🔔 Tham gia cộng đồng đọc truyện online trên Telegram:  https://t.me/+_tC4EYqfkw83NTE1
Chương trước
Chương sau
Sáng thứ Năm,Hagenphải tới văn phòng thanh toán bằng hết công việc để dành trọn thì giờ chuẩn bị tiếp đón Sollozzo. Đây là một công việc sinh tử, bằng không hắn đã chẳng đề nghị triệu tập “Hội nghị gia đình” để tính toán kỹ đề nghị mà đối phương sắp sửa đưa ra. Với týp Sollozzo chẳng thể khinh xuất.

Vụ điều đình cho thằng Johnny thất bại không làm Ông Trùm ngạc nhiên chút nào. Chiều thứ Ba vừa ở Hollywood về tới nhà, ổng bắt Hagen kể lại đầu đuôi câu chuyện tiếp xúc với lão Woltz, không bỏ sót chi tiết nào. Nghe chuyện con bé 12 tuổi, ổng cau mặt chê: “Bẩn thỉu quá” rồi đột ngột hỏiHagen: “…nhưng theo ý mi nhận xét… lão ta có tư cách không, có dám chơi không?”

Sống với Bố Già bao nhiêu năm,Hagenđâu lạ gì ngôn ngữ đặc biệt của Ông Trùm Corleone, cũng như tiêu chuẩn đánh giá người rất đặc biệt của Ông Già này. Những danh từtư cách… dám chơi chẳng hiểu theo nghĩa thông thường. Mà phải hiểu theo nghĩa “giang hồ” là: liệu hắn có phải là người dám gồng mình chịu, dám liều hy sinh bất cứ cái gì một khi danh dự bị đụng chạm, thể diện bị tổn thương? Nghĩa là liệu hắn có dám ăn thua đủ, tới đâu thì tới chỉ vì bị thằng con nít Johnny hạ nhục, do đó phải rửa nhục với bất cứ giá nào?

Hagenmỉm cười: “Chắc bác muốn hỏi… lão có dám chơinhư mình , chơi như dânSicilychính cống… phải không?”

Ông Trùm hể hả gật đầu. Cái thằng thông minh, biết đoán ý, biết chuyện đấy chớ? “Nếu vậy thì.. thưa bácKhông ”.

Bố Già chỉ cần biết có vậy. Kể như xong rồi. Một giải pháp sẽ nảy ra, sau một ngày suy tính, cân nhắc. Quả nhiên chiều thứ Tư ổng đã gọi tới, cho chỉ thị rành rẽ để cứ thế mà thi hành. Chỉ thị đóHagentiếp nhận và phải mất nửa ngày mới phân phối xong nhưng phục lăn Bố Già, phục sát đất!

Chẳng phải suy tính gì hết,Hagenbiết chắc rằng chơi như vậy chơi kiểu đó… thì ông nội lão Jack Woltz cũng phải đầu hàng. Lão không còn cách nào hơn là ô kê lẹ lẹ và kết quả sẽ cho thấy ngay nội buổi sáng hôm sau. Nghĩa là lão sẽ phải phôn tới… mời ông Johnny Fontane tới ký giao kèo đóng phim!

Có phôn thật. Nhưng người kêu tới là Bonasera. Lão chủ nhà giàu cảm ơn rối rít và nhờ thưa lại Ông Trùm là hắn ghi ơn đến muôn đời và chừng nào có việc cần tới chỉ việc một cú phôn là lão sẵn sàng đáp ứng.

Lật tờDaily News ra quả nhiên thấy hình hai cậu Jerry Wagner và Kevin Moonan nằm nguyên hai trang giữa. Ghê tớm quá, hai đống thịt nằm lù lù chẳng còn hình thù người ngợm. Người nát ngướu ra như vậy mà còn thoi thóp sống được thì nạn nhân phải mạnh sức lắm và có phúc lắm. Điệu này thì không đến nỗi chết đâu nhưng nằm nhà thương cả mấy tháng chắc chắn và còn phải nhờ giải phẩu chỉnh hình vá víu nhiều chỗ.

Hagenbèn ghi sổ tay. Nhớ phải biểu Clemenza cất nhắc chút đỉnh cho đàn em Paulie Gatto. Nó làm ăn coi được. Ba giờ liền sau đó hắn cắm cúi thanh toán cho xong cả đống hồ sơ, báo cáo chi thu của các cơ sở làm ăn trong nhà: Công ty địa ốc, hãng nhập cảng dầu ăn, hãng thầu kiến trúc… Cơ sở nào hiện cũng chỉ kiếm chác chút đỉnh nhưng hết chiến tranh là phải hết!

Mãi loay hoay với những con số,Hagenquên béng vụ Johnny. Mãi đến lúc con nhỏ thư ký cho hay điện thoạiHollywoodkêu, hắn mới hồi hộp nhắc phôn lên: “Hagennghe đây”

Giọng trong tê-lê-phôn hối hả, giận dữ làm sao! Chẳng nhận ra tiếng ai… nhưng còn ai ngoài lão? Jack Woltz gầm lên: “Bọn chó đẻ khốn nạn! Ông tống cha chúng mày vào tù hết, cho chúng mày rũ tù cả đám. Ông chơi chúng mày xả láng, chơi hết nghiệp ông cũng chơi! Thằng Johnny Fontane ông sẽ thiến nó, nhớ vậy quân chó đẻ....”

Hagentỉnh bơ: “Coi, tôi có cha có mẹ đàng hoàng”. Tiếng cúp máy giận dữ. Lão Woltz này hay thực… Vẫn còn biết né, vẫn không dám nhắc đến cái tên Vito Corleone!

oOo

Jack Woltz quen lệ ngủ một mình từ 10 năm nay, từ ngày bà vợ từ trần. Cái giường 10 người nằm cũng vừa và phòng ngủ thì đặt máy quay phim còn rộng nhưng chỉ có độc một mình lão. Đâu phải chê đàn bà? Xài nhiều là khác… nhưng ở chỗ khác, giờ khác. Không chơi cái lối ấp hơi suốt đêm cho phí sức. Một vài giờ buổi chập tối là quá đủ… mà phải là thứ gái non, gái rất non mới gợi hứng.

Sáng thứ Năm, không hiểu sao lão thức giấc sớm hơn thường lệ. Cả một căn phòng mênh mông như còn phảng phất hơi sương. In hình ở cuối giường một dáng dấp quen thuộc quá? Vội chống cùi chỏ ngồi lên chú mục nhìn. Thì ra một cái đầu ngựa! Còn ngái ngủ, tay lão quờ quạng bật đèn.

Ôi chao ánh đèn nháng lên cho thấy rõ mồn một và Woltz chết lặng người, như vừa lãnh một cú búa bổ vào đúng giữa ngực, tim nhảy loạn xạ và cứ thế mà nôn oẹ.

Coi, conKhartoum! Nhưng chỉ có một cái đầu của nó, một cái đầu đồ sộ lông đen láng. Cái đầu ngựa đứng sững trên vũng máu đặc, mấy sợi gân trắng lòi lòng thòng. Hai lỗ mũi bự còn đóng hơi sương và cặp mắt tròn xoe như hai trái táo lồ lộ tinh anh bây giờ rõ ra nguyên cặp mắt chết, lờ lờ sọng máu.

Sợ choáng người, sợ điếng hồn… lão réo gọi đầy tớ om sòm đoạn vớ tê-lê-phôn chửi Hagen ầm ĩ. Lão quản gia cuống quít cho gọi bác sĩ, gọi cả ông phó nhưng may quá họ chưa tới ông chủ đã gượng dậy được.

Ôi, cú cắt đầu ngựa này nặng quá, độc quá! Một con ngựa thì có tội tình gì… mà 600 ngàn đô la đâu phải ít… chúng nỡ lòng xuống tay cái rụp. Khỏi cảnh cáo, khỏi nói qua nói lại! Thế này thì còn pháp luật gì, còn trời đất gì… và còn cái gì ngăn cản được chúng nữa, trời! Vậy là chúng dư sức chơi, chúng sẵn sàng chơi và chúng chẳng coi an ninh chung, thám tử riêng ra quái gì?

Muốn cúp cổ conKhartoumđâu phải dễ! Phải có tay trong, phải có người gài sẵn mới có thể ngấm ngầm đầu độc con vật rồi thản nhiên chặt phập cho đầu rời khỏi cổ. Và tà tà xách lên, đặt nhẹ ở cuối giường ông chủ! Mấy thằng canh gác đêm dám khai không nghe thấy gì hết! Còn lâu! Chúng mày không câm thì chúng mày sẽ phải nói, phải khai bằng hết những thằng nào mua đứt chúng mày chơi tao một cú như thế này.

Một người như Woltz mà dại sao? Lão biết Vito Corleone mạnh lắm, mạnh ghê gớm… Nhưng thế lực như lão mà đành chịu thua sao? Giang sơn của lão mà chúng dám giở trò sao, dám ngồi lên đầu lão chắc? Quả thực óc tự tôn, tính tự cao tự đại đã hại Jack Woltz phen này! Chỉ cần xáng một búa cái rụp là có thế lực váng trời cũng phải mở mắt.

Vito Corleone chơi cú này quá rõ rồi. Ra điều bảo thẳng vào mặt lão rằng… mày cỡ lớn thật, mày thế lực thật, mày có Cố vấn Tổng Thống và bồ bịch ông Tổng FBI thì thằng lái buôn dầu ăn gốc Ý hạng bét này muốn lấy mạng lúc nào là mày phải chết lúc ấy. Nếu tao muốn thì mày phải chết!

Điệu này thì chết thực chớ còn mơ hồ gì? Mạng mình kể như nó nắm. Nhưng nó dám lấy mạng mình chỉ vì mình không cho thằng Johnny đóng phim thì trời đất ơi, láo quá! Ai cho phép nó chơi ngang vậy? Có thứ thế giới nào chấp nhận thứ quyền sinh sát láo đến vậy? Thôi đến thế là hết! Mình có tiền, mình có công ty, mình có toàn quyền ra lệnh. Vậy mà mình không được làm theo ý mình! Phải tuân lệnh của nó? Mười lần độc hơn Cộng Sản! Vậy phải chơi lại, đập nát chúng nó. Không thể chấp nhận được!

Bác sĩ ép Woltz uống ít thuốc an thần. Để lão dằn bớt cơn xúc động và suy nghĩ hợp lý hơn. Cái làm lão ngán hơn cả là thằng khốn kiếp Corleone đã khơi khơi ra lệnh cúp cổ một con ngựa đua cả thế giới biết tiếng và trị giá đến 600 ngàn đô la. Ấy là mới sơ sơ dằn mặt đấy. Lão rùng mình… Lão nghĩ giàu sang thế lực như mình thì đàn bà đẹp muốn bao nhiêu chẳng có? Ngoắc tay một phát, chìa tấm thẻ giao kèo ra là xong. Chơi với vua chúa không! Có tiền và biết hưởng thụ đến như lão quả là sung sướng nhất trần gian! Bây giờ mà lăn cổ ra chết thì hết chơi, hết hưởng thụ. Mà rút cuộc mất mạng chỉ vì một đứa con gái thì uổng quá, lão nghĩ thế. Hay là “chơi” thằng Corleone? Có chơi nó cũng chẳng được, chẳng bõ! Ôi, cái tội giết ngựa, dù ngựa đua vô địch 600 ngàn đô la thì trước pháp luật quả thật nhẹ hều! Cũng chỉ là một mạng… ngựa!

Nghĩ đến đó Woltz cười sằng sặc, cười như điên. Cái vụ này mà lọt ra ngoài thì thiên hạ cười lão đến thối đầu, dânCaliforniachắc chắn kháo nhau bằng thích. Chịu sao nổi? Vả lại xét cho cùng thì chúng có thể chơi mình thực, chúng thừa sức mà? Thôi, tốt hơn là lo giải quyết êm đẹp cho xong!

Jack Woltz bèn tỉnh táo ra lệnh cho bộ tham mưu thi hành, thi hành cấp tốc. Mấy thằng đầy tớ và cả ông bác sĩ nữa đều phải thề độc là không tiết lộ bí mật. Một thông cáo được gởi đi các báo cho hay ngựaKhartoumđắt nhất thế giới vừa từ giã cõi đời vì một chứng bệnh lạ chắc nhiễm phải trong khi chuyên chở từ Anh sang. Xác nó sẽ được chôn trong trang trại J.W.

Sáu giờ đồng hồ sau, kép Johnny Fontane bỗng nhận được cú phôn của ông giám đốc sản xuất mời sáng thứ hai tuần tớiphải có mặt ở phim trường để nhận “rôn”.

Ngay chiều tốiHagensang nhà Ông Trùm họp “hội nghị gia đình”. Có mặt cả Sonny. Thấy nó coi bộ mệt mỏi nâng ly đá lạnh lên uống,Hagenchán quá. Chắc nó vẫn đi líp với con nhỏ phù dâu. Lại rắc rối nữa.

Ông Trùm ngả người ra ghế phô-tơi hút xì gàDi Nobili . Thứ này hút ra gì,Hagenđề nghị ổng đổi guHavananhưng Bố Già hút thử chê gắt cổ, chê ho. Đành để nguyên hộpDi Nobili trong phòng.

- Mình đã có hết các chi tiết cần biết chưa?

Hagen “Dạ, có” rồi kéo hộc tủ, lấy ra hồ sơ Sollozzo. Gọi là hồ sơ nhưng thực sự chẳng có biên chép, dấu vết gì đáng ngại. Chỉ giản dị mấy chữ tắt vô hại để ghi nhớ mấy điều quan trọng cho khỏi quên,Hagencoi qua rồi lên tiếng:

- Sollozzo có chuyện nhờ vả gia đình mình. Nó đề nghị mình chung vốn cỡ 1 triệu đô trở lên và đảm bảo an ninh. Do đó mình sẽ có phần chia, chưa biết bao nhiêu. Đằng sau Sollozzo có gia đình Tattaglia, cũng ăn chia một phần.

Vấn đề nó đề nghị là ma túy. Nó đã nắm gốc sản xuất là mấy nhà vườn trồng thẩu bên Thổ-Nhĩ-Kỳ. Chuyên chở từ gốc sangSicilykhông thành vấn đề. ỞSicily, Sollozzo có lò biến chế nhựa thẩu thành “mọt-phin” và nếu cần, cất luôn thành bạch phiến.Camđoan đến đây vẫn chẳng có gì trở ngại. Cái khó là mang “hàng” vào nội địa Mỹ quốc và phân phối. Và tiền bạc bỏ ra cũng là vấn đề vì xét ra một triệu đô la thời buổi này chẳng phải quơ đâu cũng có!

Hagenkhẽ liếc thấy Bố Già nhăn mặt. Ổng ghét cái lối văn chương chủ nghĩa vớ vẩn trong việc làm ăn lắm.

- … Sollozzo có ngoại hiệu “dân Thổ” vì hai lý do. Một là nó ở bển lâu năm, nghe nói có vợ Thổ-Nhĩ-Kỳ và mấy mặt con.Hai là nó chơi dao rất chì, ít nhất cũng có một thời tung hoành bằng dao… nhưng chỉ giới hạn trong phạm vi nghề nghiệp, khi không thể xài biện pháp gì khác. Rất có khả năng, không làm cho ai, dưới quyền ai. Có hai tiền án: một ở Ý, một ở Mỹ. Ai cũng biết về ma túy nó là gốc bự. Mình có lợi ở điểm này, xét vì nó chẳng thể “bán đứng” nổi, nó có tố cáo cũng chẳng ai nghe. Có vợ Mỹ, 3 con nuôi nấng tử tế. Nó chưa đứng ra làm. Nó chỉ làm khi sơ sẩy vợ con nó đảm bảo ấm nó.

Ông Trùm vừa kéo khói xì gà vừa hỏi:

- Santino, mi nghĩ sao về vụ này?

Thằng Sonny nghĩ sao… thìHagenbiết từ khuya. Xưa nay cứ phải núp bóng Bố Già hoài. Nó vẫn muốn có một cái gì để làm xếp… thì vụ này nó chịu quá còn gì! Trước khi trả lời, nó làm một hơi Whisky.

- Cái chất bột trắng này ra tiền. Song cũng nguy hiểm không vừa. Dính là dám hai mươi năm như chơi! Theo con nghĩ nếu mình không phải bắt tay vô mà chỉ xuất vốn và đứng bên lề vận động, chạy chọt là một ý kiến hay.

Thằng này khôn!… Những điều nó nói toàn sự thực ai cũng biết.Hagenthấy Sonny khoái vụ này rõ. Mà nó nói đúng.

- Còn mi… mi nghĩ sao Tom?

Khó nói quá! Biết Bố Già thế nào cũng từ chối… không lẽ bây giờ nói “nên làm”? Xét raNên mới đúng. Đồng ý Bố Già xưa nay chưa hề có một quyết định sai lầm. Nhưng phải công nhận là lâu lâu ổng có vẻ… hơi lạc hậu, không viễn kiến chút nào!

- Mi nghĩ sao cứ thành thật nói ra,Consigliori mà? Một thằngConsigliori chính gốcSicilycũng bất đồng ý kiến với Ông Trùm là thường mà? Tom?

Ba người cùng cười hề hề.

- Theo ý cháu… bác nên ô-kê! Tại sao nên thì Bác biết rõ rồi. Cháu chỉ nhấn mạnh vụ lợi tức. Vì chẳng có ngành nào ngon ăn bằng ma túy. Mà mình không làm thì thằng khác làm, có thể bọn Tattaglia. Chúng sẽ nhảy vô liền. Lợi tức nhiều thì thế lực lớn, chúng sẽ tung tiền ra mua cớm, mua chính khứa. Chúng sẽ mạnh hơn mình, qua mặt mình. Chừng đó chúng sẽ ăn bớt… và dám nuốt sống mình luôn. Căn bản của luật mạnh, yếu là thế mà! Cho nên bây giờ mình còn thế mạnh mình còn nắm vững hai mục ngon nhất làsòng bạc vànghiệp đoàn . Nhưng so với lợi tức của ma túy thì chỉ là hạt bụi. Vậy ý cháu là mình phải nhào vô ăn có với chúng… Bằng không chúng đớp trọn và sau đó sẽ nuốt luôn mình. Cái nguy hiểm nằm ở chỗ đó. Chẳng phải bây giờ mà… 10 năm nữa kìa!

Ông Trùm ngồi yên lặng kéo khói nhưng quả thực quan tâm lâu lắm. “Đúng, đó là vấn đề quan trọng, tối quan trọng!… Mai mấy giờ thằng khốn tới đây?”

- Cháu đã hẹn nó 10 giờ sáng.

Hagenthấy có tia hy vọng. May ra Bố Già đổi ý không chừng. Ông đứng dậy và kéo tay Sonny. “Vậy sáng mai hai đứa mi cũng có mặt ở đây. Thằng Santino coi phờ phạc quá. Đêm nay mày ráng ngủ cái coi? Mày phải liệu đấy, có ai trẻ trung, mạnh khoẻ mãi mãi bao giờ”?

Thấy bữa nay được bố cưng, Sonny đánh bạo hỏi một câu mà chínhHagencũng muốn hỏi lắm mà không dám: “Bố à, bố quyết định sao về vụ này?”. Ông Trùm mỉm cười:

- Coi, quyết định gì được… khi chưa biết tỷ lệ lợi tức, chưa rõ hết mọi chi tiết? Vả lại tao còn phải suy nghĩ về những ý kiến thằng Tom vừa đưa ra. Vội vàng, lớp chớp sao được mi?

Rồi thủng thỉnh đi ra cửa, Bố Già nhắc khéoHagen… “Hồ sơ, mi có ghi khoản này không Tom? Là hồi trước thế chiến thằng Sollozzo từng khai thác mãi dâm… cũng như gia đình Tattaglia hiện giờ. Nếu sơ sót nhớ bổ túc vô cho khỏi quên nghe?”

Ông chỉ nhẹ nhàng “nhắc cho khỏi quên” màHagenđỏ bừng mặt! Hắn đâu có quên? Hắn cố tình sơ sót. Cứ kể như “chẳng có gì quan trọng”. Chẳng có gì quan trọng thực, nhưng với Bố Già thì khác. Xưa nay ổng tối kỵ những mụcbẩn thỉu . Để vô có khi chỉ vì chút xíu đó mà ổng gạch bỏ chương trình làm ăn thì sao?

Virgil Sollozzo tự Sollozzođường Thổ trông cứ như dân Thổ-Nhĩ-Kỳ thứ thiệt. Nước da nâu bánh mật, người tầm thước, to ngang, mũi khoằm khoặm đôi mắt thật đen và thật dữ. Trông nó có nét oai vệ thiệt tình.

Sonny ra cửa đón khách và hướng dẫn vô văn phòng, Ông Trùm vàHagenchờ sẵn. Chủ khách bắt tay nhau thân thiết. Cảm giác đầu tiên củaHagenlà thằng này rõ ràng có chất cô hồn, chỉ thua Luca Brasi chút đỉnh. Nếu Bố Già có hỏi thì phải công nhận ngay là Sollozzo thuộc týp “dám ăn dám chịu” và để lộ hẳn ra… coi còn ngon hơn, hùng hơn ổng là khác! Nhưng so sánh vậy đâu được vì ổng thuộc thế hệ già, bình dị hơn, nông dân hơn, ngay cái vụ tiếp khách cũng rõ ra một bố-già nhà quê.

Chưa thấy ai vô đề thẳng thừng như thằng Sollozzo. Nó xác nhận ngay là làm ăn ma túy. Cái gì cũng thu xếp xong, chu đáo cả rồi. Vườn thẩu Thổ Nhĩ Kỳ đảm bảo số lượng cung cấp hàng năm. Mang sang Pháp có lò chuyển thành mọt-phin an toàn và bênSicilycó cơ sở phụ trách chế biến tiếp thành bạch phiến tinh chất. Vấn đề kho “hàng”, chuyển vận “hàng” khỏi phải đặt ra, trong khu vực này kể như líp.

Nhưng “hàng” làm sao chuyển sang đất Mỹ mới là khó. Cứ cho là trung bình hư hao 5% đi vì chẳng có cách nào “lo lót” FBI hết. Nhưng vẫn lời nhiều, lời vĩ đại… khỏi lỗ.

- … Nếu vậy thì mấy ông cần đến bọn tôi làm gì? Bọn tôi có làm gì đáng để chia phần?

Sollozzo nghiêm trang giải thích:

- Dạ có chớ? Trước hết tôi cần vốn, cỡ hai triệu đô tiền mặt. Sau cần có một nhân vật thần thế, quen biết lớn. Mấy thằng em “đi hàng” tránh sao khỏi sơ sẩy? Tôi chọn toàn những thằng chưa hề có “phích”, đảm bảo chưa hề cóphích – để lỡ có bị vồ thì ra toà, ông toàcủa mình còn có thẩm quyền và lý do để xử nhè nhẹ tay một chút. Mình sẽ vận động để thằng nào dính là 1 hay 2 năm thôi. Có đảm bảo vậy thì chúng mới câm. Chớ 10 năm, 20 năm thì chúng rét… chắc chắn sẽ khai tùm lum, đổ bể hết. Hư việc mà có thể dây dưa tới tận gốc. Do đó không bảo đảm từ ngọn là không xong. Về mặt pháp lý thì tôi nghe anh em giang hồ ca tụng Ông Trùm Corleone trong túi có nhiều ông toà.

Còn một sự “bốc” nào cao điệu hơn? Ông Trùm chẳng màng mà đặt vấn đề ngay bong: “Phần chia của bọn tôi… bao nhiêu phần trăm?”

Sollozzo đáp gấp "Năm mươi". Mắt nó sáng lên, tính toán rất ngọt rằng: "Năm mươi phần trăm thì nội năm đầu cũng 3 triệu, 4 triệu rồi. Còn vô nhiều, nhiều nữa!"

- … Còn phần chia của cánh nhà Tattaglia?

- Cái đó tính phần tôi. Tôi cần phải có… yểm trợ về mặt làm ăn…

Nãy giờ mới thấy Sollozzo hơi lúng túng một chút. Biết vậy, Ông Trùm gạn hỏi lại:

- Nghĩa là bên tôi được chia 50%, nhờ chút vốn bỏ ra và lo bảo đảm pháp lý. Có vậy thôi, còn bao nhiêu việc khác khỏi lo tới, phải vậy không?

- Nếu 2 triệu đô la đối với Ông Trùm chỉ là “chút vốn bỏ ra” thì tôi xin ngỏ lời ngưỡng mộ!

- Bây giờ đến lượt tôi cho biết ý kiến… Sáng nay ông Sollozzo có mặt ở đây một phần vì chỗ giao hảo giữa bọn tôi và gia đình Tattaglia và một phần vì tôi cũng nghe nói ông là người làm ăn đứng đắn, đàng hoàng. Đề nghị của ông tôi phải từ chối nên phải giải thích cho đôi bên thông cảm chớ? Đồng ý là vụ đó lời vô số kể… nhưng nguy hiểm cũng khó lường. Nếu tôi đi chung với ông được mặt này thì hỏng nhiều mặt khác. Tôi có nhiều anh em quen biết trong giới thẩm quyền thực… nhưng nếu tôi đụng đến ma túy thì hết anh em. Mở sòng bạc được, bất quá tệ hơn nấu rượu một chút, họ sẵn sàng che chở. Ma túy thì không. Nếu họ không che chở thì dính vô địa hạt ma túyđối với bọn tôi thật lợi bất cập hại, do đó không thể làm ăn chung với ông được, chắc ông thông cảm? Mười năm nay người nhà tôi lớn nhỏ làm ăn suông sẻ, trót lọt… Không thể vì một mối lợi mà bắt anh em mạo hiểm.

Nếu cặp mắt nó không loáng nhoáng nhìn hết Sonny rồi Hagen để có ý chờ “đồng minh” lên tiếng nói đỡ giùm thì chẳng có ai có thể hiểu là Sollozzo thất vọng! Nó thủng thỉnh hỏi:

- Ông Trùm không sợ mất hai triệu vốn bỏ ra chớ?

- Không, hoàn toàn không!

- Bề nào cũng còn gia đình Tattaglia bảo đảm nữa!

Đúng lúc ấy Sonny bỗng chen vô một câu. Một lỗi quá trầm trọng. Nói leo đã bậy mà mù tịt không biết gì cũng đòi nói thì chẳng tha thứ nổi. Nó xớn xác hỏi:

- Bộ bọn Tattaglia bảo đảm số vốn bên tôi bỏ ra mà không đòi chia chác gì sao?

Nó buông có mỗi một câu đó mà Hagen hoảng hồn. Ông Trùm chỉ lạnh lùng đưa mắt nhìn thằng con cả, không nói không rằng làm cu cậu chỉ choáng cả người, sợ co vòi nhưng chẳng hiểu ất giáp gì nên cứ ngồi ngay mặt.

Rõ ràng cặp mắt Sollozzo bỗng nháng lên, hoan hỉ. Nó đã chớp ra được một kẽ hở tối yếu của gia đình Corleone. Nó không nói nhưng Ông Trùm biết. Bèn mắng át đi:

- Mấy thằng nhỏ bây giờ… cứ thấy lợi mà ham. Nói bừa nói leo, hết tôn ti trật tự! Cũng tại cưng chiều quá đâm hư hết! Xin ông Sollozzo hiểu cho… tôi buộc lòng phải từ chối làm ông buồn. Nhưng riêng tôi, xin có lời chúc ông được làm ăn phát đạt. Mình vẫn cứ thân thiện vì mỗi người mỗi ngành đâu có dẫm chân nhau?

Sollozzo đứng lên, cúi đầu bắt tay từ giã và theo Hagen đi ra. Mặt nó tỉnh bơ

Hagen vừa trở lại. Ông Trùm hỏi ngay: “Mi thấy nó thế nào?”

- Nó Sicily chính cống!

Ông Trùm gật đầu ngồi suy nghĩ một hơi trước khi quay sang cho thằng con cả một bài học:

- Mày nhớ nghe Santino! Chớ có để cho người khác thấy được đầu óc mày. Tay chân mày có cái gì cũng không nữa! Có lẽ ít lâu nay mày mải đóng trò mùi mẫn với con nhỏ đó nên đầu óc mày yếu xèo chắc? Bỏ đi. Lo làm ăn đi! Bây giờ cút đi đâu thì cút cho khuất mắt tao.

Bị bố la, Sonny ngớ mặt ra một lúc rồi ấm ức. Bộ nó tưởng nó cặp con nhỏ cách vậy mà qua mặt nổi Bố Già? Nó ngu đến nỗi không biết là vừa hỏi ngớ ngẩn một câu mà tai hại vô vàn cho cả gia đình? Ôi, một thằng ngu như vậy thì có nó một bên chỉ có hại, hại vô phương cứu gỡ!

Đợi cho nó cút khỏi Bố Già mới chán nản gieo mình xuống ghế phô tơi, đưa tay ngoắc Hagen. Biết điệu, hắn pha gấp một lyanisette bưng lại, Ông Trùm ngước lên dặn:

- Mi kiếm Luca Brasi cho tao gấp.

Ba tháng sau, lễ Giáng sinh gần kề nên ngồi ở văn phòng Hagen mở hết tốc lực, làm mau mau cho hết việc để chiều nay ra về sớm một chút mua tí quà cho vợ con. Đang bận bù đầu thì thằng Johnny Fontane còn phôn sang, khoe nhắng lên là cuốn phim đang quay cừ lắm, nhiều trò xôm lắm. Nó khoe luôn đã mua biếu Bố Già một món quà Giáng sinh kinh khủng lắm, cam đoan ngó thấy dám lé liền. Nó sẽ đích thân đưa tận tay Bố Già nhưng phải đợi làm xong hết mấy vụ lặt vặt đã.

Nghe Johnny đía tùm lum hắn mấy lần toan cúp máy nhưng lại thôi. Thằng này có khoa tán tỉnh hay sao mà đang nóng lòng cũng cứ “chuyện dứt không ra?" Nó lại còn làm Hagen nôn nóng muốn biết món quà gì, hỏi nó để nó ấm a ấm ớ là “Bí mật… vô cùng bí mật” nữa! Chán quá, Hagen bèn kiếm cách cúp.

Cỡ 10 phút sau, Connie gọi tới. Con nhỏ này hồi còn ở nhà dễ thương bao nhiêu thì đi lấy chồng nhiều chuyện bấy nhiêu. Cứ than phiền chuyện chồng con hoài. Hai ba ngày lại bò về nhà một lần.

Mà chồng nó, thằng Carlo Rizzi xem ra cũng vô tài, bất đức và vô duyên. Có một cơ sở mần ăn ranh con, con nít làm cũng được, giao cho nó để kiếm cơm ăn hàng ngày nó cũng điều khiển không xong. Lỗ mới tức cười chớ?

Đã thế nó còn nhậu nhẹt, đánh bạc và chơi điếm tùm lum. Lâu lâu về đập vợ một mách ra gì! Con nhỏ cũng đâu dám mách ai, bất cứ ai về vụ chồng hành hạ? Chỉ có một mình anh Tom là nó dám thở than. Cũng may là hôm nay nó không phôn lại để khóc lóc hay mách anh Tom điều gì… mà chỉ hỏi ý kiến nên mua thứ quà gì để mừng bố, mừng 3 ông anh. Quà của mẹ thì nó có ý kiến rồi! Tom đề nghị món nào nó cũng gạt đi nên sau cùng bực quá Tom phải la lên nó mới chịu cúp máy.

Hagen nhất định mặc áo ra về, chuông điện thoại cũng không nghe nữa nhưng khi con thư ký cho hay cậu Michael phôn tới thì hắn lại vui vẻ, hoan hỉ nhấc máy lên.

- Tom hả? Ngày mai, Kay và tao tính về Nữu-Ước. Có chuyện muốn nói ông già… trước ngày Giáng sinh. Liệu tối mai ổng có nhà hay đi đâu?

- Coi, suya là có ổng! Có đi đâu cũng phải về sau ngày lễ chớ? Có chuyện gì đó? Nhờ vả gì tao không?

- Không! Tụi mình ngày lễ sẽ gặp nhau. Cả nhà về Long Beach chớ?

Nghe hắn “Ừ” là thằng Michael cúp máy liền. Hagen xưa nay chịu nó ở khoản ít lời, đàn ông khỏi có nói vớ vẩn. Nó kín tiếng in hệt Bố Già.

Trước khi ra về Hagen dặn cô thư ký phôn về nhà cho vợ hắn hay sẽ về trễ nhưng vẫn ăn cơm nhà. Ra khỏi bin-đinh là chăm chú đi tới nhà hàng bách hoáMacy . Bỗng nhiên có kẻ chận đường và kẻ đó lại là Sollozzo!

Nó nắm cứng tay Hagen khẽ nói: “Tôi có chút chuyện với ông bạn. Khỏi sợ hoảng”.

Hất tay nó ra, hắn chẳng thấy sợ mà chỉ bực mình “Tôi mắc bận”. Có hai thằng cô hồn lù lù đằng sau làm Hagen hơi hoảng, đầu gối đã thấy yếu. Nhưng Sollozzo vẫn nhỏ nhẹ: “Lên xe đi! Nếu tôi muốn chơi thì ông bạn đâu còn sống được nữa? Phải không?”

Hagen đành lên xe vậy.

Cú phôn vừa rồi Michael cố tình bịp Hagen. Sự thực hắn đã về Nữu-Ước rồi, đang ở phòng đằng lữ quán Pennsylvania, cách có 10 dãy nhà. Buông phôn xuống là được em Kay khen ngay: “Nói dóc hay quá”

Michael xề xuống giường cạnh nàng: “Tại em hết! Nói về rồi thì phải về nhà, bỏ em ở đây cho ai? Ở đây mình tự do đi ăn cơm, đi coi hát và về ngủ với nhau. Chớ ở nhà là kỵ! Chưa cưới là khỏi ngủ chung nghe!”

Michael ôm hôn em bé, nghe môi Kay ngọt lịm là dằn ra giữa giường. Mắt Kay nhắm lại, sẵn sàng chấp nhận ái ân và Michael cảm thấy hạnh phúc hơn bao giờ hết. Bao nhiêu năm đánh nhau tơi bời, đánh rùng rợn trên mấy hòn đảo Thái bình dương chỉ mơ ước một hình bóng mỹ nhân, một người đàn bà như thế này đây. Mình dây, da mềm mại và đụng yêu là bốc lửa.

Kay mở mắt ra, chớp chớp và ôm đầu chàng kéo xuống hôn mùi mẫn. Họ ôm cứng lấy nhau và yêu nhau cho đến lúc phải đi ăn cơm, coi hát. Ở nhà hàng ra, hai đứa đi ngang qua khu cửa tiệm sáng trưng, đầy quà Giáng sinh. Michael âu yếm hỏi:

- Nào, em khoái cái gì để anh mua tặng nào?

- Mình anh đủ rồi! Anh… anh liệu ông già có chịu em không?

- Cái đó thực không ngại... Ngại phía ông già bà già em kìa!

- Em khỏi cần.

Michael nói nửa đùa, nửa thực:

- Ngay cái tên họ anh lắm lúc anh cũng muốn đổi phức. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại nếu có chuyện gì xảy ra thì có đổi cũng chẳng có nghĩa lý gì. Nên mới thôi đấy. Còn em nhất định muốn nhập họ Corleone thật sao?

Kay nói “nhất định” rất đứng đắn. Hai đứa đi sát vào nhau, bàn vụ đám cưới ngay trong tuần Giáng sinh. Ra Toà Đốc lý làm thủ tục có hai đứa bạn làm chứng đủ rồi… nhưng dù sao cũng phải cho ông già hay. Michael cam đoan cái gì ổng cũng ô-kê hết, miễn đừng có lén lút. Kay không tin. Nàng đề nghị cưới đã rồi cho ông già bà già biết sau. “Thế nào ông cụ bà cụ chẳng cho là có bầu?”

Có một điều cả hai cùng không đá động tới là lấy vợ kiểu này Michael đành phải cắt đứt mọi liên lạc gia đình. Như thế này cũng đã cúp phần nào còn gì? Hai đứa cùng không muốn. Họ bàn nhau hai đứa chỉ làm vợ chồng thứ Bảy, Chúa nhật và mấy tháng nghỉ hè thôi để học cho xong Đại Học. Thế cũng sướng chán!

Vô coi hát, tuồng ca nhạc kịchCarousel có gã ăn trộm mồm mép tía lia làm hai đứa nhìn nhau cười ngất. Chừng ở rạp hát ra trời khuya lạnh quá, Kay nũng nịu bá vai bá cổ chàng “Coi, bọn mình cưới nhau rồi… anh dám đập em và chạy theo một con đào hát lắm! Dám không?”

Michael cười: “Lấy nhau xong anh sẽ đi dạy học, dạy Toán! Nhưng bây giờ em đói chưa? Đi ăn một cái gì đi?”

Kay ngó chàng lắc đầu. Điệu này con nhỏ chẳng thiết cái gì… ngoài cái vụ đó! Biết ý, Michael cười, thưởng một cái hôn. Thôi cứ về phòng, có đói kêu săng-uých lên cũng được.

Về tới lữ quán, Michael đẩy Kay đi tới sạp báo mua ít tờ lên coi, chàng đi lấy chìa khoá phòng. Đợi lấy được cái chìa khoá xong chưa thấy Kay trở lại. Coi, con nhỏ làm gì lạ không kìa? Trước sạp báo cứ đứng sừng sững người ra như trời trồng để đọc cái quái gì không biết? Michael chạy lại thì nó chìa tờ báo ra, mặt đầm đìa nước mắt: “Coi, anh coi này?”

Michael vội cầm tờ báo. Hắn tối mắt tối mũi vì tấm hình Bố Già nằm gục lề đường, phía dưới đầu là vũng máu lênh láng. Có thằng nào ngồi kế bên bụm mặt khóc như con nít. Thằng Fred, anh hắn chớ còn ai? Michael có cảm giác vụt biến thành cây nước đá lạnh. Không cuống quít sợ hãi, không thương xót… mà chỉ căm thù. Chỉ hận đến tái tê người.

Hắn phải đỡ Kay vô thang máy, lên phòng. Không nói không rằng Michael ngồi xuống giường mở rộng tờ báo ra coi. Mấy hàng tít bự như đập vào mặt hắn:

“Xếp sòng Vito Corleone bị ám sát, thương tích cực kỳ trầm trọng. Đang phải chịu giải phẫu gắp đạn. Cảnh sát canh chừng cẩn mật. Dám đổ máu lớn trong giới giang hồ”.

Lúc bấy giờ Michael mới thấy mệt! Hắn bảo Kay: “Chưa, bọn chúng chưa hạ nổi ổng”. Theo tin các báo thì Bố Già bị chúng rình chơi vào đúng 5 giờ chiều, đúng vào lúc Michael đang ôm ấp nàng, hai đứa cặp kè nhau bát phố, coi hát, ăn cơm. Coi, giữa lúc bố bị bắn gần chết thì thằng con… vậy đó! Michael hối hận, cảm thấy tội lỗi đầy người!

Kay đề nghị: “Bây giờ tụi mình đến nhà thương nghe?”

Michael lắc đầu: “Không, để anh phôn về nhà cái đã! Mấy thằng làm vụ này điên đầu. Nghe tin ổng thoát chết là tụi nó rét lắm lắm. Biết đâu tụi nó không liều mạng làm tới nữa?”

Ở Long Beach nhà có hai số phôn mà gọi hoài không được. Phải 20 phút sau, mới có tiếng Sonny ở đầu dây. Nhận ra Michael, hắn mừng quá:

- Coi, mày đấy hả? Trời đất ơi, cả nhà đang lo! Mày ở đâu đấy? Tao có sai mấy đứa cấp tốc đi kiếm mày tùm lum.

- Ông già bịnh tình sao? Nặng lắm không?

- Nặng lắm chớ? 5 cú liền mà… nhưng ổng không chịu thua chúng. Ổng không chết, bác sĩ bảo vậy! Tao còn bận lắm, cúp nghe? Mày đang ở đâu?

- Ở Nữu-Ước. Bộ thằng Tom không nói lại sao?

Giọng Sonny hạ thấp hẳn:

- Tom bị tụi nó vồ chưa có tin gì cả nên cả nhà mới lo cho mày chớ? Vợ nó ở đây này nhưng chẳng biết gì hết, Cảnh sát cũng vậy. Càng hay! Bọn chúng làm cú này điên đầu hết cả! Vậy mày mau bò về nhà gấp, chớ có hó hé gì hết, nhớ chưa?

- Ô-kê! Mà bọn nào làm biết chưa?

- Dĩ nhiên biết. Đợi tin Luca Brasi coi sao… rồi chúng nó có chạy lên trời! Người của mình nhiều quá mà?

- Rồi, cỡ 1 giờ nữa tôi sẽ về nhà. Đi tắc-xi…

Michael gác máy lên suy nghĩ. Vụ này báo đăng ít ra cũng 3 giờ rồi, ra-đi-ô, ti-vi thế nào chẳng loan tin? Thằng Luca Brasi không thể không biết… vậy sao chưa có tin gì về nó? Nó ở đâu? Tại sao chưa thấy nó?

Những câu hỏi làm cho Michael thắc mắc. Đúng lúc ấy Hagen cũng thắc mắc in hệt. Và ở tuốt bên Long Island, cậu cả Sonny Corleone cũng đang điên đầu chỉ vì tại sao không nghe tung tích, không thấy tăm hơi Luca Brasi kìa?

oOo

Chiều hôm ấy, cỡ 5 giờ thiếu 15 là Ông Trùm coi xong mớ sổ sách lão quản lý công ty nhập cảnh dầu ăn đệ trình. Mặc áo vô, ổng khõ đầu thằng Fred đang chúi mũi đọc báo: “Mi bảo thằng Paulie đánh xe ra sẵn. Cỡ vài phút nữa bố con mình về”.

Thằng Fred càu nhàu: “Con xuống… chớ thằng Paulie từ sáng có đi làm đâu? Nó phôn tới kêu đau, xin nghỉ mà? Lại đau nữa!”

Ông Trùm lắc đầu suy nghĩ: “Coi, tháng này nó xin nghỉ, nó bịnh tới ba lần rồi. Mi lo kiếm thằng khác thế đi. Đừng có mai ốm, mai đau phiền lắm. Bảo thằng Tom nghe?”

Fred không chịu. Nó nói ngay: “Khỏi, bố à! Thằng Paulie nó đàng hoàng. Nó nói ốm là ốm thiệt. Để con lái xe đưa bố cũng được mà?”

Nó nói là đi liền. Đứng cửa số, Ông Trùm thấy bóng Fred tất tả băng ngang đại lộ số 9, sang chỗ để xe. Quay vô gọi điện thoại cho văn phòng Hagen không được, gọi về nhà cũng không được. Bực bội ngó ra cửa sổ đã thấy chiếcBuick đậu sẵn đằng trước, thằng Fred đứng dựa lưng vô cửa xe ngó thiên hạ tíu tít đi mua bán. Thằng quản lý mau mắn đỡ chiếc áo khoác ngoài cho Ông Trùm mặc vô. Ông cảm ơn đoạn lật đật xuống thang, bước ra cửa.

Trời vào đông có khác, giờ này đã xâm xẩm tối. Thấy bóng ổng đi ra, Fred vòng một tua mở cửa xe chui vô chờ. Ông Trùm sắp lên xe thì chần chừ quay lại. Mua mấy trái cây cái đã. Ít lâu nay ổng khoái trái cây trái mùa; mấy trái cam trái đào tươi tuyệt diệu! Thằng bán hàng chạy ngay ra và ổng đưa tay trỏ trái nào lấy trái ấy, trừ một trái phía dưới bị ủng thì để sang một bên. Ông Trùm đỡ túi trái cây, đưa tờ 5 đô và lấy tiền thối bỏ túi.

Vừa quay lưng định ra xe thì có hai thằng chợt ló mặt ra. Thấy chúng từ sau sạp trái cây bước ra là Ông Trùm có linh tính liền. Hai thằng mặc áo ngoài đen, mũ nỉ đen đội sụp xuống cố ý che phân nửa mặt. Chúng đâu dè ổng phản ứng lẹ quá vậy?

Ổng liệng túi trái cây chạy như bay ra chiếcBuick , lẹ như sức trai vậy, miệng la lớn: “Fred… Fred con!” Lúc bấy giờ 2 thằng kia mới kịp rút súng nổ.

Chúng nổ liên tiếp. Phát đầu Ông Trùm bị ngang lưng, bị như búa bổ, bị đẩy nhào tới. Hai phát sau trúng bụng hết nên ổng té nằm vật ra đường. Hai thằng lật đật rượt theo, gặp đống trái cây văng la liệt chỉ sợ trượt té. Chúng nhào tới toan kết thúc đúng lúc thằng Fred nghe tiếng bố kêu từ trong xe nhào ra. Thế là chúng nhắm đại vào người ổng đang nằm còng queo kề miệng cống thảy 2 phát nữa: một ghim vô bắp tay, một trúng bắp chuối chân mặt. Hai chỗ này ăn thua gì nhưng máu ra lênh láng dễ sợ. Ông Trùm ngất luôn, đâu còn biết gì nữa?

Thằng Fred nghe tiếng bố kêu tên và nghe hai tiếng súng rõ nhưng lúc ở xe chui ra, nó cuống quá, sợ quá không rút nổi khẩu súng. Nếu hai thằng kia tính chơi thì nó bị rồi nhưng chúng hoảng hồn. Cũng ngán vậy chớ? Chúng biết thằng Fred có súng vả lại chơi bấy nhiêucó lẽ đủ rồi , chậm chân dám bị bắn lắm nên bảo nhau chuồn êm.

Ông Trùm nằm sóng soài trên vũng máu và thằng Fred cuống quít đứng bên, không biết phải làm gì? Người đi đường dừng lại, người trong nhà túa ra. Họ bu tới coi, đứng tụm năm tụm ba bàn tán. Trong khi đó thấy bố nằm cong queo máu ra ghê quá, thằng Fred hết hồn. Nó đứng ngẩn ngơ, chết lặng người và nếu không có người trông thấy đỡ kịp nó dám té xỉu luôn.

Fred được đặt ngồi đại trên vỉa hè và nó sợ thất thần, ngồi ngay như phỗng đá. Lúc thiên hạ bu quanh coi thì một xe Cảnh sát cứu cấp rú còi chạy tới làm họ dạt ra hết. Chiếc “ra-đi-ô-car” của báoDaily News bám theo sau, một thằng phóng viên nhiếp ảnh nhào xuống bấm máy lia lịa, nhằm Ông Già đang nằm bất tỉnh. Rồi nó quay sang một gã đàn ông bận đồ lớn, mặt to tai lớn trong thật dềnh dàng dễ nể nhưng khóc bù lu bù loa như con nít, nước mắt nước mũi chàm ngoàm trông vừa tức cười vừa chẳng ra thể thống gì.

Xe cứu thương chạy tới, nạn nhân được khiêng đi. Xe Cảnh sát chạy tới ào ào, nhân viên bủa ra lăng xăng. Một gã cớm chìm chạy tới hỏi Fred, nhưng nó thẫn thờ cóc biết gì đành phải móc ví nó ra coi giấy tờ. Chừng biết nó là ai thì lập tức một toán cớm chìm lo “lập hàng rào” gấp! Một thằng mò lấy khẩu súng nó vẫn đeo trong bao da dưới nách. Rồi mấy thằng hè nhau xốc nó lên chiếc xe bót mang số ẩn tế, chạy vù đi. Chiếc ra-đi-ô-car của nhà báo đeo dính, bỏ thằng nhiếp ảnh viên ở lại làm nhiệm vụ, nghĩa là bấm máy lia lịa, chụp loạn xà ngầu.

Nửa giờ sau vụ ám sát Ông Trùm là Sonny ngồi nhà nhận liên tiếp năm cú phôn. Cú thứ nhất của thầy chú John Philips, người nhà nước nhưng lãnh lương tháng của Ông Trùm. Hắn ở toán cớm chìm số một có mặt sớm nhất mà?

Đang ngủ trưa quá trễ bị vợ dựng dậy, Sonny sợ choáng người.

Ông Già bị chúng chơi nặng lắm, chở vô y viện Pháp rồi, không biết sống chết thế nào. Thằng Fred còn bị cớm chìm hốt về quận Chelsea, nó sợ lạc tinh thần, phải nhớ lo gấp nó ra ngay đi.

Sandra thấy chồng nghe phôn không biết có tin gì mà thình lình mặt đỏ tía tai, mắt long lên dễ sợ quá. Hất hàm hỏi, hắn gạt phắt mà còn quay đi, hỏi gặng trong máy: “Chắc chắn… còn sống chớ?”

- Chắc chắn. Tôi đứng kế bên. Mất máu nhiều coi dễ sợ lắm nhưng tính mạng thực sự coi không đến nỗi nào!

- Rồi, 8 giờ sáng mai lại đây. Sẽ có thưởng…

Đặt máy xuống, Sonny cố dằn không cho cơn giận bốc lên. Tính hắn xưa nay nóng quá dễ hư việc. Mà hư việc lần này thì chết. Bèn quay máy gọiHagencái đã. Chưa nhấc ống lên chuông đã reo lần thứ 2.

Thằng em bao đề khu đó hối hả báo cáo. Chúng vừa chơi Ông Trùm nằm ngay đơ giữa đường. Chết rồi. Sonny vặn hỏi vài câu là biết ngay cu cậu chỉ đứng xa xa ngó… Làm sao đúng bằng thầy chú Philips.

Chuông reo lần thứ ba, hắn nhấc phôn lên nghe báo danh “Đây nhà báoDaily News ” là hắn cúp máy cái rụp.

Gọi lại nhàHagenthì vợ hắn cho biết hắn vẫn chưa về. Đành phải dặn “Nó về bảo tới ngay. Cần lắm nghe!” Sonny ngồi một mình suy tính. Chẳng hạn Ông Già gặp trường hợp này phản ứng thế nào. Hắn biết vụ này không ai ngoài thằng Sollozzo. Chính nó chơi. Nhưng cỡ nó chẳng dại gì chống đối với một Ông Trùm. Còn ám sát thì cha nó cũng không dám nghĩ tới! Phải có một thế lực, một nhóm khá mạnh đứng sau lưng yểm trợ ngầm thì thằng Sollozzo mới dám chơi liều mạng.

Sonny giật mình vì cú phôn thứ 4. Giọng thằng nào ở đầu dây nghe lịch sự êm ái quá! “Phải ông Santino Corleone không ạ? Cho ông hay là ông Tom Hagen hiện ở trong tay bọn tôi và 3 giờ nữa sẽ ra về, mang theo một đề nghị. Trước khi biết cái đề nghị đó xin chớ vọng động, bằng không sẽ có đổ máu lớn, vô ích. Đằng nào thì sự việc cũng đã rồi và chuyện làm ăn thì đâu còn đó. Biết tính ông nóng lắm bọn tôi phải dặn hờ đó vậy đó”. Nó cố ý sửa tiếng giễu cợt thật đểu… Nghe giọng điệu có vẻ Sollozzo lắm! Hắn cố dằn “Được, tôi sẽ chờ” rồi cúp máy. Nhìn đồng hồ Sonny ghi giờ ngay cho khỏi quên.

Lúc hắn mò xuống bếp mụ vợ hỏi ngay: “Cái gì đó mình?” Hắn bình tĩnh: “Ông Già bị chúng bắn”. Thấy nó hốt hoảng, sợ xanh mặt, Sonny phải trấn an: “Ổng không chết! Đừng bấn lên chớ. Không có gì nữa đâu mà sợ hoảng!”

Chẳng nên cho nó biết vụHagenlàm gì, Sonny nghĩ vậy đúng vào lúc chuông reo lần thứ năm: Clemenza gọi lại. Coi, giọng lão sao như nghẹt thở vậy kìa? Lão hỏi biết vụ ông Già chưa? Sonny bèn nói: “Nhưng ổng không chết, vậy mới hay!”

Đầu dây đằng kia lặng đi một chút rồi có hơi thở hổn hển: “Có thật không? Thật vậy hả? Tạ ơn trời đất. Tao nghe ổng bị gục ở giữa đường, “đi” luôn rồi mới sợ chớ!"

Sonny xác nhận: “Ổng còn sống” sau khi chú ý nghe để phân tích giọng điệu của lão này. Nghe chân thành, xúc động lắm… nhưng cả nước này còn ai không biết Clemenza kịch sĩ nhà nghề?

- Vậy mi phải cáng đáng công việc đi. Mi cần gì tao, Sonny?

- Tôi muốn chú tới ngay. Biểu cả thằng Paulie nữa.

- Có vậy thôi? Mi không muốn tao cử vài thằng xuống nhà thương hay lại đằng nhà cho chắc ăn?

- Khỏi, chú và thằng Paulie đến gấp đủ rồi.

Sonny ngừng lại để Clemenza “đánh hơi” ra có chuyện lạ đã. Rồi cũng đóng kịch, cũng làm ra vẻ in như mọi lần… hỏi tới tấp, hỏi một hơi: “Cái thằng Paulie sao kỳ quá? Nó biệt mặt luôn. Nó ở nhà làm cái thá gì kìa?”

Clemenza giải thích ngay. Rất tinh ý, Sonny lắng nghe không thấy những tiếng phụ thuộc bên ngoài lẫn vô máy nữa nên biết ngay cha nội này đã đề cao cảnh giác. Lão đang bít kín ống đây!

- Paulie hả? Nó cúm… nó xin nghỉ bữa nay, từ hồi sáng mà? Cái thằng cứ chớm lạnh là cúm mới kỳ!

- Kỳ thiệt! Nó cúm mấy lần cả thảy… ít lâu nay?

- Đâu 3 lần, 4 lần thì phải. Tao hỏi thằng Fred cần kiếm thằng nào thay không thì nó bảo khỏi mà? Ấy, trò đời cứ nhàn nhã là sinh bệnh sinh tật hết: 10 năm nay đâu có chuyện gì?

- Đúng thế. Chú lại ngay đằng nhà Ông Già. Tôi cũng đến ngay. Nhớ kêu thằng Paulie đi cùng, tiện xe chú cho nó quá giang luôn. Ốm với đau gì! Chú nhớ nghe…

Không đợi trả lời, Sonny gác máy. Ngó mụ vợ nãy giờ cứ ngồi thút thít khóc, nó dặn kỹ càng:

- Có người nào của mình phôn tới thì biểu nó gọi qua bên Ông Già cho tôi gấp. Số riêng nghe? Còn bất cứ ai khác thì cứ không biết gì hết. Vợ thằng Tom có hỏi thì biểu nó bận đi công việc.

Biết mụ vợ hắn xưa nay chỉ ngán “có chuyện” Sonny nghĩ ngợi một lát rồi nói rất tự nhiên:

- Tôi sẽ cho mấy đứa lại đây ở… Có gì đâu mà sợ? Mình phòng bị mà? Tụi nó biểu gì mình cứ làm in vậy. Có việc thật cần, bắt buộc phải cho hay… hãy gọi tôi ở đằng Ông Già, số đặc biệt. Đừng có cuống quít lên.

Đêm xuống từ lúc nào, gió lồng lộng trong cư xá tối om. Trong cư xá thì có tối nữa Sonny cũng chẳng ngại. Cả khu phố 8 ngôi nhà của Ông Trùm hết mà? Hai căn ngay cổng vô do hai tay em mướn, chúng “làm” cho nhà này từ lâu và mấy thằng em út dưới quyền cũng ở lại luôn, tin được cả. Qua một cái sân tới 6 căn xếp thành hình bán nguyệt thì gia đìnhHagenmột, gia đình Sonny một và Ông Bà Trùm ở căn phố nhỏ nhất. Ba căn bên kia hiện cho mấy ông bạn già ở đậu, chừng cần đến mới lấy lại. Coi bề ngoài hiền lành vậy mà cư xá kín bưng như pháo đài.

Tám căn nhà quây lại thì cả 8 đều có đèn pha. Bật lên hết thì sáng rực như ban ngày! Sonny lẹ làng băng ngang qua sân, kín đáo lỏn vô nhà bố mẹ bằng chìa khoá riêng. Chừng nó cất tiếng gọi, bà mẹ đang nấu ăn trong bếp mới chạy ra. Hắn tỉnh táo kéo Bà Trùm vô trong nhà, mời ngồi đàng hoàng, mới thong thả nói:

- Có người vừa phôn con biết chuyện này. Hồi chiều bố bị thương nên phải đưa vô bệnh viện. Mẹ thay đồ đi thăm bố nghe? Con sai một thằng lái xe đưa mẹ đi liền…

Bà Trùm ngó sững nó giây lát rồi mới hỏi bằng tiếng Ý:

- Bị chúng nó bắn phải không?

Sonny gật đầu. Bà mẹ cúi đầu ngẫm nghĩ một lúc rồi đứng dậy đi vô. Đi đâu thì cũng phải vô bếp tắt ga cái đã. Trong khi bà lên lầu thay đồ thì Sonny chớp vội miếng bánh, cặp thịt làm miếng săng-uých ăn đỡ. Thịt béo quá mỡ dây ra đầy tay.

Nó đi thẳng vô “văn phòng” mở một ngăn tủ khoá kín, lôi ra một máy điện thoại thứ đặc biệt. Máy này gắn riêng, số là số của người khác đứng tên và địa chỉ cũng… nằm ở một chỗ nào khác. Hắn gọi Luca Brasi trước. Không nghe trả lời.

Rồi mới tới vịcaporegime tin cẩn Tessio. Cho lão hay tự sự và ra lệnh cho mang ngay lập tức 50 thủ hạ đến hai nơi: nhà thương, cư xá. Chia đều ra, tới cấp tốc. Lão hỏi Clemenza tới chưa và Sonny cho hay “Hiện chưa phải dùng đến toán Clemenza vội” thì lão trưởng toán này hiểu ngay. Lão suy nghĩ một chút rồi mới có lời:

- Xin lỗi cho tao nói câu này… và chắc ông già mi có nói cũng nói như vậy… Có làm mi cứ từ từ, coi trước sau cho cẩn thận, chắc chắn đã. Một thằng như Clemenza không dễ gì phản mình đâu!

- Cảm ơn chú! Tôi cũng nghĩ vậy… nhưng ở địa vị tôi thì phải lo trước chớ? Chú nghĩ sao?

- Mi nói đúng! Còn gì nữa?

- À, nhờ chú cho người của mình nhắnDartmouthcho thằng Michael em tôi hay, rồi đưa nó về đây dùm. Tôi sẽ phôn cho nó hay trước chú cứ yên chí, tôi sẽ cân nhắc kỹ càng.

- Ô-kê. Để tao ra lệnh cho tụi nó xong là tới nhà Ông Già mi liền. Mi nhớ mặt mấy thằng đàn em tao chớ?

Sonny “ô-kê” là cúp phôn. Nó đi tới một chiếc két sắt đặt ngầm trong vách, hí hoáy mở khoá lôi ra một cuốn sổ đóng bìa da xanh, chia từng trang thứ tự a b c… Nó kiếm phần chữ T và đọc lướt một hồi, cho tới chỗ muốn tìm. Có ghi sẵn “Ray Farrel, 5 ngàn đô, trước Giáng Sinh” và một số điện thoại mật.

Sonny quay số đó gấp và lên tiếng:

- Farrel hả? Sonny Corleone đây… Tôi nhờ anh việc này, làm gấp, làm liền nghe? Có hai số phôn này… anh làm ơncheck lại dùm tôi coi trong 3 tháng vừa qua có nhữngai gọi tới và chúnggọi đi những đâu . Tất cả mọi liên lạc điện thoại của chúng, không bỏ sót một cú nào nghe? Xin cho biết kết quả trước 12 giờ khuya nay, gọi số đặc biệt của tôi. Yên chí sẽ hậu tạ nữa!

Nó đọc rõ ràng, rành mạch hai số phôn của Clemenza và Paulie Gatto. Gác phôn xuống Sonny thử gọi Luca Brasi lần nữa. Vẫn không trả lời. Vậy là dám có chuyện bất thường nhưng tạm thời hãy cứ biết như vậy. Còn biết bao nhiêu chuyện gấp rút nữa mà chỉ có một mình nó phải giải quyết. Cỡ 1 giờ nữa là nhà này sẽ đầy người, sẽ phải bố trí, phải phân phối từng việc cho từng người… Đâu phải chuyện chơi?

Ngồi thừ người trên chiếc ghế xoay, Sonny bây giờ mới “thấm” tính cách quan trọng sinh tử của hiện trạng. Coi, mười mấy năm nay gia đình Corleone mới lại gặp tình cảnh “dầu sôi lửa bỏng” này. Người gây ra sóng gió rõ ràng là thằng Sollozzo và chắc chắn nó phải núp sau lưng một trongngũ đại gia đình Nữu-Ước. Cánh nhà Tattaglia. Vậy là phải đổ máu lớn. Hoặc phải bọc xuôi theo đề nghị của nó.

Sonny nhếch mép cười. Mày tính hay tuyệt vời, nhưng mày xui tận mạng vì ổng đâu có chết? Ông còn sống thì tụi mày chết hết. Với hung thần Luca Brasi, với lực lượng đánh đấm của họ nhà Corleone… thì kết quả ra sao ai cũng biết!

Nhưng Luca Brasi đi biệt đâu kìa?
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.