🔔 Tham gia cộng đồng đọc truyện online trên Telegram:  https://t.me/+_tC4EYqfkw83NTE1
Chương trước
Chương sau
Phật-Nguyệt truyền y sĩ săn sóc Công-tôn Thiệu, Vũ Chu. Bà nói với Sún Hô:

– Sư đệ đem bọn tù nhân đi hỏi cung, để biết tin tức.Sún Hô vâng lệnh ra ngoài, cùng với Vi Lan.

Phật-Nguyệt truyền làm tiệc mời Đào vương phi, Chu Tái-Kênh, Tây-vu tiên tử. Trong tiệc, hai bên trao đổi tin tức về tình hình Lĩnh-Nam, tìnhhình Hán. Chu Tái-Kênh hào sảng như một đấng trượng phu. Bà thuật nhữngngày cùng anh trai khởi nghĩa, lực lượng chỉ có ba trăm tráng đinh, đánh úp được một huyện. Không ngờ khi tiến về đánh Bắc-đái thì bị thất bại.Bà kể tiếp đến cuộc khởi nghĩa với con rể, con gái, rồi bị Lê Đạo-Sinhxếp đặt kế hoạch đánh lừa, biến bà thành một thứ tay sai cho y mà khôngbiết.

Tiệc tan. Phật-Nguyệt lo nghĩ đến Kinh-châu không ít. Chu Tái-Kênh kinh lịch nhiều. Bà nói:

– Chúng ta vào thăm Công-tôn Thiệu xem bệnh tình y ra sao đã.

Phật-Nguyệt dẫn mọi người vào. Vũ Chu đã tỉnh dậy. Ông dựa lưng vào đầu giường nói với Phật-Nguyệt:

– Công chúa! Ôi thôi! Đất Thục tan tành hết rồi!

Phật-Nguyệt kinh hoàng hỏi:

– Cái gì đã xảy ra?

Vũ Chu khóc, thuật:

– Trường-sa vương được tin Thục đế lâm bệnh nặng, e khó qua khỏi. Ngườigiao binh quyền cho tôi, trở về Thành-đô thăm sư huynh. Không ngờ ngườivề đến nơi, thì Tây-cung quí phi sai đóng chặt cửa Hoàng-thành không cho ai vào. Trường-sa vương không biết làm sao, định trở về Kinh-châu, thìđược chiếu chỉ tuyên triệu cùng với tất cả Thiên-sơn lục hùng, sư huynhNhiệm Mãng và Thái-tử Công-tôn Tư. Chiếu chỉ nói rõ: Hoàng thượng bệnhtình khó qua khỏi, triệu huynh đệ để ủy thác việc lớn. Mọi người về đếnnơi, Tây-cung quí phi đặt tiệc mời. Sau tiệc, sẽ vào triều kiến hoàngthượng. Mọi người đều ăn uống. Duy Trường-sa vương Công-tôn Thiệu,Hán-trung vương Vương Nguyên giả đau, không ăn chỉ uống rượu. Quả thực,ăn xong, mọi người đều trúng độc. Tây-cung quí phi truyền trói lại hết.Tây-cung quí phi tuyên triệu triều thần, cáo việc hoàng thượng băng hà.Hoàng thượng truyền di chiếu nhường ngôi cho đệ nhị thái tử Công-tônThi. Quần thần không ai dám nói gì. Công-tôn Thi được phò lên ngôi vua. Y truyền đem Thiên-sơn lục hùng ra chém. Song Trường-sa vương, Hán-trungvương chỉ bị trúng độc nhẹ. Đêm, hai người cắt dây trói cho các vị huynh đệ. Sáu người cùng sư huynh Nhiệm Mãng, thái tử Công-tôn Tư đánh chiếmhoàng cung. Ngự lâm quân chia làm hai. Một nửa tin chiếu chỉ giả củaTây-cung quí phi, một nửa tin Thiên-sơn lục hùng. Hai bên đánh nhau,rung động Thành-đô. Phía Công-tôn Thi được Lê Đạo-Sinh, với đệ tử giúpsức. Trận chiến kéo dài ba ngày, các vị Công-tôn Khôi, Điền Sầm, TạPhong, Triệu Khuôn, Nhiệm Mãng đều bị giết. Chỉ còn Công-tôn Thiệu,Vương Nguyên sống sót. Hai vị bảo nhau, ai về địa phương người ấy, đemquân hỏi tội Công-tôn Thi.

Phật-Nguyệt lắc đầu:

– Không kịp mất rồi! Thế là hỏng hết.

Vũ Chu nói:

– Công chúa biết hết ư?

Phật-Nguyệt thở dài:

– Tôi đoán ra thôi. Lê Đạo-Sinh, Phong-châu song quái vốn cực kỳ xảoquyệt. Họ làm quân sư cho Công-tôn Thi, ắt họ dự trù: Trong khi bắt giam các vị, họ đem chiếu chỉ, cử chân tay ra trấn thủ Hán-trung, Trường-anthay thái tử Công-tôn Tư. Một mặt truyền chỉ gọi Vương Lộc, Vương Thọ về giữ chức vụ khác, và cử người thay thế. Mặt Kinh-châu họ tuyên triệutướng quân về, và cử người trấn nhậm. Có đúng thế không?

Vũ Chu thở dài:

– Công chúa đoán không sai. Sứ giả đến nam Ích-châu truyền chỉ. VươngLộc, Vương Thọ là những người tinh khôn, hai ngươì đoán trước được sựviệc. Hai người truyền bắt sứ giả và tướng tân trấn thủ tra khảo. Sứ giả khai thực. Vương Lộc, truyền giữ vững thành trì, chém sứ giả với tướngtân trấn thủ. Vừa đúng hai hôm sau Hán-trung vương Vương Nguyên trở về.Hiện sư huynh Vương Nguyên đang đem quân đánh Thành-đô.

Vũ Chu bật thành tiếng khóc:

– Mặt Kinh-châu, tôi đâu có ngờ tới. Thấy sứ giả tuyên chiếu gọi về lĩnh ấn trấn thủ Trường-an, tôi tin là thực. Tôi giao binh quyền cho y. Tôilên đường tới Xuyên-khẩu thì gặp Trường-sa vương chạy trở ra. Bấy giờtôi mới biết mình trúng kế. Tôi định trở lại chiếm Kinh-châu, thì bị một đạo binh đuổi bắt. Chúng tôi chiến đấu thập tử nhất sinh mới thuất khỏi vòng vây, rồi vượt Trường-giang, xuống đây nương nhờ công chúa. Giữađường tôi lại gặp đội thị vệ Hán bao vây. May mà gặp Đào vương phi cứuthoát.

Chu Tái-Kênh thở dài:

– Không biết hiện giờ ai trấn thủ chín quận Kinh-châu?

Vũ Chu đáp:

– Chính là Vũ Hỷ với vợ y. Khi vợ chồng y tới nhận bàn giao, tôi khôngbiết mặt chúng. Thấy sứ giả, chiếu chỉ, cũng tưởng chúng được lệnh triều đình. Có ngờ đâu...

Công-tôn Thiệu đã tỉnh lại. Ông nói trong mệt nhọc:

– Lê Đức-Hiệp được cử trấn thủ Trường-an. Hàn Thái-Tuế trấn thủHán-trung. Ngô Tiến-Hy trấn thủ Phù-phong. Còn Lê Đạo-Sinh thì trấn thủThành-đô.

Phật-Nguyệt lo lắng:

– Không biết Công-tôn Thi chỉ muốn được làm vua, rồi thôi. Hay y còn có ý định gì khác?

Chu Tái-Kênh nhảy phắt dậy:

– Hỏng mất! Hỏng mất! Vương Nguyên tất cầu cứu với lạc vương Tượng-quận. Hàn Bạch sẽ cử Đào Hiển-Hiệu đem quân giúp Vương Nguyên. Với tài dùngbinh của Vương, Lê Đạo-Sinh sẽ bị bại. Thêm vào tướng sĩ các nơi bấtphục, kéo quân về Thành-đô, bấy giờ Công-tôn Thi tứ bề thọ địch, y sẽđầu hàng Quang-Vũ. Quang-Vũ mượn cớ đó đem quân cứu Thi. Khi quân Hánvào Thành-đô, họ chỉ trở tay một cái là chiếm được Thục.

Bà nói với Phật-Nguyệt:

– Nếu bây giờ, cháu giúp Trường-sa vương chiếm lại Kinh-châu ắt tướng sĩ Kinh-châu một nửa theo Trường-sa vương, một nửa theo Vũ Hỷ. Tài dùngbinh Vũ Hỷ thua Công-tôn vương gia xa. Ta sợ Vũ Hỷ dâng thành cho MãViện.

Phật-Nguyệt đứng dậy, nét mặt bà cương quyết:

– Bây giờ có bốn việc phải làm: Thứ nhất truyền lệnh bài đi các nơi, báo động, chỉnh bị binh mã sẵn, đề phòng quân Hán tràn xuống. Thứ nhì, báocho công chúa Thánh-Thiên biết để đề phòng mặt Nam-hải. Thứ ba, truyềnthư tới bảy đạo quân Lĩnh-Nam. Thứ tư, thượng biểu về triều tâu vớiHoàng đế, xin chỉ dụ : Nên tái chiếm Kinh-châu hay không?

Sún Hô sai thư lại viết biểu, thư cho Thần-ưng mang thư đi liền. Phật-Nguyệt an ủi Công-tôn Thiệu, Vũ Chu:

– Chúng ta đã dùng hiệp nghĩa mà ở với nhau, lại cùng mưu đem hạnh phúccho dân. Các vị hãy dưỡng bệnh, đợi khỏi rồi, hãy bàn đến việc tái chiếm Kinh-châu sau.

Chiều hôm đó, Phật-Nguyệt đang kiểm điểm binh mã, thì Đào Ngũ-Gia báo:

– Có Thần-ưng từ Phiên-ngung tới.

Bà mở thư ra, đó là lệnh của Bắc-bình vương Đào Kỳ:

Thục có biến động. Lê Đạo-Sinh giả qui y theo Bồ-tát Tăng-giả Nan-đà. Yhọc được Thiền-công của ngài. Võ công của y trở thành cao thâm khônlường. Y bỏ Tăng-giả Nan-đà trốn vào Thục, giúp Công-tôn Thi đánh thuốcđộc giết Thục đế, hãm hại mất bốn trong Thiên-sơn thất hùng. Nhiệm Mãng, Công-tôn Tư bị hại. Đã báo động khắp nơi, chỉnh bị binh mã. Xin côngchúa Phật-Nguyệt tuần tra biên giới cực kỳ nghiêm mật. Giao Trường-sacho lão bá Chu Tái-Kênh, về Phiên-ngung họp khẩn cấp.

Phật-Nguyệt, đưa thư cho Chu Tái-Kênh, Đào vương phi coi, rồi nói:

– Phiền hai vị cùng với sư bá Tiên-yên trấn giữ Trường-sa dùm. Tôi phảivề Phiên-ngung. Nếu có biến động gì, thì sai Thần-ưng báo tin cho tôibiết liền.

Bà lên ngựa đi ngay, không mang theo tùy tùng. Ngựa phi suốt một ngàyrưỡi mới tới Phiên-ngung. Vào trong thành, thấy giáp sĩ uy nghiêm, quânkhí hùng tráng, dân chúng sống thanh thản. Bà tự than:

– Đào Kỳ thực xứng tài đại tướng. Không trách đại ca Trần Tự-Sơn sủng ái y là phải. Ngay tại kinh đô Lạc-dương, quân Hán vẫn không kỷ luật bằngquân Việt ở đây.

Bà đang định hướng tòa đại tư mã đến, thì một thiếu niên dáng người hùng vĩ, phong tư tiêu sái, lưng đeo bảo kiếm, cỡi ngựa cạnh quận chúa LýLan-Anh đi tới. Lý Lan-Anh xuống ngựa kính cẩn chào bà:

– Quận chúa Lý Lan-Anh tham kiến công chúa.

Phật-Nguyệt xuống ngựa, đáp lễ. Bà đưa mắt nhìn thiếu niên, thấy dáng điệu hơi quen, mà bà không nhớ tên. Bà hỏi:

– Còn vị này... là?

Thiếu niên lên tiếng:

– Sún Lé đây! Sư tỷ quên em rồi à?

Phật-Nguyệt à lên một tiếng:

– Mới hơn năm qua, mà em lớn mau quá. Chị không nhận ra. Em tôi cao lớn, hùng vĩ thế này đây!

Sún Lé chỉ Lý Lan-Anh:

– Chị chưa biết đấy thôi. Em mới lấy vợ. Anh Đào Kỳ đứng chủ hôn nhàtrai. Nam-hải vương Trần Nhất-Gia chủ hôn nhà gái. Lễ cưới ngày hôm qua.

Lý Lan-Anh cười:

– Chúng em được lệnh đón chị vào phủ đại tư mã.

Phật-Nguyệt kinh hãi hỏi:

– Chị đi bí mật, trời không biết, đất không hay. Sao Đào Kỳ biết, mà sai các em ra đón chị?

Lý Lan-Anh chỉ lên trời. Phật-Nguyệt nhìn theo: Một Thần-ưng đang bay lượn. Đào Nhất-Gia (Sún Lé) nói:

– Con Thần-ưng này đưa thư cho chị, rồi bay theo hộ tống. Dọc đường chịcó gì, nó về báo tin cho em. Đào đại ca chỉ việc ngồi trong trướng nhìntrời, thấy Thần-ưng hộ tống ai bay đến, thì biết người đó tới.

Phật-Nguyệt đến phủ Đại tư mã. Đào Kỳ, Hồ Đề cùng ra đón vào phòng họp.Đã có mặt đủ bảy đại tướng thống lĩnh bảy đạo binh Lĩnh-Nam. Sáu vị tưmã sáu vùng thêm Trần Quốc, Vương Phúc, Tử Vân là ba người có tráchnhiệm thống lĩnh hải quân trấn ngự bờ biển Lĩnh-Nam.

Đào Kỳ đứng dậy, kính cẩn nói:

– Thưa các vị sư bá, sư thúc, sư huynh, sư tỷ. Thục có đại nạn. Vì vậytôi phải mời các vị về họp, hầu giải quyết mọi biến chuyển.

Tiếp theo, công chúa Bát-Nàn Vũ Trinh-Thục đứng lên tường thuật mọi taiương trên đất Thục, từ khi Thục-đế bị Lê Đạo-Sinh giết chết đến giờ.Cuối cùng bà kết luận:

– Hiện một nửa Ích-châu nằm trong tay Lê Đạo-Sinh. Nhưng y không phải là đối thủ của Vương Nguyên, vì vậy Vương đánh gần tới Thành-đô. Tôi ướctính: Với tài dùng binh của Vương Nguyên thì Công-tôn Thi với LêĐạo-Sinh ắt bị bại. Bị bại tất chúng chạy vào Hán-trung. Tại Hán-trung,thì phía bắc chúng bị Ngô Hán ép, mặt nam thì bị Vương Nguyên đánh.Trước nguy cơ ấy, nhất định Công-tôn Thi sẽ hàng Hán. Nhân dịp này, Hánkhông ngần ngại gì mà không đem đại quân giả cứu Công-tôn Thi rồi chiếmlại Trường-an, Phù-phong, Hán-trung. Vương Nguyên chỉ chiếm được nửaÍch-châu, phải đối phó với Công-tôn Thi đã khó khăn lắm rồi. Nay thêmNgô Hán nữa, ắt Vương bại trận. Thục coi như không còn nữa. Còn tìnhhình Kinh-châu thế nào, xin Phật-Nguyệt cho biết.

Phật-Nguyệt trình bày tỉû mỉ diễn biến của Kinh-châu. Bà kết luận:

– Tất cả các thái thú thuộc chín quận Kinh-châu, đều là đệ tử Thiên-sơnthất hùng. Sư phụ của họ bị Công-tôn Thi giết, họ chưa biết. Nếu họbiết, ắt sẽ kéo quân về giết Vũ Hỷ. Vũ Hỷ đâu phải không biết việc đó?Chắc chắn y sẽ tìm cách hại họ. Vì vậy tôi đã cho người bí mật liên lạcvới họ. Giờ này có lẽ, họ đã trở cờ, chống Vũ Hỷ. Tôi chỉ sợ một điềuduy nhất: Vũ Hỷ nhanh tay hơn tôi mà thôi. Dù trường hợp nào chăng nữa,Kinh-châu cũng rối loạn. Mã Viện nhân dịp này, y chăún cần đợi chỉ dụcủa Quang-Vũ, y xua quân xuống chiếm Kinh-châu. Phía đông, Lưu Long,Đoàn Chí cùng đánh về, ép Kinh-châu.

Đào Kỳ hỏi:

– Xin các vị Đại tư mã cho biết: Chúng ta phục hồi đã được hơn một năm. Vậy tình trạng huấn luyện tráng đinh đã đến đâu rồi?

Binh-bộ thượng thư Chu Bá nói:

– Các lạc hầu, lạc công đều có trường huấn luyện thiếu niên nam-nữ tổchức thành lực lượng riêng, khi cần chúng ta có thể lấy tráng đinh bổxung. Quân của các vị lạc vương khá mạnh, đủ sức giữ lãnh thổ, để quânLĩnh-Nam lưu động đánh giặc. Quân của các lạc vương, mỗi nơi lên tới năm vạn, trường hợp khẩn cấp chúng ta có thể tập trung được mười vạn, vớiba mươi vạn của các đạo binh Lĩnh-Nam, thành bốn mươi vạn.

Vừa lùc đó, tướng giữ cửa thành vào báo:

– Có bốn người đàn bà lạ mặt xin vào yết kiến Bắc-bình vương, họ không chịu xưng tên, chỉ nói có việc quân khẩn cấp.

Đào Kỳ truyền lệnh dẫn tới.

Một lát, bốn người đi vào. Đào Kỳ trông thấy, vương thất kinh hồn vía,định quì xuống làm lễ. Người đàn bà đi đầu nháy mắt, phất tay. Vươngkính cẩn mời vào trong. Bốn người đàn bà bỏ nón ra. Bây giờ quần hùngmới biết là vua Trưng, Trưng Nhị, Phương-Dung, Vĩnh-Hoa. Vua Trưng phán:

– Xin các vị sư bá, sư thúc, sư huynh, sư tỷ miễn lễ. Vì quân tình khẩncấp trẫm phải bí mật lên đây. Tuyệt đối không cho ai biết. Nào chúng tatiếp tục nghị sự.

Giao-chỉ vương Trưng Nhị bàn:

– Trước hết phải xét tình hình Hán đã. Trên toàn đất Trung-nguyên, hiệnyên tĩnh, không giặc giã. Bao nhiêu binh hùng tướng mạnh đều dồn ra mặtTrường-an, Nam-dương đối phó với Công-tôn Thi, Công-tôn Thiệu. MặtTrường-an, quân Ngô Hán nhiều hơn quân Công-tôn Thi. Hai bên đều có tàidùng binh. Mặt Kinh-châu, Mã Viện với Công-tôn Thiệu, quân số ngangnhau. Tài dùng binh của Mã hơn Công-tôn. Mặt đông Lưu Long, Đoàn Chíquân số gấp bốn lần công chúa Thánh-Thiên, võ công chúng rất cao. Tàidùng binh không thua gì Mã Viện.

Ngưng lại một lúc bà tiếp:

– Trước hết, cần phải biết ý định của Quang-Vũ như thế nào đã ? Chắcchắn biến động ở Thục, Quang-Vũ sẽ xua quân đánh Kinh-châu, Trường-an.Bình thường lực lượng Thục, đã không phải là đối thủ của Hán. Huống hồbây giờ chia làm hai. Giả thử truyện này xảy ra, chúng ta phản ứng nhưthế nào?

Đào Nhất-Gia vốn thân với Công-tôn Thiệu. Chàng đứng dậy nói:

– Trước đây, Tây-vu Thiên-ưng lục tướng, sau này chính Trưng hoàng-đế,Trưng vương, sư tỷ Vĩnh-Hoa, Phương-Dung mở đầu cuộc hợp tác Thục,Lĩnh-Nam. Trong thời gian vừa qua, Thục gửi Vương Phúc, Sa-Giang sanggiúp Lĩnh-Nam. Hai bên ước hẹn: Hán đánh Thục, thì Lĩnh-Nam đánh lên.Hán đánh Lĩnh-Nam, thì Thục kéo quân từ Trường-an, Kinh-châu về. Bây giờ nếu Hán đánh Thục. Tôi đề nghị chúng ta kéo hai đạo quân đánh lên. Đạothứ nhất công chúa Thánh-Thiên từ Nam-hải đánh lên Mân, Triết. Công chúa Thánh-Thiên chỉ giỏi dùng binh, còn võ công kém Lưu Long, Đoàn Chí xa.Cần phải gửi thêm một số cao thủ theo trợ chiến. Chúng ta có lão bà ChuTái-Kênh, sư thúc Chu Bá, Tiên-yên, sư tỷ Phương-Dung, Phật-Nguyệt, Trần Năng, Lê Ngọc-Trinh đủ sức đàn áp bọn chúng. Tôi xin đi trợ chiến.

Chàng nhìn Vương Phúc tiếp:

– Đạo thứ nhì, sư huynh Vương Phúc, sư tỷ Trần Quốc, dùng thủy quân đánh Phúc-hòa, Tuyền-châu. Hán bị uy hiếp, tất rút binh không đánh Thục nữa.

Công chúa Thánh-Thiên lắc đầu:

– Lời sư đệ bàn thực phải. Nếu Thục còn sư huynh Công-tôn Thuật làmhoàng đế. Đương nhiên chúng ta phải giúp. Bây giờ, Thục do Công-tôn Thilàm vua. Trong khi Thi dùng bọn Lê Đạo-Sinh, giết hết bốn trongThiên-sơn thất hiệp, thêm Nhiệm Mãng, thái tử Công-tôn Tư. Tướng sĩ, dân chúng không phục. Chúng ta có tiếp y cũng vô ích mà thôi.

Phùng Vĩnh-Hoa vốn cảm tình với Thục. Bà cùng Công-tôn Tư có tình tri âm. Bà đứng lên nói:

– Chúng ta xuất quân từ hồ Động-đình giúp Công-tôn Thiệu đoạt lạiKinh-châu. Một mặt xua quân giúp Vương Nguyên, diệt Công-tôn Thi, đểNguyên ổn định lại đất Thục.

Phương-Dung lắc đầu:

– Không ổn. Nếu chúng ta kéo quân đánh Vũ Hỷ, tất y đầu hàng Mã Viện.Bấy giờ chúng ta phải chống với đạo quân Mã Viện, thêm đạo Kinh-châu của Thục. Quân hai đạo này hợp lại, lên tới ba mươi vạn người. Chúng ta vét hết quân Trường-sa, chưa quá mười vạn, như vậy có khác gì trứng chọivới đá không? Mặt khác Công-tôn Thi tuy thua, nhưng y vẫn còn hai mươivạn binh. Chúng ta kéo năm vạn quân Tượng-quận, giúp Vương Nguyên. Vớitài Vương Nguyên, Đào Hiển-Hiệu, tất Công-tôn Thi bại. Thi bại, y sẽ đầu hàng Hán. Bấy giờ Vương Nguyên, Hiển-Hiệu phải chống với Ngô Hán lẫnCông-tôn Thi, thực là nguy.

Quần hùng phân vân chưa biết giải quyết sao, thì có tiếng cười khanh khách trên mái ngói vọng xuống. Tiếp theo, có tiếng nói:

– Anh hùng tài trí đông thế mà không nghĩ ra! Chỉ cần hỏi Tây-cung quíphi, hoặc đám Đặng Vũ, Mã Vũ ắt biết chủ tâm của Hán. Khi biết chủ tâmcủa Hán rồi, bấy giờ quyết định ắt thành công.

Đào Kỳ kinh hãi hỏi:

– Cao nhân giá lâm Phiên-ngung, mà tiểu vương không biết để nghêng đón thực có lỗi.

Ông chĩa ngón tay lên nóc nhà, vận Lĩnh-Nam chỉ phóng đến véo một tiếng. Trong khi đó Chu Bá cùng đám anh hùng ra khỏi đại sảnh đường. Mọi người nhìn lên nóc nhà, thấy một người mặc áo xám, mặt bịt bằng miếng vải. Yđang múa kiếm chống với đoàn Thần-ưng.

Đào Nhất-Gia kinh hãi nói với Đào Kỳ:

– Tam ca! Dường như người này không phải kẻ thù. Vì vậy y ngồi trên nócnhà, Thần-ưng không báo động. Kịp khi tam ca dùng Lĩnh-Nam chỉ đánh y,Thần-ưng mới nhập cuộc.

Vũ Trinh-Thục nhận ra người mặc áo xám. Bà nói với Đào Nhất-Gia:

– Em gọi Thần-ưng ngưng tấn công. Y là người nhà đấy.

Quần hùng nhớ ra, hồi trước người mặc áo xám đã đột nhập bản doanh củabà, báo cho bà nhiều tin tức. Cho đến khi Lê Đạo-Sinh tập kích giết Đặng Thi-Sách, cũng người này xuất hiện, đánh chết hai tướng Hán tên HầuMạnh-Đức, Triệu Thiết.

Đào Kỳ, Phương-Dung nghe biết người mặc áo xám thuộc loại cao nhân tiềnbối phái Cửu-chân. Ông vọt người lên mái nhà, cung kính chắp tay:

– Không ngờ tiền bối giá lâm. Tiểu bối không biết trước để nghinh tiếp. Kính mong tiền bối đại xá.

Người đó cười nhạt, vung chưởng tấn công Đào Kỳ. Ông nhận ra đó là chiêu Hải triều lãng lãng. Biết người ấy võ công cao thâm không lường. Ôngkhông dám chần chờ, vận đủ mười thành công lực cùng phát chiêu Hải triều lãng lãng. Bình, cả hai người bật lùi trở lại.

Quần hùng kinh hãi, bật lên những tiếng la. Vì với công lực Đào Kỳ, hiện trên thế gian này chỉ Khất đại phu đỡ được mà thôi. Không ngờ hôm nay,có người bí mật, võ công ngang với ông.

Trên nóc nhà hai người đấu với nhau đến lớp thứ tư. Cả hai cùng bật lùilại. Đến lớp thứ năm. Chưởng phong ép mạnh đến độ những người đứng dướisân muốn nghẹt thở. Bình một tiếng nữa. Cả hai đều lùi lại.

Người bịt mặt cười lớn:

– Giỏi thực! Giỏi thực ! Không ngờ hậu sinh khả úy. Được! Ta xuống với các ngươi.

Người đó nhảy xuống, vào đại sảnh. Phương-Dung sai lấy ghế, mời ông ngồi ngang với các vị lạc vương. Bà hỏi:

– Như lời tiền bối dạy, chắc tiền bối biết chủ ý của Quang-Vũ về việc này rồi. Xin tiền bối dạy cho mấy lời.

Người áo xám cười:

– Trời ơi! Ta nghe nói, đất Lĩnh-Nam có ba cái đầu kinh thiên động địa,Quang-Vũ nghe đến tên cũng phải sợ hãi, đó là Trưng Nhị, Phương-Dung,Vĩnh-Hoa. Thế mà không nghĩ ra ư? Này, ta dạy dỗ cho: Dù các ngươi cógiết Quang-Vũ này, lập tức có Quang-Vũ khác. Người Trung-Nguyên họ tựhào là con trời. Dân chúng khắp thiên hạ phải tôn phục họ. Vì vậy lúcnào Quang-Vũ với Triều Hán cũng rình rập. Thục, Việt hở cơ, lập tức họxua quân đánh chiếm.

Người đó lại cười lớn hơn:

– Lê Đạo-Sinh với đám đệ tử, vốn có chân tài, chỉ vì công danh, mà lầmđường. Chúng nhận sắc phong của Quang-Vũ trở về đánh các người, chúng bị thua. Vì sợ bị giết, Lê giả qui y theo Tăng-giả Nan-đà, học Thiền-công. Sau đó vào ngục cứu học trò, ăn cắp năm dàn Thần-nỏ nhưng không dângcho Quang-Vũ. Quang-Vũ sai chúng vào Thục giúp Công-tôn Thi. Nếu Thiđược, thì chính nghĩa mất. Bấy giờ Quang-Vũ mới đem quân đánh. Nhượcbằng Thi thua, Lê dụ y đầu hàng. Quang-Vũ có chính nghĩa đem quân chiếmThục. Sau khi chiếm Thục xong, Quang-Vũ sẽ dùng Lê Đạo-Sinh đánhLĩnh-Nam.

Phùng Vĩnh-Hoa hiểu ra. Bà nói:

– Vậy bây giờ phải hành động thế này: Thà ta đem quân cứu Thục, đánhđược thành nào hay thành ấy. Đánh quân Hán một trận, làm tinh lực củachúng tiêu hao. Chúng sẽ để Lĩnh-Nam yên một thời gian, còn hơn án binhbất động để Quang-Vũ được Thục, dùng đám hàng tướng, hàng binh đánhmình.

Trưng Đế ban chỉ dụ:

– Trẫm quyết định: Đại tư mã Đào hiền đệ tổng chỉ huy đại quân đánh Hán, cứu Thục. Chúng ta cứu Thục, cho phải đạo nghĩa.

Đào Kỳ đứng lên nói với Đại tư mã Tượng-quận Hàn Đức:

– Xin sư bá khẩn trở về truyền lệnh các lạc công, lạc hầu giữ vững thành trì, trang ấp, để Đào Hiển-Hiệu đem quân cứu Thục.

Ông ra lệnh cho Đào Hiển-Hiệu:

– Em đem đạo binh Tượng-quận, vượt Độ-khẩu vào giúp sư thúc VươngNguyên. Vẫn để đạo kỵ binh của Đào Chiêu-Hiển, Đào Đô-Thống, ĐàoTam-Lang trấn giữ Độ-khẩu như thường, phòng Hán đánh úp mất đường về.Với tài dùng binh của sư bá Vương Nguyên và của em, ắt đánh bại LêĐạo-Sinh dễ dàng.

Đào Hiển-Hiệu hỏi lại:

– Trường hợp Công-tôn Thi hàng Hán, em phải đối phó thế nào?

Đào Kỳ đáp:

– Trường hợp đó sư bá Vương Nguyên với em phải đương đầu với Ngô Hán. Võ công Ngô không cao, song tài dùng binh của Ngô hơn Vương sư bá với emnhiều. Quân y đã đông, thêm quân Công-tôn Thi nữa... Em với Vương sư bácố gắng giữ thành. Với quân đoàn sáu Tây-vu yểm trợ, giữ thành, thì mộtnghìn lần Ngô Hán cũng không vào Thục được.

Ông ra lệnh cho công chúa Thánh-Thiên:

– Sư tỷ hiện có hai đạo Nhật-nam, Nam-hải, thêm đạo thủy quân của VươngPhúc, Sa-Giang, xin Công-chúa đánh thẳng vào mặt đông Kinh-châu. Nhớdùng Thần-ưng canh phòng mặt biển cẩn thận.

Ông ra lệnh cho công chúa Phật-Nguyệt:

– Thái sư thúc giúp Công-tôn Thiệu chiếm lại Kinh-châu. Trường hợp Vũ Hỷ đầu hàng, Mã Viện ắt đem quân vượt Trường-giang chiếm hồ Động-đình,đánh bọc phía nam Kinh-châu. Xin Thái sư thúc chặn đánh y.

Trưng hoàng-đế phán:

– Công chúa Phật-Nguyệt lĩnh nhiệm vụ rất quan trọng. Đạo Nam-hải,Tượng-quận, đều đánh vào đất Hán, đất Thục. Chỉ duy đạo Trường-sa làđánh Hán trên đất Lĩnh-Nam. Bất cứ giá nào Phật-Nguyệt cũng phải thắng,dù hy sinh bao nhiêu chăng nữa. Phật-Nguyệt bại, là Lĩnh-Nam bại.Lĩnh-Nam bại, dân chúng nghĩ rằng mình luôn yếu hơn Hán.

Phật-Nguyệt tâu với Trưng Đế:

– Quân chủ lực ở Trường-sa, Linh-lăng, hồ Động-đình có đạo Hán-trung, do Trung-dũng đại tướng quân, Động-đình công Đô Thiên chỉ huy. Hiện Đôtướng quân bị bệnh nặng. Xin cho một tướng khác thay thế.

Đào Kỳ hướng vào Đô Dương:

– Đô đốc thống lĩnh thủy quân hồ Động-đình hiện là Đinh Bạch-Nương, Đinh Tĩnh-Nương. Chúa tướng bộ binh, thủy binh cần hợp tính, mới dễ thànhcông. Vậy thay thế cho Đô tướng quân, phải có một trong các sư huynh của đệ như Nghi-Sơn, Biện-Sơn, Dương-Đức hoặc các sư đệ Hiển-Hiệu,Quí-Minh, Phương-Dung. Ngặt vì những người này đều đang giữ trọng tráchđối diện với quân Hán. Xin đại ca cho sư đệ Quách Lãng ra thay Đô Thiên. Không biết có trở ngại cho Cửu-chân không?

Đô Dương gọi Quách Lãng:

– Ta biết ý Đào tam đệ rồi. Hai cô em Bạch-Nương, Tĩnh-Nương, tính khícương quyết, khó ai làm cho hai nàng nể phục, ngoài sư huynh, sư đệ đồng môn. Vậy hiền đệ hãy theo công chúa Phật-Nguyệt thống lĩnh đạoHán-trung thay thế Trung-dũng đại tướng quân Đô Thiên. Ta đề nghị gửi Đô Thiên vào Cửu-chân thay Quách Lãng ngay.

Quách Lãng đứng dậy tạ ơn Đô Dương, Đào Kỳ.

Trưng Đế hỏi người mặc áo xám:

– Xin cao nhân cho biết đại danh được chăng?

Người ấy thở dài nói:

– Các ngươi là hậu bối, mà cứu nước thành công. Ta làm tiền bối, mà hóara người vô dụng. Thôi ta xin đứng ngoài, trợ giúp các ngươi. Biết têncũng chẳng ích gì. Ta nói cho mà biết: Ta làm quan rất lớn ở triều Hán.Thế cũng đủ rồi. Thôi ta đi đây.

Thấp thoáng một cái, người đó, đã vọt ra cửa biến mất.

Trước khi giải tán cuộc họp. Trưng hoàng-đế hỏi:

– Có ai đề nghị gì nữa không?

Phương-Dung nói nhỏ vào tai ngài mấy câu. Ngài tủm tỉm cười, vẫy tay gọi Quách A:

– Sư muội, ta sẽ cử Binh-bộ thượng thư, sư thúc Chu Bá tổng trấn Luy-lâu thay cho sư muội. Còn sư muội hãy lên hồ Động-đình trợ chiến với sư tỷPhật-Nguyệt. Đào Ngũ-Gia với sư muội là một đôi uyên ương, cần sát cánhchống giặc, chứ để hai người xa nhau, ta lấy làm ái ngại.

Quách A tạ ơn, theo Phật-Nguyệt đi hồ Động-đình.

....

Quân mã thuộc khu Trường-sa, Linh-lăng, hồ Động-đình đã chỉnh bị sẵnsàng. Hai hôm sau, tế tác cho biết: Thái thú Nam-quận, Tương-dương,Bạch-đế chống lại Vũ Hỷ. Phật-Nguyệt thăm bệnh Công-tôn Thiệu, Vũ Chu,hai người vẫn chưa bình phục.

Chu Tái-Kênh bàn:

– Triều đình quyết định vậy là phải. Giữa lúc Công-tôn Thi đang rốiloạn, tướng sĩ, dân chúng bất phục. Ta giúp Vương Nguyên, Công-tôn Thiệu đánh chiếm lại Thục. Công-tôn Thi lúc đầu chắc chưa hàng Hán. Khi tachiếm nửa đất Thục, Kinh-châu, bấy giờ Công-tôn Thi mới đầu Hán. Ít rata cũng được mấy thành, còn hơn để đó ít lâu, Công-tôn Thi chỉnh bị quân mã, liên kết với Hán, sai bọn Lê Đạo-Sinh đánh Lĩnh-Nam. Bấy giờLĩnh-Nam lưỡng đầu thọ địch, ắt nguy mất.

Phật-Nguyệt đánh trống, truyền các tướng tụ tập nghe lệnh. Bà kính cẩn nói với Đào vương phi, Chu Tái-Kênh, Tây-vu tiên tử:

– Luật Lĩnh-Nam định rằng: Các tướng sĩ trên đường làm phận sự mà gặpgiặc thì phải đánh. Vậy ba vị qua đây, xin giúp tôi một tay trong trậngiặc này.

Chu Tái-Kênh vỗ tay vào bao kiếm:

– Trọn đời ta, ta chỉ mong được giết giặc. Hôm nay gặp trận hồ Động-đình, còn gì vui bằng. Ta sẵn sàng nghe lệnh cháu.

Phật-Nguyệt nói với Công-tôn Thiệu:

– Các thái thú Nam-quận, Bạch-đế, Tương-dương giữ thành trì, chống lạiVũ Hỷ. Họ chống Vũ Hỷ tức chống Công-tôn Thi. Vì họ không biết Vương gia hiện ra sao. Nếu Vương gia cho người liên lạc với họ, thì ta đã được ba quận. Chúng ta chỉ còn phải đánh có ba quận nữa là Kinh-châu được bìnhđịnh. Không biết thái thú ba quận đó, đối với Vương gia thế nào?

Công-tôn Thiệu đáp:

– Các thái thú đều xuất thân từ phái Thiên-sơn. Họ ở dưới tôi một vai.Thái thú Nam-quận tên Điền Phong, đệ tử của sư đệ Điền Sầm. Thái thúTương-dương, tên Vương Hòa, đệ tử của sư đệ Tạ Phong. Thái thú Bạch-đếtên Chu Đang đệ tử của Nhiệm Mãng.

Phật-Nguyệt hỏi:

– Vương gia ước tính xem, họ còn trung thành với vương gia không?

Công-tôn Thiệu đáp:

– Trung thành hay không thì tôi khó đoán nổi. Có điều tôi dám quả quyết, họ là kẻ thù của Công-tôn Thi và thầy trò Lê Đạo-Sinh. Bây giờ tôi bímật liên lạc với họ.

Sún Hô lắc đầu:

– Công-tôn đại ca. Em với đại ca tình như ruột thịt. Em không để cho đại ca đem thân vạn thặng vào chốn hang hùm. Biết đâu các thái thú họ trởmặt. Khi đại ca xuất hiện. Họ hô quân bắt đại ca, có phải việc lớn hỏnghết không?

Chu Tái-Kênh vỗ tay nói:

– Cháu tính vậy thực phải. Bây giờ chúng ta vượt sông, tới Tương-dươngtrước. Chúng ta giả trang, ẩn thân. Trước dọ thám động tĩnh, thấy VươngHòa còn trung thành với Vương gia, thì xuất hiện. Còn Vương Hòa có ý gìkhác, thì chúng ta giết y, đoạt thành.

Phật-Nguyệt quyết định:

– Phải làm thế này: Chúng ta chia làm hai toán. Toán thứ nhất doCông-tôn vương gia cùng với Đào Ngũ-Gia, Đào vương phi thám thínhTương-dương. Toán thứ nhì do sư huynh Vũ Chu cùng với Tây-vu tiên tử, sư bá Tái-Kênh thám thính Nam-quận. Chúng ta dùng Thần-ưng liên lạc vớinhau. Sau khi được Tương-dương, Công-tôn sư huynh sai sứ giả liên lạcvới Chu Đang ở Bạch-đế. Công-tôn sư huynh sẽ điều động quân ba nơi kéovề chiếm lại Kinh-châu.

Công-tôn Thiệu tỏ ý lo lắng:

– Tôi sợ gặp Mã Viện đang dồn quân ở Nam-dương, khi y thấy Tương-dươngkéo quân về Kinh-châu. Y sẽ xua quân đánh tràn xuống. Trong khi Lưu Long đóng ở bờ hồ Phiên-dương, Đoàn Chí đóng ở Nam-xương, đồng xuôiTrường-giang, đánh mặt sau tôi.

Phật-Nguyệt mỉm cười:

–- Sư huynh đừng lo. Lĩnh-Nam với Thục như môi với răng. Khi Công-tôn sư huynh khởi binh. Tôi sẽ kéo quân từ hồ Động-đình đánh lên, cắt ngangTrường-giang. Thánh-Thiên, từ Nam-hải đánh vào. Từ biển Vương Phúc, Trần Quốc đánh phía sau Lưu Long, Đoàn-Chí. Nếu chúng kéo quân về Kinh-châu, coi như chúng tự tử.

Tiên-yên nữ hiệp bàn:

– Chúng ta chỉ còn sợ một điều duy nhất: Nếu Công-tôn Thi đầu hàng Hán, y ra lệnh mở cửa các thành, cho quân Mã Viện, Đoàn Chí vào. Bấy giờ chắcchắn sẽ có trận đánh long trời lở đất giữa Lĩnh-Nam, Thục với Hán.

Sau khi Công-tôn Thiệu, Vũ Chu cùng đám anh hùng lên đường. Phật-Nguyệttruyền các tướng vào nghe lệnh. Bà tường trình sơ lược biến cố cho tướng sĩ nghe, rồi dẫn giải, có hai trường hợp xảy ra: Thứ nhất Công-tôn Thihàng Hán. Tất quân Mã Viện, Lưu Long, Đoàn Chí tiến vào Kinh-châu. Chúng ta trở thành trực điện với Hán. Thứ nhì nếu Công-tôn Thi không đầu Hán, chúng ta đem quân qua sông giúp Công-tôn Thiệu đàn áp phe Công-tôn Thi, ta sẽ trấn nhậm thay Thiệu, để Thiệu đem quân bình định Thục.

Bà hỏi các tướng:

– Ai có ý kiến gì?

Đinh Bạch-Nương đứng lên nói:

– Trường hợp Công-tôn Thi đầu hàng Hán. Chúng ta không mang quân qua sông cứu viện Công-tôn Thiệu ư?

Phật-Nguyệt lắc đầu:

– Chúng ta ước hẹn chia ba thiên hạ với Thục. Nếu Hán đánh Lĩnh-Nam,Thục khởi binh đánh từ Trường-an, Kinh-châu lên. Ngược lại Hán đánhThục, Lĩnh-Nam theo ngả Nam-hải đánh lên bắc. Bây giờ Thục có biến loạnlà biến loạn giữa họ với nhau. Công-tôn Thi hàng Hán, chúng ta kéo quânlên đánh Kinh-châu, là chúng ta đánh Thục. Chúng ta đã không đủ quânđánh với Hán, lại phải kiêm thêm Thục, thì nguy hiểm vô cùng. Tôi họpcác vị ở đây, chỉ bàn trường hợp Công-tôn Thi hàng Hán. Hán đánh chúngta bằng ba mặt Nam-hải, Kinh-châu, Độ-khẩu. Mặt Độ-khẩu đã có ĐàoHiển-Hiệu, Đào Quí-Minh. Mặt Nam-hải có Nguyễn Thánh-Thiên, Trần Quốc.Chúng ta chỉ lo mặt Kinh-châu đánh xuống, và... rất có thể từ Mân, Triết đánh về. Vậy ai có ý kiến gì?

Một thiếu niên đen thủi đen thui, đầu trọc lóc, dơ tay xin phát biểu ý kiến. Nó hỏi:

– Tướng chỉ huy quân đoàn bảy Tây-vu là sư huynh Đào Ngũ-Gia tức Sún Hô. Bây giờ Sún Hô đi với Công-tôn Thiệu. Vậy ai thay thế, làm tướng soái?

Phật-Nguyệt liếc nhìn, biết đó là Trâu Đen, sư trưởng Thần-ưng, mới mười sáu tuổi.

Nguyên Hồ Đề chuyên đi thu lượm những trẻ mồ côi, cha mẹ vì phản Hán,phục Việt bị giết chết... Đem về nuôi. Nàng đặt cho mỗi đứa một tên, gọi cho vui: Lục Sún, Lục Hầu, Thập Ngưu v.v. Trâu Đen là một trong mườiđứa trẻ, nàng đặt cho cái tên Trâu: Trâu Đen, Trâu Trắng, Trâu Lồng,Trâu Ngủ, Trâu Ngáp, Trâu Cầy, Trâu Vàng, Trâu Đỏ, Trâu Xanh, Trâu Mập.

Quân đoàn bảy Tây-vu do Sún Hô chỉ huy, dưới có tám sư trưởng. Hắc-Hổ,Hắc-báo, Hắc-phong, Xích-Hầu, Vi Đại-Nham là năm người, nàng đã biếttrong dịp tòng chinh Trung-nguyên. Có ba sư trưởng mới: Trâu Đen sưtrưởng Thần-ưng, Hồ Nam sư trưởng Thần-tượng và Vi Lan sư trưởngThần-long. Phật-Nguyệt chỉ Xích-Hầu tướng nói:

– Ta chỉ định Bình-nam hầu, tức Xích-Hầu tướng. Trước đây, trong lầntòng chinh Trung-nguyên, Tây-vu Thiên-ưng lục tướng xuất sắc nhất, rồitới Tây-vu lục hầu tướng. Lục hầu tướng đã được sư bá Đinh Đại thu làmđệ tử, văn võ kiêm toàn, hiện có tài đại tướng. Ta hy vọng Xích-Hầutướng làm trọn nhiệm vụ.

Đinh Bạch-Nương hỏi Xích-Hầu:

– Trận đánh kinh thiên độc địa Trường-an, chủ lực chính là các tướngTây-vu. Bấy giờ Lục-tướng Tây-vu còn chiến đấu lẻ tẻ, thiếu phối hợp.Các tướng soái chưa kinh nghiệm. Bây giờ lục tướng Tây-vu chia làm támsư. Mỗi sư do một tướng chỉ huy thống nhất. Trên cao Xích-Hầu chỉ huy,phối hợp nhịp nhàng. Chúng ta từng luyện tập hơn năm qua. Bây giờ chắcchắn sẽ làm cho địch kinh sợ. Xích hiền đệ, em trình bày cho biết khảnăng quân đoàn bảy Tây-vu đi.

Xích-Hầu tuổi đã mười chín, dáng người to lớn kềnh càng. Chàng đứng lên, ưỡn ngực ra, hai tay đập vào ngực mình bình, bình giống như con đườiươi, làm ai cũng phì cười. Các tướng đi họp, đều đem theo tùy tùng. DuyXích-Hầu mang theo một đười ươi khổng lồ, với một con vượn bạch. Chàngđứng lên trình bày, thì đười ươi khoanh tay đứng sau, lưng đeo bảo kiếm. Vượn trắng cầm cuộn trúc lụa treo lên tường. Chàng chỉ vào sơ đồ nói:

– Thưa sư bá, sư huynh, sư tỷ, cùng các sư muội, sư đệ. Tôi xin trìnhbày về khả năng yểm trợ của quân đoàn bảy Tây-vu. Quân đoàn chia làm tám sư. Mỗi sư do một tướng chỉ huy. Tướng lớn tuổi nhất là sư bá ViĐại-Nham, bảy mươi lăm tuổi, là sư trưởng Thần-ngao. Sư Ngao có ba trămchó sói. Nhỏ tuổi nhất là Vi Lan, mười sáu tuổi sư trưởng Thần-long gồmnăm ngàn vừa trăn, vừa hổ lửa, mai gầm đủ loại. Hiện tám sư đều sẵn sàng chờ lệnh tham chiến.

Phật-Nguyệt hài lòng. Bà đứng lên nói:

– Tướng sĩ Trung-nguyên họ mong lập công, kiếm giàu sang, họ tranh dành, kèn cưa nhau. Duy chúng ta, chúng ta mưu tìm hạnh phúc cho trăm họ, đối xử với nhau bằng tinh thần võ đạo, bằng tình huynh đệ. Ta xin hỏi cácvị có mặt ở đây: Ví thử quân Hán, từ Nam-xương, Kinh-châu tràn xuống,đánh chúng ta. Chúng ta phải đối phó như thế nào?

Vi Đại-Nham đứng dậy nói:

– Thưa công chúa, theo ý kiến lão, chúng ta cần đem quân đón đường giặcmà đánh, đừng để chúng đặt chân lên nước mình. Chiến tranh, người chết,nhà cháy, nếu trận chiến xảy ra trên đất Hán, thì nhà Hán cháy, ngườiHán chết. Còn dân mình, vô sự.

Cao Cảnh-Khê lắc đầu:

– Trưng hoàng đế có dạy: Ta với Hán khác nhau như nước với lửa. Hán tànbạo, ông vua ngồi trên, ban phúc, giáng họa cho thiên hạ. Lĩnh-Nam không thế. Vua do anh hùng cử lên. Chúng ta mưu hạnh phúc cho dân. Nếu bâygiờ giặc chưa đến, mà chúng ta xua quân tràn sang Trung-nguyên. Chúng ta trở thành một thứ Quang-Vũ, Triệu Đà thứ nhì.

Trâu Đen đứng lên:

– Lời của Vi lão bá đúng, lời của Cao sư huynh cũng đúng. Theo em nêndung hòa cả hai. Một mặt mình chuẩn bị quân mã, dàn ra ở cửa Du-gianglàm như đổ bộ đánh Kinh-châu. Một mặt dàn quân ở gần Hạ-khẩu làm như sắp đánh vào Nam-xương. Hán thấy mình mạnh, bỏ ý định đánh xuống thì thôi.Nhược bằng muốn đánh, chúng tưởng rằng mình ngu, bỏ trống hồ Động-đình.Chúng cho quân vượt Trường-giang vào hồ Động-đình, đánh chiếm Trường-sa. Phía bắc hồ Động-đình đến Trường-giang, có khu đất bỏ hoang, không dân, không nhà. Chúng ta lừa địch vào hồ, bấy giờ hai ngả Hạ-khẩu, Du-giangchặn đường về của chúng.

Quần hùng vỗ tay vang dội. Họ trố mắt nhìn Trâu Đen. Không ai ngờ, một thiếu niên mười sáu tuổi, mà lại có kiến thức như thế.

Riêng Phật-Nguyệt, bà không lạ lùng gì. Bà đã có kinh nghiệm của LụcSún, Lục Hầu. Chúng ở tuổi đang lớn, dễ thu nhận kiến thức. Ngày nàochúng cũng dự các cuộc họp, luận bàn quân sư. Suốt hơn năm qua, chúnghọc hỏi được biết bao nhiêu tinh hoa của người lớn.

Đinh Tĩnh-Nương chỉ lên tấm lụa vẽ bản đồ khu hồ Động-đình:

– Tôi xin bổ túc ý kiến Trâu Đen. Chúng ta bỏ trống khu bắc hồĐộng-đình. Địch tất theo sông Trường-giang đổ quân lên núi Quân-sơn,Tam-sơn, còn thủy quân chúng sẽ đóng ở bắc hồ. Đương nhiên chúng chiaquân làm ba cánh. Hai cánh bộ binh, kị binh đánh bọc theo hai ngả đông,tây của hồ, một cánh thủy quân đánh thẳng xuống. Bây giờ ta cho Thần-ưng truyền đến hai đạo đóng ở Du-giang, Hạ-khẩu, đánh chặn đường về, cắtđường tiếp vận từ bắc sang. Ta lại phục sẵn hai đạo quân Tây-vu ở trongrừng bắc hồ. Khi hai đạo quân đóng ở Quân-sơn, Tam-sơn vừa xuất trại, ta cho đạo Tây-vu đánh ép hai bên. Địch mất đường về, bị đánh tập hậu, chỉ có đường rơi xuống sông mà chết. Còn đạo thủy quân, ta dàn từ phía namhồ đánh lên, xử dụng Giao-long binh, Thần-ưng, Nỏ-thần. Chúng ta cầndiệt thủy quân Hán, để sau này chúng muốn đánh xuống nam thì không còntinh lực nữa.

Phật-Nguyệt quyết định:

– Ý kiến lão tướng Vi Đại-Nham, của sư huynh Cao Cảnh-Khê với Trâu Đen,thêm ý kiến Đinh Tĩnh-Nương đã thành kế hoạch toàn hảo. Tôi chỉ thêm một vài chi tiết mà thôi. Nếu Hán đánh xuống, tất họ dùng thủy quân củaThục mới đầu hàng, hợp với thủy quân từ hồ Phiên-dương. Cộng lại thủyquân của họ đông gấp đôi ta. Nếu ta dàn thủy quân ở phía nam hồ, đánhvới Hán, ta thất bại. Vì vậy ta cần chia làm đôi. Một chủ lực cầm cự với đạo Nam-xương. Một chủ lực đánh tan đạo binh thục đầu hàng. Sau đó taquay lại diệt đạo Nam-xương sau.

Cuộc họp giải tán.

Hôm sau có tin, Đào Kỳ cho Đào Phương-Dung, Lê Ngọc-Trinh điều động đạoGiao-chỉ đến Linh-lăng làm trừ bị. Sẵn sàng tiếp ứng cho khu Động-đìnhhồ. Minh-Giang cùng Trần-gia tam-nương điều đạo Quế-lâm đến Nam-hải làmtrừ bị cho Nguyễn Thánh-Thiên.

Phật-Nguyệt sợ biến cố bất thần không kịp, bà gọi Trâu Đen, Xích-Hầutướng đến bản dinh ở chung, để kịp thời ứng phó. Đêm ấy trăng tháng támsáng như ban ngày. Mấy chị em ngồi nhìn trăng, uống nước trà, bàntruyện. Trời về khuya, bỗng Thần-ưng bay từ xa lại. Xích-Hầu thổi tù vàgọi xuống. Chàng lấy thư trong ống tre dưới chân Thần-ưng trình choPhật-Nguyệt. Bà cầm lên đọc. Các tướng im lặng chờ đợi. Bà thở dài,quăng thư xuống bàn.

– Hỏng mất rồi! Thế này thì hỏng mất rồi.

Đinh Tĩnh-Nương cầm thư đọc: thư của Đào Hiển-Hiệu viết, báo cho biếtông cùng Đào Quí-Minh đem quân vượt Độ-khẩu giúp Vương Nguyên, đánhchiếm được mười hai thành nam Ích-châu. Hiện tiến sát tới Thành-đô.Công-tôn Thi để Lê Đạo-Sinh trấn Thành-đô. Y chạy vào Hán-trung.

Vi Đại-Nham hỏi:

– Như vậy Công-tôn Thi giết đến nơi rồi. Tại sao công chúa lại nói rằng hỏng rồi?

Phật-Nguyệt đáp:

– Vương Nguyên chỉ dơ tay, là đánh được Thành-đô, Công-tôn Thi bị mấtchủ lực. Một mặt y bị Ngô Hán đem quân Hán từ bắc đánh xuống, tất y hàng Hán. Thôi, thế là Thục hỏng. Ngô Hán sẽ đem quân vào Thục. Quân củaVương Nguyên bất quá mười vạn, thêm quân Hiển-Hiệu năm vạn nữa. Trongkhi đó quân của Ngô Hán tới ba mươi vạn, tinh nhuệ, khỏe mạnh, thêm quân Công-tôn Thi hai mươi lăm vạn. Ngô Hán dẹp Vương Nguyên dễ dàng.

Nàng thở dài:

– Phía Kinh-châu, giỏi lắm Công-tôn Thiệu đánh được Tương-dương,Nam-quận, Bạch-đế, quân mã chưa quá mười vạn. Trong khi quân của Vũ Hỷtrên mười vạn, thêm mười lăm vạn của Mã Viện, mười lăm vạn của Lưu Long, Đoàn Chí. Cộng chung ba mươi lăm vạn. Chúng đè bẹp Công-tôn Thiệu dễdàng. Chúng ta cố dốc toàn lực Lĩnh-Nam cũng không cứu được Thục.Vương-Nguyên tài thì có tài, song không biết giới hạn cái tài. Giá y đợi Công-tôn Thiệu với ta chiếm lại Kinh-châu, rồi hãy đánh Thành-đô, cònhy vọng.

Tướng sĩ hiểu ra. Họ phục tài Phật-Nguyệt, trông rộng nhìn xa.

Hôm sau, có tin Đào Hiển-Hiệu báo cho biết: Công-tôn Thi đầu hàng Hán.Quang-Vũ hứa cho Thi đời đời làm chúa Ích-châu. Quang-Vũ ban sắc chỉphong Thi làm Hán-trung vương. Ngô Hán tiếp thu Trường-an, Phù-phongtiến vào Hán-trung, Dương-bình-quan, Kiếm-các. Y án binh bất động, đểCông-tôn Thi đem bản bộ quân mã cùng thầy trò Lê Đạo-Sinh đánh nhau vớiVương Nguyên.

Bấy giờ các tướng sĩ mới phục tài Phật-Nguyệt.

Chiều hôm sau, Thần-ưng của Sún Hô báo về: Công-tôn Thiệu, Vũ Chu đã thu được các thành Nam-quận, Tương-dương, Xuyên-khẩu, Bạch-đế. Vũ Hỷ đemquân đánh, bị bại. Công-tôn Thiệu thừa thế chiếm Kinh-châu, rồi tiếnđánh Di-lăng, Vũ lăng, thì Vũ Hỷ hàng Hán. Mã Viện đem quân cứu Vũ Hỷ.Vũ Chu đánh Giang-hạ, đụng phải binh lực Lưu Long. Hai bên giao chiếnmột trận, Vũ Chu quân ít, phải rút về thủ Kinh-châu. Chu Tái-Kênh, Đàovương phi, Đào Ngũ-Gia, Tây-Vu tiên tử sẽ trở về hồ Động-đình ngày mai.Công-tôn Thiệu cho biết Mã Viện sẽ đem quân đánh chiếm Linh-lăng,Trường-sa, hồ Động-đình, rồi đánh bọc phía nam Kinh-châu. Ông xinPhật-Nguyệt đương với Mã Viện, Đoàn Chí, Lưu Long, để ông có thể thanhtoán Vũ Hỷ.

Phật-Nguyệt viết thư báo cho Đào Kỳ, Nguyễn Thánh-Thiên, Đào Hiển-Hiệubiết biến chuyển ở Kinh-châu. Trưa hôm sau thì Chu Tái-Kênh, cùng mọingười trở về. Phật-Nguyệt họp tướng sĩ truyền lệnh.

Bà đứng lên nói:

– Chắc chắn Mã Viện chia quân làm ba đạo. Một đạo do Vũ Hỷ vây các thành của Công-tôn Thiệu. Một đạo chính y vượt sông đánh chiếm phía bắc hồĐộng-đình, ngăn chặn ta tiếp viện Thục. Một mặt Lưu Long đánh từ Hạ-khẩu về. Còn Đoàn Chí y sẽ đánh xuống Nam-hải, chặn quân Thánh-Thiên. Nào,bây giờ chúng ta hành động.

Các tướng sĩ, chờ đợi đã hơn mười ngày. Bây giờ mới được ra quân. Người người cùng hứng khởi. Chuẩn bị đánh giặc.

Phật-Nguyệt cầm ấn kiếm, để lên bàn:

– Trận hồ Động-đình, là trận đầu tiên Lĩnh-Nam đánh với Hán. Nếu chúngta bại, toàn đất Lĩnh-Nam rung động. Còn chúng ta thắng, người Hán sẽkinh hồn táng đởm, từ nay không còn dám nghĩ tới xâm phạm Lĩnh-Nam nữa.Vì vậy tôi nhắc lại, các tướng phải khích động cho quân sĩ biết: chấpnhận hy sinh. Dù phải chết hết toàn đội quân, cũng làm. Miễn sao đạtđược mục đích. Tôi nhắc lại: Một là tiến lên, đuổi giặc. Hai là chết,chứ không lùi một bước.

Sún Hô đứng lên nói lớn:

– Đệ tử Tây-vu đứng dậy.

Các tướng sĩ Tây-vu, kể cả Tây-vu tiên tử, đồng đứng dậy.

Sún Hô ra hiệu. Tất cả đều rút kiếm, hô lớn:

– Đệ tử Tây-vu thề hy sinh cho đại nghĩa Lĩnh-Nam.

Phật-Nguyệt hài lòng, vẫy tay cho tướng sĩ Tây-vu ngồi xuống.

Bà tiếp:

– Bàn về lực lượng: Mã Viện có sáu vạn thủy binh, năm vạn kị binh, bảyvạn bộ binh. Cộng chung mười tám vạn. Lưu Long có ba vạn kị binh, sáuvạn bộ binh, ba vạn thủy binh. Cộng mười hai vạn. Nếu cộng chung cả haingười, thành ba mươi vạn. Còn về phía ta: Đạo binh của Quách Lãng có bốn vạn bộ, một vạn kị. Quân địa phương của Trường-sa, Linh-lăng được sáuvạn bộ, hai vạn kị. Lực lượng thủy quân khu hồ Động-đình có năm vạn.Cộng chung ta có mười vạn bộ binh, ba vạn kị binh, năm vạn thủy binh.Tổng cộng có mười tám vạn. Song quân cần tinh nhuệ, một lòng chiến đấu,chứ không cần nhiều.

Xích-Hầu tướng cười:

– Sư tỷ quên mất ta còn thêm quân đoàn Tây-vu, sức mạnh bằng chục vạn quân Hán sao?

Các tướng sĩ gật đầu đồng ý.

Phật-Nguyệt ra lệnh:

– Từ sông Trường-giang thông với hồ Động-đình bằng một nhánh sông nhỏ.Bên phải có rừng Ba-lăng, Vi Lan dẫn sư Thần-long ẩn vào rừng. Lưu Longđem quân từ Hạ-khẩu tới, tất đổ quân bộ, lương thảo đến đây. Khi cóThần-ưng mang lệnh đến, thì xua Thần-long vào trại giặc, làm náo loạnhàng ngũ chúng.

Bà cầm lệnh phù trao cho Quách Lãng:

– Quách sư đệ lĩnh nhiệm vụ rất quan trọng, dẫn ba vạn binh với sư thúcTái-Kênh, Tây-vu tiên tử theo trợ giúp. Ta tăng viện cho hiền đệ Hắc-báo tướng quân với sư Thần-báo, Ngao-sơn tướng quân Vi Đại-Nham với sưThần-ngao. Hiền đệ đóng ở Ba-lăng, đợi khi có lệnh, thì đem quân đánhchặn đường về của đạo bộ binh Lưu Long. Nhớ chia lực lượng làm hai: Mộtphần nhỏ, đánh cướp trại của chúng ; một phần lớn, chặn đường cứu việncủa Lưu. Sau khi cướp được trại chúng, tất cả kéo về cố thủ. Chúng mấthết lương thảo, đường về bị cắt. Tất tan rã.

Bà cầm lệnh bài gọi Xích-Hầu tướng:

– Sư đệ mang sư Thần-hầu, phục ở phía sau núi Tam-sơn đến Thạch-đầu. MãViện từ Kinh-châu xuống, thế nào cũng đổ quân bộ lên đây, rồi cho thủybinh vào hồ Động-đình. Đợi khi có lệnh, cho Thần-hầu đột nhập trại địch, đốt lương thảo.

Bà đứng dậy, lễ phép nói với Đào vương phi:

– Vương phi từng kinh nghiệm cầm quân, xin lĩnh bốn vạn bộ, hai vạn kị,có sư bá Tiên-yên, sư muội Lê Thị-Lan giúp. Hắc-Hổ tướng quân mang sưThần-hổ. Hồ Nam sư đệ mang sư Thần-tượng, theo trợ giúp Đào vương phi.Tất cả tới đóng ở Yên-lăng. Đợi khi có lệnh, đem quân đánh chặn đường về của bộ binh Mã Viện. Nhớ chia lực lượng làm hai. Một bộ phận đánh chiếm trại của chúng ở Tam-sơn. Một bộ phận cản bộ binh của Mã. Khi Vương-phi khi chiếm xong trại Tam-sơn, thì kéo về cố thủ tại đây. Thủy quân Mãtất lùi về Tam-sơn. Tôi có kế hoạch tiêu diệt chúng.

Bà nói với các tướng sĩ:

– Bây giờ tới chủ lực chính. Chúng ta cần tiêu diệt hết thủy quân Hán,thì các đạo kia phải tan. Mã Viện ở gần, tất y đổ thủy quân vào trước,đóng ở Tam-sơn. Lưu Long tới sau tất đóng ở Quân-sơn. Ta cần tiêu diệtthủy quân Mã Viện trước khi thủy quân Lưu Long tới. Ta dùng hư binh. Đạo thứ nhất do sư muội Đinh Tĩnh-Nương chỉ huy. Sư huynh Trần Quốc-Dũnglĩnh năm dàn Nỏ-thần, với đội Giao-long binh theo giúp. Đây là chủ lựcchính đánh thủy quân Lưu Long. Song nhớ đánh cầm chân chúng, để tôi cóthì giờ tiêu diệt thủy quân Mã Viện. Sau khi diệt thủy quân Viện, tôi sẽ trở lại, cùng diệt thủy quân Lưu Long.

Bà gọi Đinh Bạch-Nương, trao binh phù:

– Sư muội lĩnh nhiệm vụ quan trọng nhất. Nếu sư muội thất bại, coi nhưta bị thua. Sư muội được sư huynh Cao Cảnh Khê, đem theo năm dànThần-nỏ. Sư đệ Trâu Đen đem theo sư Thần-ưng đánh thủy quân của Mã Viện. Ta sẽ cùng Hắc-Phong quận chúa mang sư Thần-phong, Đào Ngũ-Gia mangthủy quân tiếp ứng.

Bà hỏi các tướng:

– Có ai thắc mắc gì không?

Quách A đề nghị:

– Sư tỷ! Em thấy mặt trận Tam-sơn rất quan trọng. Mã Viện thân chỉ huythủy quân, đánh với sư tỷ. Đạo kị binh bộ binh đánh dọc hồ, tất y để lại một số lớn quân mã canh chừng lương thảo, giữ trại. Giữa lúc kị binh,bộ binh, thủy quân của chúng xuất trận, Xích-Hầu cho sư Thần-hầu đốtlương thảo, nhiễu loạn trại của chúng. Trong khi đó sư mẫu của em đánhtrại. Binh thư nói: Một người thủ, mười người đánh. Sư mẫu của em có sáu vạn binh. Nếu Mã Viện để lại hai, ba vạn giữ trại thì sao? Nhiệm vụ sưmẫu của em phải đánh trại thực mau, thực gọn. Nếu chậm trễ, bộ binh Mãquay về chỉ có chết. Em nghĩ, mình nên xin viện binh cho ăn chắc.

Đào vương phi nói:

– Con ơi, nếu cầu cứu anh Kỳ, thì gửi thư đến Phiên-ngung mất một ngày.Anh Kỳ lệnh đạo Giao-chỉ đến tiếp viện, mất hai ngày. Từ Linh-lăng tớiđây, quân phải đi trong hơn mười ngày, làm sao kịp?

Quách A lắc đầu:

– Sư mẫu! Con không nói đem đạo quân khác, mà chỉ mượn sư Thần-ưng củađạo Giao-chỉ. Kinh nghiệm trận thủy chiến Xuyên-khẩu, con thấy Thần-ưngquan trọng vô cùng. Sư Thần-ưng của Trâu Đen yểm trợ sư muội ĐinhBạch-Nương. Nếu được thêm sư Thần-ưng của đạo Giao-chỉ, giao choXích-Hầu. Xích-Hầu dùng Thần-hầu đốt trại. Trên trời thêm sư Thần-ưngđánh xuống. Như vậy sư mẫu đánh trại Tam-sơn mới chắc ăn.

Phật-Nguyệt gật đầu:

– Em minh mẫn hơn ta. Được, ta viết thư ngay cho Đào Phương-Dung. Nếuđem sư Thần-ưng từ Linh-lăng đến đây, chỉ cần một ngày một đêm.

Bà cầm bút viết thư. Sún Hô ra lệnh cho Thần-ưng đi.

Trong khi đó, các cánh quân lục tục lên đường. Phật-Nguyệt đi bản dinhđến ghềnh Tương-giang. Khoảng canh năm sáng hôm sau, đoàn Thần-ưng tuầnphòng kêu ré lên báo hiệu. Sún Hô lên cột buồm nhìn về phía nam. Chàngkêu lớn:

– Sư tỷ! Sư Thần-ưng đạo Giao-chỉ tới rồi. Thần-ưng tuần phòng báo cho mình biết trước.

Quả nhiên hơn giờ sau, sáu đoàn Thần-ưng từ phía nam bay tới. Mỗi đoànchia thành lữ một. Hàng lối ngay ngắn. Hai Thần-ưng có nhiệm vụ canhphòng trên không phận hồ Động-đình vỗ cánh bay về nam. Nó kêu lên mấytiếng như ý bảo đồng bọn Tôi dẫn đường, theo tôi. Nó bay trước. ĐoànThần-ưng đạo Giao-chỉ bay theo. Tới hồ Động-đình, Quách A cầm tù và thổi ba hồi. Chúng lượn quanh hồ một vòng, rồi đáp xuống các bụi cây gần đó.

Ba thiếu niên tuổi từ mười lăm đến mười bảy phi ngựa như bay. Ngườichúng đầy mồ hôi. Sún Hô chỉ chúng giới thiệu với Phật-Nguyệt:

– Sư tỷ, thằng mặc áo xanh là Trâu Xanh. Thằng mặc áo trắng là TrâuTrắng. Thằng mặc áo vàng là Cu Bò. Cu Bò nổi tiếng ở dơ nhất vùngTây-vu. Cả ba thằng tham ăn bậc nhất. Nhưng chúng nó linh lợi, thôngminh, lắm mưu nhiều mẹo không biết đâu mà lường. Sư tỷ muốn chỉ huy bọnnó phải làm nghiêm mới được. Chúng nó phá phách khiếp lắm.

Phật-Nguyệt thắc mắc:

– Ta nghe nói có Trâu Vàng chứ làm gì có Cu Bò?

Sún Hô cười:

– Đúng ra tên nó là Trâu Vàng, nhưng làm gì có trâu vàng? Trâu vàng tức con bò. Vì vậy bọn em gọi nó là Cu Bò.

Phật-Nguyệt hỏi:

– Trong ba đứa, đứa nào làm chúa?

Sún Hô đáp:

– Thằng Cu Bò làm sư trưởng.

Ba thiếu niên xuống ngựa hành lễ với Phật-Nguyệt:

– Công chúa! Bọn em được lệnh sư tỷ Đào Phương-Dung đến trợ chiến với công chúa.

Đinh Bạch-Nương liếc qua ba đứa trẻ: Dáng dấp khỏe mạnh, da ngăm ngăm đen, ánh mắt chiếu ra tia sáng ngỗ nghịch. Nàng nghĩ thầm:

– Bọn này e còn phá phách hơn Tây-vu thiên ưng lục tướng hồi xưa nữa.

Phật-Nguyệt hỏi:

– Các em có bao nhiêu Thần-ưng?

Cu Bò kính cẩn thưa:

– Sáu trăm mười hai.

Phật-Nguyệt ngắm nhìn Cu Bò: Người nó mập tròn như bao gạo. Mặt mũi khôi ngô tuấn tú. Ngặt một điều, quần áo nó lem luốc dơ bẩn. Áo màu vàng,quần bằng da, chân đi giày đan bằng vải, người tiết ra mùi hôi khó chịuvô cùng, tính Phật-Nguyệt sạch sẽ, bà mỉm cười, lắc đầu.

Quách A biết ý Phật-Nguyệt, nàng nói:

– Thằng Cu Bò cái gì cũng được hết. Nó có hai tật: Ăn vụng như chớp, ởbẩn không thể tưởng được. Khúc sông nào nó tắm, thì hơn năm không cònmột con tôm, con cá.

Phật-Nguyệt thấy kỳ lạ hỏi:

– Ủa tại sao vậy?

Sún Hô đáp:

– Nó tắm, ghét của nó đầy hồ, cá, tôm ăn vào, bị trúng độc chết, nổi lều bều. Mỗi năm nó tắm độ ba hay bốn lần gì đó.

Mọi người biết Quách A nói đùa, cười ầm lên.

Dáng điệu Cu Bò lịch bịch như con đười ươi. Nó méo miệng trêu Quách A.Bất thình lình Quách A dùng một thế cầm nã thủ, túm ngực Cu Bò liệng lên không. Nó không tránh kịp rơi tòm xuống nước. Một lát nó trồi lên mặthồ, bơi lõm bõm như chó bơi. Nó ngửa cổ nhìn lên chiến thuyền gọi:

– Ê! Quách A, chị hại thằng em như thế sao?

Sún Hô quăng cho nó cái khăn:

– Mày tắm sạch, tao mới cho mày lên thuyền.

Đợi Cu Bò tắm xong. Sún Hô thả dây xuống kéo nó lên. Đinh Bạch-Nươngngạc nhiên: Không ngờ Cu Bò khôi ngô đáo để. Tắm rồi, da dẻ sáng láng,trông rõ ra vẻ một công tử đọc sách, chứ không còn giống thằng bé lemluốc nữa.

Cu Bò hỏi Quách A:

– Này bà chằng tinh! Có gì ăn không? Đói quá rồi!

Tính thích trẻ con, Đinh Tĩnh-Nương sai mang ra một giỏ trái cây lớn, đưa cho Cu Bò:

– Em ăn đi.

Cu Bò gọi hai thiếu niên thâm trầm ít nói đồng hành với nó:

– Ê! Trâu Xanh, Trâu Trắng! Chúng mày lại đây ăn với tao.

Ba đứa ăn một lát, hết sạch giỏ trái cây. Phật-Nguyệt nghĩ:

– Đúng là trâu! Bọn này ăn khỏe thực.

Bà sai mang ra một buồng chuối chín nẫu. Buồng chuối có đến mười ba nải, trao cho Cu Bò. Chúng vừa ăn vừa tường trình về khả năng của sưThần-ưng Giao-chỉ. Nó tường trình xong, thì buồng chuối cũng hết. ĐinhTĩnh-Nương thất kinh hồn vía hỏi:

– Các em no chưa?

Cu Bò vỗ bụng:

– Ăn trái cây mau đói lắm. Chị cho ăn cái gì khác đi.

Đinh Tĩnh-Nương sai dọn ra một mâm cơm: Ba con cá chép lớn bằng bàn tayrán dòn. Hai bát canh nấu ám cá thực lớn. Ba con bồ câu quay, một đĩatôm kho lớn.

Ba đứa không khách sáo, ngồi ăn tự nhiên. Bọn chúng nói với Phật-Nguyệtkhông chịu dùng danh xưng Hán-Việt sư tỷ, sư đệ. Chúng chỉ dùng tiếngViệt, gọi bằng chị, xưng em. Đôi khi chúng nói lẫn tiếng Mường vào.

Cu Bò nói:

– Chị Đào Phương-Dung được thư của chị giữa trưa. Chị ấy triệu hồi bọnem, bắt lên đường khẩn cấp. Hẹn canh năm hôm nay phải tới hồ Động-đình,bọn em đem theo cơm nắm, muối vừng, phi ngựa bất kể sống chết. Tới đâyvừa đúng hẹn. Ối chà! Chị Đào Phương-Dung coi bề ngoài nhu nhã, đẹp nhưtiên... cái gì cũng được hết. Chỉ phải cái tật ra lệnh thì độc tài vôcùng. Sai một tý là có truyện.

Tuy mải nói, mà chúng vẫn ăn đều đều. Một lát, mâm cơm hết sạch. Cu Bòđứng dậy, không biết nghĩ sao, nó cúi xuống nhìn đĩa cá rán còn nhát, nó cầm lên táp một miếng hết sạch. Nó hỏi:

– Chị Phật-Nguyệt! chị định giao cho chúng em làm gì? Chị Đào Phương-Dung bảo sắp có trận đánh lớn lắm, cần chúng em trợ giúp.

Phật-Nguyệt đáp:

– Các em được đặt dưới quyền Xích-Hầu. Nhiệm vụ của các em nặng nề vôcùng. Các em thành công, trận này ta thắng. Các em thất bại, trận này ta bại. Trận này ta thắng, thì Lĩnh-Nam còn. Trận này ta bại thì Lĩnh-Nammất.

Bọn Cu Bò, Trâu Xanh, Trâu Trắng không dám đùa nữa. Chúng nó tự biếttrách vụ. Vội vàng lên ngựa. Ngựa đi được mấy bước, không biết nghĩ sao, Cu Bò thụt lùi lại, ghé miệng vào tai Đinh Bạch-Nương nói nhỏ mấy câu.Đinh Bạch-Nương phì cười, sai người đem cho nó một giỏ trái cây. Nó đeovào lưng rồi ra roi cho ngựa phi:

– Lẹ! Lẹ lên.

Ngựa phi như gió. Trên đầu Thần-ưng bay là là theo chúng. Phật-Nguyệt nhìn theo ngơ ngẩn xuất thần một lúc, nói:

– Tuổi trẻ vô tư, trong sáng. Chúng giống như tấm lụa trắng. Tấm lụa trở thành quần áo đẹp hay xấu, do thợ may. Bọn này được Hồ Đề huấn luyện,đem tình yêu nước, đem nhiệm vụ thiêng liêng dạy chúng, chúng sớm trởthành đại tướng.

Chiều hôm sau, tin tế tác từ bắc sông Trường-giang, do Thần-ưng mang vềbáo cho biết: Mã Viện tập trung ba trăm chiến thuyền lớn, gồm sáu vạnThủy-quân, năm vạn kị binh, bảy vạn bộ binh. Chuẩn bị vượt sông trongđêm. Bất thình lình đổ vào hồ Động-đình. Đi theo Mã Viện có Chu Long,Trịnh Sư, Ngô Anh, Mã Anh.

Đinh Bạch-Nương hỏi:

– Lai lịch bọn tướng này ra sao?

Phật-Nguyệt giảng:

– Chu Long, Trịnh Sư, Ngô Anh là ba trong Liêu-đông tứ ma. Mã Anh là emruột Mã Viện. Mã Anh võ công không kém gì Mã Viện. Y có tài dùng binh.Còn ba tên trong Liêu-đông tứ ma, chỉ có võ công cao mà thôi. Võ côngcủa chúng ngang với Lê Đạo-Sinh. Riêng Chu Long, bản lĩnh y ngang vớiKhất đại phu và Đào Kỳ.

Đinh Bạch-Nương chống kiếm nhìn lên trời cười:

– Mã Viện khinh địch quá. Y tưởng đổ bộ đêm, ắt ta không biết. Nếu suynghĩ một chút, y cũng đoán ra rằng: Dù tế tác của chúng ta có dở chăngnữa, thì đoàn Thần-ưng trinh sát của ta cũng khám phá ra.

Phật-Nguyệt lắc đầu:

– Em lầm rồi! Người hiểu, biết chúng ta nhiều hơn ai hết chính là MãViện. Mã muốn đổ bộ, ắt cho tế tác dọ thám. Y thấy ta đem quân đến vùngHạ-khẩu, Du-giang, y cho rằng ta không đủ quân dàn ra phòng thủ hồĐộng-đình. Ý định của Mã là đánh chiếm hồ Động-đình. Khiến hai cánhDu-giang, Hạ-khẩu mất đường về. Y có ngờ đâu hai cánh kia của ta là hư.Hồ Động-đình là thực. Nhược bằng y cho hồ Động-đình là thực, lập tức tabiến thành hư. Đạo dùng binh đừng nhất thiết đâu là hư đâu là thực. Tốthơn hết ta cứ dàn ra. Chúng cho rằng hư, ta biến thành thực. Chúng chorằng thực, ta biến thành hư.

Bà truyền Đinh Tĩnh-Nương thông tin cho các nơi biết.

Suốt đêm Thần-ưng liên tiếp loan báo tình trạng vượt sông Trường-giangcủa quân Hán. Đến hết canh tư, Xích-Hầu báo tin về: Quân Hán từ bờ sôngTrường-giang, chiếm đóng khu bắc hồ Động-đình. Bộ binh, kị binh đóng dài từ Thạch-đầu tới Tam-sơn. Lương thực, chứa tại Tam-sơn. Chiến thuyềnđang di chuyển vào hồ. Trên bờ sông chỉ còn hai mươi chiếc, tuần phòng.

Phật-Nguyệt ra lệnh các nơi án binh bất động. Bà truyền lệnh tới Vi Lan, Xích-Hầu:

Tuần tiễu dọc bờ hồ, giết tất cả bọn tế tác Hán.Như vậy Mã Viện sẽ nhưngười mù vì y không biết tin tức của ba đạo thủy quân ở phía nam hồ.

Bà gửi thư cho Đào vương phi, Quách Lãng, truyền binh sĩ ăn cơm, đi ngủsớm. Canh hai sẽ di chuyển dọc theo bờ sông, tiến dần về bờ hồ chờ đợi.Lúc sáng, Mã Viện cho bộ binh, kị binh đánh xuống nam, hãy tiến về chặnhậu.

Cho đến chiều, vẫn chưa thấy tin tức đạo binh Lưu Long. Phật-Nguyệt lo lắng trong lòng:

– Không lẽ Lưu Long từ Hạ-khẩu, vượt sông đánh Giang-hạ? Như vậy đạo quân của Quách Lãng nguy mất?

Sang canh năm, Thần-ưng báo cho biết: Đã thấy đoàn thuyền từ Hạ-khẩuđang tiến tới. Vì nước sông Trường-giang chảy siết, đạo quân Lưu Longtiến rất chậm. Còn đạo bộ binh, kị binh Mã Viện do Chu Long chỉ huy, men theo bờ phía Tây của hồ, đang tiến xuống nam.

Bấy giờ Phật-Nguyệt mới cho đoàn chiến thuyền của Đinh Tĩnh-Nương khởihành, men theo bờ hồ phía đông tiến đến Quân-sơn. Còn đoàn thuyền củaĐinh Bạch-Nương với của bà thì vẫn án binh bất động.

...

Từ năm ngày qua, Xích-Hầu dẫn sư Thần-hầu đến trấn đóng khu bắc hồĐộng-đình từ bờ sông tới núi Tam-sơn. Nói rằng sư cho oai, chứ thực sựlực lượng của chàng chỉ có sáu trăm Thần-hầu, với trăm tráng sĩ Tây-vu.Tuổi của họ từ mười lăm tới hai mươi, người nào cũng sống ở rừng núi từnhỏ. Đêm mắc võng lên cây ngủ, ngày leo trèo, truyền từ cây nọ sang câykia như vượn.

Khi Thần-ưng thám sát của chàng báo cho biết quân Hán vượt sông đổ bộ,chàng cho lực lượng lui vào rừng ẩn, dùng Thần-ưng, Ngao-thần theo dõi.Đến khi toàn quân Hán đổ bộ xong, đoàn chiến thuyền Mã Viện vào hồĐộng-đình, chàng đã biết được hết đường đi, lối lại, tổ chức doanh trạiquân Hán. Được lệnh Phật-Nguyệt án binh bất động, chàng lo lắng vô cùng. Vì với một đoàn Thần-hầu sáu trăm con, trăm tráng sĩ, ẩn thân trongrừng rất khó khăn.

Chàng đợi kị binh, bộ binh Hán lên đường. Sau đó các chiến thuyền nhổ neo vượt hồ, bấy giờ chàng sẽ ra tay. Chàng tính toán:

– Không biết chúng sẽ để lại bao nhiêu chiến thuyền? Bao nhiêu cao thủvõ lâm? Bao nhiêu quân sĩ giữ trại? Nhiệm vụ của ta, là phải đốt dinhtrại, kho lương thực, đánh tập hậu, để Đào sư bá đánh chiếm doanh trại.Cuộc đánh chiếm chỉ hạn định có hai giờ. Sau hai giờ, cần củng cổ đồntrại, ăn uống, nghỉ ngơi hai giờ nữa. Bấy giờ quân Hán trở lại cứu hậucứ, sẽ có trận đánh kinh khủng. Địch có tới bảy vạn bộ binh, năm vạn kịbinh. Trong khi Đào sư bá chỉ có bốn vạn bộ, hai vạn kị, với sưThần-tượng, Thần-hổ và sư Thần-hầu của ta.

Chàng suy tính:

– Hồi đánh trận Trường-an, sư tỷ Phương-Dung đã nói: Tây-vu là lực lượng chính. Rồi trận chiến xảy ra. Liên quân Việt, Thục đánh ta hai mươi vạn quân Hán. Bây giờ Phật-Nguyệt cũng nói: thắng, bại trận này, do lựclượng Tây-vu, mà trận này thắng Lĩnh-Nam còn, trận này bại, Lĩnh-Nammất.

Chàng nảy ra quyết định:

– Đánh xả láng! Dù ta với toàn sư Thần-hầu phải hy sinh. Khổ một điều,không biết sự hy sinh này có đem lại kết quả không? Ừ ! Chết hết thìchết hết, miễn sao đốt được lương thảo, để Đào sư bá chiếm trại Hán. Taphải làm sao bây giờ? Tây-vu thiên ưng lục tướng được sư bá Đào Thế-Kiệt nhận làm đệ tử. Sau trận đánh Long-biên Lục-hầu tướng cũng được sư phụĐinh Đại thu làm đệ tử. Ta không thể làm mất thể diện sư môn. Ta... làmtướng bọn khỉ, song ta gọi Thái-hậu Hoàng Thiều-Hoa, tể tướngPhương-Dung, Bắc-bình vương Đào Kỳ bằng sư huynh, sư tỷ, danh dự takhông nhỏ.

Hình ảnh trận Trường-an lại hiện về: Quân Hán đông hơn liên quânViệt-Thục. Phương-Dung chia lực lượng Hán ra nhiều nơi. Còn liên quânViệt-Thục tập trung lại đánh vào Trường-an. Hơn nữa, nhờ vào độiThần-hầu đốt cháy cung điện trong thành, khiến quân Hán bỏ chạy

Chàng quyết định:

– Vậy mình chia làm sáu đạo khác nhau. Đạo thứ nhất gồm mười đội. Mỗiđội mười Thần-hầu, đột nhập đốt kho lương thực đầu tiên. Kho lương thựccháy, giặc tất kéo đến chữa lửa. Đạo thứ nhì, gồm mười đội, leo lên cáccành cây, dọc đường, chăng dây bắt hết bọn kị mã chạy theo báo tin chođám bộ binh, kị binh Chu Long. Bốn đạo nữa, đột nhập, đốt cháy tất cảdoanh trại còn lại. Khi giặc rối loạn, kinh hoàng, tất bỏ chạy ra bờsông, leo lên chiến thuyền. Còn chiến thuyền, ta phải làm sao, đừng đểchúng chạy thoát mới được?

Trong đầu óc chàng loé lên một ánh sáng:

– Ta cho một đội Thần-hầu, bí mật xuống các chiến thuyền cắt dây buồm,dây buộc chèo vứt xuống sông. Khi doanh trại cháy, bọn lính giữ trạichạy tản mát vào rừng. Ta cho Thần-hầu giết chết. Còn tên nào chạy xuống chiến thuyền thì chiến thuyền, dây buồm, dây chèo đứt, trôi lềnh bềnhvô dụng.

Trời chập choạng tối, chàng tập họp các tráng sĩ Tây-vu lại, phân nhiệmvụ: Đạo nào xuống chiến thuyền cắt dây buồm, dây chèo. Đạo nào đốt kholương thực. Đạo nào đốt doanh trại. Một mặt chờ cho kị binh, bộ binh,thủy quân Hán lên đường, lập tức ra lệnh xuất phát.

Bỗng Thần-ưng đem thư đến báo tin sư Thần-ưng Giao-chỉ sắp tới yểm trợchàng. Chàng mừng rỡ, lên cây cao nhìn về phương nam. Đoàn Thần-ưng bayrợp trời. Một lát sau, Cu Bò, Trâu Xanh, Trâu Trắng tới. Ba đứa vừaxuống ngựa đã hỏi:

– Anh khỉ đít đỏ ơi! Đói quá, có gì ăn không?

Xích-Hầu đã trải qua cái tuổi mười lăm, mười bảy, ăn không bao giờ no.Chàng mỉm cười, sai mang cho mỗi đứa một con gà rừng nướng:

– Này, ăn đi, rồi nhận lệnh.

Chàng trình bày sơ lược đồn trú đoàn trại Hán cho bọn Cu Bò nghe:

– Thằng Mã Viện có năm vạn kị binh, bảy vạn bộ binh, sáu vạn thủy binh,ba trăm chiến thuyền. Ấy là chưa kể lực lượng bộ phía bắc Trường-giang.Không biết chúng sẽ để lại bao nhiêu chiến thuyền, kị binh, bộ binh giữhậu cứ. Chúng ta cần đột nhập dinh trại Hán, đốt dinh, đốt kho lương,đánh tập hậu, để cho Đào sư bá tấn công. Sau khi chiếm trại xong, lậptức tổ chức bố phòng. Vì khi nghe tin bị chặn hậu, tất chúng đem toànlực về đánh xả láng. Nhiệm vụ chúng ta nặng lắm chứ không vừa đâu.

Trâu Xanh bàn:

– Thằng Mã Viện đã biết lợi hại của Thần-ưng. Bây giờ chúng em ra lệnhkhông cho Thần-ưng bay lượn, dấu dưới các chòm cây. Có thế thằng Mã Viện mới bị bất ngờ.

Xích Hầu hài lòng, nói:

– Được! Em làm ngay đi.

Trâu Xanh đứng lên, cầm tù và thổi, ra lệnh cho Thần-ưng đáp xuống cánh rừng. Chỉ một lát, không còn con nào bay trên trời nữa.

Xích-Hầu hỏi Cu Bò:

– Cu Bò, em có mang theo lương thực cho Thần-ưng không?

Cu Bò cười:

– Anh hỏi dở bỏ mẹ đi í. Cứ để Thần-ưng đói. Đêm nay chúng sẽ lăn xả đớp thịt quân Hán. Việc gì phải mang lương thực cho kềnh càng.

Xích-Hầu dặn anh em:

– Các em ở đây. Ta với Cu Bò, đi thám thính một lần nữa.

Chàng dẫn Cu Bò, truyền theo cành cây, đến gần trại Hán. Hai người ngồi trên cao quan sát động tĩnh, di chuyển của quân địch.

Chàng nhìn ra mặt sông: Một chiến thuyền từ bên kia vừa cặp bến. Đầu cầu bắc lên. Từ dưới chiến thuyền, mười võ sĩ áp giải hai tù nhân, một nam, một nữ bị trói lên bờ. Xích-Hầu kinh ngạc tự hỏi:

– Tù nhân nào, mà lại giải đến đây? Nếu tế tác mới bắt được của Lĩnh-Nam thì phải giải về bắc mới đúng chứ?

Chàng truyền từ cây nọ đến cây kia, ra sát bờ sông quan sát. Chàng giậtbắn người lên. Vì hai người bị trói, nam chính là Đào Quí-Minh, nữ làcông chúa Vĩnh-Hòa. Đối với Đào Quí-Minh, chàng phải gọi bằng sư huynh.Quí-Minh là con của Đào Thế-Hùng. Đào Thế-Hùng là sư huynh Đinh Đại.Tây-vu Lục-hầu tướng được Đinh Đại nhận làm đệ tử. Thành ra chàng thànhsư đệ, Quí-Minh thành sư huynh. Chàng kinh hoàng nói với Cu Bò:

– Sư huynh Quí-Minh đang làm phó thống lĩnh đạo binh Tượng-quận. Cáchđây mười ngày, có tin đạo Tượng-quận vượt Độ-khẩu vào đất Thục, giúpVương Nguyên dẹp Công-tôn Thi. Tại sao sư huynh lại bị bắt? Chúng giảisư huynh tới đây làm gì?

Cu Bò bàn:

– Chúng ta lẻn vào trại Hán, giải cứu anh Đào Quí-Minh. Này anh khỉ đỏđít, tại sao anh Quí-Minh lại bị bắt một lượt với công chúa Hán?

Xích-Hầu giải thích:

– Em không biết đấy thôi. Anh Đào Quí-Minh gặp công chúa Vĩnh-Hòa tronglần đại hội hồ Động-đình. Trai tài gái sắc gặp nhau, tình ý nảy sinh làtruyện thường.

Cu Bò không chịu:

– Vô lý, tại sao công chúa Vĩnh-Hòa không thích người khác, mà lại thích anh Quí-Minh? Tại sao hai người lại bị quân Hán trói. Lính Hán tróicông chúa của họ thì thực là kỳ quái.

Xích-Hầu ra lệnh cho Cu Bò im lặng. Hai người lui về ven rừng gọi TrâuXanh, Trâu Trắng dặn dò chi tiết đề phòng, ứng phó với mọi biến cố cẩnthận, rồi lấy túi đựng trăn, đeo vào lưng. Chàng truyền dần đến trạiHán. Hai tên quân Hán đang đi trong rừng. Dường như ý tìm chỗ đại tiện.Từ trên cây, chàng đu mình đáp xuống cạnh y. Hai tay túm cổ chúng đậpvào nhau bộp một tiếng. Hai tên quân chết giấc.

Chàng ra hiệu cho Cu Bò lột quần áo tên quân Hán mặc vào. Hai người vượt hàng rào, hướng căn trại giam Quí-Minh tiến tới. Căn trại làm ngay dưới một gốc cây lớn. Hai người truyền cành cây dùng dao đục thủng lỗ trạinhìn vào bên trong: Mã Viện ngồi trước án thư. Cạnh đó hai vệ sĩ đeogươm đứng hầu. Đào Quí-Minh, công chúa Vĩnh-Hòa bị trói ngồi dưới đất.

Mã Viện lên tiếng:

– Đào Quí-Minh, mi tự thị giòng dõi anh hùng họ Đào đất Cửu-chân, micùng Hiển-Hiệu thống lĩnh đạo binh Tượng-quận, giúp Thục đánh Hán. Bâygiờ, bị bắt. Mi tính sao đây?

Đào Quí-Minh cười nhạt:

– Còn tính sao nữa. Ta đã bị bắt, mi chém ta đi cho rồi.

Mã Viện cười khanh khách:

– Ta không chém ngươi. Thái hậu truyền đem ngươi đến đây. Ngày mai khiđánh xuống Trường-sa, ta sẽ đem ngươi đổi lấy Ngọc-tỷ truyền quốc.

Công chúa Vĩnh-Hòa quát hỏi:

– Tên Mã Viện kia, ngươi dám vô lễ với ta thế này ư?

Mã Viện chỉ mặt công chúa mắng:

– Trước đây, mi ỷ là công chúa, lên mặt với chúng ta bao phen. Nay mitheo tên phản tặc Đào Quí-Minh, đâu còn là tư cách công chúa nữa? Ngàymai ta sẽ đem mi đổi lấy ba đệ tử của Nam-sơn hùng vương. Trước khi đemđổi, ta còn một điều muốn hỏi mi: Khi rời Giao-chỉ đi Tượng-quận, miđược Trưng Nhị giao cho Ngọc-tỷ truyền quốc. Vậy Ngọc-tỷ mi để đâu?

Công chúa Vĩnh-Hòa lắc đầu:

– Không có truyện đó! Ta chưa hề nghe thấy qua Ngọc-tỷ truyền quốc. Nếu thấy, ắt ta đưa về triều dâng Thiên-tử rồi.

Mã Viện cười nhạt:

– Được, mi không nói ư? Ta có cách cho mi phải nói. Ta cho mi suy nghĩmột ngày. Nếu ngày mai, mi không nói. Ta có biện pháp thảm khốc cho mi,thử xem mi còn cứng đầu được không? Ta lột trần truồng mi, đem cho mộttrăm tên quân hiếp mi. Bấy giờ mi còn tự cao tự đại với cái mã công chúa của mi nữa không?

Mã Viện hỏi Đào Quí-Minh:

– Ta biết Trưng Nhị đang giữ trong tay tấm bản đồ chứa kho tàngTrung-nguyên. Trưng Nhị giao cho công chúa Vĩnh-Hòa, đem đến hồĐộng-đình cùng Phật-Nguyệt khai quật. Nhưng thay vì đi hồ Động-đìnhngay, y thị đến Tượng-quận thăm mi, đến nỗi cả hai bị bắt. Hai đứa bayđã vào tay ta, liệu mà khai ra bí mật về kho tàng, mới mong sống sót.Bằng chúng bay bướng bỉnh, ta chặt chân, chặt tay, khoét mắt, cắt lưỡichúng bay. Thử xem chúng bay có còn bướng được không?

Đến đó, một viên tướng vào nói với Mã Viện:

– Đạo kị binh, bộ binh đang xuất phát. Còn thủy quân đã chuẩn bị. Mời đại tướng quân khởi hành.

Mã Viện đứng dậy đeo kiếm vào lưng, thủng thỉnh bước ra khỏi căn trại. Y quay lại dặn hai tên vệ sĩ:

– Mi phải trông coi cẩn thận. Chớ có rời khỏi chỗ, để hai tù nhân thoát khỏi, ta sẽ chặt đầu mi.

Nói rồi y lên ngựa ra đi.

Hai vệ sĩ giữ trại, chia nhau: Một tên gác ngoài. Một tên vào trong. Chúng ôm đao, ngồi dựa vào cột lim dim ngủ.

Cu Bò nói khẻ vào tai Xích-Hầu:

– Mã Viện đi rồi, chúng ta mau xuống cứu anh Đào Quí-Minh.

Xích-Hầu gật đầu:

– Chúng ta dùng trăn bắt sống hai tên này, tra khảo, mới biết rõ tình hình bên Hán.

Hai người tụt xuống gốc cây, mở cái túi da, thả bốn con trăn cho chúngbò gần đến trại. Thình lình Cu Bò huýt sáo một tiếng lớn. Bốn con trănvọt lên quấn hai tên vệ sĩ. Cu Bò nhảy lên, nhét dẻ vào mồm chúng.Xích-Hầu trói chúng lại, rồi thu trăn về túi.

Đào Quí-Minh, công chúa Vĩnh-Hòa thấy hai tên quân Hán sai trăn quấnđồng bọn, rồi trói lại. Hai người suýt bật thành tiếng kêu. Thì Xích-Hầu ra hiệu im lặng. Chàng lên tiếng:

– Đào sư huynh. Xích-Hầu, Cu Bò đây.

Bây giờ Đào Quí-Minh mới nhận ra sư đệ. Xích-Hầu đưa hai lưỡi kiếm, dây trói Đào Quí-Minh với công chúa Vĩnh-Hòa bị đứt hết.

Quí-Minh hỏi:

– Đây là đâu? Ta bị bắt, chúng giải đến đây, không hiểu gì cả. Tại sao sư đệ với Cu Bò biết mà đến cứu ta?

Cu Bò đáp:

– Đây thuộc Trường-sa, bắc hồ Động-đình.

Xích-Hầu tường thuật tất cả mọi biến chuyển của mặt trận cho Đào Quí-Minh nghe. Chàng hỏi:

– Tại sao sư huynh bị bắt?

Đào Quí-Minh thuật:

– Ta đang cùng đại ca đem quân đánh vào Thành-đô, thì công chúa tới thăm ta. Chúng ta dạo chơi xem thắng cảnh, thình lình bị mười hai tên caothủ bao vây. Ta tả xung hữu đột, giết chết bốn tên, đánh bị thương nămtên. Cuối cùng cả hai bị bắt. Ngô Hán vốn có cảm tình với anh Kỳ, y saiđóng tù xa đưa ta về Lạc-dương, hy vọng Hàn thái hậu cứu ta. Không hiểusao, chúng lại đưa ta đến đây đổi lấy Ngọc-tỷ?

Xích-Hầu bàn:

– Sẵn có sư huynh, công chúa ở đây. Xin sư huynh trợ chiến với bọn em, không biết có được không?

Đào Quí-Minh đồng ý:

– Ta sẵn sàng. Chúng ta hãy thẩm vấn hai tên vệ sĩ này, để biết tình hình quân Hán đã.
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.