Chương trước
Chương sau
Trước khi công bố nhân tuyển thị lang, thậm chí không một ai nghe thấy cái tên này. Nguyên nhân đơn giản, đầu năm nay Hám Trạch mới tới Trường An, hơn nữa cầm thư giới thiệu của Hồ Chiêu, trong thư nói người này có đức hạnh, là Trọng Thư đương thời.

Trọng Thư là Đổng Trọng Thư.

Đổng Trọng Thư (179 TCN - 117 TCN) là nhà triết học duy tâm thời Tây Hán, một đại diện tiêu biểu của Nho học.

Đó không phải danh xưng ai cũng dám gọi, Hồ Chiêu gọi Hám Trạch là Trọng Thư, đủ nhìn ra trình độ người này ra sao.

Đương nhiên Đổng Phi dùng Hám Trạch không phải vì thư giới thiệu của Hồ Chiêu, trong Tam Quốc Diễn Nghĩ, Chu Du và Hoàng Cái dùng khổ nhục kế, Hám Trạch tới Tào doanh đưa tin, khiến Tào Tháo mắt mưu. Hám Trạch xuất hiện không nhiều, nhưng một lần như vậy là đủ rồi.

Hám Trạch xuất thân hàn môn chính cống, nhiều đời làm nông, từ nhỏ hiếu học, vì nghèo bán thân làm thuê, chỉ cầu được đọc sách viết chữ, khiến người đương địa khen ngợi.

Hám Trạch chốn chiến loạn tới Lộc Môn Sơn cầu học, không ngờ bị Cẩm phàm doanh Cam Ninh bắt cóc, đưa vào trong núi.

Hồ Chiêu nói chuyện với Hám Trạch một phen, cảm thấy người này học vấn bất tục, vì thế viết thư đảm bảo đưa tới Quan Trung. Một người như thế, Đổng Phi tất nhiên không bỏ qua.

Về Bàng Lâm là nhân vật nhỏ, nhưng có một ca ca nổi tiếng, chính là Bàng Thống.

Nói thực Đổng Phi chưa bao giờ nghe nói tới đệ đệ của Bàng Thống.

Bàng Lâm tuổi mới nhược quan, bái sư Tư Mã Huy, học xong đúng lúc trận chiến Lạc Dương được định đoạt, nhận lời mời của huynh trưởng, tới Kinh Triệu. Chuyện này làm Bàng Đức công phẫn nộ vô cùng, nhưng không thể làm được gì.

Vốn Bàng Đức công định Bàng Lâm đi quy thuận Lưu Biểu để hòa hoãn quan hệ giữa Lộc Môn Sơn và Kinh Tương, dù sao căn cơ Bàng gia ở Kinh Tương.

Trước đó Bàng Thống theo Đổng Phi, Lưu Biểu ngoài không nói gì, nhưng lòng không vui. Giờ hay rồi, Bàng gia xưa nay không để ý tới hồng trần lại có hai người tới Quan Trung, dù Lưu Biểu không có ý kiến, thế tộc Kinh Tương cũng nhất định dị nghị với Bàng gia.

Đương nhiên điều này chẳng liên quan tới Đổng Phi.

Y còn thấy, tốt nhất là Bàng gia không sống nổi ở Kinh Tương nữa, chuyển nhà tới Quan Trung. Vì thế Đổng Phi ngầm hạ lệnh Sa Ma Kha chú ý.

Có điều Lưu Tiên thì ...

Gần như quá nửa tông thất Trường An chửi bới Lưu Tiên, trước kia lập trường rõ ràng như vậy, sao chỉ vào Đại lý tự một chuyến là thay đổi.

Đây là sự phản bội, phản bội trắng trợn.

Nhưng phản bội đấy, tông thất các ngươi làm gì được nào? Đường đường là thị lang Lương vương phủ, bổng lộc 700 thạch, ai dám trêu vào?

Người chửi bới Lưu Tiên không ít, nhưng chẳng lẽ không có đố kỵ?

Cùng tháng, Lưu Biện hạ chỉ ban hôn, gả con gái danh sĩ Miện Nam cho Đổng Phi, phong Chiêu Dương phu nhân.

Thế là thành Trường An trở nên náo nhiệt.

Đổng Phi kết hôn là chuyện nhỏ, nhưng với những sĩ tử Trường An mà nói đây là cơ hội.

Không ngờ Lưu Biện ban hôn không lâu, trong Thục xảy ra chuyện lớn, chuyện này di dời sự c hú ý của thiên hạ, cả Hát thất vì chuyện này mà biến hóa lớn.

Lưu Chương chết rồi.

Chú: Bàng Lâm theo Ngụy phong Liệt hầu.

Lưu Chương đang tuổi tráng niên, vừa tới bất hoặc không lâu, thân thể cường tráng, thường ngày chẳng có bệnh gì, sao lại chết chẳng có dấu hiệu nào báo trước thế?

Người ta nói ông ta tính tình ôn hòa, nhân từ. Có người nói ông ta nhát gian, chẳng làm được việc lớn.

Tóm lại, nếu Lưu Chương chỉ là tông thất bình thường, nói không chừng trở thành danh sĩ, có điều ông ta là con Lưu Yên, định sẵn không thể tránh khỏi chư hầu chinh phạt. Ông ta lại chẳng kế thừa quyền mưu và khí phách của Lưu Yên, nên chẳng làm được gì.

Về cái chết của Lưu Chương thì mỗi người nói một kiểu.

Có một điều mọi người hiểu, dứt khoát Lưu Chương không tự nhiên mà chết, chỉ là hung thủ là ai? Điều này lại khó nói.

Thế tộc Ích Châu bị Lưu Yên thanh trừ trước kia, Lưu Biểu nhòm ngó đất Thục, Đổng Phi thèm Tây Xuyên, còn có Nam Man ... Đủ loại suy đoán không dứt, làm Tây Xuyên biến thành tiêu điểm thiên hạ chú ý, không được yên ổn.

Lưu Chương có hai người con, con trưởng Lưu Tuấn , có võ dũng, ham tránh đấu, rất có thủ đoạn thiết huyết của Lưu Yên năm nào. Con thứ Lưu Xiển lại giống Lưu Chương, tính tình ôn hòa, coi tiền tài như bùn đất, thích kết giao anh hùng, rất được Lưu Chương yêu quý.

Khi Lưu Chương còn sống, huynh đệ rất hoàn hợp, nhưng vấn đề là Lưu Chương chẳng để lại một lời gia nghiệp do ai khế thừa, nên huynh đệ sinh khoảng cách.

Nội bộ Ích Châu cũng chia làm hai phe.

Thái thú Lạc Thành Ngô Ý cầm đầu, là tướng lĩnh theo Lưu Yên vào xuyên, ủng hộ Lưu Tuấn. Lý do cũng rất đơn giản, xưa nay đều truyền thừa cho trưởng tử, huống hồ Lưu Tuấn và Lưu Xiển cùng một mẹ, do chính thê Bàng Thị sinh ra, tất nhiên Lưu Tuấn thay cha nhận Ích châu mục. Bằng điểm này mà nói rất nhiều tướng lĩnh Ích châu ủng hồ Lưu Tuấn, người ngoài không bới móc được gì.

Nhưng vấn đề là Bàng Thị không thích Lưu Tuấn, mà thiên vị Lưu Xiển.

Nguyên nhân cũng vô cùng đơn giản, Tuấn võ dũng nhưng thô lỗ, hoặc có thể nói "không câu nệ tiểu tiết", cho nên không được Bàng Thị thích.

Mà cha Bàng Thị là Bàng Hi, thái thú Ba Tây chẳng phải là hạng vừa.

Luận bối phận Bàng Hi ngang với Lưu Yên, là nguyên lão còn sót lại năm xưa theo Lưu Yên.

Bàng Hi là người kiêu ngạo, Lưu Tuấn không ưa ông ta, cho nên ông cháu mâu thuẫn nghiêm trọng. Nếu Lưu Tuấn tiếp nhận Ích Châu, e người xử lý đầu tiên là Bàng Hi, vì điểm này đủ để khiến Bàng Hi ủng hộ Lưu Xiển.

Thế là Ích châu loạn.

Lưu Tuấn sau khi hay tin phụ thân chết, suy nghĩ đầu tiên là phải đi liên hệ với Ngô Ý.

Hắn dẫn tướng lĩnh tâm phúc Đặng Hiền ngay trong đêm rời Thành Đô, tới Lạc Thành tụ họp với Ngô Ý, vì ở Thành Đô, hắn không có nhiều thế lực lắm, Hổ phủ lại nằm trong tay Bàng Thị, đồng thời ngay lập tức điều Bàng Hi lãnh binh về Thành Đô, để đưa Lưu Xiển lên nắm quyền. Nếu Bàng Hi tới nơi, Lưu Tuấn coi như hết cách, đàn vội vàng chạy tới Lạc thành.

Bàng Hi sau khi tới Thành Đô, chuyện đầu tiên là bổ nhiệm thân tái Cao Phái, Dương Hoài lĩnh binh trấn thủ Phù Lăng, ngăn cản Lưu Tuấn dẫn binh quay về. Sau đó tổng lĩnh binh mã, lệnh Dương Hồng làm thái thú Miên Trúc, mau chóng ổn định thế cục Thành Đô. Lúc đó Lưu Tuấn đã hội họp với Ngô Ý, chuẩn bị đánh về.

- Ngoại công, vì sao phải làm thế?

Lưu Xiển tuổi gần 16, rất lấy làm lạ:

- Vì sao không cho ca ca quay về?

Bàng Hi cười khổ:

- Nhị công tử, nếu Đại công tử quay về, chỉ sợ người không có đất chôn thay đâu. Xưa nay trời không có hai mặt trời, nước không có hai vua. Ngài là người kế thừa do chủ công khâm định, nhưng Đại công tử có thể chấp nhận không? Hắn sao cam tâm xưng thần với Nhị công tử sao?

- Nhưng cháu có thể không làm mà?

Bàng Hi sầm mặt xuống, nghiêm giọng nói:

- Nhị công tử chẳng lẽ định làm trái với di mệnh của chủ công sao? Rất nhiều người đi theo Nhị công tử, nếu lúc này mà rút lui, sẽ rất nhiều người vì Nhị công tử mà mất mạng, vì sao Nhị công tử lại tàn nhẫn như thế?

Nói thẳng ra thì Lưu Xiển chỉ là đứa bé sống trong nhung lụa, làm gì có va chạm với đời, bị Bàng Hi quát một câu thì mặt trắng bệch. Bàng Thị rất không vui trừng mắt lên:

- Phụ thân có gì thì nói tử tế, sao lại dọa Xiển Nhi. Xiển Nhi còn nhỏ, không biết lòng người hiểm ác, không trách nó được.

Bàng Hi cười khổ:

- Con gái ngoan, cha sao không biết điều ấy? Nhưng vấn đề là lúc này Xiển Nhi không thể có chút mềm yếu nào ... Nhị công tử, nếu thương ca ca, sau này bắt được hắn, chúng ta cho hắn phú quý không phải được rồi sao?

Lưu Xiển đâu có hiểu gì, nghe thế tất nhiên vô cùng vui vẻ.

Vì thế được Bàng Hi nâng đỡ, Lưu Xiển lên làm Ích Châu mục, đồng thời để Bàng Hi phòng chính, xử lý các sự vụ.

Bàng Thị nói riêng:

- Cha, người rời Ba Tây, nhưng ngoài ải Hà Manh có Vô Nan quân của Quan Trung, chúng ta phải ứng phó thế nào?

- Con gái ngoan cứ yên tâm.

Bàng Hi tràn trề tự tin nói:

- Cha đã lệnh tòng sự Vương Thương bảo vệ ải Hà Manh, lại có Đặng Chi, Mạnh Đạt phò tá, con không phải lo. Đợi cha bắt thằng nghiệt tử kia, bình định đất Thục, dẫn quân về Ba Tây, rời ải quyết chiến với Đổng tặc.

Bàng Thị là nữ nhân, đâu có hiểu việc binh, thấy Bàng Hi nói chắc như vậy cũng yên tâm.

Nhưng Thục Trung có thể nhanh chóng bình định như Bàng Hi nói sao?

- Dứt khoát không thể.

Giả Hủ cười nhạt:

- Lưu Tuấn tuy thô lỗ, nhưng chẳng phải hạng vô dụng, hắn có Lai Mẫn, Tần Mật phò ta, võ có Ngô Ý, Lãnh Bao, Đặng hiền làm tướng, đó đều là tuấn tài Thục Trung cả. Lai Mẫn là em vợ Hoàng Uyển Hứa Xương, bác học nhã nhặn, được Lưu Chương nể trọng, có uy ở Thục Trung. Ngô Ý cũng là cựu thần của Lưu Yên, tuy tư cách không bằng Bàng Hi, nhưng luận năng lực, Bàng Hi khó địch Ngô Ý.

Đổng Ký hỏi:

- Ý quân sư là Lưu Xiển ắt bại.

- Chưa chắc, ta sai người hạ độc Lưu Chương là vì thời khắc này, Thục Trung đã loạn, nếu không kiếm được chút lợi ích. Chúng ta sao có thể để nó bình định được? Đợi Bàng Hi chống không nổi, ta sẽ giúp Lưu Xiển kéo chân Lưu Tuấn.

Đổng Ký choàng tỉnh:

- Quân sư muốn mời Tam thúc ra tay?

- Đúng vậy, Trương Nhiệm mấy năm qua hẳn đã làm ra chút thành tích. Đối phó với binh mã Thục Trung thế là đủ.

- Vậy quân sư muốn giúp Lưu Tuấn?

Giả Hủ cười ha hả:

- Đại công tử, đang yên lành ta giúp Lưu Tuấn làm gì? Tam gia hành động, ắt kinh động tới binh mã Kinh Châu, nếu không thể làm Tào Tháo và Lưu Bị cuốn vào thì cái chết của Lưu Chương chẳng phải quá oan sao? Tiếp theo phải xem Sĩ Nguyên có hành động gì.

Đồng Ký nghe mà lòng rét run.

Phụ thân thường nói quân sư tính toán không bỏ sót một cái gì, trước kia ta còn chưa tin, giờ xem ra mưu tính lần này của quân sư không nhỏ.

Mưu tính của Giả Hủ đúng là không nhỏ.

Theo tính toán của Giả Hủ, lần nội loạn Tây Xuyên này sẽ lan tới chín quận Kinh Tương, sáu quận Giang Đông, thậm chí là Viên Thiệu tận Ký Châu đều khó tránh khỏi. Quan trọng là kế hoạch này cần tiến hành từng bước, xem phản ứng của chư hầu các phía rồi mới tính tiếp.

Chỉ là như thế hôn sự của Đổng Phi không còn đáng chú ý nữa, thậm chí tin tức y được phong làm Lương vương cũng không gây oanh động như trong tưởng tượng. Tây Xuyên tuy xa xôi, nhưng đã ảnh hưởng tới Trung Nguyên.

Trung tuấn tháng tám, đại chiến Tây Xuyên đã kéo dài hơn một tháng, binh mã Lưu Tuấn đã cùng Dương Hoài giao phong mấy lượt ở dưới Phù Lăng Quan.

- Đại công tử, cứ tiếp tục như thế này không hay lắm, nếu không mau chóng đoạt Phù Lăng Quan, một khi Thục Trung ổn định lại, chúng ta sẽ chết không chỗ chôn.

Lãnh Bao tuổi gần 26, đang độ khí huyết phương cương, tinh thông binh mã thao lược, xuất thân bần hàn, rất được Lưu Tuấn tín nhiệm.

Ngô Ý cau mày quát:

- Lãnh Bao, trước mặt Đại công tử, không được phóng túng.

Hắn 13 tuổi theo Lưu Yên, tới nay đã hơn 25 năm, khi Lưu Chương còn sống không coi trọng Ngô Ý lắm, nhưng Lưu Tuấn lại rất thân với hắn.

Lãnh Bao tuy nóng nảy, nhưng cũng biết nặng nhẹ, lùi sang bên lẩm bẩm:

- Đó là sự thật mà, dùng binh hơn một tháng mà chẳng tiến được bước nào. Đại công tử phải hạ quyết tâm, lúc này vạn lần không thể mềm lòng, nếu không bị lợi dụng...

- Lãnh Bao câm mồm.

Ngô Ý quát một tiếng rồi quay sang bảo Lưu Tuấn:

- Đại công tử Lãnh Bao tuy vô lễ nhưng lại nói thật, người chẳng lẽ còn hi vọng hòa giải với lão già Bàng Hi sao? Nhị công tử bị Bàng Hi mê hoặc, không biết thị phi, cứ để lâu Ích Châu ắt bị Bàng Hi nắm giữ, khi ấy Đại công tử trên không mặt mũi nào đối diện với chủ công, dưới không chiếu cố được cho Nhị công tử và phu nhân.

Lưu Tuấn cắn răng:

- Tử Viễn nói đúng lắm, chỉ có mau chóng công phá Phù Lãng chúng ta mới có đường sống, cứ theo kế của ông, mai dụ giết Cao Phái. Đặng Hiền, ngươi lãnh một đội binh mã mai phục ngoài thành Phù Lăng, đợi Dương Hoài xuất binh, ngươi thừa thế đoạt Phù Lăng Quan. Ta hi vọng tiến vào Thành Đô trước lập đông. Loạn Thục Trung đã quá dài rồi.

Các tướng dạ ran.

Lưu Tuấn lẩm bẩm:" Phù Lăng mất rồi, xem lão già Bàng Hi ngươi còn chiêu số gì nữa?"

*******************

Hà Manh quan, vì nơi này là huyện Hà Manh mà có tên đó. Năm Chu Thuận Tịnh Vương thứ năm ( 316 trước CN),Ba vương và Thục vương vì có thù đánh nhau, nên Tần Huệ vương thừa cơ phái Tư Mã Thác xuất binh phạt Thục, cùng quân Ba Thục nhiều lần quyết chiến ngoài Hà Manh Quan, tổn thất thảm trọng.

Tần diệt Ba Thục, đặt huyện Hà Manh.

Hà Manh Quan là yếu đạo giao thông giữa Tần và Ba Thục, thêm vào Lăng giang và Bạch Lăng giang, trên thông Hán Trung, dưới thông Thành Đô.

Cổ nhân gọi Hà Manh Quan là hùng quan trời đặt.

Sau khi Lưu Chương chết, quận Hán Trung lập tức đưa ra phản ứng, ai cũng biết Ba Thục sẽ xảy ra hỗn loạn, mà lúc này có thể phá Hà Manh Quan, cả Ba Thục sẽ không công mà phá. Vì thế Diêm Phố khẩn cấp điều động 20 vạn đại quân Hán Trung và Võ Đô, cùng 10 vạn Vô Nan quân tụ họp dưới Hà Manh Quan.

Chớp mắt đã hơn một tháng trôi qua, Ba Thục quả nhiên hỗn loạn như trong dự đoán, nhưng Hà Manh Quan tới nay vẫn cản đường đi của bọn họ. Vương Thương đích thân tọa trấn, Mạnh Đạt làm thủ tướng Hà Manh Quan, ngăn cản đợt công kích dữ dội của quân Hán Trung. Phải nói tên Mạnh Đạt này bản lĩnh chỉ huy phòng ngự không tầm thường.

Liên tiếp nhiều ngày hao binh tổn tướng làm đám Cam Bí, Diêm Phố vô cùng tức tối.

Giả Long vẫn bình tĩnh một chút, dù sao ông đi qua cầu còn nhiều hơn đường Diêm Phố và Cam Bí đã đi, nghi hoặc hỏi:

- Sĩ Nguyên đâu?

Nói ra cũng lạ, trưởng sử Bàng Thống từ khi tới Vô Nan quân rất ít khi hỏi tới quân vụ, đa phần thời gian hòa trộn với sơn dân, trèo đèo lội suối, chẳng mấy khi thấy bóng dáng. Biết lai lịch Bàng Thống không tầm thường, là thân tín của Đổng Phi, Giả Long không hỏi tới.

Nhưng tình huống giờ đã khác, hiện đang lúc quan trọng công kích Ba Thục, Bàng Thống sao có thể không có trong quân.

Chẳng những Giả Long, mà cả Diêm Phố cũng bất mãn với Bàng Thống.

Ngược lại Cam Bí chẳng hề để ý, cười ha ha nói:

- Bàng trưởng sử chắc là có chút tính toán, từ sau khi tin cái chết Lưu Chương truyền tới đã dẫn Kỹ kích sĩ rời quân doanh ... Ừm, tính ngày thì không ngắn nữa, hẳn vài ngày tới sẽ về.

- Ồ, Sĩ Nguyên có tính toán gì?

- Hắn không nói, có điều thấy hắn thần thần bí bí như vậy, chắc là có manh mối gì.

Giả Long hừ một tiếng, thầm nhủ :" Hà Manh là hùng quan do trời đặt, không hề kém Hàm Cốc Quan. Một thẳng nhãi con mà dám lớn lối nói có tính toán? Nếu dễ thế thì xưa nay đã chẳng có mỗi Tư Mã Thác phá được Hà Manh Quan."

Nói thực Giả Long rất ngứa mắt với Bàng Thống.

Dù sao hắn ít tuổi, còn điều đệ tự yêu quý của ông ta là Trương Nhiệm khỏi Vô Nan quân. Tới cái tuổi như Giả Long, luôn mong có người thân bên cạnh, Trương Nhiệm là người thân nhất của ông ta.

Đúng lúc này ngoài cửa có quân tốt vào báo:

- Trưởng sử đại nhân đã về.

Một tháng không gặp, Bàn Thống trông rất nhếch nhác, y phục tả tơi quá đáng, làm người ta phì cười. Chân chỉ đi một cái giày, chân kia đi dép cỏ, đúng là tên ăn mày đích thực.

Hắn vừa vào đại trướng thì Cam Bí cười phá lên:

- Sĩ Nguyên, ngươi làm cái gì mà trông thảm thế?

Bàng Thống tuy mệt mỏi nhưng tinh thần vô cùng phấn chấn, ngồi xuống cầm lấy gáo nước quân sĩ đưa cho, làm một hơi hết sạch:

- Lão tướng quân, chúng ta phải vào Thục rồi.

Đám Giả Long nghe thấy đồng loạt đứng dậy:

- Sĩ Nguyên có cách phá Hà Manh rồi à?

Bàng Thống cười lắc đầu:

- Ta không có cách phá Hà Manh Quan, ta nó là biết đột nhập vào Ba Thục, đoạt lấy Thành Đô rồi.

Giả Long nhíu mày, kiên nhẫn nói:

- Hãy nói ra nghe xem.

Chẳng trách ông ta có vẻ mặt ấy, từ xưa tới nay vào Xuyên có mỗi một con đường, không qua Hà Manh Quan thì đi lối nào.

Bàng Thống thở lấy hơi, kệ Giả Long tỏ ra khó chịu, đứng dậy nói:

- Người đâu mang bản đồ lên đây.

Có quân tốt đem một tấm bản đồ bàng da trâu treo lên, tiếp đó Ký kích sĩ ngăn cản người không liên quan tới gần đại trướng, Diêm Phố và Cam Bí đều không nhịn được nghĩ :" Tên sửu quỷ này bày trò gì đây?"

Bàng Thống không nói, dùng bút cứng chấm mực, vẽ một đường lên bàn đồ. Đường này không xuyên qua Hà Manh Quan, mà vòng qua đường nhỏ Âm Bình tới Đức Dương đình, rồi tới thẳng Thành Đô.

Đám Giả Long hít một hơi khí lạnh.

Bàng Thống nói:

- Chúng ta không đi Hà Manh Quan mà vòng qua Đại Kiếm Quan, vào Quảng Hán. Nửa năm qua ta từng hỏi han rất nhiều sơn dân bản địa, từ con đường này có thể tới được Giang Du. Giang Du là trọng trấn Ba Thục, nay Nhị Lưu đánh nhau, chắc không phái binh trú ở nơi này. Chúng ta chiếm Giang Du, phái tinh nhuệ đánh Phù huyện, tạo thành thế giáp kích Thành Đô. Thủ quân Tử Đồng, Lãng Trung ắt sẽ tới cứu viện. Khi đó thủ vệ Hà Manh quan trống rỗng, lão tướng quân dẫn binh công kích, Hà Manh Quan sẽ bị phá. Thành Đô chỉ đợi ngày nắm trong tay.

- Nhưng vấn đề ở chỗ, ai thèm chú ý tới chỗ này?

Giả Long rất hiểu Ba Thục, lắc đầu:

- Quá nguy hiểm, quá nguy hiểm.

- Lão tướng quân, xưa nay hành quân đánh trận có lý nào không nguy hiểm? Vương Thượng thận trọng, Mạnh Đạt lắm mưu, cố công thì quân ta tổn thất thảm trọng. Hơn nữa tốn thời gian quá lâu, nếu Thục Trung vì thế ổn định lại thì thời cơ tốt sẽ qua.

Giả Long nhíu mày:

- Đường nhỏ Âm Bình đều núi cao trùng điệp, nếu quân Thục phái hơn trăm người giữ chỗ hiểm yếu, cắt đường về thì e ...
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.