Sau buổi họp, anh hùng các nơi đều vào nhà rạp ăn cơm. Duy cácLạc-hầu, Lạc-công, quan lại Quế-lâm gốc người Hán đều ra ngoài thành. Em hỏi, họ trả lời rằng, họ về nhà ăn cơm.
Vũ Trinh-Thục giật mình hỏi:
– Đinh Công-Thắng, Triệu Anh-Vũ có ra không?
– Có hai người cùng ra một lượt.
Vũ Trinh-Thục thở dài:
– Tôi nghi hai người này từ lâu. Không chừng họ với đám quân Lạc-công,Lạc-hầu người Hán âm mưu điều gì cũng nên. Triệu Anh-Vũ phụ trách việctiếp đãi các anh hùng mà bỏ đi là thế nào?
Bà gọi Quách A:
– Em cho Thần-ưng bay quan sát xung quanh thành xem sao?
Quách A vâng lệnh. Nàng cầm tù và thổi. Đoàn Thần-ưng trên trăm con cấtcánh bay đi. Quách A đứng trên vọng lầu nhìn theo. Một lát nàng la lên:
– Không ổn! Có nhiều đạo quân kéo đến Phiên-ngung.
Hồ Đề đứng dậy quan sát, quả nhiên xa xa, Thần-ưng đang bay lượn vòngtròn trên trời. Tín hiệu đó có nghĩa chúng theo dõi các đội quân bêndưới.
Hồ Đề bảo Quách A:
– Em cho đánh trống báo động. Đóng chặt các cửa thành lại. Truyền độibinh Phù-đổng lên thành canh giữ. Cho các xạ thủ ứng trực tại các dànThần-nỏ. Gọi đoàn Thần-ưng trấn thủ Luy-lâu cất cánh ngay.
Vũ Trinh-Thục gọi một sư đệ:
– Em báo tin tức này cho Tể-tướng và Bắc-bình vương biết liền.
Người sư đệ vừa định chạy đi, thì Đào Kỳ, Phương-Dung đã chạy tới. Hồ Đề tóm lược những gì đã xảy ra cho hai người nghe.
Đào Kỳ chú ý theo dõi, lát sau bụi bay mịt mù, có nhiều đạo kéo cờ Lĩnh-Nam tới gần thành. Phương-Dung quan sát kỹ nói:
– Không phải quân Hán, mà là quân của Quế-lâm với mười lăm sư của mườilăm Lạc-công. Thêm vào đó có các đội tráng đinh của Lạc-hầu tập họp lại. Không biết họ kéo quân đi đâu đây?
Một lát Đinh Công-Thắng, Triệu Anh-Vũ tới. Hai người thấy cổng thànhđóng chặt. Trên thành đạo quân Phù-đổng gươm đao tuốt trần. Các dànThần-nỏ chuẩn bị bắn xuống. Trên trời Thần-ưng bay lượn.
Triệu Anh-Vũ đến trước cổng thành gọi. Hồ Đề lên vọng lầu hỏi:
– Hai vị đang họp, cùng các Lạc-công, Lạc-hầu bỏ ra ngoài đem quân đến làm chi đây?
Đinh Công-Thắng đáp:
– Công chúa sao đa nghi quá vậy. Trời về chiều, tôi phải đem bản bộ quân mã Quế-lâm tới đóng ngoài thành phòng vệ, chứ có gì lạ đâu?
Hồ Đề hỏi:
– Nhiệm vụ của hai vị là tuần phòng ngoài thành. Trong thành có đạo quân Phù-đổng với Tây-vu. Mà nay không có biến động lớn, sao laị mang tất cả quân của các Lạc-công, tráng đinh của Lạc-hầu về? Nếu có gì xảy ra thìđã có đạo quân của Minh-Giang. Việc gì các vị phải điều động tráng đinh ô hợp chi vậy? Đào Kỳ, Phương-Dung cùng tới vọng lầu. Đào Kỳ hỏi:
– Hai vị sư bá! Quân của các Lạc-công có nơi ở gần, có nơi ở xa. Muốnđiều đến ít nhất phải tốn mười ngày đường. Tại sao các vị lại điều độngđến mau như vậy? Thì ra các vị đã chuẩn bị từ trước? Các vị định làm gìđây?
Trưng-đế được tin báo, Ngài cùng lên vọng lầu nhìn xuống. Ngài phán:
– Hai vị sư bá! Các vị ở trên tôi một vai. Trên cả Hợp-phố lục hiệp mộtvai. Tại sao các vị lại mang quân làm phản? Các vị chỉ có bản bộ quân mã với với quân địa phương của các Lạc-công, thêm tráng đinh của Lạc-hầu.Bất quá được mười vạn. Trong khi đó đạo quân Minh-Giang, Phù-đổng cộnglại cũng gần mười vạn. Hai đạo quân thiện chiến xuất ra, thì quân củacác vị không đương nổi trong một giờ. Các vị muốn gì cứ nói, ta đối vớicác vị như tình ruột thịt, mà các vị làm thế ư?
Triệu Anh-Vũ quay lại nói với viên tướng đứng cạnh mấy câu. Y cầm câypháo châm ngòi ném trên không. Pháo nổ đùng một cái. Lập tức các đạoquân bỏ cờ Lĩnh-Nam xuống, kéo cờ Hán lên đỏ rực. Cây cờ cạnh TriệuAnh-Vũ có hàng chữ Nam Việt vương Triệu. Cây cờ cạnh Đinh Công-Thắng cóchữ Trường-sa vương Đinh. Triệu Anh-Vũ chỉ lên thành nói:
– Trưng Trắc, ngươi thực ngu xuẩn. Ta vốn người Hán, giòng dõi Nam-Việtvương Triệu Đà. Trước kia ta theo quân tòng chinh Trung-nguyên, chẳngqua vì nhà Đại-hán. Sau ngươi bày mưu phản nghịch, ta đã muốn chống.Song thiên-tử sai mật sứ đến chỉ dụ cho ta ẩn nhẫn chờ thời. Một maingọn cờ binh Thiên-tử chỉ xuống nam, sẽ khởi sự. Thiên-tử sắc phong talàm Nam-Việt vương, nối dõi tổ nghiệp khi xưa.
Ngưng một lúc y tiếp:
– Ngươi là một mụ đàn bà, lên ngôi hoàng-đế, thực là đảo lộn trật tự trời đất. Ngươi mơ tưởng ta phục tùng ngươi ư?
Y quay lại nói với Đinh Công-Thắng:
– Tiếc quá, ta đã bàn với sư huynh nên khởi sự ban đêm. Thình lình bắtsống tụi phản tặc. Có phải là truyện thống khoái kim cổ không? Nhânhuynh không nghe, khởi sự ban ngày. Bây giờ chúng ta phải đánh thành.
Phương-Dung mắng:
– Thì ra lâu nay các ngươi giả nhân, giả nghĩa, ẩn náu ở Lĩnh-Nam ta. Các ngươi tưởng thành công ư? Khó lắm!
Đinh Công-Thắng cũng không vừa:
– Con tiện tỳ kia! Mày sát hại anh tao. Mày tưởng tao ngu lắm sao, màcúi đầu tôn phục mày? Thiên-tử sắc phong tao làm Trường-sa vương. Hômnay tao đến đây giết mày, trả thù cho anh tao đây.
Trưng-đế hỏi triều thần:
– Các vị định đối phó thế nào?
Trưng Vương tâu:
– Việc, Đinh, Triệu hai người chuẩn bị từ lâu. Thì ra gian tế củaQuang-Vũ chính là hai người này. Vì chiếu chỉ đe dọa của Quang-Vũ, cáctrang ấp người Hán dù muốn trung thành với Lĩnh-Nam cũng phải phản. Bâygiờ dùng đạo binh Phù-đổng dẹp loạn thì được. Song dẹp được loạn, đạoPhù-đổng cũng hao hụt không ít. Trong khi dân các trang ấp cũng vẫn làdân Hán.
Phương-Dung hỏi Quế-lâm vương Lương Hồng-Châu:
– Sư bá! Số trang ấp của người Việt được bao nhiêu?
– Khoảng một phần mười. Đa số nằm sát biên giới Giao-chỉ. Lương thựcnuôi đạo quân Hán-trung, Quế-lâm, Phù-đổng cùng đạo thủy quân Trường-sahiện cất ở các trang ấp phía bắc, tức của các Lạc-công người Hán.
Đô Dương bàn:
– Chúng ta gọi Minh-Giang đem quân về, họp với đạo Phù-đổng dẹp đám phản loạn này trước. Cho quân trấn đóng trong các trang ấp phản loạn, giữlương thực. Cần nhất giết mấy tên cầm đầu, tự nhiên chúng phải tan.
Trưng-đế phán:
– Trong khi hai bên giao chiến. Các vị Lạc-vương, Lạc-công, tướng soáikhẩn lên đường về giữ vững địa phương. Trường hợp quân Hán đến đánh,không được xuất trận. Chỉ cố thủ trong thành, chờ lệnh.
Ngài nói với Nguyễn Tam-Trinh:
– Sư bá đem theo đội Giao-long Mai-động. Vậy sư bá đừng ngại khó, ngạimệt, hãy lên hồ Động-đình trợ giúp Phật-Nguyệt. Sư bá được toàn quyềnquyết định nên rút lui hay quyết chiến. Trẫm sợ Phật-Nguyệt, Hiển-Hiệu,Quí-Minh sẽ tự tử, chứ không chịu lui quân.
Bắc-bình vương Đào Kỳ truyền lệnh:
– Sư huynh Minh-Giang đem đạo quân Quế-lâm về, đánh từ phía Nam lên. Sưbá Nguyễn Tam-Trinh, sư tỷ Trưng Nhị theo giúp sư huynh Minh-Giang. Tôivới Phương-Dung theo giúp sư bá Cao Cảnh-Sơn. Sư tỷ Hồ Đề, VũTrinh-Thục, Nguyễn Quí-Lan hộ giá hoàng-đế.
Ba tiếng pháo lệnh nổi. Cổng thành mở rộng. Đạo quân Phù-đổng hùng dũng tiến ra. Các tướng đi đầu cầm loa gọi:
– Các tướng sĩ thuộc địa phương Quế-lâm nghe. Hoàng-đế có chỉ dụ, vì các ngươi trót nghe lời Đinh Công-Thắng, Triệu Anh-Vũ làm phản. Nếu bỏ vũkhí xuống đầu hàng, sẽ được ân xá. Ai chống trả, sẽ bị giết cả nhà.
Có một vài người định bỏ vũ khí. Triệu Anh-Vũ nói lớn:
– Các ngươi đều là dân Hán. Tại sao lại tuân phục bọn man di. Hãy tiếnlên giết man di, cướp lấy tài sản, đàn bà. Sẽ được thiên-tử tha cho.Bằng theo giặc, một trăm vạn quân thiên-tử sắp tới, cả nhà các ngươi sẽbị giết.
Đạo quân Phù-đổng xung vào trận phiến loạn. Quân phiến loạn chiến đấumãnh liệt. Giữa lúc trận chiến ác liệt. Đạo quân của Minh-Giang tới xung vào bao vây. Quân phiến loạn không quen chiến đấu. Các tướng thiếu kinh nghiệm. Trận thế bị vỡ. Các Lạc-công dẫn quân chạy.
Cao Cảnh-Sơn, Minh-Giang cho quân tiến vào các trang ấp. Các trang, ấpđều đóng kín cổng, cố thủ bên trong. Hai người cho quân bao vây. Songquân chỉ bao vây được một phần các trang ấp mà thôi.
Phương-Dung quyết định:
– Phải đánh chiếm gấp một số trang ấp dồn trú lương thảo. Nếu không chỉ nội mấy ngày quân hết lương không đánh cũng tan.
Minh-Giang, Cao Cảnh-Sơn cho quân đánh các trang. Các Lạc hầu gốc Hán thấy quân đến, mở cửa trang đón vào. Dân trong trang nói:
– Không phải chúng tôi phản hoàng-đế Lĩnh-Nam. Ngặt vì hiểm họa diệt chủng trước mắt. Chúng tôi phải hàng Hán.
Phương-Dung nói với Trưng Nhị:
– Mặt trận trên này để mặc chúng em. Sư tỷ hộ giá hoàng-đế trở về Mê-linh ngay.
Trưng Đế gọi Đào Kỳ, Phương-Dung:
– Đào tam đệ, Phương-Dung. Đất Lĩnh-Nam từ xưa tuy lãnh thổ lên tới hồĐộng-đình thực. Song cách đây mấy trăm năm. Vua An-Dương bỏ Nam-hải,Quế-lâm, Tượng-quận cho giặc, chỉ giữ vững Giao-chỉ, Cửu-chân, Nhật-nam. Vì vậy ba quận phía bắc toàn dân hán, đã trở thành lãnh địa Hán. Chúngta có tài trí, có giữ đất, cũng phải lo chống với dân Hán như người Háncai trị mình, lo chống với dân Việt. Liệu giữ được thì giữ. Khi lòng dân đã đổi, ta chẳng nên cưỡng. Hãy bỏ Nam-hải, Quế-lâm. Chúng ta giữ lạilãnh địa như hồi Âu-Lạc.
Nói rồi ngài cùng Trưng vương lên ngựa, trở về Mê-linh.
Đào Kỳ, Phương-Dung trở về thành Phiên-ngung. Hai người bàn với Vũ Trinh-Thục, Hồ Đề, tìm cách giải quyết. Hồ Đề nói:
– Ta cũng nghĩ như sư tỷ Trưng Trắc. Mình giữ đất toàn dân Hán. Mà dânHán khi sinh ra tự coi là con trời. Ta nuôi họ khác gì nuôi ong tay áo?Ta nghĩ, mình rút về Giao-chỉ là hơn hết.
Cao Cảnh-Sơn, Minh-Giang chuyển vận hết lương thảo chứa ở các ấp mớichiếm được vào thành Phiên-ngung. Công việc vừa hoàn tất thì có tin báo:
– Vương Bá cùng Phong-châu song quái suất lĩnh hai mươi vạn binh từ Tượng-quận kéo về Phiên-ngung.
Hồ Đề than:
– Đạo quân Phù-đổng bốn vạn người, họp với đạo quân Quế-lâm củaMinh-Giang nữa được khoảng tám vạn người. Trong khi đó quân, tráng đinhcủa Triệu Anh-Vũ trên mười vạn, thêm hai mươi vạn của Vương Bá. Chúng ta phải làm sao đây?
Phương-Dung vỗ tay vào bao kiếm:
– Ta cố thủ. Không dễ gì chúng đánh được. Có điều phải cho đạo Giao-chỉcủa Đào Phương-Dung về Giao-chỉ, phòng quân Vương Bá đánh xuống. ĐạoNhật-nam cũng phải kéo về phòng bộ biển Giao-chỉ. Vậy chúng ta chỉ cònđạo Nam-hải giữ Nam-hải. Đạo Quế-lâm giữ Phiên-ngung và đạo Hán-trunggiữ hồ Động-đình mà thôi.
Suốt đêm tin tức dồn dập đưa đến. Quân Vương Bá đi đến đâu, các Lạc-hầungười Hán mở rộng trang ấp tiếp rước. Chỉ nội ngày một ngày hai, quânVương Bá sẽ tiến về đến Phiên-ngung.
Đào Kỳ lo lắng:
– Không biết tình trạng hồ Động-đình với Nam-hải ra thế nào? Còn tin tức của Ngũ-phương thần kiếm, Phùng Vĩnh-Hoa cũng tuyệt. Đất Quế-lâm chỉcòn hơn hai trăm trang ấp phía nam của người Việt vẫn trung thành vớiLĩnh-Nam. Các trang ấp Hán theo Hán hết rồi.
Ông cầm bút viết lệnh, truyền cho Đào Phương-Dung đem đạo Giao-chỉ từKhúc-giang rút về phía nam Quế-lâm, đề phòng Vương Bá đánh xuốngGiao-chỉ. Hùng Bảo đem đạo Nhật-nam rút về phía bắc Giao-chỉ, phòng bộbiển. Còn Nam-hải vương Trần Nhất-Gia với Nguyễn Thánh-Thiên được toànquyền quyết định giữ Nam-hải, hay bỏ. Nếu đa số các Lạc-công, Lạc-hầutheo Hán, đừng nên cưỡng lại. Hãy bỏ Nam-hải rút về. Còn ngược lại người Hán ở Nam-hải đồng lòng bảo vệ Lĩnh-Nam, thì tổ chức kháng chiến, lợidụng địa thế hiểm trở, cố thủ.
Phương-Dung bàn:
– Đợi Vương Bá tiến quân đến Phiên-ngung. Chúng ta đánh một trận. Khônggiết được y, cũng đại phá quân Hán. Cần tỏ cho chúng biết quân chúng taít, song không hèn.
Có tin tức từ hồ Động-đình báo về:
– Mã Viện thống lĩnh hai vạn bộ, kị cùng mười vạn thủy binh, vượtTrường-giang bằng ngả Kinh-châu, Công-an, Hạ-khẩu. Công chúaPhật-Nguyệt, cùng Đào Hiển-Hiệu, Đào Quí-Minh đại phá thủy quân Mã Việnbên bờ Trường-giang. Mã hao bốn vạn thủy, năm vạn bộ. Phía Lĩnh-Nam haohai vạn thủy, ba vạn bộ. Quân tướng hoang mang, vì các trang ấp Quế-lâmđều theo Hán, không có tráng đinh bổ xung. Trong khi đó hai cánh quânHạ-khẩu, Công-an kéo về hồ Động-đình. Xin Đại tư-mã tăng viện.
Đào Kỳ vội viết lệnh cho công chúa Phật-Nguyệt, bỏ Trường-sa, Linh-lăngrút về Phiên-ngung. Lệnh gửi đi rồi. Đào Kỳ vẫn áy náy không yên.
Hơn tháng sau, có tin quân báo:
– Vương Bá dẫn Thượng-dung lục hữu, cùng với, Phong-châu song quái tiến quân về Phiên-ngung.
Phương-Dung sai đánh trống, mời các tướng đến nhận lệnh. Bỗng Quách A mặt tái mét chạy vào gọi lớn:
– Đào tam ca! Nguy rồi!
Đào Kỳ nhảy phắt dậy:
– Cái gì?
Quách A chưa kịp trả lời. Ông đã thấy sáu cỗ xe, trên chở người bịthương. Trong đó có Đào Hiển-Hiệu, Đào Quí-Minh, người đầy máu. Ông vộisai đỡ các tướng sĩ bị thương vào băng bó.
Tiếp theo, một phụ nữ cực kỳ xinh đẹp, ngồi trên lưng ngựa, y phục đẫmmáu. Phía sau một đoàn chiến sĩ, thương tích khắp người đi tới. Đào Kỳchạy ra hỏi:
– Hoàng sư tỷ! Sư tỷ có sao không?
Hoàng Thiều-Hoa khoan thai xuống ngựa đáp:
– Cảm ơn sư đệ. Chị không sao cả. Có điều Trường-sa thất thủ. Quân sĩ phần tử trận, phần tuẫn tiết hết rồi.
Bà vào trướng, nhắm mắt dưỡng thần một lúc, rồi thuật lại trận hồ Động-đình.
....
Trong khi Đào Kỳ, Phương-Dung đem đạo binh Quế-lâm, Phù-đổng đánh luiĐinh Công-Thắng, Triệu Anh-Vũ. Phật-Nguyệt cùng các tướng rờiPhiên-ngung phi ngựa như bay về Trường-sa. Bà cho mời các chúa tướng đến thượng nghị.
Bà thăng trướng nói:
– Tình hình nguy ngập. Quang-Vũ khởi quân nghiêng nước, dốc toàn bộ lựclượng các châu Từ, Dự, U, Tinh, Ký, Lương, Ích, thêm quân Trường-anquyết diệt Lĩnh-Nam. Hiện đại bản dinh Quang-Vũ đóng ở Kinh-châu, đốidiện với chúng ta. Ấy là chưa kể Vũ-kị đại tướng quân An Đức-Huy thốnglĩnh hai mươi vạn binh của hoàng-đế. Chúng ta phải đối trận với năm mươi vạn quân.
Từ sau trận hồ Động-đình, sư trưởng Thần-ngao Vi Đại-Nham tuổi đã bảymươi lăm, được Trưng Đế phong cho làm Pháp-hải hầu. Vì vậy người ta gọikhông gọi ông là Vi Đại-Nham nữa, mà gọi là Vi Pháp-Hải. Ông đứng dậynói:
– Chúng ta có bốn vạn thủy binh. Đạo Hán-trung có năm vạn người ngựa.Cộng với quân địa phương hai vạn. Tổng cộng mười một vạn. Như vậy mộtngười chúng ta phải đánh với năm người Hán.
Tiên-yên nữ hiệp nói:
– Đánh thì chúng ta không sợ. Có điều đánh xong, chúng ta không có người bổ xung. Nguồn bổ xung tráng đinh của Quế-lâm tuyệt rồi. Vì cácLạc-hầu, Lạc-công Hán theo Quang-Vũ hết. Lương thảo chúng ta cũng khôngđược tiếp tế nữa. Lương trong thành Trường-sa chỉ đủ nuôi quân trongvòng hai tháng.
Nguyễn Tam-Trinh hỏi:
– Trưng-đế cho chúng ta toàn quyền quyết định, được đánh hay bỏ Trường-sa. Bây giờ chúng ta đánh hay rút?
Đào Hiển-Hiệu quyết định:
– Đánh! Sư bá cùng các sư tỷ, sư huynh muốn rút cứ rút. Anh em cháu quyết chiến đến cùng, rồi chết với Trường-sa.
Đào Quí-Minh cũng nói:
– Trưng-đế chỉ dụ "Đạo làm tướng phải giữ khí tiết. Tướng được giao giữthành thì tướng là thành, thành là tướng". Chúng cháu quyết chết vớithành Trường-sa và hồ Động-đình.
Phật-Nguyệt cầm kiếm lệnh để lên bàn:
– Hiển-Hiệu, Quí-Minh, về tuổi tác hai em nhỏ hơn chị. Về công vụ chị là chúa tướng. Hai em phải nghe lời chị. Chúng ta đánh một trận, rồi rútvề giữ Giao-chỉ. Các em với chị thuộc thần dân Âu-Lạc. Lãnh địa Âu-Lạckhông có Nam-hải, Quế-lâm, Tượng-quận.
Đào Hiển-Hiệu khổ sở:
– Tượng-quận mất, Tượng-quận tam-anh tuẫn quốc. Phái Sài-sơn, sư bá Đặng Đường-Hoàn, cùng Đào thị tam hùng đều tuẫn quốc. Phái Cửu-chân thiệtmất đại sư bá Đinh Xuân-Hoa. Toàn quân đoàn sáu Tây-vu nguyện đổ máu,đền nợ Quốc-tổ. Bây giờ đến lượt bọn em. Chúng em đã quyết rồi.
Ông hỏi Đào Nhị-Gia:
– Sư huynh với quân đoàn bảy Tây-vu thế nào?
Sún Hô cười lớn:
– Còn thế nào nữa? Ta được sư phụ thu làm đệ tử. Ta quan hệ với cảTây-vu lẫn Cửu-chân. Võ đạo cả hai không cho ta bỏ đất cho giặc. Đầu tacó thể rơi, chứ ta không chấp nhận để một thước đất cho ngoại bang,
Phật-Nguyệt ngửa mặt lên trời than:
– Khi ta nhận chức tổng trấn khu Trường-sa hồ Động-đình, Trưng-đế chỉ dụ "Các tướng sĩ đều có kỷ luật, khí tiết. Song đối với đệ tử Tây-vu,Cửu-chân, yêu nước quá khích, đôi khi thành cương ngạnh". Bây giờ ta mới hiểu.
Đào Quí-Minh thở dài:
– Chết ai mà không sợ? Bọn em cũng sợ chết lắm chứ. Nhưng có nhiều cáiđáng sợ hơn cái chết, đó là bỏ đất, bỏ dân cho giặc. Sư tỷ cứ ban lệnh.Chúng em xin tuân theo. Nhưng chúng em không bước chân khỏi đấtTrường-sa. Thế thôi.
Công-chúa Vĩnh-Hòa nói với Quí-Minh:
– Anh Quí-Minh! Võ công em tuy không làm bao song em cũng quyết cùngchết với anh. Em là người Hán, là công chúa. Song phận gái chữ "tòng".
Phật-Nguyệt nhìn Nguyễn Thành-Công, Tiên-yên nữ hiệp rồi than:
– Cao nhân phái Cửu-chân có thể nói cho Hiển-Hiệu, Quí-Minh nghe hiệnchỉ còn Bắc-bình vương Đào Kỳ mà thôi. Để cháu viết thư cho Đào Kỳ giảiquyết vụ này.
Bỗng quân vào báo:
– Thuần-chính hoàng thái-hậu giá lâm.
Các tướng Tây-vu ngơ ngác không biết Thuần-chính hoàng thái-hậu là ai. Phật-Nguyệt giải thích:
– Chính là sư tỷ Hoàn Thiều-Hoa đấy.
Bà vội dẫn các tướng ra ngoài tiếp đón. Bà hô các tướng hành đại lễ. Hoàng Thiều-Hoa xua tay:
– Sư bá cùng các sư muội, sư đệ miễn lễ. Hãy quên cái tước hoàng thái-hậu đi. Tôi đến đây với tư cách một đệ tử Cửu-chân.
Phật-Nguyệt kính cẩn mời Thiều-Hoa vào trướng, bà hỏi:
– Đại ca Tự-Sơn đâu?
– Đại ca Tự-Sơn đi tu, đạo hiệu là Tử-Lăng. Đại ca xấu hổ, không dámmang họ Trần, vì sợ ô uế tên của Phương-chính hầu Trần Tự-Minh. Đại cagiữ họ Nghiêm. Bây giờ là Nghiêm Tử-Lăng. Đại ca cùng tôi đang ngao duthắng cảnh. Được tin Quang-Vũ khởi binh nghiêng nước diệt Lĩnh-Nam. Tôixin đại ca trở về nắm vận mệnh đất nước, chống Hán.
Bà thở dài:
– Từ khi Hàn thái-hậu chết. Đại ca sinh chán đời, không thiết thế tụcnữa. Vì vậy tôi nói, đại ca không nghe. Tôi lạy tạ đại đa bốn lạy, xintạm "nghỉ" nhiệm vụ làm vợ, trở về Lĩnh-Nam làm nhiệm vụ của đệ tửCửu-chân và con cháu Âu-Cơ. Tôi đến đây trợ chiến với sư bá và các em.
– Sư phụ, sư mẫu, sư thúc đều tuẫn quốc. Sư thúc Đinh Đại, đại sư caTrần Dương-Đức ở xa. Ta là người có vai vế lớn nhất của phái Cửu-chân ởđây. Các sư đệ phải tuân lệnh ta. Đánh một trận, rồi rút về Giao-chỉ.
Hiển-Hiệu, Quí-Minh, Đào Ngũ-Gia líu ríu nói:
– Bọn đệ xin tuân lệnh sư tỷ.
Phật-Nguyệt đã từng nghe nói đệ tử Cửu-chân vốn cương nghạnh, nhưng khinhững người trưởng thượng ra lệnh, không bao giờ họ giám cãi. Hôm naygặp thái độ cứng nhắc của anh em họ Đào, bà cảm thấy bất lực. Không ngờThiều-Hoa xuất hiện, chỉ nói một câu mà hiệu nghiệm như vậy.
Thiều-Hoa tiếp:
– Hán kéo binh làm ba đạo: Đạo từ Kinh-châu vượt sông sang đây. Đạo vượt sông ở Hạ-khẩu. Đạo vượt sông ở Công-an. Vậy chúng ta hãy phá đạo vượtKinh-châu trước. Không biết đạo này do ai chỉ huy?
Đào Hiển-Hiệu đáp:
– Do ba anh em ruột của Mã Viện là Mã Anh, Mã Huống, Mã Dư.
Phật-Nguyệt bưng ấn kiếm trao cho Hoàng Thiều-Hoa:
– Em xin trao ấn kiếm, để sư tỷ chỉ huy.
Hoàng Thiều-Hoa do dự, định từ chối. Song bà nghĩ, nếu mình ra lệnh, đám Hiển-Hiệu, Quí-Minh, Ngũ-Gia sẽ phải răm rắp tuân theo. Bà cầm ấn kiếmphát lệnh:
– Chúng ta cần đánh một trận lấy thắng, rồi rút lui. Vì vậy bỏ trống hai mặt Hạ-khẩu, Công-an. Lần trước Mã Viện bị bại vì hai đạo binh từHạ-khẩu, Công-an kéo về. Lần này tất y đổ binh sang hai vùng đó nhiềuhơn.
Các tướng đều gật đầu tỏ ý phục lý luận của bà. Bà tiếp:
– Trước khi xuất quân, cần chuẩn bị đường rút lui. Vậy các sư đệ TrầnQuốc-Lực, Trần Quốc-Uy, Trần Quốc-Dũng, Vi Lan đem theo sư Thần-longphục trên đường từ hồ Động-đình về Trường-sa. Nếu thủy binh giặc đuổitheo thủy binh ta vào Tương-giang, các sư đệ phục Giao-long binh đụcthuyền chúng.
Bà gọi Đào Quí-Minh:
– Em trấn thành Trường-sa, cho chuyên chở tất cả lương thực, tài vật lên thuyền, chờ sẵn. Khi đoàn chiến thuyền của chúng ta từ Động-đình rút về sẽ cùng rút một thể. Trước khi rút, đem cờ trắng treo la liệt khắp mặtthành. Các cổng thành mở rộng.
Quí-Minh hỏi:
– Như vậy để làm gì?
– Mã Viện vốn đa nghi. Y bị Phật-Nguyệt lừa ở hồ Động-đình. Sau này bịĐào Nhất-Gia lừa ở Nam-hải. Cuối cùng bị Thánh-Thiên lừa ở Đông-khê. Bây giờ ta kéo cờ trắng, mở cổng thành. Tất y nghĩ ta dùng kế không thành,không dám tiến quân. Như vậy ta trì hoãn được bước tiến một ngày.
Bà gọi Xích-Hầu tướng. Từ sau trận hồ Động-đình, Xích-Hầu được phongtước Lôi-chấn hầu. Vì vậy từ đó chàng thường được gọi là Lôi-chấn:
– Phía nam thành Trường-sa bốn mươi dặm, chỗ ngã ba Tương-giang vớiLiên-thủy có khu rừng rậm. Sư đệ phục sư Thần-hầu ở đây. Dùng gỗ, đá lăn cản đường tiến quân của Mã Viện, rồi rút lui. Dọc đường treo thực nhiều cờ trắng làm nghi binh.
Bà gọi Vi Pháp-Hải (Vi Đại-Nham):
– Lão tướng đem sư Thần-ngao phục ở ngã ba Tương-giang, Lục-thủy, dùngThần-ngao đánh vào quân Mã Viện. Chỉ cần cản trở y nửa ngày, rồi rútlui. Trên đường rút lui treo thực nhiều cờ trắng làm nghi binh.
Bà gọi Đào Hiển-Hiệu:
– Sư đệ đem bản bộ binh mã cùng sư Thần-tượng, hổ, báo kéo cờ trắng ởkhu rừng ngã ba Tương-giang với Mễ-Giang. Mã Viện bị nghi binhTrường-sa, Liên-thủy, Lục-thủy, chắc bấy giờ y không tin nữa, tiến binhlên. Sư đệ tung Thần nỏ, hổ, báo, tượng đánh y. Y bị bất ngờ, ắt bỏchạy. Sư đệ không nên đuổi theo, rút thẳng về Linh-lăng.
Bà nói với Nguyễn Thành-Công, Tiên-yên nữ hiệp, Phật-Nguyệt:
– Bây giờ đến lượt chúng ta. Chúng ta mang hải đội hồ Động-đình dàn rabờ nam Trường-giang, chờ quân Hán. Hiện chúng ta có năm vạn thủy quân.Hán có mười vạn. Chúng sẽ đem thêm bộ binh. Chúng ta đón đánh chúng ngay trên Trường-giang. Chúng ta chia binh làm bốn cánh:
° Cánh thứ nhất ta đích thân chỉ huy, với Cao Cảnh-Anh, Sún Hô, Trâu Trắng, Nguyễn Nhân.
° Cánh thứ nhì sư bá Tiên-yên, Cao Cảnh-Hùng, Trâu Lồng, Nguyễn Nghĩa.
° Cánh thứ ba sư bá Nguyễn Tam-Trinh, CCao Cảnh-Hào, Trâu Mập, Nguyễn Lễ.
° Cánh thứ tư Phật-Nguyệt, Cao Cảnh-Kiệt, Trâu Ngáp, Nguyễn Trí.
° Nguyễn Tín chỉ huy đoàn chiến thuyền chở Thần-phong, Thần-nỏ ở phíasau. Khi được lệnh, cho tiến lên yểm trợ. Chúng ta đánh một trận, rồirút vào hồ Động-đình. Tới giữa hồ chúng ta mới đánh thực sự. Sau khi phá thủy quân Mã Viện. Chúng ta rút vào Tương-giang, về Trường-sa.
Bà ngưng lại cho các tướng theo dõi kịp, tiếp:
– Khi rút, thì ba cánh rút theo Tam-sơn, một cánh rút theo Quân-sơn.Cánh Quân-sơn phải ngưng lại cản giặc từ Hạ-khẩu tiến về. Đợi ba cánhdiệt thủy quân giặc, bấy giờ cùng rút. Cánh này rất nguy hiểm. Khôngbiết ai tình nguyện?
Tiên-yên nữ hiệp, Nguyễn Tam-Trinh, Phật-Nguyệt đều tình nguyện. Hoàng Thiều-Hoa nói:
– Vậy thì chúng ta rút thăm.
Nguyễn Tam-Trinh rút trúng. Hoàng Thiều-Hoa nói:
– Sau khi đại chiến trên sông Trường-giang. Sư bá đem cánh thứ ba rút về hướng hồ Quân-sơn. Giặc tất đuổi theo. Sư bá dừng lại trên Quân-sơn cản giặc. Bấy giờ cánh quân Hạ-khẩu cũng sẽ vượt sông tiến về. Sư bá phảitử chiến với cả hai đạo quân.
Nguyễn Tam-Trinh khảng khái:
– Ta có một vạn quân, phải đại chiến với năm vạn quân. Song đã là anhhùng ta há sợ sao? Ta hứa cầm cự cho đến khi cháu phá được giặc trên hồ, mới rút lui.
Các chiến thuyền nhổ neo, dương buồm vượt hồ đi về phương Bắc.Phật-Nguyệt nhìn lên núi Tam-sơn, lòng đầy thương cảm. Mới hôm nào đâybà cùng Trưng Nhị, Hồ Đề, Trần Năng, Sa-Giang, Lại Thế-Cường đánh chiếmTrường-sa rồi hành hương di tích, Quốc-tổ, Quốc-mẫu. Bấy giờ nàng chỉ là một võ tướng. Bây giờ nàng cầm đại quân. Lần vượt hồ du ngoạn lòng thơthới, ngụt hy vọng. Bây giờ nàng thấy tương lai đất nước tối đen, khôngbiết sẽ đi về đâu? Những tướng sĩ cùng bà đang nói nói, cười cười. Không biết mai này trở về còn những ai? Nhớ lời Tăng-Giả Nan-Đà nói:
"Đời này đều vô thường. Những gì diễn ra hôm nay tích lũy "nghiệp, quả"từ bao kiếp trước. Con người tài hoa, bôn ba mấy cũng không thoát khỏi.Muốn rời thế giới Ta-bà chém giết này, chỉ có một đường tu hành, sau khi chết, về thế giới Cực Lạc".
Không biết giờ này Tăng-Giả-Nan-Đà ở đâu ? Phương-Dung nói, hôm Lê Chânsắp chết, ngài có đến bản dinh Thánh-Thiên qui y cho. Ngài nói rằng:
"Khi người ta sắp chết, không nên sợ hãi. Tĩnh trí, "tứ đại giai không". Nếu chết trên đầu, dần xuống tới chân, kiếp sau thác sinh vào loài cầmthú. Còn ngược lại chết phần chân trước rồi lên tới đầu, sẽ được thácsinh lên thế giới Cực-lạc. Giờ này hẳn Lê Chân đang ở thế giới Cực-lạcrồi đây.
Những lời khảng khái của đám đệ tử Đào gia làm bà thở dài tự nghĩ:
– Trưng-đế truyền chỉ bảo ta trấn thủ hồ Động-đình. Bây giờ bảo ta tùy ý quyết định rút hay giữ. Giữ chắc chắn không được. Vậy ta rút quân vềgiữ Giao-chỉ. Song ta quyết một người một kiếm, giết quân Hán đến khisức cùng, lực kiệt, rồi chết. Cứ tình hình này, bọn Hiển-Hiệu, Quí-Minh, Sún Hô đều tử chiến, không lui. Ta tưởng ra lệnh cho chúng rút, rồi ởlại chết một mình. Bây giờ có Thiều-Hoa chỉ huy quân rút lui. Ta có thểcùng chết với chúng được rồi đây.
Có tiếng đàn thánh thót từ đâu đó vọng lại. Bà nhìn sang thuyền bêncạnh. Nguyễn Tam-Trinh cùng đám đệ tử Mai-động đang tấu nhạc. Bà nghĩthầm:
– Trưng sư tỷ khen Nguyễn Tam-Trinh là người bác học bậc nhất Lĩnh-Nam,"Văn thành, võ đức". Người chế ra môn vật, dạy cho đệ tử. Trước hoàncảnh, chín phần chết, một phần sống, mà người vẫn bình thản cùng đệ tửtấu nhạc. Quả thực đại hào kiệt khó thấy trên đời.
Thuyền tới bờ sông Trường-giang. Sông rộng mênh mông, sóng gào, giólộng, trời kéo mây đen. Cờ Lĩnh-Nam bay phất phới. Các chiến thuyền dàntrận sẵn, rồi neo vào bờ. Bà định gọi Trâu Lồng truyền lệnh, thì thấy nó đã leo lên chót vót cột buồm nhìn sang bên kia sông, quan sát độngtĩnh.
Thiều-Hoa đứng trên soái thuyền, nhìn trại Hán đóng san sát, dài từCông-an, tới Hạ-khẩu. Chiến thuyền đóng làm ba khu. Bà tự cảm thán:
– Nếu dân Lĩnh-Nam bằng một phần năm dân Hán, ta thừa sức đánh chiếmTrung-nguyên, lật đổ nhà Hán. Ngặt vì dân Lĩnh-Nam chỉ bằng một phần hai mươi dân Hán. Quân Mã Viện đông gấp hai mươi quân ta. Ta mới phải lolắng thế này!
Trên trời, Thần-ưng bay lượn tuần phòng nghiêm mật. Suốt hai ngày khôngcó tin tức gì. Đến sáng thứ ba. Đào Nhị-Gia chỉ sang bên kia sông nói:
– Chúng vượt sông. Kìa! Các chiến thuyền đã chuyển động.
Hoàng Thiều-Hoa cho thổi một hồi tù và hiệu lệnh. Chiến thuyền dàn ralàm bốn cánh. Bên trái là Phật-Nguyệt, bên phải là Tiên-yên nữ hiệp.Thiều-Hoa ở giữa. Phía hạ lưu là Nguyễn Tam-Trinh.
Hoàng Thiều-Hoa cầm cờ phất lên ra lệnh. Lập tức các trống đồng trên chiến thuyền cùng đánh một lượt.
Từ bên kia sông, chiến thuyền Hán chia thành ba đội, dàn hàng, căng buồm lướt sóng, vượt Trường-giang. Mây quang, nắng chói chang. Đoàn chiếnthuyền Lĩnh-Nam bất động. Trong khi đoàn chiến thuyền Hán từ từ tiếntới. Hai dặm, rồi một dặm, rồi... hai trăm trượng.
Cờ đỏ từ các soái thuyền phất lên. Thần nỏ Âu-Lạc tứ hùng nạp tên vàocung. Cánh cung lượn cong như trăng mồng hai. Mũi tên xé gió bay tới.Các tướng Hán nghe tiếng tên rú, đồng báo hiệu cho nhau chuẩn bị gạttên. Song mũi tên bay quá cao với đầu người. Tên trúng vào các dây căngbuồm. Phựt, phựt, phựt, loạt tên đầu của Tứ-hùng bắn ra, tiện đứt mườisáu dây cột buồm của mười sáu chiến thuyền lớn đi hàng đầu. Vì lối bắncủa Tứ-hùng, một lúc từ bốn tới mười hai mũi hướng vào nhiều mục tiêukhác nhau. Dây căng buồm đứt. Các chiến thuyền đi hàng đầu quay ngang.Quân sĩ náo loạn.
Tiếng tên bay vẫn rú như cú rúc, lại một loạt chiến thuyền Hán bị đứtdây căng buồm quay ngang. Tướng tổng chỉ huy là Mã Anh. Y hô lớn:
– Chèo thuyền, tiến lên. Giữ nguyên đội hình.
Các đội thủy thủ Hán xuất trận lần này toàn những người kinh nghiệmchiến đấu lâu năm. Dù thuyền quay ngang, chúng vẫn giữ được kỷ luật,hàng ngũ không rối loạn.
Các tướng Hán mải đốc thúc quân sĩ chèo thuyền, giữ lại hàng lối, khôngđề phòng. Tứ-hùng bắn một loạt tên thấp. Một lúc hai mươi tên vừa tướng, vừa thuyền trưởng trúng tên ngã lộn xuống sàn thuyền. Tiếp theo tiếngrú như cú kêu đêm khuya. Các dàn Nỏ-thần bắn những mũi tên to bằng cổtay. Tên từ trên trời rơi xuống trúng giữa chiến thuyền. Mỗi mũi rơixuống, một hay hai người chết. Đầu mũi tên tẩm dầu, đốt lửa. Phút chốcnhiều chiến thuyền Hán bốc cháy.
Mã Anh hô lớn:
– Cho thuyền lao vào đội hình Lĩnh-Nam!
Hoàng Thiều-Hoa cầm cờ phất. Đội chiến thuyền Lĩnh-Nam tự tách làm đôi.Các chiến thuyền chở Nỏ-thần từ phía sau vọt lên trước. Cao Cảnh-Kiệtdương cung bắn vào một chiến thuyền Hán đi đầu. Viên tướng chỉ huy bịtrúng ngực, chết tươi. Mũi tên của Cảnh-Kiệt có mục đích chỉ mục tiêucho các dàn Nỏ-thần. Nỏ-thần nã vào chiến thuyền đó. Hầu như quân sĩtrên thuyền bị bắn ngã hết. Cứ như vậy một lúc sau, trên hai mươi chiếnthuyền Hán bị tiêu diệt.
Các chiến thuyền đã lẫn vào nhau. Phật-Nguyệt đứng đầu mũi thuyềnLĩnh-Nam. Bà vọt người lên cao, tà tà đáp xuống giữa chiến thuyền Hán.Ánh kiếm loé lên, đầu viên tướng Hán đã rơi xuống sông. Thây y chưa đổxuống, đã đến lượt hơn chục tên khác. Các chiến sĩ Việt theo sau bà.Đánh được chiến thuyền này, chuyển sang chiến thuyền khác. Bà đang tunghoành như chỗ không người. Bỗng bà cảm thấy như bị ai đánh trộm. Bà vọtngười lên cao tránh. Thanh đao đánh trộm cắm sâu vào ván thuyền. Từ trên cao, bà nhận ra người đánh trộm mình là Chu Long, đứng đầu Liêu-đông tứ ma.
Trong khi đáp xuống, kiếm của bà lia ngang vào cổ Chu Long. Chu Long xỉa kiếm định chặt chân bà. Song kiếm của bà đã tới trước. Y vội thu kiếmvề đỡ, thì kiếm của bà đã chỉa vào cổ. Y lộn một vòng, rơi tõm xuốngsông.
Phía bên kia, Hoàng Thiều-Hoa, Tiên-yên nữ hiệp đã giết được viên tướngHán chỉ huy đội. Trận tuyến Hán rối loạn lên. Mã Anh đứng trên cao, cầmcờ phất. Lập tức từ bên kia sông. Năm đội chiến thuyền nữa, vừa đánhtrống vừa vượt sông sang tiếp viện.
Thủy đội của Nguyễn Tam-Trinh đối diện với Vương Hùng. Ông bảo CCao Cảnh-Hào, Trâu Mập:
– Hào nhắm bắn Vương Hùng liên tiếp, không để cho y trở tay. Trâu Mập cho Thần-ưng đánh y. Ta vừa đánh vừa lui.
Ông cầm ống tiêu để lên miệng thổi bản Động-đình ca. Tiếng tiêu pha nội lực truyền đi rất xa. Vương Hùng ngơ ngác tự hỏi:
– Bọn Lĩnh-Nam dở trò gì đây?
Vừa lùc đó, tiếng tên xé gió bay tới. Y rút kiếm gạt. Choang một tiếng,ánh lửa toé ra. Tên rơi xuống sông. Cánh tay Vương Hùng cảm thấy ê ẩm.Vì tên của Cao Cảnh-Hào bằng thép. Y còn đang ngỡ ngàng, thì ba viêntướng đứng cạnh y kêu lên những tiếng thảm thiết rồi ngã lăn xuống sànthuyền. Ba người đều bị tên trúng giữa trán, xuyên qua óc. Tuyệt ở chỗtên đều trúng vào cùng một bộ vị.
Vương Hùng cho chiến thuyền tiến lên. Chiến thuyền Lĩnh-Nam lùi dần vềphía hạ lưu. Trong khi đó Cao Cảnh-Hào tiếp tục bắn tên. Chỉ lát sau,trăm năm mươi chiến thuyền của y, đều bị đứt dây căng buồm. Thuyềntrưởng hầu như tử trận. Y nhìn sang trận Lĩnh-Nam: Nguyễn Tam-Trinh vẫnthổi tiêu. Tiếng tiêu liên miên bất tuyệt. Cao Cảnh-Hào lại dương cung.Vương Hùng cầm kiếm chuẩn bị gạt, từ trên trời đoàn Thần-ưng lao xuốngtấn công. Y quay kiếm đánh Thần-ưng, thì Cao Cảnh-Hào buông tên. Tên xégió bay tới. Y hoảng kinh vọt người lên cao tránh khỏi.
Hoàng Thiều-Hoa cầm cờ xanh phất lên. Các chiến thuyền Lĩnh-Nam từ từrút lui. Một hồi sáo tỉ tê nỉ non vọng lại. Hắc-Phong công chúa chochiến thuyền tiến lên. Đoàn ong bầu bay ngập trời, thình lình nhào xuống tấn công. Quân Hán náo loạn cả lên. Chúng ôm đầu bỏ chạy vào khoang.
Mã Huống hô lớn:
– Đốt lửa lên.
Lần trước, Mã Viện bị thất bại vì sư Thần-phong. Cho nên lần này y đãchuẩn bị sẵn cỏ khô, mồi lửa chống Thần-phong. Lửa đốt lên, khói bốc mịt mù, đội ong bầu biến mất trên nền trời.
Đứng trên cao, Đào Ngũ-Gia cầm tù và thổi. Thần-ưng từ các cây ven sôngcất cánh bay lên. Trâu Trắng, Trâu Lồng, Trâu Mập, Trâu Ngáp cầm cờ chỉhuy. Thần-ưng lại lao xuống tấn công. Quân Hán vừa bị ong đốt, dùng lửađuổi ong, khói bay mịt mờ, thành ra bị Thần-ưng đánh, không biết đườngtránh.
Chúng vội vàng tắt lửa, chia quân thành từng đội. Cứ một người chốngThần-ưng, một người chiến đấu. Hàng ngũ vừa chỉnh đốn, đoàn chiến thuyền Lĩnh-Nam đã rút vào hồ Động-đình.
Mã Anh tổng chỉ huy cuộc thủy chiến. Y vọt người sang thuyền Chu Long bàn định. Chu Long nói:
– Tôi thấy Lĩnh-Nam có vẻ dụ địch. Không biết có nên đuổi theo không?
Mã Anh đáp:
– Tôi không tin. Vì Phùng Đức, Sầm Anh vượt qua Công-an, Hạ-khẩu. DânHán mở rộng trang ấp đón vào. Họ cho biết Vương Bá đã chiếm gần hết tâyvà nam Quế-lâm. Phật-Nguyệt đang cho rút quân khỏi Trường-sa. Chúng tacứ đuổi theo. Dù có phục binh, quân chúng ta đông gấp mười, há sợ chúngsao?
Mã Anh cho đội chiến thuyền của hai em là Mã Huống, Mã Dư đi trước. Y tiếp theo. Chu Long đi đoạn hậu.
Chiến thuyền Lĩnh-Nam nhanh chóng di chuyển vào hồ Động-đình. Đến phíanam hồ dàn thành trận thế. Còn Mã Anh, dù tin tưởng vào số quân đôngđảo, y vẫn cho chiến thuyền tiến chậm chạp. Vô tình lối tiến chậm chạp,dễ cho đội Giao-long binh ra tay.
Đoàn chiến thuyền Hán kéo vào hồ, chia thành mười đội. Hoàng Thiều-Hoa đứng trên đỉnh soái thuyền đếm. Bà nói với Cao Cảnh-Anh:
– Sư đệ! Chúng ta có một trăm năm mươi chiến thuyền. Trong khi Hán tớichín trăm. Phải cẩn thận lắm. Nếu không sẽ bị chúng bao vây.
Phật-Nguyệt từ soái thuyền của bà đến soái thuyền Hoàng Thiều-Hoa. Bà đưa ý kiến:
– Bây giờ chúng ta dàn ba đội. Mỗi đội phải đấu với sáu đội của địch. Ta dùng đội Nỏ-thần tiêu diệt từng đội của chúng.
Hoàng Thiều-Hoa lắc đầu:
– Sư muội chưa hiểu nhiều về chiến thuật Hán. Nếu ta đánh như vậy, cóthể tiêu diệt được ba, bốn đội của chúng. Song những đội kia sẽ bao vâycác đội của ta. Ta không còn đường rút nữa. Bây giờ chúng ta vừa đánhvừa chạy. Dùng Thần-ưng, Thần-phong, Thần-nỏ phối hợp nhịp nhàng. Đợiđội Giao-long binh ra tay.
Phật-Nguyệt trở về chiến thuyền của bà. Chiến thuyền Hán, Việt đã dàn ra đối diện với nhau. Hoàng Thiều-Hoa nhìn các tướng đứng đầu. Bà chửithầm:
– Ngoài tên Mã Anh còn có Mã Huống, Mã Dư với Liêu-đông tứ ma. Ba tên họ Mã võ công không cao, song chúng dùng binh rất giỏi. Còn ngược lại,Liêu-đông tứ ma võ công cực cao, mà dùng binh lại dở. Ta cần giết ba tên họ Mã.
Bà nói với Cao Cảnh-Anh:
– Sư đệ truyền lệnh ta tới Thần-nỏ Âu-lạc tứ hùng: Bằng mọi giá phảigiết chết ba tên họ Mã, để trừ hậu hoạn cho Lĩnh-Nam. Bản lĩnh dùng binh của chúng không thua gì Mã Viện đâu.
Cao Cảnh-Anh vâng lời.
Chiến thuyền Hán tứ từ tiến tới. Trên thuyền đã chuẩn bị sẵn cỏ khô đốiphó với Thần-phong. Chuẩn bị lá chắn đối phó với Nỏ-thần. Binh sĩ đượcchia thành cặp, để đối phó với Thần-ưng. Phật-Nguyệt than:
– Bọn chúng đã chuẩn bị sẵn. Trận này khó mà thắng được chúng.
Chiến thuyền Hán vào tầm Thần nỏ. Cao Cảnh-Anh phất cờ ra lệnh. Thần-nỏbắn sang từng loạt. Mỗi loạt hàng trăm mũi tên loại lớn. Tên loại lớn to bằng bắp tay, đầu cuộn vải tẩm dầu, đốt lửa. Tên rú lên rơi xuốngthuyền Hán. Nhiều thuyền bốc cháy, khói lên mịt mù. Mã Anh cho lệnhchiến thuyền xông vào. Thiều-Hoa lui, giữ khoảng cách hai bên một tầmtên Thần-nỏ.
Cuộc đuổi nhau trên hồ ước hơn giờ.
Liệu chừng quân Hán mệt mỏi. Thiều-Hoa vẫy tay ra lệnh. Hắc-Phong côngchúa cầm tiêu thổi lên. Thần-phong bay rợp trời thình lình tấn công.Quân Hán ôm đầu chạy. Khi chúng đốt lửa lên, thì đoàn Thần-phong biếnmất. Đoàn Thần-ưng đánh xuống.
Trong lúc khói bay mịt mờ, quân Hán náo loạn. Thần tiễn Âu-Lạc tam-hùngđứng trên cột buồm cao bắn sang. Các tướng Hán bị khói che lấp khôngnhìn rõ. Bị tiếng ưng reo không nghe thấy, trúng tên tứ hùng bắn ngã lộn xuống hồ. Phút chốc hầu như các thuyền trưởng đều tử trận.
Thình lình thủy quân Hán la hoảng, vì đáy thuyền bị thủng. Nước tràn vào ào ào. Quân sĩ kinh hoàng nhảy khỏi chiến thuyền. Bấy giờ đoànThần-phong bay sang tấn công một đợt, bay lên rồi đến lượt Thần-ưng đánh xuống. Thần-ưng bay lên, Thần-nỏ bắn sang. Sún Hô cầm cờ chỉ huy phốihợp nhịp nhàng.
Các chiến thuyền Hán, bị chìm phân nửa. Quân sĩ bị nỏ, ong, ưng đánhchìm xuống hồ. Một số sống sót bơi đến các chiến thuyền chưa bị chìm.Chúng vừa được vớt lên, thì chính thuyền đó lại bị chìm.
Đoàn chiến thuyền Hán từ từ rút ra giữa hồ. Đoàn chiến thuyền Lĩnh-Namlại đuổi theo. Thình lình một quái vật từ dưới hồ vọt người lên cao nhưcá chép vượt sông. Quái vật đó xớt cổ Mã Huống như con đại bàng vồ mồi,nhào xuống nước. Tướng sĩ Hán la hoảng. Thiều-Hoa tinh mắt nhận ra quáivật đó chính là Nguyễn Nhân.
Cứ thế anh em Nguyễn Nhân, Nghĩa, Trí, Tín vọt lên xớt tướng Hán đem xuống đáy hồ mất tích.
Trâu Trắng đứng trên cột buồm nói vọng xuống:
– Chị Thiều-Hoa! Có hai đạo thiết kị Hán từ Bắc đang vòng qua bờ hồ phía đông và tây. Dường như định đánh bịt phía sau mình.
Hoàng Thiều-Hoa thấy các chiến thuyền Hán tuy bị chìm, bị chết hơn mộtnửa, mà chủ lực vẫn chưa bị tan. Mã Anh đang rút về phía Tam-sơn.
Thiều-Hoa cho lệnh rút quân vào Tương-giang. Bà bảo Sún Rỗ:
– Em cho Thần-ưng báo với sư bá Nguyễn Tam-Trinh rằng nhiệm vụ hoàn tất. Phải rút lui ngay.
Nguyễn-Tam-Trinh vừa đánh vừa lui về hồ Quân-sơn. Vương Hùng, Mã Dư thúc quân đuổi theo. Tới hồ Quân-sơn, ông mới cho dàn quân, dùng Thần-nỏloại lớn bắn sang thuyền Hán. Một lát, thủy đội của Vương Hùng vào hồ,dàn quân đối diện với ông. Ông bảo con trai là Nguyễn Lễ:
– Con cho đội Giao-long đục thuyền giặc đi.
Nguyễn Lễ cùng đội Giao-long, ra phía sau thuyền, tụt xuống hồ.
Thần-nỏ cứ bắn cầm chừng sang thuyền Hán. Hai đoàn chiến thuyền cách nhau một dặm, rồi ba trăm, hai trăm, một trăm trượng.
Nguyễn Tam-Trinh phất cờ. Thuyền chở Nỏ liên châu tiến lên, bắn sangthuyền Hán. Quân Hán dùng lá chắn hộ thân. Nỏ liên châu bắn đến ba loạt, mà chỉ giết được hơn bốn trăm tên.
Trâu Mập đứng trên đỉnh chiến thuyền, cho lệnh Thần-ưng đánh xuống. Cứthế, Hán đuổi, Việt lui dùng Thần-nỏ, Thần-ưng cản đường. Giữa lúc chiến thuyền Hán sắp đuổi kịp chiến thuyền Việt, thì thủy thủ Hán la hoảng,vì thuyền bị lủng đáy, nước tràn vào. Loạt đầu ba mươi chiếc bị chìm,Vương Hùng, Mã Dư dừng lại, vớt các thủy thủ của thuyền chìm lên. Lợidụng lúc đó Thần-nỏ bắn sang từng loạt. Mỗi loạt hàng trăm người lộnxuống hồ.
Vương Hùng bảo Mã Dư:
– Tướng quân chỉ huy. Tôi phải xuống giết tụi đục thuyền.
Y nhảy ùm xuống hồ. Không khó nhọc, y thấy một toán Giao-long binh đangđục thuyền. Y vung kiếm đánh. Đám Giao-long binh quay lại vây y. BọnLiêu-Đông tứ ma vốn thạo thủy chiến, một mình Vương Hùng đánh với độiGiao-long binh. Y vẫn không sờn. Một vài Giao-long binh bị giết, máuloang mặt nước.
Trong khi đó trên mặt hồ, hai thủy đội Việt, Hán đã lẫn vào nhau. Cuộcchém giết, bất phân thắng bại. Nguyễn Tam-Trinh bảo Trâu Mập:
– Cháu cho Thần-ưng tấn công Mã Dư. Để sư bá bắt sống nó.
Trâu Mập phất cờ ra lệnh, Thần-ưng lao xuống tấn công Mã Dư. NguyễnTam-Trinh vọt người sang chiến thuyền Hán. Mã Dư thấy ông tới gần. Yphóng chưởng tấn công. Ông vọt người lên cao tránh khỏi. Y đổi hướng,cho chưởng đánh theo ông. Ông vung chưởng đánh xuống.
Nguyên bản lĩnh Nguyễn Tam-Trinh đã ngang với Trần Tự-Sơn. Mấy năm qua,ông ra sức luyện tập. Tuy nhiên Mã Dư võ công không phải tầm thường. Hai người đấu trên trăm hiệp. Thình lình Mã Dư đánh một chưởng như vũ bão.Nguyễn Tam-Trinh vọt người lên đỡ. Chưởng của ông chạm vào chưởng Mã,binh một tiếng, ông rơi tõm xuống mặt hồ. Ông lặn mất.
Mã Dư thấy đánh ông rơi xuống mặt hồ, y khoan khoái đốc binh tiến lên.Thình lình ầm một tiếng. Nguyễn Tam-Trinh từ dưới hồ vọt người lên chụpMã Dư. Y chưa kịp trở tay. Bị ông xớt như diều hâu xớt gà, đem xuống hồ, lặn mất.
Ông vọt ầm một tiếng, đã đáp lên chiến thuyền Việt. Ông liệng Mã Dư cho quân binh trói lại.
Cuộc chiến trên mặt hồ đã ngã ngũ. Các chiến thuyền Hán bị đánh chìmphân nửa. Phần còn lại bị chiếm, đốt cháy. Lửa bốc lên ngụt trời. Mã Dưbị bắt sống. Các tướng Hán cho rút lui.
Vương Hùng cùng đội Giao-long binh đấu dưới nước bất phân thắng bại. Ynhô lên mặt nước thở. Thấy quân mình bị bại. Y vội vọt lên chiến thuyềnHán cản hậu cho quân rút lui.
Vừa lúc đó, Trâu Mập chỉ về phía Trường-giang:
– Sư bá! Rút mau thôi! Đạo binh Hạ-khẩu đã đến kia rồi.
Nguyễn Tam-Trinh lắc đầu:
– Không thể rút được, vì Thiều-Hoa chưa diệt được thủy đội Mã Anh.
Ông cho dàn chiến thuyền chuẩn bị đối phó. Cao Cảnh-Hào nói:
– Thần-nỏ đã hết tên. Xin sư bá định liệu.
Trâu Mập cũng thưa:
– Cháu có trăm năm mươi Thần ưng. Tử trận mất hơn nửa.
Nguyễn Tam-Trinh trầm tư một lúc rồi nói:
– Cảnh-Hào với Trâu Mập rút lui đi. Ta với Lễ ở lại cản giặc.
Cao Cảnh-Hào lắc đầu:
– Cháu quyết cùng sư bá tử chiến.
Trâu Mập hiên ngang, mặt nó hiện ra vẻ đanh thép. Nó nói lớn:
– Đệ tử Tây-vu chỉ biết chết, chứ không biết chạy trước địch quân.
Đợi chiến thuyền từ Hạ-khẩu đã vào bờ. Phùng Đức đứng trên soái thuyền hỏi Vương Hùng:
– Tình hình thế nào?
– Lão sư tới vừa kịp. Mã Dư bị bắt. Thuyền bị đục đáy chìm một nửa. Một nửa bị đốt. Chúng tôi sắp nguy.
Phùng Đức cho chiến thuyền xung vào. Các chiến thuyền Lĩnh-Nam thấy thủy đội của Phùng Đức đông gấp trăm mình, dàn ra bao vây. Song họ cươngquyết tử chiến.
Phùng Đức, Vương Hùng đứng trên đỉnh soái thuyền đốc chiến. Hai bên lănvào chém giết. Phùng Đức nhìn lên thấy một đứa trẻ đứng trên cột buồmchỉ huy Thần-ưng. Y vọt người về trước. Chỉ ba chưởng, y đánh bay hơnhai mươi thủy thủ Việt, vọt người sang chiến thuyền Lĩnh-Nam, vungchưởng đánh vào cột buồm. Bình một tiếng, cột buồm gãy đôi, từ từ đổxuống.
Trâu Mập kinh hoàng. Cột buồm đổ xuống phía lái. Nó buông cột buồm chạy. Phùng Đức vọt theo, túm tóc nó nhấc bổng lên. Nó xoay mình, rút đao đeo trên lưng xỉa một nhát vào ngực Phùng Đức. Phùng Đức vòng tay lên vậtmạnh xuống. Người nó bị dập nát trên sàn thuyền. Đoàn Thần-ưng thấy chúa tướng chết thảm. Chúng kêu lên thảm thiết, cùng lao xuống tấn côngPhùng Đức. Phùng Đức vung kiếm chống trả. Song con này chết, con kháclăn vào. Một con bấu trúng mắt Phùng Đức. Y buông kiếm gỡ ra, thì cáccon khác cùng lăn vào. Đoàn Thần-ưng bu khắp người y, rỉa thịt... ăn.
Vương Hùng chạy tới cứu Phùng Đức, thì mặt y bị cấu nát, bầy nhầy nhữngmáu. Một con ngươi lòi ra ngoài. Phùng Đức nằm mê man bên cạnh xác trămThần-ưng, lông lá bay tả tơi. Vương Hùng đem y về chiến thuyền Hán.
Quân Lĩnh-Nam còn ba chiến thuyền. Phút chốc còn một. Nguyễn Tam-Trinh,Cao Cảnh-Hào, Nguyễn Lễ chia nhau mỗi người đứng một góc thuyền đốcchiến. Quân Hán dùng tên bắn qua.
Bên thuyền khác Nguyễn Lễ, Cao Cảnh-Hào bị trúng tên ngã xuống sàn.
Vương Hùng hô lớn:
– Nguyễn Tam-Trinh. Hàng đi thôi. Ta cho ngươi suy nghĩ một lúc. Nếu còn chống trả, ta cho buông tên.
Một vạn chiến sĩ, trăm năm mươi Thần ưng, cùng Cao Cảnh-Hào, Trâu Mập,Nguyễn Lễ với ta, diệt sáu vạn quân của Vương Hùng, Phùng Đức. Đánh tênPhùng Đức mù mắt. Đạo quân Hạ-khẩu tới. Tất cả đều tuẫn quốc. Ta gửi thư này, rồi cũng tự tử.
Ông hú lên gọi Thần-ưng đưa thư đứng trên cột buồm xuống. Ông cột thưvào chân nó, rồi cho bay lên. Ông đứng dậy, khoan thai nói với VươngHùng:
– Vương tướng quân! Người Việt chúng ta không hèn. Song dân chúng ta ít. Chúng ta thua người vì thua số đông. Người Việt chúng ta thà chết, chứkhông chịu hàng.
Ông đưa kiếm lên, máu từ cổ ông vọt ra có vòi. Ông từ từ ngã xuống.
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải. Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]