🔔 Tham gia cộng đồng đọc truyện online trên Telegram:  https://t.me/+_tC4EYqfkw83NTE1
Chương trước
Chương sau
Tiếng nổ chưa dứt hẳn, vô số ngọn đuốc sáng rực đã từ tứ phía ập tới. Trung đoàn 17 thuộc trung đội 8 áo mưa màu đen, lưỡi lê lắp trên đầu súng, đi đều bước miệng hô khẩu hiệu, hùng dũng tiến vào. Cầm đuốc là những người dân quấn khăn mặt trắng trên đầu trong đó quá nửa là phụ nữ tóc cắt ngắn. Họ giơ cao ngọn đuốc, soi đường cho các binh sĩ trung đoàn 17. Đuốc làm bằng giẻ rách tẩm đầu, cháy như đình liệu. Chi đội Tư Mã nổ một loạt súng, các binh sĩ trung đoàn 17 đổ như ngã rạ, nhưng lập tức những người phía sau dồn lên lấp chỗ trống. Lại mấy chục quả lựu đạn ném tới, đất trời như vỡ tung. Tư Mã Khố kêu to:

- Đầu hàng thôi, anh em! Đừng làm hại đến dân!

Thế là súng vút ngổn ngang dưới đất, chỗ những ngọn đuốc chiếu sáng. Hai bàn tay đầy máu, Tư Mã Khố bế chị Chiêu Đệ lên, gọi to:

- Chiêu Đệ, Chiêu Đệ, tỉnh lại đi!

Một bàn tay run run nắm lấy cánh tay tôi. Tôi ngẩng lên, qua ánh lửa tôi nhìn thấy chị Niệm Đệ mặt trắng nhợt nằm dưới đất, trên người là mấy xác chết cụt chân cụt tay.

- Kim Đồng, Kim Đồng!... Chị gọi tôi một cách khó khăn - Em còn sống đấy chứ?

Chị vươn hai tay về phía tôi, cầu khẩn:

- Em yêu, kéo giúp chị ra!

Tay tôi toàn máu là máu. Tay chị cũng đầy máu, nắm lấy như nắm con lươn, mạnh một tí là tuột. Lúc này mọi người đều nằm bẹp dưới đất không ai dám đứng dậy. Luồng ánh sáng trên máy chiếu vẫn rọi trên màn bạc, cảnh ân oán của đôi nam nữ người Mỹ đã đến hồi cao trào, người đàn bà giơ thật cao thanh đao trước mặt người đàn ông đang ngủ. Bác-bit đứng bên máy chiếu sốt ruột gọi:

- Niệm Đệ Niệm Đệ, em ở đâu?

- Em ở đây, Bác-bit, em ở đây!

Chị Sáu giơ một tay về phía Bác-bit của chị. Chị thều.. thào trong miệng, nước mắt nước mũi đầy mặt. Bác-bit. gắng gượng đi về phía chị Niệm Đệ, anh ta đi rất khó khăn, y hệt con ngựa bị lún trong bùn lầy.

- Đứng lại - Một tiếng gầm vang lên. Đoàng, một tiếng súng bắn chỉ thiên. Không được mất trật tự! Bác-bit như bị chém ngang lưng, đổ gục trên mặt đất.

Tư Mã Lương không biết từ đâu bò tới, tay trái rách thành một cái lỗ, máu me đầy mặt, tóc và cổ. Nó kéo tôi dậy, dùng bàn tay rắn rỏi sờ nắn khắp người tôi.

- Cậu còn nguyên vẹn cả, tay còn, chân còn - nó nói.

Nó cúi xuống lôi những cái xác nằm đè lên chị Sáu, đỡ chị dậy. Bộ quần áo chị Sáu dính đầy máu.

Dưới trời mưa nặng hạt như những mũi tên, chúng tôi bị dồn vào căn nhà để cối xay gió. Đây là công trình kiến trúc to nhất của thôn trấn. Giờ đây, nó bị biến thành trại tạm giam. Giờ nghĩ lại, khi đó chúng tôi có nhiều cơ hội trốn thoát, vì rằng mưa rào dập tắt nhanh chóng những cây đuốc trong tay dân phu của trung đoàn 17, các binh sĩ trong trung đoàn bị mưa quất không mở được mắt, chúng loạng choạng, lo thân còn chưa xong. ở đầu hàng quân chỉ có ánh sáng của hai cây đèn pin. Vậy mà không một ai chạy trốn. Kẻ bắt người và người bị bắt cùng lúng túng như nhau. Khi đến gần cánh cổng nhà xay, các binh sĩ của trung đoàn 17 tranh nhau vào trước, vượt cả chúng tôi.

Nhà xay rung lên dưới mưa. Qua ánh chớp, tôi nhìn thấy nước đổ như trút qua kẽ hở của những tấm tôn lợp. Nhìn ra ngoài hiên, dòng nước chảy cuồn cuộn, từ rãnh thoát nước trước cửa đến ngoài đường, trắng xóa một màu. Trong quãng đồng từ sân phơi đến nhà xay, tôi bị lạc chị Sáu và Tư Mã Lương. Trước mặt tôi là tên lính của trung đoàn 17, anh ta lộ xỉ, môi không che kín lợi, răng trắng nhởn như răng thỏ lộ hết ra ngoài. Cặp mắt màu xám của anh ta bị phủ một lớp hơi nước. Tôi cảm thấy nỗi tuyệt vọng và sợ hãi khiến tim anh ta như bị sâu bọ gậm nhấm. Sau một ánh chớp, anh ta hắt hơi một cái rõ kêu trong bóng tối, phả vào mặt tôi mùi thuốc lá lẫn mùi củ cải. Mũi tôi vừa cay vừa ngứa. Tiếng hắt hơi râm ran trong bóng tôi. Tôi muốn tìm chị Sáu và Tư Mã Lương, nhưng tôi không dám gọi, chỉ dựa vào tia chớp lóe lên trong khoảnh khắc để tìm trong tiếng sấm như bắt lấy hồn phách người ta và mũi thì ngửi toàn mùi lưu huỳnh. Tôi trông thấy sau lưng một tên lính bé nhỏ, là bộ mặt gầy guộc của thằng Gật. Hắn trông như quỉ nhập tràng vừa chui ra từ trong mộ, sắc mặt tím tái, tóc bết lại như hai cái bàn chải, quần áo dán chặt vào người, cổ dài ngoẵng, yết hầu như một quả trứng gà, xương ngực lồi lên, mặt hắn như đốm lửa lân tinh.

Khi trời gần sáng thì ngớt mưa, những tiếng ầm ầm trên mái tôn đã chuyển sang tiếng tí tách của giọt nước lọt qua kẽ hở. Sấm chớp giảm, màu sắc từ xanh lét đáng sợ chuyển sang màu vàng trắng ấm áp. Tiếng sấm xa dần, gió thổi theo hướng đông bắc, lạnh thấu xương, mọi người áp sát nhau, bất kể ai. Phụ nữ và trẻ con khóc trong bóng tối. Tôi cảm thấy như kiến bò ngược từ dưới chân lên, bụng dưới đau quặn, rồi toàn thân như một tảng băng. Giả dụ khi ấy có ai muốn ra khỏi nhà xay, chắc chắn không bị ngăn trở. Nhưng không có người nào bỏ trốn.

Sau đó, ngoài cổng có người đi tới. Trong trạng thái tê dại, tôi dựa vào cái mông đít của ai đó, người ấy cũng dựa vào tôi. Tiếng lội nước oàm oạp bên ngoài, tiếp đó mấy luồng ánh sáng vàng vọt rọi vào. Vài người trùm áo mưa chỉ hở hai con mắt hiện ra trước cổng, gợi vào trong:

- Các binh sĩ trung đoàn 17 ra hết bên ngoài chấn chỉnh đội ngũ.

Tiếng gọi khàn khàn, không phải giọng của anh ta. Giọng anh ta vốn oang oang, đầy kích động. Tôi nhận ra ngay một trong những người mặc áo mưa đó chính là Lỗ Lập Nhân, đại đội trướng kiêm chính ủy đại đội bộc phá. Cái tin anh ta thăng cấp, gia nhập trung đoàn 17, tôi đã có nghe hồi mùa xuân, bây giờ thì đã rõ ràng.

- Mau lên! - Lỗ Lập Nhân nói - Các đại đội đã nhận xong phòng ở, các đồng chí về ngay để ngâm chân, uống nước gừng!

Các binh sĩ trung đoàn 17 chen nhau ra khỏi nhà xay. Họ xếp hàng ngoài đường, vài người có vẻ cán bộ, tay cầm đèn bão, tranh nhau hô:

- Đại đội ba theo tôi! Đại đội bảy theo tôi! Bộ phận trục thuộc trung đoàn theo tôi!

Các binh sĩ lội bì bõm đi theo những chiếc đèn bão. Mười mấy binh sĩ mặc áo mưa, bồng súng bước tới, người trực ban báo cáo:

- Báo cáo trung đoàn trưởng, trung đội một, đại đội cảnh vệ đến canh gác tù binh.

Lỗ Lập Nhân giơ tay chào lại, nói:

- Canh gác cẩn mật, không cho đứa nào trốn thoát. Sẽ điểm danh khi trời sáng. Nếu tôi không lầm thì... - Hắn ngó vào trong nhà xay - Ông bạn Tư Mã Khố cũng trong đó.

- Tiên sư nhà mày! - Tư Mã Khố từ sau chiếc cối xay lớn chửi vọng ra - Thằng Tưởng Lập Nhân ti tiện kia, ông ở đây!

Lỗ Lập Nhân cười:

- Hẹn gặp lại khi trời sáng!

Lỗ Lập Nhân vội vã bỏ đi. Tay trung đội trưởng cảnh vệ to như hộ pháp đứng dưới ánh đèn, nói vào trong:

- Tôi biết có người có súng lục. Tôi ở chỗ sáng, các người ở trong tối, có thể bắn trúng tôi? Nhưng tôi khuyên các người hãy bỏ ý nghĩ đó đi, vì nếu có bắn thì chỉ bắn ngã một mình tôi, nhưng... - Anh ta quay lại chỉ đám binh sĩ - mười mấy băng tiểu liên này xả vào thì ngã xuống không chỉ có một. Chúng tôi ưu đãi tù binh, trời sáng sẽ phân loại không có tội và nếu tự nguyện tham gia đội ngũ, chúng tôi hoan nghênh. Người nào không muốn tham gia, chúng tôi cấp tiền lộ phí, cho về với gia đình.

Trong nhà xay không ai nói gì, chỉ có tiếng nước chảy ào ào. Đại đội trưởng chỉ huy đám lính kéo cánh cổng đã biến dạng, đóng cổng lại. ánh sáng vàng vọt của cây đèn bão lọt qua khe cửa, chiếu vào trong.

Các binh sĩ của trung đoàn 17 rút hết đi, trong nhà xay dễ thở hơn. Tôi mò mẫm lần đến chỗ có tiếng nói của Tư Mã Khố, vấp phải những cẳng chân nóng như lửa, nghe thấy những tiếng rên hừ hừ. Khu nhà xay này là kiệt tác của anh em Tư Mã Khố. Sau khi khánh thành, nhà xay không xay được một bao bột nào. Những cánh quạt chỉ một đêm giông bão đã gãy sạch, còn trơ lại cái trụ với những cánh nứt gãy, bốn mùa kêu kèn kẹt. Khu nhà xay rộng đến mức có thể làm nơi đua ngựa, mười hai chiếc cối xay như mười hai quả núi nhỏ ngồi chồm hổm trên bệ. Chiều qua tôi cùng Tư Mã Lương vừa đến quan sát nơi này. Tư Mã Lương nói nó sẽ đề nghị bố nó sửa chữa nhà xay thành rạp chiếu bóng. Khi bước chân vào trong nhà xay, tôi bất chợt rừng mình. Trong khu nhà rộng thênh thang có một đàn chuột hung tợn xông thẳng vào chúng tôi. Khi chỉ còn khoảng hai bước chân, chúng dùng lại. Một con chuột già lông trắng mắt đỏ, giơ những vuốt chân đẹp như điêu khắc băng ngọc thạch, vuốt râu. Cặp mắt ti hí của nó đảo như chớp. Sau lưng nó, mươi mấy con chuột xếp thành hình cánh cung, mắt vằn lên, chuẩn bị xông lên cắn xé. Tôi hoảng sợ lùi lại, đầu như muốn vỡ ra, lưng toát mồ hôi lạnh. Tư Mã Lương đứng chắn trước mặt tôi, nó chỉ đứng đến cằm tôi. Nó cúi xuống, rồi sau đó nó ngồi xổm, chiếu tướng con chuột già. Con chuột cũng không chịu lép, nó không vuốt râu nữa, ngồi chồm hổm như chó, cặp râu rung rung. Con chuột già nghĩ gì? Tư Mã Lương, thằng nhỏ tôi vốn không ưa rồi dấn dà trở thành thân cận của tôi, nghĩ gì? Chỉ đơn thuần là cuộc đấu giữa hai cặp mắt hay sao? Nó và con chuột đang tiến hành một cuộc đọ sức về tinh thần, chĩa mũi nhọn vào nhau xem ai nhụt trước. Tôi hình như nghe thấy con chuột nói rằng, đây là địa bàn của chúng tôi, các ông không nên thâm nhập. Tôi nghe Tư Mã Lương nói: Đây là nhà của ta, do bác ta và cha ta xây dựng nên. Ta về đây tức là về nhà, ta là chủ của ngôi nhà này. Chuột già nói: Được làm vua, thua làm giặc! Tư Mã Lương nói: Yếu trâu còn hơn khỏe bò. Chuột già nói: Ông là người chứ không phải trâu. Tư Mã Lương nói: Kiếp trước ta là mèo, nặng tám ký, mèo đực. Chuột già nói: Ông làm sao cho tôi tin kiếp trước của ông là mèo? Tư Mã Lương chống hai tay xuống đất, trợn mắt há miệng kêu meo meo. Tiếng dội lại meo meo. Chuột già kinh hoàng hạ hai chân trước xuống định bỏ chạy. Tư Mã Lương nhanh nhẹn vồ lấy con chuột quật chết tươi trong khi nó chưa kịp cắn. Những con còn lại chạy tán loạn. Tôi bắt chước Tư Mã Lương, vừa kêu meo meo, vừa đuổi đánh lũ chuột. Trong chớp mắt, lũ chuột chạy mất dạng. Tư Mã Lương cười, ngoảnh lại nhìn tôi. Trời ơi, mắt nó giống hệt mắt mèo, lóe lên những tia dữ dằn trong ánh hoàng hôn. Nó quẳng con chuột già vào lỗ cối xay. Hai chúng tôi mỗi thằng bám một tai cối, hết sức bình sinh mà đẩy nhưng cái cối không nhúc nhích, đành bỏ cuộc. Chúng tôi đi vòng một lượt các cối, cái nào cũng tốt. Tư Mã Lương nói:

- Cậu Kim Đồng, ta chung nhau mở nhà xay, cậu thấy thế nào?

Tôi không biết trả lời nó ra sao. Ngoại trừ vú và sữa, tôi chẳng thấy cái gì có ích cho tôi.

Buổi chiều hôm đó thật huy hoàng, ánh nắng xuyên qua khe hở và các ô cửa sổ, chiếu trên gạch lát nền men xanh. Trên nền có cứt chuột. Trong cứt chuột chắc chắn là có cứt dơi, vì rằng trên xà nhà treo lủng cẳng những con dơi cánh dỏ. Một con dơi quá to bằng chiếc đấu đang bò trên vì kèo. Tiếng kêu của nó tương xứng với cơ thể nó, lảnh lót và kéo dài, khiến tôi sởn gai ốc. Chính giữa cối đều đục một lỗ tròn bằng miệng bát, là đoạn gỗ sam chọc thẳng qua nóc chĩa lên trời, đầu đoạn gỗ lắp bánh xe gió. Tư Mã Khố và Tư Mã Đình cho rằng, chỉ cần có gió là những cánh trên bánh xe chuyển động, bánh xe sẽ chuyển theo, khúc gỗ sam tất nhiên cũng chuyển động. Nhưng thực tế đã nghiền nát ảo tưởng của anh em nhà Tư Mã. Tôi đi vòng quanh cối để tìm Tư Mã Lương, trông thấy mấy con chuột trèo lên trèo xuống thoăn thoắt chỗ cột gỗ sam. Trên thớt trên của cối có người đang ngồi. Đó là Tư Mã Lương, ánh mắt sáng rực. Nó thò bàn tay lạnh ngắt xuống năm lấy tay tôi. Được nó giúp sức, tôi đặt chân lên tai cối, trèo lên đỉnh thớt trên. Mặt thớt trên ẩm ướt, nước đầy lỗ.

- Cậu Kim Đồng, cậu còn nhớ con chuột già không

Nó hỏi tôi, vẻ thần bí. Tôi gật đầu trong bóng tối.

- Nó ở đây - Tư Mã Lương nói nhỏ - Cháu định lột da nó để bà ngoại may cái chụp tai chống lạnh!

Một tia chớp yếu ớt lóe lên từ phương nam xa xôi, trong nhà xay rạng lên một thoáng. Tôi trông thấy con chuột trong tay Tư Mã Lương ướt đẫm nước, cái đuôi nhỏ và dài buông thõng một cách đáng ghét.

- Vứt nó đi! - tôi bảo.

- Sao lại vứt? - nó hỏi lại, giọng bất mãn.

- Kinh khủng, lẽ nào mày không thấy lợm giọng hay sao? - tôi nói.

Nó im lặng, trầm ngâm. Tôi nghe thấy tiếng con chuột rơi xuống lỗ cối.

- Cậu Kim Đồng này, họ sẽ làm gì bọn mình? - nó hỏi, vẻ lo ngại.

Đúng vậy, họ sẽ làm gì chúng tôi? Ngoài cửa, bọn lính đang đổi gác. Nước chảy ào ào trên đường. Tên lính thay gác hắt hơi như ngựa. Một tên nói.

- Lạnh thật, đâu phải là thời tiết tháng Tám, hay là sắp đóng băng?

- Nói nhảm - một tên khác nói.

- Cậu nhớ nhà không? - Tư Mã Lương hỏi tôi.

Một luồng hơi cay xộc lên sống mũi. Chiếc giường ấm sục, vòng tay ấm áp của mẹ, giấc mộng du của Câm-anh Câm- em, con dế sau bếp lò, sữa dê ngọt lịm, xương cốt mẹ kêu răng rắc và tiếng ho nặng nề, tiếng cười điên loạn của chị Cả, bộ lông mượt của con cú vọ, rắn ráo bắt chuột trong nhà kho... Tôi không nhớ nhà sao được! Tôi cố khịt cho thông lỗ mũi bị tắc.

- Cậu Kim Đồng, ta trốn đi! - Nó rủ tôi.

- Có lính ngoài cửa, trốn sao được? - tôi khẽ hỏi.

Nó nắm cánh tay tôi, bảo:

- Cậu xem cái cột gỗ sam này - Nó đặt tay tôi vào cái cột gỗ sam chọc thẳng lên mái nhà. Cái cột đẫm nước. Nó bảo: - Ta theo cái cột này mà lên, dỡ mái tôn chui ra!

Tôi do dự, nói:

- Lên rồi thì sao?

Nó bảo:

- Nhảy xuống là có thể về nhà.

Tôi tưởng tượng cái cảnh đứng trên mái tôn han rỉ phát ra những tiếng như tiếng trống mà rủn cả hai chân.

- Cao như thế...- tôi thì thào - nhảy xuống thì gãy cẳng!

Nó bảo:

- Không sao đâu, cháu đảm bảo vô sự. Mùa xuân vừa rồi cháu đã có lần nhảy xuống. Dưới hiên là những bụi đinh hương co dãn như lò xo!

Tôi nhìn lên chỗ tiếp giáp giữa cột và mái, nơi đó có một khoảng ánh sáng, nước mưa từ đó chảy xuống theo cái cột.

- Cậu ơi, trời sắp sáng, lên đi!

Nó sốt ruột giục tôi. Tôi gật đầu vì chẳng còn cách nào khác.

- Cháu lên trước, đội mái tôn lên - Nó tỏ vẻ thành thạo, vỗ vỗ vai tôi, nói: - Cho cháu đứng lên vai cậu?

Rồi hai tay ôm cột gỗ sam, hai chân đặt trên vai tôi, giục:

- Đứng dậy!

Tôi vịn cột lẩy bẩy đứng lên. Mấy con chuột tụ tập quanh chân cột ngã lăn ra. Tôi cảm thấy Tư Mã Lương dùng sức nhún trên vai tôi một cái, ôm cột trèo lên như một con thạch sùng. Cột rất trơn, lên rồi lại tụt, nhưng cuối cùng nó cũng lên được tới nóc nhà. Nó dùng tay đấm tấm tôn lợp, nước đọng chảy qua kẽ hở, trút xuống dưới nhà. Mặt tôi, miệng tôi đầy nước có mùi tanh của gỉ sắt và cả những gỉ vụn. Tư Mã Lương thở nặng nhọc trong bóng tối, mái tôn cạch lên một tiếng, nước đổ xuống như thác, tôi phải ôm chặt lấy cây cột mới không bị ngã. Tư Mã Lương dùng đầu đội tấm tôn lên để mở rộng lỗ hổng. Tấm tôn cong dần rồi bật ra, một mảng trời hình tam giác méo mó hiện ra trên đỉnh đầu ánh sáng màu trắng đục soi qua kẽ hở, tôi trông thấy mấy ngôi sao mờ mờ trên nền trời.

- Cậu Kim Đồng! Nó đứng trên xà nhà gọi với xuống - để cháu lên trước thăm dò rồi quay xuống cứu cậu lên! Nó dướn mình lên, thò đầu ra khỏi cái lỗ hình tam giác.

- Có người trên nóc nhà! - Các binh sĩ ngoài cửa kêu lên. Tiếp đó là những luồng lửa sáng rực, đạn bắn bôm bốp vào mái tôn. Tư Mã Lương ôm cột tụt vội xuống, suýt đè gãy cổ tôi. Nó vuốt nước trên mặt, nhổ gỉ sắt khỏi miệng, hàm răng va vào nhau lập cập, nói:

- Lạnh quá, lạnh quá?

Giờ phút tối lại để sáng đã qua, trong nhà xay sáng dần lên. Tôi và Tư Mã Lương ôm chặt lấy nhau, tôi cảm thấy trái tim của nó áp sát ngực tôi, đập thình thịch như chim sẻ. Tôi khóc vì tuyệt vọng. Nó đụng khẽ cái đầu trọc vào cằm tôi, nói:

- Cậu đừng khóc! Chúng nó không dám hại cậu đâu. Chồng dì Năm là quan to của chúng!

Giờ đây đã nhìn rõ quang cảnh trong nhà xay. Mười hai thớt cối xay màu xanh xám dáng vẻ uy nghi. Tôi và Tư Mã Lương chiếm một thớt. Chóp mũi nó có một giọt nước, lung linh trước mặt chúng tôi. Trên tất cả những cối xay còn lại đều có chuột. Chúng co cụm lại một chỗ, những cặp mắt ti hí đen láy, đuôi như những con giun. Chúng vừa đáng thương vừa đáng ghét. Mặt đất lõm bõm những nước. Nước trên mái nhà vẫn tiếp tục rỏ giọt. Các sĩ quan và binh lính Chi đội Tư Mã Khố đứng tựa vào nhau, quân phục màu xanh trên người biến thành màu đen. ánh mắt và sắc mặt của họ giống lũ chuột trên cối đến kinh người. Những người dân bị kẹt, phần lớn tụm lại một chỗ, chỉ một số ít trà trộn trong đám binh sĩ của Tư Mã Khố chẳng khác kê mọc lẫn ngô ở ngoài đồng. Đàn ông xen lẫn đàn bà, nam nhiều hơn nữ, mấy đứa trẻ nằm trong lòng mẹ, rên hừ hừ như con mèo hen. Đám phụ nữ đều ngồi dưới đất, đám đàn ông có người ngồi xổm, người đứng tựa vào tường. Tường trong nhà xay đều quét vôi, vôi ẩm dính đầy lưng áo đám đàn ông, khiến những chỗ đó biến thành màu khác. Tôi phát hiện ra cô mắt hiếng trong đám đông. Cô ngồi duỗi hai chân trong vũng nước, lưng tựa vào lưng một phụ nữ khác. Cô ngoẹo đầu như cổ đã bị gãy. Cô Kim Một Vú thì ngồi trên mông một người đàn ông. Người đàn ông ấy là ai? Anh ta phủ phục trên mặt đất, áp má trong vũng nước, bộ râu bạc phơ phất, xung quanh chòm râu có những cục máu rung rinh như bọ gậy. Cô Kim chỉ có một bên vú phải, ngực bên trái phẳng lì, khiến vú phải càng đồ sộ, chẳng khác quả núi mọc giữa đồng băng. Núm vú cô vừa to vừa cứng, đội căng làn áo mỏng, lúc hưng phấn có thể treo một lọ nước hoa mà không rơi, nên cô Kim mới có biệt hiệu Lọ-nước-hoa. Mấy chục năm sau, khi tôi phủ trên tấm thân không một mảnh vải của cô, mới phát hiện ra vú trái cô thoái hóa tới mức không để lại mọt vết tích, đầu vú chỉ như một nốt ruồi để chứng tỏ cái vú đã từng tồn tại. Cô ngồi trên cái mông người chết, hai tay vuốt mặt như người bị tâm thần, cứ vuốt một cái trên mặt lại chùi hai cái trên đầu gối, làm như cô vừa chui ra khỏi mạng nhện, mặt vướng đầy tơ. Những người khác thì mỗi người một vẻ, người khóc người cười, người nhắm mắt nói lảm nhảm, người lắc cổ không lúc nào ngừng như con rắn dưới nước, như chim hạc trên bờ. Người có thân hình thanh mảnh kia là vợ anh bán mắm tôm Cảnh Đại Lạc, quê Bắc Hải. Người phụ nữ đầu nhỏ cổ cao, cái đầu nhỏ đến nỗi hoàn toàn không tương xứng với thân thể. Có người bảo chị ta là rắn hóa thành người. Cái đầu và cổ của chị qua thật giống rắn, ló hẳn lên trên đầu đám phụ nữ, trong ánh sáng mờ mờ, cái đầu lắc lư chúng tỏ chị ta đúng là rắn. Chị lại rụt cố xuống. Tôi không dám đến xem thân hình chị ta, mắt trợn tròn vì sợ, hình ảnh chị cứ lởn vởn trong đầu tôi.

Một con rắn to màu xanh vỏ chanh từ trên cột gỗ sam bò xuống. Đầu nó dẹt như cái muỗng xúc cơm, lưỡi đỏ chót không ngừng bắn ra khỏi miệng. Khi đầu nó vừa chạm thớt trên của cối, liền trườn ra một cách mềm mại thành một góc vuông rồi nhẹ nhàng bò đến gần lũ chuột ở giữa cối. Lũ chuột giơ chân trước lên kêu chí chí. Khi cái đầu con rắn trườn đi, phần thân của nó quấn quanh cột vẫn tiếp tục chuyển động, trông như không phải con rắn mà là cái cột chuyển động xoay tròn. Cái đầu con rắn đến giữa thớt cối thì ngóc lên cao đúng một thước, bạnh cổ bằng hai bàn tay chập lại, những hoa văn trên cổ dồn đuổi nhau không ngừng bạnh ra thu vào, cái lưỡi phóng ra càng nhanh, càng đáng sợ, rít lên thành tiếng. Lũ chuột chôn chân tại chỗ, rúm người lại chỉ còn một nửa. Một con đứng thẳng lên bằng hai chân sau, hai chân trước vươn ra như cầm sách để đọc, rồi đột nhiên nhảy vào miệng rắn khi ấy há to như cái phễu. Sau đó, con rắn ngậm miệng lại, một nửa con chuột thò ra ngoài, cái đuôi dài ve vảy một cách tức cười.

Tư Mã Khố ngồi trên một khúc gỗ sam đầu cúi gằm, tóc tai rối bù. Chị Hai nằm dài vắt qua gối đầu ngả vào nách anh ta. Da cổ chị nhăn thành nhiều nếp, mặt trắng bệch, miệng há hốc. Chị đã chết. Bác-bít ngồi kề bên Tư Mã Khố, những nét già nua hằn trên khuôn mặt trẻ thơ của anh ta. Nửa người trên của chị Sáu nằm đè lên đầu gối Bác-bít, run lên từng cơn. Bác-bít dùng bàn tay hộ pháp nhăn nhúm vì nước mưa, ve vuốt bờ vai chị Sáu. Sau cánh cổng mục, một người gầy guộc đang tính chuyện tự vẫn, chiếc quần dài tụt dưới mông, quần lót màu cháo lòng lấm đầy bùn. Ông ta định buộc đầu thắt lưng bằng vải lên khung cổng, nhưng vì khung quá cao, ông ta cứ kiễng mãi mà không tới. Nhìn sau gáy, tôi biết ông ta. Đó là Tư Mã Đình, bác của Tư Mã Lương. Cuối cùng, ông ta mệt, xốc quần lên, thắt lại thắt lưng, quay lại nhìn chúng tôi cuối, tỏ vẻ xấu hổ, ngồi phệt xuống bùn mà khóc tướng lên.

Gió sớm mai từ ngoài đồng thổi vào như con mèo đen ẩm ướt. Con mèo đen miệng ngậm chú cá giếc long lanh vẩy bạc, ung dung đi trên mái tôn. Mặt trời đỏ như máu nhô lên từ đầm lầy mênh mông những nước là nước, vẻ mệt mỏi. Lũ tràn lên, sông Thuồng Luồng réo ào ào, phá tan bầu không khí tĩnh mịch của ban mai. Chúng tôi ngồi trên thớt cối, bắt gặp ánh nắng màu hồng mờ mờ sương. Sau một đêm mưa xối xả, những ô kính cửa sổ sạch bong, cánh đồng tháng Tám không bị cây che khuất hiện rõ mồn một. Bụi bậm trên đường trôi sạch, lộ ra nền đất cứng. Mặt đường trơn bóng, hai con cá chép bị mắc cạn nằm ườn ra trên đường, chưa chết hẳn, cái đuôi thỉnh thoảng lại quẫy một cái. Hai người đàn ông mặc quân phục màu xám, một ột thấp, người cao gầy người thấp béo, khênh sọt loạng choạng đi tới, trong sọt có mười mấy con cá to, toàn là cá chép và trắm cỏ ngoài ra còn có một con lươn to màu kim nhũ. Họ sung sướng khi phát hiện hai con cá chép trên đường phố, vội khênh sọt chạy tới, dáng chạy vất vả, y như con vịt buộc vào con hạc.

- Cá chép? Người béo và lùn kêu lên.

Khi họ cúi nhặt cá, tôi trông thoáng khuôn mặt họ. Đúng là hai người phục vụ hôm tiệc cưới. Họ là hai tên nội ứng của trung đoàn 17. Bọn lính gác đứng nhìn những người nhặt cá. Người trung đội trưởng phụ trách canh gác ngáp dài, bước tới bảo:

- Lưu béo, Hầu gầy này, các anh đúng là lấy trứng trong đũng quần, bắt cá trên cạn.

Hầu gầy nói:

- Trung đội trưởng Mã, anh vất vả quá?

Trung đội trưởng Mã nói:

- Vất vả thì kể gì, đói mềm người ra đây!

Lưu béo nói:

- Phải khao quân một bữa canh cá mới được, thắng to thế kia mà?

Trung đội trưởng Mã nói:

- Vài con cá thì ăn nhằm gì, chỉ béo bọn nhà bếp!

Hầu gầy nói:

- Anh to nhỏ gì cũng là cán bộ, cán bộ thì phải nói có sách mách có chứng, phê bình phải chú ý khía cạnh chính trị, không nên nói bừa!

- Đùa thôi mà, sao lại cho là thật? - Trung đội trưởng Mã nói - Hầu gầy này, mới có mấy tháng không gặp nhau mà cậu mồm mép khác hẳn!

Trong khi bọn lính đang cãi vã, mẹ chậm rãi đi tới, dáng đi nặng nề nhưng vững vàng dưới ánh nắng ban mai.

- Mẹ ơi! - Tôi vừa khóc vừa nhảy xuống, muốn bay tới sà vào lòng mẹ, nhưng tôi đã bị ngã sóng soài trên vũng bùn.

Khi tôi tỉnh lại, đầu tiên tôi trông thấy là khuôn mặt xúc động của chị Sáu, Tư Mã Khố, Tư Mã Đình, Bácbít, Tư Mã Lương.

- Mẹ đến đấy? - tôi bảo chị Sáu - chính mắt em trông thấy!

Tôi nhoài khỏi cánh tay chị Sáu chạy ra cửa, loạng choạng va phải một người, chạy tiếp, lại va phải vai một người nữa, lại chạy, cố sức rẽ đám đông. Cánh cổng chặn đường ra của tôi. Tôi đấm cửa thình thình, gào to:

- Mẹ ơi, mẹ!

Một tên lính gác thò đầu súng tiểu liên qua lỗ hổng, quát to:

- Không được ồn, sau bữa sáng sẽ thả các ngươi. Mẹ nghe thấy tiếng gào khóc của tôi, nhịp bước nhanh hơn. Mẹ nhảy qua cái rãnh bên đường, nhăm cổng nhà xay đi tới. Trung đội trưởng Mã ngăn mẹ lại:

- Đề nghị bác dùng lại!

Mẹ giơ tay gạt trung đội trưởng ra, không nói một lời tiếp tục tiến lên. Mặt mẹ đỏ rực như bôi lên một lớp máu, miệng méo xệch vì giận dữ.

Bọn lính gác vội vàng nhích lại gần nhau dàn thành một hàng ngang như bức tường sơn đen.

- Đứng lại, các bà đứng lại!

Trung đội trưởng Mã túm vai mẹ. Mẹ dưới lên cố giằng khỏi tay anh ta.

- Bà là ai! Bà muốn gì? - Trung đội trung Mã giận dữ hỏi, đẩy ngược mẹ một cái, mẹ lùi lại mấy bước, suýt ngã.

- Mẹ ơi! - Tôi gào lên sau cánh cổng.

Mẹ đứng thẳng lên, miệng mở to, tiếng gừ gừ trong họng. Mẹ bất chấp tất cả, lao tới.

Trung đội trung Mã đẩy một cái thật mạnh, mẹ ngã lăn xuống rãnh. Nước bắn tung tóe. Mẹ lộn một vòng trong rãnh rồi ngồi dậy, nước lút đến bụng. Mẹ trườn lên bờ rãnh, ướt như chuột lột, tóc bết bùn và nước bẩn. Một chiếc giày của mẹ đã mất, bàn chân tàn phế để trần, mẹ cà nhắc xông tới.

- Đứng lại? - Trung đội trưởng Mã lên cò súng, chĩa tiểu liên vào giữa ngực mẹ, hầm hầm: - Mụ định cướp tù hay sao?

Mẹ nhìn hắn bằng con mắt hằn học, nói:

- Tránh ra!

- Vậy mụ muốn gì? - Trung đội trưởng hỏi.

Mẹ gào lên:

- Tôi tìm con trai tôi!

Tôi càng gào to hơn, Tư Mã Lương đứng bên tôi cũng gọi:

- Bà ngoại ơi!

Chị Sáu cũng gọi:

- Mẹ ơi!

Bị lây tiếng khóc của chúng tôi, tất cả phụ nữ trong nhà xay đều khóc ầm lên. Tiếng khóc của phụ nữ xen

lẫn tiếng hỉ mũi của đàn ông và tiếng chửi của những tên lính.

Các binh sĩ vội vàng đằng sau quay, chĩa súng vào cánh cổng.

- Không được ồn! - Trung đội trưởng Mã quát - lát nữa sẽ thả các người?

- Bác ơi - Trung đội trưởng Mã ôn tồn bảo mẹ - Bác cứ về trước, chỉ cần con trai bác không tầm bậy là chúng tôi thả.

- Con tôi! - Mẹ chạy vòng qua trung đội trưởng Mã, gào to.

Trung đội trưởng Mã nhảy một bước đứng chặn trước mặt mẹ, nghiêm giọng nói:

- Tôi cảnh cáo bác, nếu bác tiến lên một bước là tôi không khách khí đâu đấy?

Mẹ nhìn thẳng vào mặt trung đội trưởng, hỏi khẽ:

- Ông có mẹ không? Ai đẻ ra ông?

Mẹ giơ thẳng cánh, cho trung đội trưởng Mã một bạt tai, rồi bỏ đi. Bọn lính gác rẽ sang hai bên nhường đòng ẹ.

Trung đội trưởng ôm mặt ra lệnh:

- Chặn mụ lại! Bọn lính gác bất động, làm như không nghe tiếng. Mẹ đứng trước cổng, tôi thò tay qua kẽ hở vừa gọi vừa vẫy rối rít.

Mẹ rút cái then cổng bằng sắt, tôi nghe thấy tiếng thở nặng nhọc của mẹ. Chiếc then cửa rung lên, một tràng đạn bắn vào phía trên cánh cổng, tiếng súng chói chang, những mảnh gỗ rơi xuống đầu tôi.

- Mụ kia, đứng im, cử động là ta bắn! - Trung đội trưởng Mã gầm lên, lại bắn chỉ thiên một tràng nữa.

Mẹ rút bỏ then sắt, đẩy cổng ra. Tôi mất đà, chúi vào lòng mẹ. Tư Mã Lương và chị Sáu cũng nhào tới. Lúc này, trong nhà xay có tiếng người hô:

- Anh em ơi xông ra, lát nữa là chết tất?

Các binh sĩ của Chi đội Tư Mã ùa ra như nước lũ. Chúng tôi bị những người đàn ông khỏe mạnh hất bắn sang bên. Tôi ngã, mẹ nằm đè lên tôi.

Trong nhà xay nhốn nháo, tiếng khóc, tiếng gầm, tiếng rú thê thảm hòa làm một. Bọn lính gác của trung đoàn 17 bị xô ngã dúi dụi, các binh sĩ của Chi đội Tư Mã tước lấy súng. Tiếng nổ làm cửa kính rung lên lanh canh. Trung đội trưởng Mã ngã xuống rãnh. Hắn đứng trong nước quét một vòng, hơn chục binh sĩ trong Chi đội Tư Mã đổ gục như ngả rạ. Các binh sĩ Chi đội Tư Mã chồm lên người trung đội trưởng Mã, đè hắn xuống rãnh đấm đá loạn xạ.

Binh mã của trung đoàn 17 chạy tới, vừa chạy vừa lên cò súng bắn vung vãi. Các binh sĩ của Chi đội Tư Mã chạy tán loạn, những viên đạn vô tình đuổi theo họ. Chúng tôi áp sát lưng vào tường nhà xay, dùng tay đẩy lui những người lấn tới.

Một người lính của trung đoàn 17 quì bắn dưới gốc cây bạch dương, tay giương súng, mắt nhằm bắn, cứ mỗi lần cây súng nẩy lên là một binh sĩ của Chi đội Tư Mã ngã xuống. Súng nổ đoàng đoàng, những vỏ đạn nóng bỏng rơi xuống nước bốc khói. Người lính lại nhằm một người thân hình cao lớn, đen nhẻm. Người đó đã chạy được mấy trăm thước. Anh ta nhảy trên ruộng đậu như con chuột túi. Đến chỗ ruộng dâu tiếp giáp với ruộng cao lương, người lính già từ tốn lẩy cò, một tiếng đoàng, người đang chạy cắm đầu xuống đất. Người lính già kéo cơ bẩm, một vỏ đạn văng ra.

Trong đám người nhốn nháo, Bác-bít nổi lên như một con la giữa đàn dê, cứ ngơ ngơ ngác ngác. Đàn dê kêu be be, xô đẩy nhau mà chạy. Bác-bít cất đôi chân dài ngoẵng với những bước nặng nề, chạy theo đám người, chân dẫm bùn nhem nhép. Anh chàng câm Tôn Bất Ngôn hung hãn như một con hổ đen, cùng với hơn chục đội viên cảm tử hò hét, múa đao chặn đàn dê. Đàn dê không kịp tránh bị chém bể đầu mấy con, tiếng kêu thê thảm vang vọng khắp cánh đồng. Đàn dê mất phương hướng, tiện đâu rúc đó. Bác-bít sợ tái người, nhìn tứ phía trong khoảnh khắc. Tôn Bất Ngôn xông tới. Bác-bít chợt tỉnh, bèn bỏ chạy thục mạng, mép sùi bọt, thở hồng hộc. Người lính già dưới gốc cây bạch dương nhằm bắn Bác-bít.

- Lão Tào, đừng bắn? - Lỗ Lập Nhân từ trong đám đông nhảy vọt ra, quát - Các đồng chí, không bắn người Mỹ đó!

Các binh sĩ khép dần vòng vây như người ta kéo lưới, các tù binh vẫn chạy nháo nhào trong khoảng hẹp đó chẳng khác đàn cá trong lưới, dần dà dồn cục lại ở quãng đường trước cổng nhà xay.

Thằng Câm nhảy xổ vào đám tù binh, đấm Bác-bít một quả. Bác-bít bị xoay một vòng, lại đối diện với Thằng Câm. Bác-bít xổ ra một tràng toàn tiếng tây, không hiểu anh ta chửi hay phản kháng. Thằng Câm giơ đao lên, ánh thép lấp lóa. Bác-bít giơ cánh tay lên làm như che ánh sáng lạnh của thanh đao.

- Bác-bít? - Chị Sáu từ chỗ mẹ loạng choạng chạy ra, nhưng chỉ được mấy bước liền ngã vật xuống, bàn chân trái của chị ló ra phía bên chân phải, người ngã nghiêng xuống đống bùn.

- Chặn Tôn Bất Ngôn lại - Lỗ Lập Nhân ra lệnh.

Mấy đội viên cảm tử đứng sau thằng câm níu lấy cánh tay thằng câm. Hắn gào thét điên cuồng, hất văng các đội viên cảm tử như những bó rạ. Lỗ Lập Nhân nhảy qua rãnh nước sang đứng bên đường, giơ một tay lên rất cao, gọi:

- Tôn Bất Ngôn, chú ý chính sách đối với tù binh!

Trông thấy Lỗ Lập Nhân, Tôn Bất Ngôn không vùng vẫy nữa. Các đội viên cảm tử bỏ tay hắn ra. Hắn giắt đao vào thắt lưng, giơ những ngón tay như gọng kìm túm lấy áo Bác-bít lôi đến trước mặt Lỗ Lập Nhân. Bác-bít nói mấy câu tiếng tây với Lỗ Lập Nhân. Lỗ Lập Nhân cũng nói lại vài câu ngắn gọn và giơ bàn tay chém vào không khí. Bác-bít im lặng. Chị Sáu giơ hai tay về phía Bác-bít tỏ vẻ cầu cứu miệng rên rỉ:

- Bác-bít!....

Bác-bít nhảy qua rãnh nước, xốc chị Sáu dậy. Cái chân trái của chị như đã chết. Bác-bít ôm eo chị, cố súc xốc chị dậy, chiếc váy lấm bê bết tụt xuống hở cái mông thâm tím. Chị ôm cổ Bác-bít. Bác-bít đỡ hai bên nách chị, rồi cả hai đứng lên. Bác-bít nhìn thấy mẹ, anh ta dìu chị Sáu nhích về phía mẹ, nói bằng tiếng Trung Quốc:

- Mẹ ơi! - môi anh ta run run, những giọt nước mắt lăn trên má.

Nước trong rãnh bắn tung tóe. Trung đội trưởng Mã gạt mấy cái xác đè trên người, lồm cồm bò dậy như một con cóc khổng lồ, bùn nước và máu dính trên áo mưa như những đốm trên thân con cóc, hai chân khuỳnh ra, run rẩy đứng lên, trông vừa đáng thương vừa tội nghiệp, thoạt trông như một con gấu, trông kỹ giống người anh hùng. Một mắt anh ta bị đánh lòi ra ngoài, con ngươi trong như thủy tinh lủng lẳng trên sống mũi. Anh ta gãy hai răng cửa, cằm rắn như thép rỉ máu.

Một nữ binh đeo túi chạy tới đỡ trưởng đội trưởng Mã đang ngật ngưỡng.

- Thưa đội trưởng, ở đây có thương binh nặng! - Người nữ binh gọi, thân hình mảnh dẻ của cô ta oằn xuống dưới sức nặng của trung đội trưởng Mã.

Lúc này, Phán Đệ to béo dẫn hai dân phu vác cáng chạy tới. Chiếc mũ lính bé tí đội trên đầu, dưới vành mũ là khuôn mặt rộng, béo núc ních, chỉ có hai vành tai lộ ra dưới mái tóc ngắn là giữ được vẻ thanh tú của phụ nữ nhà Thượng Quan.

Không do dự, chị dứt bỏ con ngươi lòi ra của trung đội trưởng Mã, tiện tay vứt ngay bên cạnh. Con mắt đảo một cái rồi nằm yên, nhìn chúng tôi bằng ánh mắt căm thù.

- Đội trưởng ơi, nói với Lỗ đoàn trưởng là...- Trung đội trưởng Mã chỉ mẹ nói - chính mụ ta mở cổng?

Chị Phán Đệ băng quanh đầu cho trung đội trưởng Mã hết vòng nọ đến vòng kia, cho đến khi không thể há miệng.

Chị Phán Đệ đứng trước mặt chúng tôi, lúng búng gọi mẹ.

Mẹ nói:

- Tôi không phải là mẹ của bà!

Chị Phán Đệ nói:

- Con đã nói rồi, mười năm Hà Đông, mười năm Hà Tây, phải xem lại mình đã chứ?

Mẹ nói:

- Tôi xem rồi, tôi đã thấy tất cả?

Chị Phán Đệ nói:

- Nhà có chuyện gì con đều biết. Mẹ không đối xử tệ với con gái của con, con sẽ giải thoát ẹ?

Mẹ nói:

- Chị không cần giải thoát cho tôi, tôi sống quá đủ rồi!

Chị Phán Đệ nói:

- Chúng con đã lấy lại được thiên hạ rồi!

Mẹ nhìn lên bầu trời đầy mây, lẩm bẩm...

- Chúa ơi, Người hãy nhìn kỹ đi, nhìn kỹ cái thế giới này đi!

Chị Phán Đệ bước tới, lạnh lùng xoa đầu tôi. Tôi ngửi thấy trên tay chị cái mùi thuốc mà tôi không ưa. Chị không xoa đầu Tư Mã Lương, tôi đoán chắc Tư Mã Lương không cho chị xoa đầu nó. Hàm răng như răng thú nhỏ của nó nghiến ken két, chắc chắn sẽ cắn đứt ngón tay chị khi chị xoa đầu nó. Chị Phán Đệ mỉm cười châm biếm, bảo chị Sáu:

- Đẹp mặt, đế quốc Mỹ đang cung cấp máy bay đại bác cho kẻ thù của chúng ta tàn sát nhân dân vùng giải phóng!

Chị Sáu ôm Bác-bít, nói:

- Chị Năm tha cho chúng em! Các người đã giết chết chị Hai, chẳng lẽ định giết hết chúng tôi hay sao?

Lúc này, Tư Mã Khố bế xác chị Chiêu Đệ, cười như điên loạn, từ trong nhà xay đi ra. Nhân lúc binh sĩ của anh ta ùa ra cổng, anh ta lẳng lặng ở lại trong nhà. Con người xưa nay vẫn ăn mặc tươm tất, đánh bóng từng cái cúc áo vậy mà chỉ qua một đêm đã khác hẳn, mặt hằn những vết nhăn, mắt thâm quầng, tóc đốm bạc. Anh ta quì trước mặt mẹ, hai tay nâng cái xác của chị Hai đã cạn máu.

Miệng mẹ càng méo xệch đi, miệng run lên không nói được một câu cho trọn nghĩa, nước mắt đầm đìa. Mẹ giơ tay sờ trán chị Hai, tay kia đõ lấy cằm nói:

- Chiêu Đệ, con của mẹ! Người là do con chọn, con đi đường của con, mẹ không ngăn được con, cũng không cứu nổi con, các con đều... thôi thì phó mặc cho trời!

Tư Mã Khố đặt thi thể chị Hai xuống đất, tiến về phía Lỗ Lập Nhân đang đi tới, xung quanh là mười mấy vệ binh. Hai người còn cách nhau vài bước chân thì dừng lại, bốn mắt nhìn nhau tóe lửa, hồi lâu mà vẫn không bên nào chịu thua bên nào. Lỗ Lập Nhân cười khan ba tiếng:

- Ha ha, ha ha, ha ha ha!

Tư Mã Khố cũng cười nhạt ba tiếng: - Hà hà, hà hà, hà hà hà?

- Tư Mã huynh, xin chớ trách? Chưa đầy một năm kể từ khi huynh đuổi ta ra khỏi vùng này, không ngờ hôm nay số phận đó lại rơi trên đầu huynh!

Tư Mã Khố nói:

- Vay nóng trả vội thôi, có điều, huynh phải trả một giá quá đắt đấy!

Lỗ Lập Nhân nói:

- Về chuyện quí phu nhân bất hạnh qua đời, ta cũng rất đau xót, nhưng biết làm thế nào! Cách mạng như mổ cái ung nhọt, tránh sao cắt bỏ ít da thịt! Nhưng ta không thể vì sợ phương hại đến da thịt mà không cắt bỏ cái ung, huynh nên hiểu điều đó!

Tư Mã Khố nói:

- Đừng nhiều lời nữa, cho ta chết quách cho rồi!

Lỗ Lập Nhân nói:

- Chúng tôi không thể xử tử huynh một cách đơn giản như vậy.

Tư Mã Khố nói:

- Vậy thì xin lỗi, ta tự giải quyết vậy. Anh ta móc khẩu súng mạ bạc ra, lên cò, quay lại nhìn mẹ nói:

- Thưa nhạc mẫu, tôi đã trả thù hộ bà! - Rồi đưa súng lên thái dương.

Lỗ Lập Nhân cười lớn:

- Rốt cuộc cũng chỉ là thằng hủ nho? Tự sát hả, đồ hèn?

Tay cầm súng của Tư Mã Khố run bắn lên.

Tư Mã Lương gào to: - Bố ơi!

Tư Mã Khố ngoảnh nhìn con trai một thoáng, tay cầm súng từ từ buông xuôi. Anh ta mỉm cười tự giễu mình, quăng khẩu súng cho Lỗ Lập Nhân, nói:

- Cầm lấy!

Lỗ Lập Nhân giơ tay bắt lấy khẩu súng tung trong tay, nói

- Đây là đồ chơi của phụ nữ - Hắn ném khẩu súng cho người ở phía sau một cách khinh miệt, rồi dận đôi giày da sưng phồng vì nước mưa và bùn, nói: - Quả thực khi đã nộp súng, ta không có quyển bắn chết huynh nữa. Cấp trên của ta sẽ chọn cho huynh một con đường, hoặc lên trời, hoặc xuống địa ngục!

Tư Mã Khố lắc đầu, nói:

- Ngươi nói không đúng rồi, thiên đường hay địa ngục đều không dành cho chúng ta. Chỗ của ta là khoảng giữa thiên đường và địa ngục. Rồi thì ngươi cũng như ta thôi!

Lỗ Lập Nhân bảo người đứng bên:

- Giải hắn đi!

Vệ binh bước tới, chĩa súng vào Tư Mã Khố và Bác-bít, nói:

- Đi!

Tư Mã Khố gọi Bác-bít:

- Đi thôi! Chúng có thể giết tôi một trăm lần, nhưng không dám đụng đến cái lông chân của anh đâu?

Bác-bít dìu chị Sáu đến bên Tư Mã Khố. Lỗ Lập Nhân nói:

- Phu nhân Bác-bít có thể ở lại.

Chị Sáu nói:

- Đoàn trưởng Lỗ, ông hãy thể tình mẹ tôi đã nuôi nấng Lỗ Thắng Lợi mà tha cho vợ chồng tôi!

Lỗ Lập Nhân lấy tay đẩy cái kính gãy gọng trên mũi, nói với mẹ:

- Mẹ nên khuyên cô ấy?

Mẹ kiên quyết lắc đầu, ngồi xuống, bảo tôi và Tư Mã Lương:

- Đặt lên lưng giúp ta?

Tôi và Tư Mã Lương khênh thi thể chị Chiêu Đệ đặt lên lưng mẹ.

Mẹ cõng chị Hai trên lưng, chân trần bước đi trong bùn trở về nhà. Tôi và Tư Mã Lương, đứa bên trái đứa bên phải đỡ lấy hai chân lạnh cúng của chị Hai để ẹ đỡ nặng.
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.